Quán Hai Cây Bàng - Quận 4 | for everyone |
DCT quên đem máy chụp hình theo nên nhờ bác MK dùng điện thoại chụp vài tấm tặng bạn TV. Nhìn không đẹp gì hết. Chán :(
Thực đơn quán này rất phong phú. Có cá sấu, thỏ, đà điểu, các loại thịt
rừng đến hơn 100 món... nhưng mà không ngon. Giá bình dân.
Cá chèn chiên giòn chấm mắm me
Gà chấm muối tiêu chanh
Cá đuối chấm muối ớt
Được đăng bởi Blogger tới doanchithuy vào ngày 8/12/2012 11:07:00 SA
Cà phê màu tím | for everyone |
Quán nhỏ đầy nắng :) http://gucafe.com/diendan/threads/orchid-garden-cafe-q-tan-binh-ho-chi-minh.193/ |
3 món nem nướng thơm ngon ở Sài Gòn | for everyone |
Những lát nem được nướng chín vàng, ăn kèm với bánh tráng, các loại rau và chén nước chấm thơm ngon khiến nhiều người thích mê.
Nem
nướng Nha Trang, nem nướng Đà Lạt, nem nướng miền Tây là ba thương
hiệu nem nướng nổi tiếng ở Sài Gòn. Tuy cùng làm từ thịt heo nhưng sự
khác nhau về khẩu vị ở các vùng miền đã đem lại sự phong phú, hấp dẫn
cho món ăn đơn giản này.
Nem nướng Đà Lạt
Nem
nướng là đặc sản của thành phố nghìn hoa, đây là món ăn đa dạng với
nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm... Thành
phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi, vừa mới mổ
xong, thịt heo được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo
thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.
Thành
phần thứ hai quan trọng không kém là đĩa rau sống với các nguyên liệu
đặc trưng của món ăn như: chuối chát, khế, hẹ, xà lách, ngò gai, tía
tô, húng thơm. Một điểm nữa không thể thiếu làm nên gia vị cho món ăn
là đồ chua, gồm có cà rốt, củ cải, dưa leo, hành tím. Dĩ nhiên không
thể thiếu chén nước chấm sền sệt, có màu vàng, còn được gọi là nước lèo
(theo cách gọi của người miền Trung), làm từ bột, nước, đậu phộng giã
nhuyễn, vừng rang và nêm gia vị vừa ăn.
Nem nướng
Đà Lạt được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh
tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát
nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm
vào nước chấm và thưởng thức.
Ăn nem nướng Đà Lạt
bạn sẽ cảm nhận đầy đủ các hương vị, vị chua của khế, chát của chuối,
cái chua ngọt của đồ chua, cay của ớt, nem nướng thơm ngon cùng vị béo
của nước chấm, tất cả hòa quyện vào nhau làm nên một món ăn đậm đà, hấp
dẫn, ngon miệng và không thể quên.
Địa chỉ: Quán
nem nướng Đà Lạt - 42 Trần Bình Trọng, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.
HCM. Quán bán từ 10h đến 22h hàng ngày, mỗi phần nem nướng có giá
30.000 đồng.
Nem nướng miền Tây
Khác
với nem nướng của Đà Lạt, nem nướng của người miền Tây có vị ngọt và
đậm đà hơn. Nem cũng được làm từ thịt lợn quết nhuyễn với hành, tỏi
cùng các loại gia vị khác cho vừa ăn.
Nem
được vo dài dọc theo thanh tre và nướng chín vàng trên bếp than hồng.
Có rất nhiều loại nước chấm ăn khi thưởng thức món ngon này, nhưng đặc
trưng và nổi tiếng nhất là nước chấm được làm từ tương ngọt nấu chín
với nước me chua để tạo thành nước chấm đậm đà.
Xà
lách, tía tô, húng thơm, dưa chuột, khế... là các loại rau đặc trưng
khi ăn nem nướng. Dùng bánh tráng lót phía dưới, cho rau sống, chuối,
dưa chuột, dứa lát mỏng, sau đó tách nửa phần nem đã nướng vàng thơm,
cuốn tròn lại chấm vào chén tương có một ít lạc rang vàng, ớt băm cay
the the, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon riêng đậm chất phương
Nam.
Địa chỉ: 19 Cây Keo, quận Tân Phú, TP HCM.
Một phần nem dành cho hai người ăn có giá chỉ 25.000 - 35.000 đồng.
Quán bán từ 9h tới 21h các ngày.
Nem nướng Nha Trang
Nha
Trang là thành phố biển du lịch nổi tiếng không chỉ trong và ngoài
nước, tuy nhiên, Nha Trang còn được biết đến với rất nhiều món ăn ngon
và nổi tiếng như bún sứa, bánh canh cá dầm, bún chả cá... và dĩ nhiên
không thể thiếu món nem nướng nổi tiếng đã thành thương hiệu của phố
biển.
Món
nem nướng Nha Trang được làm từ thịt heo tươi vừa xẻ được quết mịn,
ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho
thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong
suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau
thơm, khế chua, chuối chát... và chấm với nước tương được chế biến từ
hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Bạn
có thể thưởng thức món nem nướng Nha Trang tại địa chỉ: quán Gánh -
58/4 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP HCM; hoặc quán nem nướng Nha Trang
- 304, đường 3/2, phường 12, quận 10 TP HCM. Quán bán từ 6h đến 22h
hàng ngày. Mỗi phần nem nướng có giá 40.000 đồng.
Huấn Phan
Tôi chỉ là người mưu sinh | for everyone |
Để
có ốc bán cho khách vào lúc 10 giờ trưa, chị Võ Thị Đào đã phải tất
bật từ 4 giờ sáng. Ấy vậy mà chị vẫn chu toàn việc nhà, chăm sóc chồng
và hai con. Hơn mười năm “lấy công làm lời”, chị đã tạo nên “thương
hiệu” ốc Đào khá nổi tiếng trong giới văn phòng ở TP. HCM. Dù công việc
làm ăn đang rất thuận lợi, nhưng chị vẫn khiêm tốn: “Tôi không dám
nhận mình là người kinh doanh to tát. Tôi chỉ là một bà nội trợ thứ
thiệt, chỉ mưu sinh để nuôi sống gia đình!”.
Chị Đào quê ở Quảng Ngãi. Năm 1991, thấy gia đình lâm vào cảnh khó khăn, chị quyết định Nam tiến để tìm một công việc. Thời gian đầu chưa biết làm gì, chị đi giúp việc cho một người họ hàng. Về sau, thấy công việc gò bó, không chủ động được thời gian, chị quyết định chọn việc buôn bán lặt vặt để kiếm sống.
Chị Đào quê ở Quảng Ngãi. Năm 1991, thấy gia đình lâm vào cảnh khó khăn, chị quyết định Nam tiến để tìm một công việc. Thời gian đầu chưa biết làm gì, chị đi giúp việc cho một người họ hàng. Về sau, thấy công việc gò bó, không chủ động được thời gian, chị quyết định chọn việc buôn bán lặt vặt để kiếm sống.
Khởi
đầu bằng quang gánh trên vai, chị đi khắp các con hẻm Sài Gòn để bán
mấy món lặt vặt, cóc, ổi, me xoài rồi khô mực, ốc luộc… đủ cả. Đôi
quang gánh nặng trĩu trên vai từ sáng sớm cho đến mờ tối cũng chỉ đủ
nuôi sống mình chị. Chị kể: “Lúc đó, tôi nghĩ thân mình không nhà, không
người thân, lỡ đau ốm hay gặp chuyện gì bất trắc không có người lo,
nên khi mạnh khỏe, tôi chăm chỉ làm việc và tiêu pha rất tiết kiệm”.
Những ngày tháng kiếm sống bằng quang gánh đã giúp người phụ nữ miền
Trung học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Chị cho biết: “Tôi nghĩ dù bán
hàng rong cũng phải sạch sẽ, tươm tất. Bán hàng ngon, uy tín, dần dần
mới có khách ruột”.
Gánh
ốc của chị dạo ấy rất đắt hàng. Chị nhớ lại: “Lúc đó, khách đến mua
không có chỗ ngồi. Tôi ước gì khách có một chỗ ngồi đàng hoàng để ăn
ngon miệng hơn. Với mơ ước đó, tôi đã cố gắng không ngừng”. Hơn nữa,
công việc khá thuận lợi, khiến chị có thêm động lực. Năm 1994, chị lấy
chồng, sinh con, phải nghỉ bán một thời gian. Đến năm 1996, không thể ở
nhà mãi, chị lại quảy gánh trên vai. Cuộc sống mưu sinh vất vả cứ thế
trôi đi. Bảy năm sau, mơ ước của chị mới thành sự thật. Dùng số tiền
tích góp được, chị mua vài cái bàn, chiếc xe đẩy, bán cố định trong một
con hẻm. Có chỗ ngồi cho khách, chị yên tâm chế biến thức ăn ngon hơn,
cầu kỳ hơn.
Hẻm nhỏ,
khách đông, gây khó khăn cho các phương tiện qua lại, chị lại mơ có một
hàng quán nhỏ. Để thực hiện ước mơ, chị đã cố gắng không ngừng. Điều
chị quan tâm nhất là chế biến món ăn phải thật ngon để giữ chân thực
khách. Chị bảo, một đĩa ốc ngon, trước tiên nguyên liệu phải tươi. Chị
thường tự tay mình chọn những con ốc tươi nhất và chế biến chúng bằng
cả tấm lòng. Năm 2006, tình cờ chị tìm được người kết hợp làm ăn. Một
gia đình nọ ký hợp đồng với chị. Chị sẽ có mặt bằng để bán ốc, còn chủ
nhà bán nước. Quán ốc Đào ra đời. Một quán ốc nhỏ nhưng lúc nào cũng
đông khách. Dần dần, cái tên ốc Đào thành thương hiệu trong giới văn
phòng.
Nếu ai từng đến ăn
tại ốc Đào, sẽ hiểu vì sao chị thành công. Chị luôn đón khách với nụ
cười thường trực trên môi. Khách có thể thoải mái chọn ốc theo ý mình.
Mỗi lần chuẩn bị chế biến món nào là chị lại hỏi: “Em thích ăn mặn
nhiều, cay nhiều, ngọt đậm hay ít ngọt?”. Sau đó, chị phục vụ theo yêu
cầu của khách. Chị còn nhận giao hàng tận nơi. Nấu ngon, phục vụ tận
tâm, nên tiếng thơm của ốc Đào cứ vang mãi.
Tuy
nhiên, ngoài những điều trên, chị còn có bí quyết riêng. Theo chị, ốc
nào cũng có những thời điểm ngon nhất định. Do đó, chị chỉ bán loại ốc
vào đúng mùa ngon nhất. Chính vì thế, chị ngày càng kéo thêm thực khách
sành ăn về quán mình. Chị Đào cho biết: “Để có thể buôn bán thuận lợi
và lâu dài, tôi luôn tâm niệm mình không nên tham. Tôi nghĩ trời đãi
mình thì mình cũng nên nghĩ đến người khác. Ấy vậy nên dù có thể nhưng
tôi vẫn không bán gì khác ngoài ốc. Tôi để phần đó lại cho những người
hàng xóm. Đó cũng là hậu của người đi buôn”. Nghe chị Đào nói chuyện
buôn bán kinh doanh mới thấy hết tấm lòng của chị dành cho công việc.
Từ việc chọn ốc cho đến chế biến, chị đều đặt hết tâm hồn của mình
trong đó. Chị tâm sự: “Làm nghề gì muốn thành công cũng phải đặt hết
cái tâm vào đó. Có cái tâm mới mong làm tốt, làm giỏi”.
Triết
lý kinh doanh giản dị, chân tình đã giúp chị gặt hái được thành công
như hôm nay. Sau mười mấy năm vất vả mưu sinh, vợ chồng chị mới mua
được một căn nhà nhỏ, kết thúc những năm tháng ở trọ. Chị cứ nhắc người
viết là đừng đưa chi tiết này vào vì sợ mình thành người phô trương.
Thế nhưng thiết nghĩ, đó là công sức bao nhiêu năm tần tảo của vợ chồng
chị, là món quà xứng đáng cũng nên nhắc đến lắm chứ!
(theo Tiếp Thị & Gia Đình)
Một số món ngon của Ốc Đào (TP HCM):
Sò dương bơ tỏi. |
Ốc hương cay mặn. |
Ốc mỡ xào me. |
Ốc tỏi nướng mỡ hành. |
Ốc đỏ nướng muối ớt. |
Sò dương nướng mỡ hành. |
Vài quán ốc ở Saigon | for everyone |
Ốc Đào - luôn ngon nhất
Không
chỉ được giới mê ốc Sài thành đánh giá cao mà thương hiệu ốc Đào còn
được nhiều du khách biết đến như một trong những hàng ốc "đỉnh" của nơi
này. Để làm được điều đó, ngoài việc quảng bá thương hiệu cách rộng
rãi, ốc Đào còn chinh phục thực khách chất lượng ốc và khâu chế biến
đều tay đến nỗi 9/10 lần ăn tại đây, mọi người đều cảm thấy thoải mãn.
Địa chỉ: Ốc Đào 2 – chi nhánh 2 – 132 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM
Ốc Quang Anh - 40k
Là
một quán ốc nức tiếng toạ lạc trên đường Tô Hiến Thành, ốc Quang Anh
tạo được điểm nhấn với thực khách ở độ nhanh của việc gọi món, cái lạ
của chén nước chấm đặc biệt hay cái giòn tan, béo ngậy của tóp mỡ khiến
vào lúc cao điểm rất nhiều khách xếp hàng, săn chỗ ngồi.
Ngon, độc đáo như vậy nhưng Quang Anh còn khiến thực khách cảm thấy dễ chịu với mức giá của các món đều ở mức 40.000 đồng. Đó cũng là nguyên nhân của nickname của hàng ốc này.
Địa chỉ: Ốc Quang Anh, 189 Tô Hiến Thành, P13, Q.10, TP.HCM.
Ốc Oanh – Ngon và độc càng ghẹ rang muối ớt
Bất
kỳ thực khách nào khi đến quán đều ấn tượng với lượng khách khủng, với
hàng loạt loại ốc được bày biện tại khu vực bếp mở. Thế nhưng, rất
nhiều người đến quán chỉ thưởng thức duy nhất món càng ghẹ nướng muối
ớt rồi sang các quán khác thưởng thức ốc. Biện giải cho điều này là
ngoài món càng ghẹ được chế biến ngon, các món khác chỉ tầm tầm, nhưng
giá khá "chát".
Địa chỉ: Ốc Oanh, 534 Vĩnh Khánh, P.4, Q.4, TP.HCM.
Ốc Thảo
Là
một hàng ốc sáng ở quận 4, ốc Thảo ghi dấu với teen và người mê ốc với
hàng ốc sáng, tươi ngon. Điểm cộng tiếp theo là với phương châm không
bán quá hai chai bia/khách, quán khá sạch với teen và phù hợp với những
cặp đôi đang hẹn hò.
Bên
cạnh đó, với giá các món dao động từ 25.000 – 35.000 đồng, bạn sẽ được
ăn no, ăn mệt nghỉ các loại ốc mà không sợ thiếu tiền hay méo mặt vì
phải trả khá nhiều.
Địa chỉ: Hẻm 273 Hoàng Diệu (đầu hẻm là tiệm bánh Hỷ Lâm Môn), Q.4, TP.HCM.
Ốc số 9 - duy nhất ốc bươu nhồi thịt
Như
tên gọi tại quán chỉ bán duy nhất một món là ốc bươu nhồi thịt và được
chế biến theo phong vị Bắc nên có thể làm vừa lòng một số thực khách,
một số khác thì không. Tuy vậy, với khối lượng "khủng" của hai nồi ốc
mỗi chiều hay số lượng cung hàng ngày của nơi đây cho các quán ăn, nhà
hàng khắp thành phố đủ biết người Sài Gòn cũng chuộng món này không
kém.
Tuy
chuộng nhưng vì chỉ có một món, quán ốc này gần như chỉ là một điểm
dừng chân nhỏ hay "trạm trung chuyển" cho những nhóm bạn bè trong thú
vui ẩm thực.
Ðịa chỉ: Quán ốc số 9, 23 Nguyễn Văn Giai, P. Ða Kao, Q. 1, TP.HCM.
Ốc cô Hồng - nước chấm không ớt
Chỉ
là một hàng ốc nhỏ trong một con hẻm cũng nhỏ không kém trên đường 3/2
nhưng hàng ốc này lại ghi dấu với món mì xào ốc không lạ nhưng ngon
không nơi nào sánh bằng cùng mức giá rẻ nhất có thể (25.000 đồng/đĩa).
Ngoài món mì xào ốc, quán cũng ghi điểm với vị ngọt, cái thanh, hương
thơm của món nghêu hấp sả có giá rẻ không kém (30.000 đồng/thố).
Địa chỉ: Quán ốc cô Hồng, hẻm 177 đường 3/2, Quận 10, TP.HCM.
Ốc Xinh - Ốc lạ và hiếm
Dù
sinh sau đẻ muộn nhưng việc chọn cho mình một dòng ốc khác hẳn thị
trường ốc Sài Gòn đã giúp ốc Xinh đang dần được nhiều người biết đến.
Dù đã chuyển sang cơ ngơi mới nhưng có vẻ vẫn không đủ đáp ứng lượng
khách tới quán.
Đến
với ốc Xinh, bạn sẽ được thưởng thức những loại ốc với tên gọi, hình
dáng độc đáo và hiếm ngay ở những vùng có mặt chúng như ốc thuỳ, ốc vú
nàng, ốc mặt trăng, ốc bàn tay, ốc cánh tiên, ốc chim, ốc heo…
Quán cũng được điểm cộng ở việc dù hàng hiếm nhưng giá các món hợp với túi tiền của teen (từ 18.000 – 45.000 đồng).
Địa chỉ: Ốc Xinh, 002 Lô B5 chung cư Phường 3, đường nội bộ 12B, Khánh Hội, Q.4, TP.HCM.
Ốc Xuân
Ốc
Xuân ghi dấu với thực khách ở chén nước chấm “nhìn là biết món ngon”,
với món nghêu hấp Thái ngon đến giọt nước dùng cuối cùng, món mực trứng
nướng muối ớt, ốc tỏi nướng mỡ hành… cùng không gian thoáng rộng, mát
mẻ nên là địa điểm lý tưởng cho để gặp mặt hay vui vẻ với bạn bè.
Thế
nhưng quán lại bị điểm trừ bởi thái độ không mấy mặn mà với khách của
nhân viên phục vụ, thời gian chờ món được dọn cũng khá lâu. Khi tính
tiền bạn cũng nên chú ý kiểm tra lại danh sách để tránh bị tính lầm.
Địa chỉ: Quán ốc Xuân, B30, Thành Thái, P. 14, Q. 10, TP.HCM.
Ngon, độc đáo như vậy nhưng Quang Anh còn khiến thực khách cảm thấy dễ chịu với mức giá của các món đều ở mức 40.000 đồng. Đó cũng là nguyên nhân của nickname của hàng ốc này.
Địa chỉ: Ốc Quang Anh, 189 Tô Hiến Thành, P13, Q.10, TP.HCM.
Ốc Oanh – Ngon và độc càng ghẹ rang muối ớt
Ốc Thảo
Địa chỉ: Hẻm 273 Hoàng Diệu (đầu hẻm là tiệm bánh Hỷ Lâm Môn), Q.4, TP.HCM.
Ốc số 9 - duy nhất ốc bươu nhồi thịt
Ðịa chỉ: Quán ốc số 9, 23 Nguyễn Văn Giai, P. Ða Kao, Q. 1, TP.HCM.
Ốc cô Hồng - nước chấm không ớt
Ốc Xinh - Ốc lạ và hiếm
Quán cũng được điểm cộng ở việc dù hàng hiếm nhưng giá các món hợp với túi tiền của teen (từ 18.000 – 45.000 đồng).
Địa chỉ: Ốc Xinh, 002 Lô B5 chung cư Phường 3, đường nội bộ 12B, Khánh Hội, Q.4, TP.HCM.
Ốc Xuân
Địa chỉ: Quán ốc Xuân, B30, Thành Thái, P. 14, Q. 10, TP.HCM.
Theo Huyền Anh (Yêu du lịch)
Phở chua Nguyễn Thiện Thuật | for everyone |
Phở
là một món ăn truyền thống của người Việt Nam , cũng có thể xem là một
món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Khi nói đến phở người ta
sẽ nghĩ ngay đến những tô phở bò , phở gà nghi ngút khói giữa tiết trời
se lạnh. Vì thế chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất lạ khi nhìn thấy một tô
phở không một làn khói. Đó là phở chua.
Phở
chua là một món ăn gắn liền với hai địa danh là Cao Bằng và Lạng Sơn.
Phở chua ăn vào mùa lạnh sẽ cảm thấy ấm lòng với cái vị cay nồng của ớt
, và sẽ cảm thấy thanh mát nhờ vị chua của nước sốt khi ăn vào mùa
nóng.
Bánh phở và thịt được bao bọc bởi lớp nước sốt chua chua
Tô
phở chua được dọn ra không có lấy một làn khói, cũng chẳng có mùi thơm
của hành tây, thịt hay của nước dùng. Những miếng thịt gà xé, những
lát lòng gà , bánh phở, rau thơm đều được bao bọc bởi một lớp nước sốt
vàng đậm , sền sệt chắc hẳn sẽ khiến nhiều người e ngại khi lần đầu đến
ăn. Nhưng tất cả những tinh hoa của món phở chua lại nằm hết trong lớp
nước sốt này. Để có nước sốt ngon, người chế biến phải phi thơm hành
tỏi , rồi đun cùng với ớt, cà chua, dấm đường, đường, nước mắm, gừng,
rồi cho bột năng vào cho nước sốt sệt lại. Gia vị lạ nhất trong loại
nước sốt này chính là dấm đường. Đây là một thứ dấm rất riêng của vùng
đất lạng sơn, được làm từ quả chuối tây chín .Món phở chua thường được dùng kèm với tóp mỡ và ớt hiểm. Khi ăn, bạn chỉ cần cho vào tô phở một ít ớt và một ít tóp mỡ sa tế rồi trộn đều lên là có thể dùng được ngay. Sợi phở dai mềm hòa quyện cùng cái dòn của của đậu phộng rang và tóp mỡ, vị beo béo của hàng phi, ngọt thanh của thịt gà, bùi bùi của gan gà, sần sật của lát tim, chua nhẹ của nước sốt, cay nồng của ớt. Tất cả sẽ làm hài lòng tất cả giác quan của người dùng. Ngoài ra phở chua cònđược dọn kèm với một chén nước dùng được nấu từ gà giúp cho món ít khô, ít ngán mà vị cũng đậm đà hơn. Ăn hết một tô phở chua, vị chua chua ngọt ngọt vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi làm thực khách có cảm giác muốn ăn thêm .
Tô tóp mỡ sa tế vàng rụm, thơm nồng .
Tô phở chua được dọn kèm với chén nước dùng gà .
Phở chua đã du nhập vào sài gòn khá lâu, nhưng vẫn còn lạ đối với
không ít người . Hiện nay phở chua còn được bán ở một quán trên đường
Nguyễn Thiện Thuật. Đây là một quán bình dân , nằm trong hẻm , chủ quán
là hai vợ chồng người Hoa. Quán có thâm niên khá lâu từ năm 1954.
Thường bán từ 15-19h hàng ngày.
Phở chua Nguyễn Thiện Thuật
Địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP HCM.
http://amthucgiaitri.com/am-thuc/quan-an-nha-hang/pho-chua-nguyen-thien-thuat.html Địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP HCM.
Quán ăn đường phố nhiều người thích ở Sài Gòn | for everyone |
Những quán ăn này đa phần là bình dân, không có bảng hiệu, nằm trong các con hẻm nhỏ nhưng không có lúc nào vắng khách.
TP
HCM là một thành phố lớn, bên cạnh là trung tâm kinh tế của cả nước
còn được biết đến là nơi có bản sắc văn hóa ẩm thực phong phú với rất
nhiều các món ăn ngon. Trong đó, ẩm thực đường phố là một nét văn hóa
rất riêng, cái thú vui ngồi trên vỉa hè, vừa nhấm nháp món ăn vừa ngắm
nhìn người đi đường từ rất lâu đã trở thành thói quen ưa thích của
người Sài Gòn.
Các quán ăn vỉa hè này có một đặc
trưng chung giống nhau là không có bảng hiệu, thường nằm trong một con
hẻm nhỏ nào đó, quán nhỏ, bàn ghế nhỏ, bán vào một thời gian nhất định
trong ngày, thực khách biết đến quán nhờ người này truyền tai người
kia.
Một vài quán ăn vỉa hè nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo:
1. Bánh đúc Phan Đăng Lưu
Quán
bắt đầu bán từ những năm 70 của thế kỷ trước, được rất nhiều người
biết đến bởi loại bánh đúc ngon và có nét gì đó đặc biệt của quán, giá
cả bình dân, bạn có thể thưởng thức tại quán hoặc mua hộp mang về.
Quán
bình dân nhưng chất lượng món ăn ngon. Bánh đúc ở đây hấp dẫn bởi màu
bánh vàng mơ, bánh đúc nóng được múc vào chén, cho vào một ít nhân là
thịt băm xào với mộc nhĩ, hành tây và hành phi. Gọi một chén bánh đúc
nóng, thêm vào nước mắm và ớt xay nữa, vậy là đã đủ đánh thức bao tử của
bạn.
Bánh mềm, nhân thơm và nước mắm ngon, tất cả
hòa quyện thật nhuần nhuyễn, một vị ngon khó tả... và điều quan trọng
là bạn không cảm thấy ngán.
Địa chỉ: Bánh đúc nóng
nằm ở 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Quán mở cửa trong khoảng
từ 14h tới 18h. Mỗi bát bánh đúc ở đây có giá 14.000 đồng.
2. Sủi cảo người Hoa trên phố Nguyễn Trãi
Nằm
trong hẻm nhỏ trên con đường Nguyễn Trãi luôn đông người với đầy rẫy
những cửa hiệu thời trang, quán sủi cảo của ông chủ người Hoa luôn đông
nghẹt khách từ khi bắt đầu mở cửa cho đến khi hết hàng.
Không
như bát sủi cảo truyền thống của người Hoa được thưởng thức đơn giản
với sủi cảo, cải ngọt cắt khúc và nước luộc được nêm gia vị vừa ăn. Ở
quán ăn này, ông chủ người Hoa đã kết hợp sủi cảo với các nguyên liệu
như đùi gà chiên, giò heo, sườn... làm cho món ăn lạ mắt và thêm ngon
miệng.
Không biết ý tưởng kết hợp thêm các nguyên
liệu vào món ăn truyền thống của ông chủ người Hoa bắt đầu từ đâu,
nhưng kể từ khi xuất hiện những bát sủi cảo ăn kèm với giò heo, đùi
gà... thì quán sủi cảo ở đây luôn tấp nập khách ra vào, nhất là khách
hàng trẻ tuổi. Món ngon được ưa thích ở đây là sủi cảo đùi gà, sủi cảo
sườn, sủi cảo giò heo...
Địa chỉ: hẻm 409 đường
Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM. Mỗi phần sủi cảo có giá 24.000 đồng, nếu
bạn gọi thêm đùi gà, giò heo... chủ quán sẽ tính thêm tiền. Quán bắt
đầu bán vào lúc 16h đến khuya.
3. Bún chả Nguyễn Văn Thủ
Bún
chả Hà Nội, tên món ăn cũng là tên quán, không có hàng quán cụ thể,
chỉ là một chiếc xe đẩy, bàn ghế thấp như những quán cóc lề đường khác.
Khách của quán phần lớn là khách văn phòng, họ đến vì món ăn quen
thuộc của đất Hà thành, được ngồi dưới những tán cây xanh mát và nghe
cái giọng Bắc đặc trưng của cô chủ quán.Một bát bún đủ màu với sắc
trắng tinh của bún, xanh tươi của rau sống, màu vàng của chả, thịt
nướng…ăn kèm với những cuốn nem to được cắt thành từng miếng vừa ăn,
tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của đất Hà
thành. Ăn bún chả, cảm nhận vị ngọt và mềm của thịt nướng, hương vị hơi
chua chua của nước mắm, cái giòn sần sật của miếng đu đủ hòa trong mùi
thơm của các loại rau khiến cho món ăn này thật hoàn hảo.
Quán
chỉ bán vào buổi trưa nên có lượng khách rất đông, nếu bạn đến vào giờ
cao điểm thì không thể làm gì khác hơn ngoài việc đứng chờ. Mỗi phần
bún chả có giá 32.000 đồng, nếu muốn ăn chả giò (nem) thì bạn có thể
gọi thêm.
Địa chỉ: Quán vỉa hè, đối diện nhà hàng Rêu cá chép, đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1. Quán bán vào buổi trưa, khoảng từ 11h.
4. Bún bò Ngô Thời Nhiệm
Nằm
trong con hẻm trên đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3, TP HCM), đối diện với
cổng trường Marie Curie, quán bún bò Huế ở đây lúc nào cũng đông
khách. Không ai nhớ quán có từ khi nào, chỉ biết rằng rất nhiều thế hệ
học sinh của trường Marie Curie đã gắn liền với quán lề đường này.
Điểm
đặc biệt thu hút đông thực khách ở đây chính là nước dùng đậm và cay
đúng hương vị Huế. Nước dùng cũng hầm từ xương để có vị ngọt thanh, tuy
nhiên khi nêm nếm gia vị, người chủ quán đã cho thêm vào một ít mắm
ruốc chính gốc Huế, làm cho nước dùng thanh, đậm đà và rất vừa miệng.
Địa
chỉ: hẻm số 7 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán bắt đầu
bán vào 6h đến 10h, buổi chiều từ 15h đến khoảng 19h. Mỗi bát bún bò ở
đây có giá 30.000 đồng, quán nghỉ vào chiều chủ nhật.
5. Cháo bò viên Lê Hồng Phong
Trong
đời sống ẩm thực của Sài Gòn hiện nay, những quán cháo bò viên bình
dân trong các con hẻm vào mỗi chiều tối không còn nhiều. Không nổi
tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng quán
cháo bò viên ở đây vẫn có sức quyến rũ rất riêng của mình.
Trong
bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bát cháo
nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò được bưng ra
cho khách, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương
đen để chấm bò viên.
Theo những thực khách ăn ở
đây, phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò
viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự hấp
dẫn cho món ăn.
Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.
Ngoài
những quán ăn kể trên, ở Sài Gòn còn rất nhiều quán vỉa hè nổi tiếng
khác như: bánh canh Bùi Minh Trực, quận 8, hủ tiếu gà Lý Thường Kiệt,
quận 10... quán ăn vỉa hè đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực đường phố
đặc trưng của người Sài Gòn.
Huấn Phan
Ăn tối | for everyone |
Pizza Saigon | for everyone |
Bạn
nào là "dân nghiện" bánh tráng nướng, ắt đã biết đến "danh tiếng" của
món bánh tráng nướng Đà Lạt, Nhưng một thời gian dài, sau khi ở Sài Gòn
mọc lên như nấm hàng quán bán món bánh tráng nướng, thì phải thừa nhận
rằng ít chỗ nào làm được hương vị giống như trên Đà Lạt, Nhưng mới đây,
chúng tớ phát hiện ra một hàng nằm trên đường Cao Thắng, quận 3 (đối
diện Kichi Kichi) bán bánh tráng nướng có mùi vị giống đến 90% đấy!
Chiếc bánh tráng ngoài giòn, nóng, thơm mè mà còn béo, phưng phức mùi
trứng gà và hành lá, Ngoài ra, ở đây các bạn còn có thể tìm được rất
nhiều loại bánh tráng "kì lạ" như: Bánh tráng hột gà, thịt bò, phô mai,
xúc xích để thay đổi khẩu vị. Nhìn trông hấp dẫn ghê chưa này! Đây chính là chiếc bánh có "topping" trứng gà, phô mai, thịt bò khô đấy. Zoom vào trong nhân bánh chút nào!
Khi ăn, bạn cứ việc cắt ra thành từng miếng theo sở thích của mình.
Theo
như chúng tớ biết, bánh tráng nướng bình thường có giá thấp nhất là
5.000 đồng/cái, Nhưng ở đây giá khá ổn định với mức 4.000 đồng/cái là
thấp nhất, Còn nếu bạn muốn ăn nhiều nguyên liệu hơn thì giá cũng sẽ
tăng theo, đến 15.000 đồng/cái là cao nhất, Như vậy cũng xem như khá hợp
túi tiền với teen chúng mình.
Giá cả tương đối hợp lí, nên buổi tối ở đây khá đông khách.
Tuy
nhiên, chúng tớ nghe nói quán chỉ mới bán không lâu, nên phục vụ chưa
được nhanh lắm, Nếu bạn đi đông người, gọi từ 3 cái trở lên có thể phải
đợi đến gần 15 phút vì chỉ có một bếp mà phải nướng từng cái để giữ độ
giòn của bánh, Bù lại, những người phục vụ ở đây thường nói chuyện đùa
với nhau, phục vụ rất nhiệt tình nên bạn cũng không thấy khó chịu lắm
đâu, Quán bán từ 6h chiều đến 11h đêm đấy!
Chiếc bánh gồm trứng gà, thịt bò khô, phô mai và xúc xích. (Mấy cái thùng rác ở xa xa, nơi đây là chỗ tập kết rác :)) -DCT) http://kenh14.vn/c95/201203110948494...he-sai-gon.chn |
Bánh trinh nữ | for everyone |
Ở Nhật Bản có bánh Crepe hút khách. Sức hút của nó không chỉ vì hương vị thơm ngon, mà bởi nhân viên làm bánh là trinh nữ.
Loại
bánh kem hoa quả đặc biệt này được bán trong hệ thống cửa hàng
Harajuku Crepes tại Nhật Bản. Dù mưa gió hay nắng gắt, chỉ cần quán
bánh mở cửa, hàng dãy dài khách hàng sẽ đứng chật kín bên ngoài, chờ
tới lượt mua.
|
Khách hàng xếp hàng dài mua bánh
|
Bánh
Crepe được chế biến tỉ mỉ theo phương pháp thủ công. Tương truyền, chủ
nhân của tiệm bánh khi tuyển chọn nhân viên đã đặt tiêu chuẩn trinh
tiết lên hàng đầu, nên món này còn được gọi dân giã là “bánh kem trinh
nữ”. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vỏ bánh mềm dẻo, mượt mà như làn da
thiếu nữ.
|
Các nữ nhân viên trong tiệm bánh
|
Ngoài
bột bánh, nguyên liệu chính để làm nên những chiếc Crepe hấp dẫn thực
khách chính là hoa quả, kem và kem tươi. Thành phần kem để làm nên món
bánh là sản phẩm sữa có xuất xứ từ Hokkaido. Những loại hoa quả được sử
dụng để tạo nên mùi vị thơm ngon và cảm giác tươi mới cho bánh Crepe
thường là dâu, kiwi, táo, nho, anh đào, bạc hà, chanh leo… Phổ biến nhất
là hai loại bánh nóng và bánh nguội. Vỏ bánh có thể giòn tan hoặc dai
dẻo tùy theo sở thích và yêu cầu của thực khách.
|
Hình dáng bắt mắt của những chiếc Crepe
|
Theo
thống kê, trong năm 2007, mức tiêu thụ bánh Crepe tại Nhật Bản lên tới
200 tỷ yên. Loại bánh này khởi nguồn là một món điểm tâm của Pháp,
được dùng với mật ong hoặc đường. Tuy nhiên, chỉ khi du nhập vào Nhật
Bản,bánh Crepe mới thực sự có sức hút với thực khách, đặc biệt là giới
trẻ. Ngày nay, món bánh này đã được đón nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc...
Theo Đất Việt
___________________
Harajuku Crepes 238B Paster
Tình cờ mình được một người bạn giới thiệu đến quán bánh này, với lời giới thiệu là một quán bánh mang phong cách Nhật. Và cho đến lúc mình nghe từ Crepes, mình lại nghĩ đến nước Pháp. Có gì liên quan nhỉ?
Tối đó dẫn Mụp lên 238B Paster, ngay đầu hẻm của Ohashi cũ, ngày xưa quán là shop quần áo.
Ấn tượng đầu tiên là quán khá nhỏ nhưng trang trí bằng màu xanh lá cây nên rất mát mắt.
Ở đây có 2 loại là bánh nóng và lạnh, với nhiều loại topping khác nhau hoặc bạn cũng có thể tự lựa chọn theo ý mình. Sau khi gọi món, bạn còn được xem anh đầu bếp làm bánh tại chỗ nữa. Nhìn màu vàng nâu này là lại nhớ đến bánh rán Doremon đồng hương.
Trong thời gian chờ thì quán sẽ dọn cho bạn 1 tách trà xinh xinh nè.
Còn mình gọi thêm 1 lipton trái cây, pha lạ và ngon lắm nhé,có cả táo tàu nữa.
Cùng là một loại bột thôi mà biến hóa lắm. Bánh nóng thì giòn tan hoặc nếu như bạn thích vẫn có thể yêu cầu đầu bếp làm mềm cho bạn. Bạn có thể thử một cài Ham cheese béo ngậy hoặc là Tuna thơm vị cá.Mình đặc biệt thích Ham cheese ở đây ^^
Ham nè
Tuna nè
Rồi cũng là thứ bột đó thôi, nhưng được làm dai hơn trong món bánh nguội. Mình thử món Banana Strawberry chocolate. Chuối ở đây sử dụng rất thơm, kết hợp với bánh dai dai, thật là tuyệt.
Phải nói là đầu bếp ở đây cũng khéo tay ghê.Mình tự chọn một số topping như là xoài, chuối,dâu và một viên kem nữa.Và thành quả nè ^^ xinh hen
Còn bạn thích vỏ bánh giòn thì đừng ngại nói với anh đầu bếp nhé. Bạn sẽ có món bánh như thế này đây. Bên trong là phô mai lạnh lạnh đã lắm.
Hôm đó mình còn được với anh Minh chủ quán, dễ thương và cởi mở lắm. Quán được mở ra cũng vì cái tình với món bánh thôi chứ anh làm việc trong một lĩnh vực khác. Anh kể tráng bánh là khó nhất, phải học đến mấy tuần ấy. Mòn bánh này thì đúng là của Pháp, nhưng phải qua ban tay người Nhật đã nâng nó lên một bậc và mới trở nên phổ biến thế này.
Harajuku Crepes là một chuỗi nhà hàng ở Nhật. Và anh cũng được học cách làm bánh này ở từ đầu bếp chuỗi nhà hàng này. Rồi thì mê luôn món bánh xinh xinh này.
Giá bánh tầm 30~50k, nước tầm 20k. Có thể bạn nghĩ là hơi cao, nhưng thật sự nó là một con số nhỏ so với những quán Crepes mà mình từng ghé nhưng hương vị và phong cách trang trì thì tách biệt hẳn với món bánh crepe Pháp, không thể chê được. Cái hay là ở bột bánh mịn hơn những chỗ mình đã ăn. Cũng hỏi anh làm thế nào. Anh cười bảo là đây là bí quyết của quán không tiết lộ được ^^
Bonus vài tấm hình
Chụp rung tay quá nên không rõ gì hết
Nguồn
___________________
Harajuku Crepes 238B Paster
Tình cờ mình được một người bạn giới thiệu đến quán bánh này, với lời giới thiệu là một quán bánh mang phong cách Nhật. Và cho đến lúc mình nghe từ Crepes, mình lại nghĩ đến nước Pháp. Có gì liên quan nhỉ?
Tối đó dẫn Mụp lên 238B Paster, ngay đầu hẻm của Ohashi cũ, ngày xưa quán là shop quần áo.
Ấn tượng đầu tiên là quán khá nhỏ nhưng trang trí bằng màu xanh lá cây nên rất mát mắt.
Ở đây có 2 loại là bánh nóng và lạnh, với nhiều loại topping khác nhau hoặc bạn cũng có thể tự lựa chọn theo ý mình. Sau khi gọi món, bạn còn được xem anh đầu bếp làm bánh tại chỗ nữa. Nhìn màu vàng nâu này là lại nhớ đến bánh rán Doremon đồng hương.
Trong thời gian chờ thì quán sẽ dọn cho bạn 1 tách trà xinh xinh nè.
Còn mình gọi thêm 1 lipton trái cây, pha lạ và ngon lắm nhé,có cả táo tàu nữa.
Cùng là một loại bột thôi mà biến hóa lắm. Bánh nóng thì giòn tan hoặc nếu như bạn thích vẫn có thể yêu cầu đầu bếp làm mềm cho bạn. Bạn có thể thử một cài Ham cheese béo ngậy hoặc là Tuna thơm vị cá.Mình đặc biệt thích Ham cheese ở đây ^^
Ham nè
Tuna nè
Rồi cũng là thứ bột đó thôi, nhưng được làm dai hơn trong món bánh nguội. Mình thử món Banana Strawberry chocolate. Chuối ở đây sử dụng rất thơm, kết hợp với bánh dai dai, thật là tuyệt.
Phải nói là đầu bếp ở đây cũng khéo tay ghê.Mình tự chọn một số topping như là xoài, chuối,dâu và một viên kem nữa.Và thành quả nè ^^ xinh hen
Còn bạn thích vỏ bánh giòn thì đừng ngại nói với anh đầu bếp nhé. Bạn sẽ có món bánh như thế này đây. Bên trong là phô mai lạnh lạnh đã lắm.
Hôm đó mình còn được với anh Minh chủ quán, dễ thương và cởi mở lắm. Quán được mở ra cũng vì cái tình với món bánh thôi chứ anh làm việc trong một lĩnh vực khác. Anh kể tráng bánh là khó nhất, phải học đến mấy tuần ấy. Mòn bánh này thì đúng là của Pháp, nhưng phải qua ban tay người Nhật đã nâng nó lên một bậc và mới trở nên phổ biến thế này.
Harajuku Crepes là một chuỗi nhà hàng ở Nhật. Và anh cũng được học cách làm bánh này ở từ đầu bếp chuỗi nhà hàng này. Rồi thì mê luôn món bánh xinh xinh này.
Giá bánh tầm 30~50k, nước tầm 20k. Có thể bạn nghĩ là hơi cao, nhưng thật sự nó là một con số nhỏ so với những quán Crepes mà mình từng ghé nhưng hương vị và phong cách trang trì thì tách biệt hẳn với món bánh crepe Pháp, không thể chê được. Cái hay là ở bột bánh mịn hơn những chỗ mình đã ăn. Cũng hỏi anh làm thế nào. Anh cười bảo là đây là bí quyết của quán không tiết lộ được ^^
Bonus vài tấm hình
Chụp rung tay quá nên không rõ gì hết
Nguồn
Dạo quanh chợ ve chai 'ngàn đô' độc nhất Sài Gòn | for everyone |
Không
ồn ào, xô bồ, không có cả những tiếng ì xèo theo kiểu chợ búa hằng
ngày… “chợ” saigonvechai còn là nơi thư giãn cuối tuần của những người
đam mê thú vui hàng “độc”.
Chợ toàn hàng "vip"
Gọi
là ve chai, nhưng những ai đã một lần đến với phiên chợ này đều “lác
mắt” vì hàng ở đây đều thuộc vào “vip” những mặt hàng khó kiếm và đắt
đỏ. Một chiếc hộp quẹt zippo chỉ nhỉnh hơn bao diêm có giá hàng trăm
USD, những chiếc xe máy hiệu Mobylette, Vespa, Lambretta… được sản xuất
từ những năm 40-60 của thế kỉ trước đáng giá hàng ngàn USD, hay những
chiếc máy ảnh, máy hát, đồng hồ, vật dụng tưởng chừng là… đồ bỏ lại
khiến không ít người mê mẩn.
Những người mê đồ cổ tập trung về Chovechaisaigon.
Người
Sài Gòn vẫn còn thú nhâm nhi cà phê và la cà ngày cuối tuần. Sau một
tuần làm việc người ta luôn cần bè bạn để giao lưu trò chuyện, một nơi
để thư giãn đọc sách báo và thú dạo chợ la cà. Ngày xưa quen gọi xả hơi
cuối tuần và cũng là một nét văn hoá rất riêng của dân Sài thành và
Saigonvechai với mong muốn tạo nên một sân chơi dành cho bạn bè một quán
cà phê kết hợp những nhu cầu trên cùng sở thích sưu tập tại quán cà phê
Cao Minh. Một sân chơi mang tính thử nghiệm.
Chủ
của phiên chợ ve chai, anh Trần Khắc Dũng cho biết: “Thực ra sàn giao
dịch saigonvechai.com đã có từ 6,7 năm trước. Nhưng chỉ là nơi để thỏa
lòng đam mê của dân chơi đồ cũ, cũng có khi mua bán, trao đổi vài món đồ
ai đó cần. Còn chợ thật thì mới hình thành cách đây hơn năm”.
Đến
với chợ ve chai vào mỗi buổi sáng chủ nhật, khách hàng có thể tìm thấy
đủ loại mặt hàng, vật dụng đã tồn tại một thời trong lịch sử. Điểm khác
biệt giữa những món đồ này với hàng ve chai bình thường chính là giá trị
lịch sử và lý lịch riêng của nó. Theo các tay chơi hàng “độc”, muốn
đánh giá một món hàng phải dựa vào niên đại, số lượng, những thông tin
liên quan tới nó, đặc biệt là thông tin về người sở hữu hoặc trao tặng
món hàng này. “Hàng” càng lâu năm, số lượng càng ít, chủ sở hữu là những
nhân vật “quan trọng” thì “hàng” càng có giá.
Theo
anh Dũng, có những món đồ với người này không còn giá trị sử dụng nhưng
với người khác thì vô giá. “Tôi nghĩ, người chủ cũ không còn dùng được
món đồ của mình, hoặc không thích dùng nữa, hãy tìm cho nó một người chủ
mới, chứ vứt đi thì lãng phí lắm”.
Chiếc bình trà này có giá trị cả ngàn USD.
Đến chợ... nghe thuyết trình về nguồn gốc hàng
Chợ
Sài Gòn ve chai được phân ra nhiều không gian trưng bày, bán hàng. Mỗi
món đồ đưa ra bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử,
nguồn gốc. Bất cứ thắc mắc nào của khách cũng được tận tình giải đáp. Và
cũng có khi, người xem bổ sung thông tin cho chủ sở hữu món đồ, nên tất
cả đều có cơ hội học hỏi lẫn nhau, hiểu biết thêm về thế giới “ve
chai”. Vì thế có những thứ chủ nhân của nó chỉ mang đến… “khoe” chứ
không bán, dù được trả giá rất cao. Khách đến chợ ve chai quen có, mới
đến lần đầu cũng có, khách thành phố, khách ở các tỉnh, kiều bào, cả
người nước ngoài.
Anh
Tuấn Linh (quận Tân Bình) là một người đi chợ thường xuyên, cho biết,
hầu như chủ nhật nào anh cũng đến “sàn giao dịch”. Anh chia sẻ: “Nhiều
hôm…đi chợ không tha về nhà được món đồ nào, nhưng không phiên họp chợ
nào tôi bỏ. Bởi không mua bán thì mang về thêm kiến thức, bổ sung ở các
lĩnh vực mình thiếu”. Còn Bác Đại (quận Thủ Đức) cứ mỗi sáng chủ nhật
lại đến đây mong tìm được một món đồ cũ nào đó mang về cho bộ sưu tập đồ
cũ của mình.
Nó cùng với một chiếc khác có niên đại khoảng 100 năm.
Cũng
có người đến chỉ để tìm mua một phụ kiện nào đó cho món đồ mình đang sử
dụng. Trần Khắc Dũng còn khoe, các anh còn có hơn 100 đầu sách chuyên
về xe, dân sành chơi xe hơi thường đến đây mượn nghiên cứu. Ngoài ra anh
còn có nhiều chiếc Rumi thuộc dòng Scooter rất quý hiếm. Dũng còn một
chiếc Vespa đời 1953 do Pháp sản xuất. Chi tiết “Pháp sản xuất” chính là
cái đáng chú ý. Vì thời đó, Vespa chủ yếu là do Ý sản xuất, chiếc Vespa
trên của anh Dũng được người Pháp mang sang Việt Nam, chứ từ sau năm
60, nước ta mới nhập dòng xe Vespa...
Một
thanh viên khác cũng thuộc “ban quản lý chợ” trịnh trọng đặt lên bàn
chiếc khung gỗ lộng hai thanh kiếm Nhật sáng loáng (dùng để trưng bày
trong phòng khách) và các phụ kiện đi kèm ghi rõ lò sản xuất ở Nhật Bản,
“giá 700 Đô la Mỹ”.Kế bên khu vực pha chế cà phê và đồ ăn sáng, một
người đàn ông tóc lưa thưa đang khui chiếc hộp gỗ chứa đầy hộp quẹt
zippo, đồng hồ đeo tay, bút máy, nhẫn kiểu… xếp vào một chiếc tủ
kiếng.Phía trước sân khấu, một “tiểu thương” đang khệ nệ đẩy chiếc tủ
nhựa đựng đầy phụ tùng xe máy cổ ra góc sạp của mình. Dọn hàng xong, anh
chàng có vóc dáng đậm chắc, buộc tóc đuôi gà này lại hì hục dùng ống
bơm tay để bơm bánh chiếc xe Mobylette biển số CSQG - KA 0113 do Pháp
sản xuất năm 1949.
Sài Gòn ve chai hiện có tới 300 thành viên, trong đó 50 thành viên cốt cán chia sẻ với nhau sở thích...
Ngó
nghiêng” trong gánh ve chai Sài Gòn, chúng tôi bắt gặp khoảng vài chục
chiếc đàn piano cổ do Nhật, Nga, Pháp sản xuất, đã từng được sử dụng
trong các nhà dòng xưa. Như lời giới thiệu của chủ vựa, đó là những cây
đàn âm thanh đầy cảm xúc, tinh tế, cổ kính... Trong gánh ve chai có cả
những chiếc đèn dầu cổ từ thời Pháp thuộc, có cả bộ ván gõ đỏ mà theo
lời người rao bán là có nguồn gốc từ Huế, qua tay thân sinh ông Lý Bá
Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa trước năm 1975, rồi lưu lạc nhiều đời.
Ai
đó vừa mua được một món đồ mới, dù đắt tiền hay không nhưng mang về nhà
lại chán không muốn dùng nữa thì nó là ve chai. Muốn đẩy nó đi khuất
mắt nhưng chẳng biết bằng cách nào, mà cho không thì lại... tiếc của.
Đặc biệt với những người dọn nhà, đồ cũ rất nhiều: vài cái bàn ghế cũ,
cái tủ tróc sơn, cái giường nệm thủng vài chỗ..., biết đâu mà rao, đành
bán tống bán tháo theo dạng đồng nát. Từ chỗ đứng ra làm trung gian giúp
bạn bè trao đổi ve chai, anh Danh nhà ở quận 10 cho biết.
Sài
Gòn ve chai hiện có tới 300 thành viên, trong đó 50 thành viên cốt cán
chia sẻ với nhau sở thích... ve chai và gắn bó với nhau qua các chương
trình công tác xã hội, nơi những món đồ cũ như sách vở, áo quần, đồ
chơi... cùng bao vật dụng khác trở thành món quà cho trẻ em nghèo.
Đất Việt
Ăn hàng ở Sài Gòn | for everyone |
Nói
đến Huế người ta nghĩ đến bún bò , bánh bèo... Nhắc đến Hà Nội người
ta nhớ Phở , chả cá , nem rán... Miền Tây thì có bún mắm , bún cá
...Nhưng khi đến Sài Gòn , người ta lại khá vất vả khi chọn cho mình
một món ăn đặc thù ...Nhưng nghĩ lại đó chính là đặc thù của Sài Gòn .
Vùng đất cởi mở , dung nạp tất cả những món ngon vật lạ khắp các miền
đất nước ...đủ để cho những người con xa quê ở bất kỳ nơi nào cũng có
cơ hội gợi nhớ về quê hương ...
Đi nhiều nơi , ăn nhiều món ...nhưng tôi luôn nghiệm ra một điều tất cả những món đó ăn ở Sài Gòn luôn luôn là ngon nhất .
BÚN BÒ HUẾ
Chẳng biết vì sao gọi là bún bò khi ở Huế tôi ăn ở lề đường , nơi các o các mệ bán thì it khi thấy thịt bò ...chỉ có thịt heo ,giò heo, chả tôm , đôi khi là huyết ....nhưng vị của nó thì không thể nào quên được ...một chút ngọt ngào của xương , thóang hương nhẹ nhàng của ruốc và rau xắt nhỏ đầy vun trong rổ trước mặt đủ bạn cảm thấy đầy là món ăn ngon lành nhất của Huế
Vượt gần cả ngàn cây số , vào Sài Gòn , bún bò đã thay đổi một cách chóng mặt đến mức lần đầu tiên ăn bún bò tại Huế tôi đã tỏ ra nghi ngờ không biết đấy có phải là nơi chính gốc của món mà tôi đã trót say mê ... Bún bò ờ sài Gòn phô trương sự giàu có của chốn đô thành với nguyên liêu cực kỳ phong phú . Từ thịt bò đủ loại ( tái , nạm , gân ) đến giò heo đủ loại ( nạc , gân , móng ... ) lại thêm các loại chả ( cua , tôm ) và cách nêm cũng bắt đầu nặng mùi hơn ; Rau không thái nhỏ mà để nguyên cho thực khách tự do lựa chọn ...Bún bò được bán ở nhiều nơi , nhiều lúc..và đang dần trở nên phổ biến ở sài Gòn đến mức người ta bắt đầu nói :" chán cơm thém bùn bò " thay cho câu "chán cơm thèm phở" có gốc từ xứ Bắc ...
Và những quán bún bò đã đi qua đời tôi
- Quán bún bò chị Hà( Phú Nhuận ) . Quán chỉ bán vào buổi sáng . Đi trên đường Lê Văn Sỹ đến gần nhà thờ Vườn Xoài thì có một ngõ hẻm . Queo vào đó khoảng vài mét là quán của chị . Chị Hà là người Bắc nên nấu bún bò có nét rất riêng - Thịt bò được cuộn vào một lớp gân rồi đem hầm nên rất mềm và thơm . Giá từ 13 - 16.000 / tô
- Bún bò chị Lan ( Quận 1 ): trong khu chung cư trên đường Bùi Viện .....Ăn được ..có điều cho bột ngọt hơi bị nhiều . Giá khoảng 18.000đ/ tô
- Bún bò sông Hương ( quận Tân Bình ) trên đường Cách mạng Tháng 8 đối diện với hồ bơi Tân Bình . Phong cách Huế nhưng mùi ruốc hơi nặng . Chả ở đây khá ngon . GIá 20.000/tô
- Bún bò Lữ Gia ( quận 11 ): Phong cách Huế - giá khoảng 16.000/ tô . Ăn được . Rau xắt nhỏ như ở ngoài Huế .
- Bún bò Nguyễn Văn Thủ ( quận 1 ) . Đối diện trường Trần Văn Ơn có một ngõ nhỏ . Quẹo vào đấy đến cuối đường sẽ gặp một hàng bún bò do một gia đình người Huế nấu . Quán chỉ bán buổi sáng . Ăn rất được , nhất là món gân và nem nướng . Giá từ 15.000 - 18.000 đ/ tô .
- Bún bò 3A : phong cách nhà hàng - Ăn được tương tự như quán Hỷ - 30.000 - 40.000/tô
BÚN MẮM
Mắm
là một đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam Bộ . Tôi cũng không rõ cách
chế biến mắm như thế nào .Mắm sống ( chưa chế biến ) nhìn rất ghê và có
mùi rất khủng khiếp nhưng sau khi chế biến nó lại có một hương vị hơi
nồng một chút nhưng thật khó phai với những ai đã từng thưởng thức.
Mắm
được chế biến nhiều kiểu khác nhau như mắm kho , chưng với trứng
...nhưng ở Sài Gòn , phổ biến nhất là bún mắm . Bún mắm cũng có nhiều
trường phái : bún mắm Sóc Trăng , Bún mắm Kiên Giang , Bún mắm Châu Đốc
...Nhưng có sự phân biệt ...nơi nào nấu bún nước lèo thì có cho thêm
một loại gia vị gọi là ngải bún , vị nhẹ nhàng hơn , mùi mắm chỉ thoang
thoảng ( bún nước lèo Sóc Trăng là đại diện ) , còn nơi nào nấu bún
mắm thì mùi nồng hơn , vị ngọt đậm hơn ... ( bún mắm Châu Đốc )
Vào những chiều mưa dầm rả rích , ghé vội vào một quán bún mắm ven đường . Mùi mắm ngọt ngào pha lẫn mùi sả nồng ấm luôn làm cho bạn quên đi cảm giác cô đơn . Và tô bún quả thật là một kiệt tác nghệ thuật với những miếng mực trắng nõn , miếng thịt cá mềm mại , pha sắc đỏ của những con tôm đất , điểm xuyến vào đó là những miếng thịt heo quay giòn rụm . Còn dĩa rau kèm theo là cả một vùng đất Nam Bộ hiện hữu với giá sống , hẹ xanh , rau đắng nho nhỏ cọng , kèo nèo và cọng bông súng nằm thảnh thơi như chờ đợi sự thưởng thức cuối cùng của người ăn ....
Bạn còn chờ đợi gì nữa mà không ghé đến các quán sau để thưởng thức
- Bún mắm Hậu GIang ( quận 6 ) : Lề đường đường Hậu Giang - Gần ngã tư Hậu GIang - Nguyễn Văn Luông . Ăn ngon tuy hơi không được vệ sinh lắm -Giá 18000 - 20000 / Tô
- Bún mắm Nhựt Tảo ( quận 10 ) - Gần chợ Nguyễn Tri Phương. Mùi mắm hơi nồng một chút nhưng cũng rất ngon - GIá 15.000 / tô
- Bún mắm chợ Trần Hũu Trang ( Quận Phú Nhuận ). Nằm trong con hẻm bên hông chợ Trần Hữu Trang . Một trong những quán hiếm hoi bán món này vào buổi sáng . Mùi mắm co pha vị ngọt của thơm ... Giá 13.000 - 15.000/ tô
- Bún mắm chùa Dược Sư ( Quận Bình Thạnh ) . Nằm trên đường Lê Quang Định , đối diện với chùa Dược Sư . Quán này có món mắm me để ăn chung với mực hoặc đầu cá lóc rất ngon . Giá 22.000 / tô
- Bún mắm Lê Văn Sĩ ( quận Tân Bình ) . Nằm đầu môt con hẻm lớn ngay bùng binh Lê Văn Sĩ , Nguyễn Trọng Tuyển . Ăn được . Giá 22.000/ tô
- Bún mắm Thủ Đức . Nằm ở lề đường vào khu Tam Hà ( không nhớ tên đường ) - Ăn rất ngon Có thêm rau nhút trong dĩa rau tạo phong cách đặc biệt . Giá : 15000 - 18000/ tô
Vào những chiều mưa dầm rả rích , ghé vội vào một quán bún mắm ven đường . Mùi mắm ngọt ngào pha lẫn mùi sả nồng ấm luôn làm cho bạn quên đi cảm giác cô đơn . Và tô bún quả thật là một kiệt tác nghệ thuật với những miếng mực trắng nõn , miếng thịt cá mềm mại , pha sắc đỏ của những con tôm đất , điểm xuyến vào đó là những miếng thịt heo quay giòn rụm . Còn dĩa rau kèm theo là cả một vùng đất Nam Bộ hiện hữu với giá sống , hẹ xanh , rau đắng nho nhỏ cọng , kèo nèo và cọng bông súng nằm thảnh thơi như chờ đợi sự thưởng thức cuối cùng của người ăn ....
Bạn còn chờ đợi gì nữa mà không ghé đến các quán sau để thưởng thức
- Bún mắm Hậu GIang ( quận 6 ) : Lề đường đường Hậu Giang - Gần ngã tư Hậu GIang - Nguyễn Văn Luông . Ăn ngon tuy hơi không được vệ sinh lắm -Giá 18000 - 20000 / Tô
- Bún mắm Nhựt Tảo ( quận 10 ) - Gần chợ Nguyễn Tri Phương. Mùi mắm hơi nồng một chút nhưng cũng rất ngon - GIá 15.000 / tô
- Bún mắm chợ Trần Hũu Trang ( Quận Phú Nhuận ). Nằm trong con hẻm bên hông chợ Trần Hữu Trang . Một trong những quán hiếm hoi bán món này vào buổi sáng . Mùi mắm co pha vị ngọt của thơm ... Giá 13.000 - 15.000/ tô
- Bún mắm chùa Dược Sư ( Quận Bình Thạnh ) . Nằm trên đường Lê Quang Định , đối diện với chùa Dược Sư . Quán này có món mắm me để ăn chung với mực hoặc đầu cá lóc rất ngon . Giá 22.000 / tô
- Bún mắm Lê Văn Sĩ ( quận Tân Bình ) . Nằm đầu môt con hẻm lớn ngay bùng binh Lê Văn Sĩ , Nguyễn Trọng Tuyển . Ăn được . Giá 22.000/ tô
- Bún mắm Thủ Đức . Nằm ở lề đường vào khu Tam Hà ( không nhớ tên đường ) - Ăn rất ngon Có thêm rau nhút trong dĩa rau tạo phong cách đặc biệt . Giá : 15000 - 18000/ tô
BÚN RIÊU
Món này có gốc ở xứ Bắc . Nguyên liệu chủ yếu là cua đồng xay nhuyễn nhưng nấu được một bán riêu cua ngon đúng điệu hoàn toàn không phải là một vấn đề dễ dàng . Chẳng biết món này xuất hiện ở Sài Gòn từ lúc nào nhưng nó cũng không ngoại lệ khi được biến đổi cho phù hợp với khẩu vị đa phong cách của dân Sài Thành . Bên cạnh cua đồng , cà chua dân Sài Gòn còn cho nấu thêm với tôm khô , cho vào tô bún ít huyết heo , đậu hũ ... đôi khi có thêm cả da heo , chả cây làm cho tô bún thêm phong phú hấp dẫn . Một số nơi còn có ốc luộc hoặc ốc xào ...Nhưng dù có thay đổi gì thì nó vẫn không thể không có mắm tôm , chút ớt hiểm làm cay sè đôi môi và chút nước me để làm dịu đi cái gắt của mắm tôm.
Món bún riêu khá bình dân , có thể thấy nó ở hang cùng ngỏ hẻm , trên lề đường hoặc kẽo kẹt trên gánh bún nghèo của một người phụ nữ đảm đang gánh vác chuyện buôn bán nuôi sống gia đình . Nó mang lại chút mát mẻ trong những ngày hè nóng nực và chút ấm áp trong những ngày đông giá lạnh ...
Ghé các chỗ sau đây nhé các bạn
- Bún riêu Vườn Chuối ( Quận 10 ) : Trước đây ở chợ Vườn chuối nay đã dời về ngã tư Ngô Quyền và Vĩnh Viễn . Bún nấu với tôm khô và cua đồng , khá ngon - Giá : 6000 - 8000/ tô
- Bún riêu Đinh Tiên Hoàng ( quận 1 ) : Ngay ngỏ hẻm kế bên sân vận động Hoa Lư : Nấu theo kiểu Bắc - có ốc - giá 7000 - 8000 / tô
- Bún riêu Thanh Hải ( quận 3 ) : Trên đường Kì Đồng - Nằm trong hẻm đầu tiên bên tay phải đi từ Trần Quốc Thảo xuống ( 14/12 Kì Đồng ). Phong cách Bắc - có kèm món ốc xào chuối khá ngon - GIá 10.000 - 12.000 / tô
- Bún riêu Phú Thọ ( quận 11 ) . Trước bán ở ngã tư Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương rất đông khách . Sau bị công an đuổi nên dời về Phú Thọ trên đường 3/2 trong một ngõ hẻm đối diện nhà sách Phương Nam - Giá 7000 - 8000/tô .
- Bún riêu ÔngTạ ( quận Tân Bình ) : Nằm trong hẻm rất nhỏ kế bên quán Đại chúng mì gia trên đường Phạm Văn Hai .. Chỉ bán vào buổi chiều . Quán này có món đậu hũ khá ngon vì được chiên dòn - Giá 8000 - 10000/ tô .
- Bún riêu Nguyễn Chí Thanh ( Quận 5 ): Nằm ngay đầu đường Nguyễn Chí Thanh , ngay bùng binh . Bún riêu nấu kiểu Nam Bộ có đầy đủ tôm , mực , chả cá . Ốc để trong một cái chén riêng khá đặc biệt . Giá : 15.000 / tô
BÁNH XÈO
Món này thì không biết gốc tích xuất phát từ đâu ...Nhưng thấy ở miền Tây người ta hay làm món này . Nhớ thời còn sinh viên , đạp xe xuống nhà nhỏ bạn ở Gò Công ( Tiền Giang ) mệt nhoài . Nhảy ùm xuống tắm sông rồi ướt loi ngoi ngồi chồm hổm bên gốc dừa , Trong chiều nhạt nắng , khói đốt đồng ngai ngái mùi rạ non , một tiếng xèo ...và một chiếc bánh vàng , giòn rụm , có thêm chút đậu xanh , cổ vịt băm nhuyễn làm nhưn , giá trăng trắng ...Cuộn vội trong chiếc lá cải xanh đưa lên miệng mà cảm thấy cuộc sống quả thật là thiên đường
Dân Sài Gòn lười không muốn đổ bánh ở nhà , nên kéo nhau ra quán ngồi ăn . Nhưng quả thật cho dù người đổ bánh làm ngon thế nào đi chăng nữa mà ăn món bánh xèo trong phòng máy lạnh thì vẫn có cảm giác vô duyên như gặp phải một người đẹp không có tri thức.
Sau này lại xuất hiện thêm một loại bánh xèo được gọi là bánh xèo Miền Trung . Kích thước nhỏ hơn và phần nhân cũng khiêm tốn hơn với vài lát thịt ba rọi , vài con tôm nhỏ ...nhưng được cái giá của nó cũng mềm nên loại bánh xèo này hay xuất hiện ở các khu công nhân , khu lao động ... Tôi cũng đã từng ngồi ăn loại bánh xèo này dưới cầu Tân Thuận , bên dòng sông lờ đờ trôi ...và không hề có cảm giác bình an như những ngày xưa cũ . Cuốn bánh xèo trong chiếc bánh tráng nhỏ và đưa vào miệng tôi chỉ cảm giác đời mình thật đen tối như tâm trạng của giáo Thức trong Đời Thừa của nhà văn Nam Cao
Tôi luôn thích ghé vào quán bánh xèo khi trời mưa , ngồi kế bên bếp lò đỏ rực , nhìn chị chủ quán đổ một vá bột màu vàng ươm của nghệ , rồi bỏ vào đó một vài lát thịt ba rọi , vài con tép bạc , chút đậu xanh , chút giá rồi đậy nắp lại . Rồi như một trò ảo thuật , vài phút sau đó khi giở nắp ra tôi đã có ngay một chiếc bánh giòn rụm , vàng ươm ... Và không bao giờ chậm trễ , tôi đưa chiếc lá chuối xanh mướt hứng lấy chiếc bánh ấy , bẻ nhanh phần giòn nhất của chiếc bánh bỏ vào miệng rồi nhắm mắt lại .... Tôi thấy mình vùn vụt quay về với một thời đã qua
Ghé mấy quán sau nha bạn :
- Bánh xèo Cách mạng tháng 8 ( quận 10 ) ... Quán này đối diện với bưu điện Chí Hoà , gần mấy chỗ bán thịt chó .... Ăn được ... Giá khoảng 10.000đ/cái
- Bánh xèo Trần Mai Ninh ( quận Tân Bình ) : đi đường CMT8 , qua ngã tư Bảy Hiền , đến nhà thờ Đắc Lộ có một ngã 3 , quẹo vào đó vài chục mét sẽ thấy quán bánh xèo này . Quán đã từng lên báo nên rất đông khách , chờ mỏi mệt ... Giá : 10000đ/cái
- Bánh xèo 110c Ngô Quyền ( quận 5 ) : Nghe nhiều người khen , nhưng ăn vào thấy cũng bình thường ...GIá 20.000 - 22.000 / cái .
- Bánh xèo Đinh Công Tráng ( quận 1 ) - đối diện với nhà thờ Tân Định là đường Đinh Công Tráng ( số 46A )... Bánh xèo theo trường phái nhà hàng , bột có pha trứng , dầu mỡ tràn trề ...ăn chừng 1 cái là thấy lưng lửng ...Giá 25.000đ/cái .
- Bánh xèo Ăn là ghiền ( quận Phú Nhuận ) : nằm ngay ngã tư Trần Huy Liệu - Nguyễn Văn Trỗi . Tuy mới ra đời nhưng nhanh chóng có " số má " vì chịu khó tạo ra những phong cách "dựng tóc gáy "về nhưn bánh như ; bánh xèo nhưn nấm , nhưn rau mầm , nhưn cổ hũ dừa .... Ai nói tôi ngu tôi chịu chứ ăn bánh xèo ở đây có cảm giác như đang ăn bột kẹp rau ..Giá từ 25.000 - 30.000 đ/ cái
BÚN THỊT NƯỚNG
Trời chạng vạng tối , cái nóng hầm hập của những ngày hè làm tôi như phát điên lên như một con thú bị giam hãm . Mở toang cửa sổ để mong đón một cơn gió .... Và trong những cơn gió nhẹ hiếm hoi lùa qua cửa sổ , một mùi thơm len lỏi đánh thức các giác quan của tôi ...đó chính là mùi thịt nướng .....
Trời chạng vạng tối , cái nóng hầm hập của những ngày hè làm tôi như phát điên lên như một con thú bị giam hãm . Mở toang cửa sổ để mong đón một cơn gió .... Và trong những cơn gió nhẹ hiếm hoi lùa qua cửa sổ , một mùi thơm len lỏi đánh thức các giác quan của tôi ...đó chính là mùi thịt nướng .....
Trong một thời gian rất lâu trong thời kỳ bao cấp , nhà hàng xóm của tôi rất thích làm bún thịt nướng ...còn tôi thì thích cái mùi thịt nướng vào những ngày cuối tháng ... Hình ảnh cả gia đình xúm xít xung quanh một đĩa thịt ba rọi , xếp nó vào vỉ nướng rồi đặt lên rên một chiếc bếp than đang hừng hực lửa luôn tạo cho tôi một cảm giác ấm áp . Và tiếng mỡ cháy xèo xèo , bùi thịt nướng bốc lên quấn quýt cùng với làn khói lùa đi khắp hẻm nhỏ mang lại cho những người sinh sống quanh đó một sự ghen tỵ .. Không hẳn là vì miếng ăn mà là vì sự hạnh phúc gia đình mà họ đang có
Thời mở cửa những hàng bán bún chả ( cách gọi bún thịt nướng theo kiểu miền Bắc ) xuất hiện ngày càng nhiều góp thêm phần phong phú cho ẩm thực Sài Gòn . Thịt thì ngày càng nhiều hơn nhưng không làm sao kiếm được cái mùi thịt nướng đầy quyến rũ ngày nào vì ở các hàng bún chả người ta luôn làm những ống khói để hút khói lên cao
Bún thịt nướng ở sài Gòn có 2 trường phái : theo phong cách Bắc ( được gọi là bún chả ) . Thịt được nướng là thịt ba rọi , ướp với gia vị rồi nướng . Khi dọn ra , thịt nướng được kèm với chả viên ( là thịt băm chiên ) ngâm trong một chén nước mắm chua ngọt cùng khá nhiều xu hào thái mỏng ngâm chua . Bún để riêng . Và rau ăn kèm thường là salad , rau quế và vài cọng ngò thơm .
Còn theo phong cách Nam ( chắc xuất phát từ Bình Dương , hay Thủ Đức ) thì thịt được nướng thường là thịt nạc thăn , ướp gia vị mà trong đó mùi chủ đạo là sả băm . Miếng thịt khi nướng xong có màu đỏ cánh gián , chút vàng của sả rất hấp dẫn . Bún là bún Thủ Đức có sợi nhỏ hơn loại bún bình thường . Người ta bỏ hết tất cả vào một tô : Rau sống xắt nhỏ , dưa leo , giá , một miếng bún và thịt nướng xếp lên trên , chan thêm miếng mỡ hành , rắc thêm ít đậu phộng giã dập
Thử ghé các quán sau để thưởng thức nhé các bạn
- Bún chả Xuân Tứ ( Quận Tân Bình ) . Ngay ngã 3 Phạm Văn Hai - Nguyễn Văn Trỗi . Ăn được - giá : 18000/ phần
- Bún chả Vân Anh ( quận Tân Bình ) . Nằm trên đường Trường Sơn vào sân bay . Ăn khá được - giá : 18000 - 20000/ phần
- Bún chả Hàng Mành ( quận 3 ) . Nằm trên đường Trần Quốc Thảo gần ngã tư Trần Quốc Thảo - Điện Biên Phủ ( bây giờ chuyển sang Lý Chính Thắng đoạn gần ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa. ). Ăn ngon - giá : 18000 - 20.000đ/ phần
- Bún chả Món ngon Hà Nội trên đường Đinh Tiên Hoàng , đối diện với trường Tiểu học Đnh Tiên Hoàng gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ . Giá : 20.000 - 25.000đ/phần
- Bún thịt nướng rạp Hưng Đạo .( quận 1 ) Chỉ bán vào buổi chiều . Nằm trên lề đường kế bên rạp Hưng Đạo , ngay ngã 3 Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh - giá : 15.000/ tô
- Bún thịt nướng bà Tám ( quận 3 ) : nằm trên đường Võ Văn Tần đoạn gần đường Nguyễn Thượng Hiền , kế bên phở Lệ . Giá 16.000 - 18000 đ/ tô
- Bún thịt nướng Thủ Đức . Nằm trên đường Kha Vạn Cân góc chợ Thủ Đức . Ăn rất ngon . Giá : 16000 - 18.000 đ/ tô . Ngoài thịt nướng ở đây còn bán nem nướng ( thịt xay nhuyễn ép vào cây đũa rồi đem nướng ) khá ngon .
- Bún thịt nướng Hải Đăng ( quận Tân Bình ) . Đi trên đường CMT8 về hướng ngã tư Bảy Hiền , qua công viên Lê Thị Riêng sẽ thấy một ngã 3 nhỏ đó là đường Chấn Hưng ( hay còn gọi là vườn rau ) - Quán bán bún thịt nướng và chả giò khá ngon nên rất đông - vệ sinh kém - giá : 15.000 - 17.000 đ/tô
- Bún chả Vân Anh ( quận Tân Bình ) . Nằm trên đường Trường Sơn vào sân bay . Ăn khá được - giá : 18000 - 20000/ phần
- Bún chả Hàng Mành ( quận 3 ) . Nằm trên đường Trần Quốc Thảo gần ngã tư Trần Quốc Thảo - Điện Biên Phủ ( bây giờ chuyển sang Lý Chính Thắng đoạn gần ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa. ). Ăn ngon - giá : 18000 - 20.000đ/ phần
- Bún chả Món ngon Hà Nội trên đường Đinh Tiên Hoàng , đối diện với trường Tiểu học Đnh Tiên Hoàng gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ . Giá : 20.000 - 25.000đ/phần
- Bún thịt nướng rạp Hưng Đạo .( quận 1 ) Chỉ bán vào buổi chiều . Nằm trên lề đường kế bên rạp Hưng Đạo , ngay ngã 3 Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh - giá : 15.000/ tô
- Bún thịt nướng bà Tám ( quận 3 ) : nằm trên đường Võ Văn Tần đoạn gần đường Nguyễn Thượng Hiền , kế bên phở Lệ . Giá 16.000 - 18000 đ/ tô
- Bún thịt nướng Thủ Đức . Nằm trên đường Kha Vạn Cân góc chợ Thủ Đức . Ăn rất ngon . Giá : 16000 - 18.000 đ/ tô . Ngoài thịt nướng ở đây còn bán nem nướng ( thịt xay nhuyễn ép vào cây đũa rồi đem nướng ) khá ngon .
- Bún thịt nướng Hải Đăng ( quận Tân Bình ) . Đi trên đường CMT8 về hướng ngã tư Bảy Hiền , qua công viên Lê Thị Riêng sẽ thấy một ngã 3 nhỏ đó là đường Chấn Hưng ( hay còn gọi là vườn rau ) - Quán bán bún thịt nướng và chả giò khá ngon nên rất đông - vệ sinh kém - giá : 15.000 - 17.000 đ/tô
CANH BÚN
Món này chắc là một biến thể của bún riêu vì nguyên liệu nấu không khác mấy : cũng cua đồng , cũng cà chua , cũng đậu hũ , cũng mắm tôm ... Có khác chăng là rau ăn kèm . Bún riêu thường ăn chung với rau muống chẻ , rau thơm , giá sống và miếng rau salad xắt nhỏ , còn canh bún thí ăn chung với rau muống luộc , rau nhút hoặc cần nước
Ở Sài Gòn , canh bún được nấu theo hai trường phái . Trường phái Bắc thì nấu mộc không cho màu đỏ của hạt điều vào bún và chỉ có cua đồng , đậu phụ và không kèm theo bất kỳ nguyên liệu nào khác , ăn kèm với rau muống luộc , rau nhút hoặc cần nước . Trường phái Nam thì nồi canh bún phải có màu đỏ hấp dẫn và ngập tràn huyết , đậu hũ , chả miếng...có nơi còn cho cả giò heo ....
Chẳng hiểu sao canh bún rất gần gũi với giới học sinh , sinh viên ... chắc có lẽ nhìn nó bình dân , dễ ăn mọi lúc mọi nơi ... Những hàng canh bún đông nghẹt áo trắng quần xanh mỗi khi tan trường luôn làm cho tôi nhớ đến một thời đã xa ...
Hồi xưa , tôi hay lê lết ở những quán này .
- Canh bún nghĩa địa ( quận gò vấp ) : Nằm trong khu mộ cổ trên đường Trần Bình Trọng . Ngay lối vào của cafe Tưởng Niệm hồi xưa . Là địa chỉ quen thuộc của dân trung học Võ Thị Sáu , Hoàng Hoa Thám , Phan Đăng Lưu ... Ăn vừa ngon , vừa rẻ vừa có cảm giác hồi hộp khi ngồi xì xụp trên một đống gò mả ... Giá khoảng 6000 - 8000/ tô .
- Canh bún Phan Văn Trị Quận gò Vấp ) : Chạy qua ngã 5 Bình Hoà , theo Phan Văn Trị đổ ra Lê Quang Định sẽ gặp quán này nằm bên tay phải . Phong cách Nam ... Ăn rất được .. Giá : 10.000đ/tô .
- Canh bún cổng xe lửa số 6 ( Phú Nhuận ) : Đi trên đường Lê Văn Sỉ theo hướng ra Trần Huy Liệu đến đường rầy xe lửa thì quẹo phải , đi thêm vài chục mét sẽ thấy quán này . Quán bán canh bún phong cách Nam nhưng không có nhiều huyết ...có kèm rau nhút - giá từ 8000 - 10000/ tô .
-Canh bún bờ kè ( quận Tân Bình ): Đi theo bờ kè kênh Nhiêu Lộc về hướng Tân Bình . Quán nằm trên lề đường gần ngã 3 Phạm Văn Hai . Nấu theo phong cách Bắc ... giá 6000 đ./ tô
- Canh bún Bắc Hải ( quận 10 ) : Đối diện với trường THCS Bắc Hải ... Phong cách Bắc . GIá 5000đ/ tô
Ngoài ra còn có bánh đa cua nấu theo kiểu Hải Phòng . Cách nấu tương tự nhưng sợi bún là một loại bánh tráng cắt dọc . Ăn cũng khá ngon . Các quán bán món này nằm trong khu sân bay . Đi vào đường Hồng Hà ... đến gần ngã ba trung tâm huấn luyện sẽ thấy một ngã 3 khác, rẽ vào đó , đến ngã tư đầu tiên thì rẽ phải thì sẽ gặp quán này ( hình như là đường Hậu Giang )
PHÁ LẤU BÒ
Thời sinh viên , có những hôm cả nhóm cúp tiết lang thang đầu đường xó chợ thì điểm đến cuối cùng luôn luôn là một quán bán phá lấu bò trong ngôi chợ nhỏ ở quận 5
Khó có thể nhớ hết tên các bộ phận của con bò được lấy làm nguyên liệu cho món phá lấu : nào phèo , nào lá xách , nào gan , nào phổi , nào bao tử .... Tất cả các món đó được làm sạch rất công phu . Phải rửa nhiều lần với muối , cạo sạch chất bẩn , rửa lại vói nứơc gừng hoặc rượu trắng rồi đem nấu với nứơc cốt dừa co pha chút cari . Món phá lấu có ngon hay không là do kĩ thuật nêm nếm của người nấu
Cả nhóm xúm xít xung quanh chiếc xe phá lấu của dì Liên mặc sức thưởng thức mùi thơm ngọt ngào của nước cốt dừa bốc lên từ nồi phá lấu đang sùng sục sôi . Không vội vã , không hấp tấp , dì Liên cầm kéo cắt từng miếng phá lấu cho vào một cái chén nhỏ rồi chan nứơc dùng ngập những miếng phá lấu đó . Ổ bánh mì giòn rụm được bày ra cùng với chút rau răm và chén mắm me loáng thoáng chút đỏ của ớt làm cho món phá lấu bò trở nên quá ngon trong một buổu chiều lang thang khắp sài Gòn không định hướng
Bây giờ đôi khi đi ngang các trường tiểu học hay hồ bơi , tôi vẫn thấy người ta bán món phá lấu này nhưng nhìn màu sắc đỏ tươi hay vàng thắm của chúng tôi lại thấy ơn ớn vì biết rằng màu thực phẩm không bao giờ lại có màu tươi như thế nên đành nhắm mắt làm ngơ .... rồi chạy vội đến quán phá lấu quen thụôc gọi liền 2 chén và nhấm nháp ....
Trong đám bạn ngày xưa , chẳng ai còn quay lại quán xưa ... tôi ăn và thoáng chút ngậm ngùi
- Phá lấu Dì Liên ( quận 5 ): Nằm gần trường Ba Đình . Đi đường Nguyễn Văn Cừ đến ngã 3 Phan văn Trị thì chạy thẳng vào đến trường Ba Đình sẽ gặp quán phá lấu này ...Bán từ sáng đến chiều . Giá 7000đ/ chén .
- Phá lấu Nguyễn Biểu ( quận 5 ) . Nằm đầu con hẻm trên đường Nguyễn Biểu giữa Phan Văn Trị và Nguyễn Trãi - Giá 8000 đ/ chén
- Phá lấu Nguyễn văn Trỗi ( Quận Phú Nhuận ) . Nằm trên đường NGuyễn Văn Trỗi gần ngã tư Nguyễn Văn Trỗi - Trần Huy Liệu - Giá : 6000đ/ chén .
- Phá lấu chợ Hồ Thị Kỷ ( quận 10 ) ... rẽ vào chợ hoa Hồ Thị Kỷ sau đó chạy vòng ra phía sau trường Hồ Thị Kỷ sẽ thấy một khu chợ . Trong khu này có hai hàng phá lấu - giá : 8000đ/ chén
BÁNH HUẾ
Lại một chiều mưa đổ một cách vội vã , tôi và em ngồi trong quán Nam Giao nhỏ bé trong một con hẻm trên đường Lê Thánh Tôn đối diện với chợ bến Thành . Quán để đèn vàng ấm áp và mắt tôi như nhoè đi trong hơi nóng của ly trà sen thơm thoang thoảng . Tiếng hát của Khánh Ly cứ chơi vơi , chơi vơi....
- Ăn gì anh ?
Em luôn đánh thức tôi bằng một câu hỏi vô cùng thực tế như thế và đương nhiên tôi biết đó cũng chỉ là một câu hỏi cho có vì sau đó luôn luôn món bánh bèo sẽ được dọn lên
Người Huế khéo tay nên chế biến được rất nhiều loại bánh vừa hấp dẫn vừa ngon . Nào là bánh bèo , bánh nậm , bánh ram ít , bánh bột lọc .....hầu hết các loại bánh này được làm tự bột gạo . Bánh bột lọc có pha chút bột năng cho trong bánh . Nhân được làm từ thịt ba rọi , tôm đất ... và được hấp cho chín . Các loại bánh nậm , bánh bột lọc được gói trong lá chuối . Bánh bèo được đổ trong chén và hấp chín . Nhưn của bánh bèo là tôm đất giã nhuyễn
Bánh Huế theo chân những người phụ nữ Huế vào Sài Gòn . Bản tính người phụ nữ Huế khắt khe nên các món bánh không bị biến đổi nhiều ngoài việc nứơc mắm được pha loãng hơn và các món bánh gói bằng lá chuối được lột sẵn chứ không để nguyên để người ăn tự lột ....
Bánh bèo được để nguyên trong chén xếp trong một chiếc mẹt nhỏ xinh xinh , trên mỗi chiếc bánh bèo là màu đỏ nhạt của thịt tôm giã nhuyễn và kế bên là chén nứơc mắm có màu vàng trong vắt , điểm xuyến vào đó là vài lát ớt xanh cay xé đầu lưỡi .
Làm sao quên được khuôn mặt xinh xắn của em chăm chú nhìn từng chiếc bánh , tiếng hít hà của em khi ăn trúng miếng ớt cay ... tất cả đã trở thành những kí ức , những kỉ niệm mà sau này khi lang thang ngoài đường phố Sài Gòn mà không có em ....anh luôn nhớ một cách quay quắt
Anh sực nhớ lâu rồi không ghé Nam Giao
-Bánh huế O Xuân ( quận 1 ) : gánh bán các loại bánh Huế nắm trên đường Nguyễn Hữu Cầu , bên hông chợ Tân Định ... rất ngon giá 12.000 đ/dĩa .
- Bánh bèo Đường rầy ( quận Phú Nhuận ) . Ngay đường xe lửa số 6 có một điểm bán hoa Thạch Thảo , rẽ vào con hẻm , chạy thêm một đoạn sẽ thấy quán bánh bèo . Bánh bèo ở đây dày cơm và ăn chung với xíu mại chứ không phải tôm chấy . Giá : 10.000 đ/ dĩa .
- Bánh bèo Nam Giao ( quận 1 ) : Quán nằm trong hẻm trên đường Lê Thánh Tôn , đối diện với chợ Bến Thành . Bán nhiều món Huế - Bánh bèo giá 20.000 đ/ phần
- Bánh Huế Đặng Văn Ngữ ( quận Phú Nhuận ) . Nằm đầu một con hẻm trên đường Đặng Văn Ngữ , ngay ngã 3 Đặng Văn Ngữ , Huỳnh Văn Bánh . Giá 8000 đ/ dĩa .
- Bánh Huế 3A ( quận 1 ). Có nhiều quán nhưng ăn tương đối được là quán nằm trong một con đường nhỏ kế bên trường THCS Nguyễn Du quận 1- giá từ 20.000 - 22.000 đ/ phần .
- Restaurant Rất Huế ( quận 1 ) . Nằm trong một con hemtrên đường Lê Thánh Tôn , đối diện chợ Bến Thành , kế với quán Nam Giao . Các loại bánh ở đây làm khá cầu kỳ và ngon
BÁNH CANH
Đây là một dạng bún nước khá đặc biệt . Sợi bún không làm bằng bột gạo như các loại bún khác mà có pha bột năng tạo độ trong và dai cho sợi bánh . Có một số nơi ở miền Trung người ta làm bánh canh từ bột gạo
Nước dùng được nấu từ xương heo cho ngọt nước , ở Huế người ta còn nấu nước dùng từ cá Tràu....
Không biết gốc tích của món này ở xứ nào . Có thể ở Huế với món bánh canh cá tràu và cũng có thể là miền Đông Nam Bộ của bánh canh Trảng Bàng ..Ở Sài Gòn , bánh canh có nhiều trường phái : Đơn giản nhất là bánh canh thịt heo được bán khắp hang cùng ngõ hẻm như một món ăn sáng phổ biến bên cạnh món hủ tiếu và nui ... Phức tạp hơn một chút là món bánh canh cua với thịt cua xé nhỏ , tôm và đôi khi có cả huyết heo . nước dùng màu đỏ hơi đậm và đặc do có pha chút bột năng ...Loáng thoáng trên bề mặt là ít gạch cua , vài cọng đầu hành xanh thẫm làm cho tô bánh canh càng trở nên hấp dẫn và lôi cuốn ... và trong khoảng 10 năm trở lại đây , ở Sài Gòn lại tiếp nhận thêm một món bánh canh có gốc gác từ Trảng Bàng - Tây Ninh . Cũng tương tự như món bánh canh nấu với thịt heo nhưng bánh canh Trảng Bảng thể hiện sự công phu khi sợi bánh làm từ bột gạo không pha bột năng . Nước dùng ngọt ngào từ việc hầm với giò heo tươi , giò khoanh xắt mỏng được bày trên tô bánh canh ăn cùng với chén nước mắm nhĩ...làm tất cả vị giác của ta bừng bừng thức dậy .....
Muốn ăn bánh canh ghé các quán sau nha :
- Bánh canh cua Nguyễn Tri Phương : Nằm trong hẻm trên đường Bà Hạt , đối diện chợ Nguyễn Tri Phương . Ăn khá ngon , nhưng phải đi sớm vì quán rất đông , giờ cao điểm là 4 - 5 giờ không có chổ ngồi - Giá từ 15.000 - 17000đ/tô
- Bánh canh cua chú Ba : Nằm trên đường Ngô Quyền , đối diện với sân vận động Thống Nhất . Quán bán bánh canh cua rất ngon ...nhưng vừa rồi quay lại đã thấy biến mất chỉ để lại một dòng chữ trên bờ tường : Bánh canh cua chưa có chỗ bán lại . Đừng hỏi nữa - Mệt quá ... ! ....Ai biết quán đã dời đi đâu , xin chỉ dùm , sẽ hậu tạ .
- Bánh canh cua Võ Văn Tần ( quận 3 ): Số 320 Võ Văn Tần ...ăn tàm tạm nếu bạn không phải là một người khắt khe trong vấn đề ẩm thực - Giá 17.000 - 20.000/ tô .
- Bánh canh Nam Phổ ( Quận 1 ) Nằm trên đường Nguyễn Hữu Cầu , kế bên chợ Tân Định là một dọc các quán bán món Huế . Ghé quán o Xuân . Tô bánh canh khá đặc biệt vì nhỏ và khá đặc ...thịt cua thoang thoảng .. Giá : 10.000đ/ tô .
- Bánh canh cua Nguyễn Văn Đậu ( Bình Thạnh ) . Nằm trên đường Nguyễn văn Đậu , gần trường dân lập Hưng Đạo , quán bán buổi sáng ăn khá được . giá từ 10.000- 12000/ tô .
- Bánh canh ghẹ Cầu Bông ( Quận Bình Thạnh ) . Nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng , ngay dưới chân cầu Bông . Quán chỏ bán buổi tối .Mỗi tô được cho nửa con ghẹ tha hồ ăn . Giá : 30..000/ tô
- Bánh canh Trảng Bàng Hoàng Ty : có bán trong các quán thuộc tập đoàn Hoàng Ty nhưng nơi bán ăn ngon nhất là Hoàng Ty 2 trong Thanh Đa - giá 15.000 - 17.000 đ/ tô .
MÌ QUẢNG
Cái tên đã cho biết gốc gác của món này chắc hắn là ở xứ Quảng Nam và Quảng Ngãi . Nhưng tôi thấy món này bán nhiều ở Đà Nẵng hơn là ở hai xứ Quảng kia
Món này xuất hiện ở Sài Gòn trong khoảng 10 năm trở lại đây cùng với làn sóng nhập cư của người dân miền Trung . Như một cô gái quê đang bối rối trước ánh hào quang rực rỡ của chốn đô thành , mì Quảng e dè có mặt trong những hẻm sâu , phố vắng ...nơi tập trung đông đảo người miền Trung để giúp họ chút niềm nhớ về quê hương xa xôi
Điểm đặc biệt của món này chính là sợi mì . Nó không dài và mỏng như sợi mì của người Trung Quốc và cũng không dày như sợi mỳ Spaghety của Ý . Nó được làm từ bột gạo ngâm với nước tro , sau đó trộn với bột nghệ để có được một màu vàng óng ánh , quyến rũ
Nước lèo của món mì này được nấu từ xương heo , thit gà , tôm khô ...nấu cho sánh nước
Tô mì được dọn ra trước mặt chúng ta như một bức tranh đầy màu sắc ; sắc vàng óng ánh của sợi mì , chút đỏ của thịt gà kho , thịt heo xá xíu hay vài con tôm đất ...sắc trắng của miếng bánh tráng mè giòn rụm và sắc vàng nhẹ của đậu phụng rang nhỏ .... Đừng ngạc nhiên khi không thấy nước như các món mì khác . Nước dùng của mì Quảng rất ít chỉ đủ thấm vào các sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm nhưng nó vẫn đủ sức làm cho bạn nhớ mãi
Kiếm được một quán bán món này không dễ nếu bạn là dân gốc Quảng sành ăn.... nhưng không phải không thể
- Mì Quảng Trần Mai Ninh ( Quận Tân Bình ) . Đi trên đường CMT8 hướng về ngã 3 Bà Quẹo . Qua nhà thờ Đắc Lộ sẽ gặp 1 ngã 3 . Đó chính là đường Trần Mai Ninh . Con đường dẫn đến chợ Bà Hoa , nơi bán các nguyên liệu để nếu các món Quảng . Doc đường này có nhiều quán bán mì Quảng đúng gốc - giá từ 8000 - 10.000đ/tô . Hoặc có thể lang thang trong đường Võ Thành Trang , khu dệt Bảy Hiền cũng có nhiều quán nho nhỏ bán món này .
- Mì Quảng Vị ( quận Phú Nhuận ) : Nằm trong một ngõ nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ ,đối diện với White Palace. . Quán bán các món Quảng trong đó có mì - Giá : 20.000đ/ tô .
- Mì Quảng Trần Quang Diệu ( quận 3 ) : Quán nằm dưới chung cư Trần Quang Diệu gần bờ kè . Chỉ bán buổi sáng ... có gia giảm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của dân Sài Gòn - giá 18.000 đ/tô .
- Mì Quảng chị Lan ( quận 1 ) . Quán nằm ở chung cư Bùi Viện gần ngã 3 Bùi Viện - Cống Quỳnh . giá khoảng 18.000 tô .
- Cafe LADO ( quận Bình Thạnh ) nằm trong hẻm gần ngã 3 Lê Quang Định - Phan Văn Trị có bán món này để ăn sáng . Ăn khá được ...giá 22.000 đ/tô - Khung cảnh đẹp .
- Mì Quảng Ăn là mê : Có 2 quán tương tự bán mì quảng với phong cách trang trí mới . Một quán trên đường Trần Quốc Tháo ( quận 3 ) , gần ngã tư Lý Chính Thắng - Trần Quốc Thảo . Quán còn lại nằm trong cư xá Bắc Hải , cuối đường Bắc Hải , đối diện với trường THCS Trần Phú . Ăn ngon
BỘT CHIÊN
Những năm cấp II , món này luôn là một niềm mơ ước của một đứa trẻ phàm ăn như tôi . Chiều nào tan trường tôi cũng đứng nhìn hàng bột chiên của ông Tàu trước cổng trường với một sự khao khát đầy tính trẻ thơ
Tôi thấy ông Tàu mang cả xô bột đã hấp chín . Hình như đó là bột gạo , hoặc có pha thêm khoai môn xắt nhỏ . Bột được làm thành từng bánh . Khi có khách ăn , ông Tàu cắt bột thành từng viên cỡ quân cờ rồi dổ vào một cái chảo bằng để chiên . Lửa rất to , múc một muỗng mỡ ông Tàu rưới lên đám bột và nhanh tay đảo đều . Không lâu sau đó những viên bột bắt đầu chuyển sang sắc vàng . Lúc đó ông Tàu cầm một chiếc trứng gà , đập vỡ rồi rưới lên đám bột . Trứng gà chín sẽ là một chất kết dính các viên bột đã được chiên giòn với nhau .
Đám bột chiên vàng ấy sẽ được múc ra đĩa , phía trên được phủ một lớp đu đủ bào sợi trông thật hấp dẫn và quyến rũ . Đi kèm với đĩa bột chiên ấy là một phần không thể thiếu và quyết định đất chất lượng của đĩa bột chiên là chén tương . Tôi không biết món tương ấy đựơc pha chế như thế nào nhưng cái vị chua chua , ngọt ngọt của nó thì kể từ lần ăn đầu tiên tôi vẫn mãi không quên
Tôi đứng đó nhìn ông Tàu bán bột chiên với một mơ ước khát khao là có một ông tiên nào đó xuất hiện , dẫn tôi dõng dạc bứơc đến chiếc bàn thấp đặt trên lề đường và sau đó một dĩa bột chiên bốc khói xuất hiện ....Nhưng thực tế là tôi luôn luôn lẳng lặng cuối mặt ôm cặp đi về
Bây giờ đi làm , có tiền ... tôi lại ít khi ghé quán bột chiên vì e ngại sự dầu mỡ của nó ... Thình thoảng đi ngang qua trường xưa , tôi nhìn lên vỉa hè .... quán bột chiên năm xưa đã biến mất làm tôi cứ ngậm ngùi ... " cho em 1 vé đi tuổi thơ ơi ! "
- Bột chiên Đạt Thành ( quận 3 ) nằm trên đường Võ Văn Tần đoạn giữa Cách mạng tháng 8 và Nguyễn Thượng Hiền - 15.000/ đĩa
- Bột chiên Nguyễn Văn Đậu ( quận Bình Thạnh ) Trước nằm dưới gốc cây me gần trường Hưng Đạo nay chuyển về ngay ngã ba Nguyễn Văn Đậu - Trần Bình Trọng - giá 12.000đ/ dĩa .
- Bột chiên Lê Văn Sỹ ( quận Phú Nhuận ) nằm trên đường Lê Văn Sỹ gần đường rầy xe lửa ( cổng xe lửa số 6 ) - giá : 12.000 đ/ dĩa
CƠM GÀ
- Sao hôm nay mày rủ tao về nhà vậy A Hoà ?
- Hehehe .... có món ngon vật lạ phải rủ mày chứ ..Hôm nay má tao nấu cơm gà...
- Tưởng gì , má tao cũng nấu cơm gà cho tao ăn rồi , có gì lạ đâu ...
- Cùi loi heo .... Không ai ở Sài Gòn này nấu ngon bằng má tao đâu ...thắng Hoà nói chắc như đinh đóng cột
A Hoà là thằng bạn thân của tôi hồi học cấp II . Ba Má nó là người Hoa , nghe nói là gốc Quảng Đông sang sống ở Việt Nam từ lâu đời . Trong thời kỳ bao cấp , cuộc sống khó khăn , thằng Hoà biết ba má tôi là công nhân viên nên không có điều kiện cho tôi ăn uống đầy đủ trong khi nhà nó thì khá giàu nên nó hay mượn cớ học nhóm rủ tôi qua nhà nó khi má nó nấu những món ngon cho ông nội nó ăn . Đương nhiên chúng tôi cũng được hưởng ké
Hôm đó . má A Hoà nấu cơm gà theo kiểu Quảng Đông .. Gà được má nó làm sạch , rồi luộc vừa chín , sau đó đem chặt miếng vừa ăn . Nứơc luộc gà được dùng để nấu cơm nên cơm có màu vàng , và vị ngọt béo của nứơc dùng gà nhìn rất hấp dẫn . Vị giác của một đứa bé phàm ăn như tôi chỉ cảm nhận được món cơm gà mà A Hoà nấu khác với món cơm gà mà má tôi nấu trong các bữa đám giỗ là thịt gà rất mềm , da mỏng ăn không tanh và món tương ăn kèm của má A Hoà làm thì quả thật là vô địch ... chua chua , ngọt ngọt và phảng phất chút vị gừng
Tôi chỉ ăn món cơm gà Quảng Đông đó một lần và mặc nhiên công nhận đó là món cơm gà ngon nhất mà tôi từng được thưởng thức trong suốt cuộc đời mình . Đó quả thật là một sự bất công đối với các quán cơm gà của Sài Gòn khi nó tự nhiên bị so sánh với một kí ức tuổi thơ
Cơm gà ở Sài Gòn có quá nhiều phong cách nhưng có vẻ như nó chỉ xuất phát từ hai vùng : Trung Quốc và Quảng Nam . Trung Quốc thì có cơm gà Thượng Hải , cơm gà Hải Nam . Quảng Nam thì có cơm gà Tam Kỳ...
Cơm gà của Trung Quốc lại có 2 trường phái : gà luộc và gà xối mỡ .
Cơm gà Tam Kỳ thì có khác khi cơm được nấu với nứơc dùng gà rồi được dọn cùng thịt gà xé nhỏ trộn chung với rau răm , hành tây , carot , đậu cove hấp chín ....
Đột ngột không chia tay , không từ giã A Hoà mất tích năm tôi bứơc vào lớp 9 . Mãi sau này tôi mới biết ba má nó dẫn nó đi vượt biên ....
Món cơm gà tuyệt vời đó ...tôi chỉ được ăn đúng 1 lần
- Cơm gà Đông Nguyên : ( quận 5 ) 89 Châu Văn Liêm . Cơm gà luộc - giá 25.000 - 30.000/ phần .
- Cơm gà Hồng Phát ( quận Phú Nhuận ) 475 Hoàng Văn Thụ . Cơm gà luộc - giá 22.000 - 25.000 /phần .
- Cơm gà Hồng Xương ( quận Phú Nhuận ) nằm trên đường Lê Văn Sỹ , gần ngã 3 Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh - Cơm gà luộc .
- Cơm gà Tân Mãn Ký ( quận 5 ) - 4 Nguyễn Duy Dương - cơm gà luộc .
- Cơm gà xối mỡ Lão Hương Thôn ( quận 5 ) : Nằm ngay ngã tư Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo . Đây là quán cơm gà xối mỡ ngon nhất Sài Gòn khi gà được chiên đến giòn rụm tuy rằng quán rất dơ . Giá 25.000đ/ phần .
- Cơm gà xối mỡ Bà Hạt ( quận 10 ) nằm trên đường Bà Hạt giữa 2 đường Nguyễn Tiểu La và Ngô Quyền - Ăn được : giá 14.000 - 20.000đ/ phần .
- Cơm gà xối mỡ Su Su ( quận 3 ) đầu đường Tú Xương - ăn được .
- Cơm gà Tam Kỳ - Bà Luận .Có 3 địa điểm .
Cơ sở 1: 30 Hồ Tùng Mậu, Q1
Cơ sở 2: 82/1 Chu Văn An, P.26 Q. Bình Thạnh (Cách ngã tư Đinh Bộ Lĩnh - Chu Văn An khoảng 20m hướng XVNT)
Cơ sở 3: 58 Cao Thắng, P. 5, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Có các món cơm gà xé , gà chặt ... và món lòng gà thả ăn rất ngon . Giá khoảng 35.000/ phần
- Cơm gà Tam Kỳ - 33 Bàu Cát - Tân bình
XÔI
Má tôi kể lúc má tôi còn con gái thì bà đã bán xôi nơi góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur đó rồi . Từ miền Bắc , 1954 bà di cư vào Nam với một đàn con dại và gánh xôi là phương cách mưu sinh để bà và đám con thơ dại tồn tại giữa Sài Gòn hoa lệ
Bà chỉ nấu 3 loại xôi là xôi đậu phụng , xôi đậu xanh và nức tiếng nổi danh là xôi bắp . Phải chọn bắp ngon rồi ngâm với nứơc tro để hộp bắp rời ra , sau đó " đồ " ( một dạng giống hấp chín ) lên cho đến khi hột bắp phồng lên như khi người ta rang bắp . Đậu xanh đãi vỏ , hấp chín , giã nhuyễn . Hành tím xắt nhỏ rồi phi vàng với dầu để cho vào xôi . Một dĩa xôi bắp nhỏ nhắn nhưng nhìn nó ta có thể cảm nhận được sự khéo tay của người phụ nữ đảm đang : những hạt bắp tròn trĩnh nằm giấu mình dưới lớp đậu xanh vàng , chút đỏ cánh gián của hành tím và thêm một chút đường đủ sức làm cho món ăn sáng dành cho dân lao động trở nên hấp dẫn lạ lùng
Đã gần 40 năm trôi qua , bao nhiêu đổi thay đã diễn ra nơi góc đường bà đã ngồi bán , gạch lát vỉa hè cũng đã mấy lượt thay nhưng bà vẫn ngồi đấy . Lưng đã còng , mắt hơi mờ , tay chân đã có vẻ chậm chạp nhưng cách bà chăm chút cho từng dĩa xôi vẫn không có gì thay đổi
Tôi rất yêu mỗi sáng chủ nhật khi tôi có thể thoải mái ngồi trên góc đường này trong hơi sương của buổi sớm mai và mơ mộng hay hồi tưởng về những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình . Nhìn xe cộ thưa thớt qua lại và tưởng tượng ra những biến cố đã từng xảy ra nơi góc đường quen thuộc trong quá khứ và ngồi nhẩn nha từng hạt bắp trong dĩa xôi được bà chăm chút
Tôi không nói với bà tôi là con của một trong những khách hàng rất quen thụôc với bà vì tôi biết tôi không phải là trường hợp duy nhất . Sẽ có rất nhiều khách quay trở lại gánh xôi của bà cùng với quá khứ và tương lai
- Xôi bắp gánh bà Kiệm( quận 1 ) : Góc đường Lê Thánh Tôn _ Pasteur . Chỉ bán buổi sáng - rất ngon - giá 70000/ dĩa .
- Xôi bắp Nguyễn Trung Trực ( quận 1 ) đối diện với Intershop - gần đường Tạ Thu Thâu : chỉ bán buổi chìêu tối - giá 10.000/ dĩa .
- Xôi gà Bùi Thị Xuân ( quận 1 ) : Là địa chỉ quen thuộc của dân trung học Bùi thị Xuân . nằm trên đường Bùi Thị Xuân , đối diện với siêu thị Copmart - Ngoài xôi gà ở đây còn có món xôi phá lấu khá ngon .
- Xôi đậu Cống Quỳnh ( quận 1 ) : chỉ bán buổi tối . Quán nằm ngay bùng binh Cống Quỳnh , Nguyễn Cư Trinh . Xôi đậu xanh có chan nứơc dừa rất thơm ngon - 3000đ/ dĩa . Ở đây cũng có bán các loại chè . Đặc bịêt chè xôi nước rất xuất sắc .
- Xôi gà Lê Văn Sỹ ( quận Tân Bình ): Gần ngã tư Lê Văn Sỹ - Phạm Văn Hai , ăn tương đối .
- Xôi Khúc Phạm Văn Hai ( qụận Tân Bình ). Đây là một loại xôi đặc biệt gốc Bắc . Xôi bên ngoài , nhân đậu xanh kèm thịt heo ba rọi , rau khúc bên trong , ăn kèm với muối mè . Quán nằm gần ngã tư Phạm Văn Hai - Bùi Thị Xuân - giá : 5000/ viên .
- Xôi thập cẩm ĐaKao ( quận 1 ): nằm gần ngã tư Trần Quang Khải - Đinh Tiên Hoàng . Xe bán nhiều loại xôi - giá khá mắc dù chất lượng cũng bình thường .
- Xôi gà Hai Bà Trưng ( quận 3 ) . Xe bán xôi gà xé , nằm trên đường Hai Bà Trưng gần nhà thuốc Mỹ Châu . Ăn khá được và chỉ bán đem về .
- Xôi thập cẩm Nguyễn Thiện Thuật ( quận 10 ) : nằm trên lối rẽ vào chung cư Nguyễn Thiện Thuật , gần ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thiện Thuật . Quán chỉ bán buổi sáng , có món xôi bắp dảo khá lạ gồm bắp bào nhuyễn nấu chín ăn với dừa nạo và muối mè .
- Xôi thập cẩm Phan Đình Phùng ( quận Phú Nhuận ): nằm trên đường Phan Đình Phùng ngay lối rẽ vào đường Cô Giang . Xe xôi này chỉ bán buổi tối
BÚN THANG , BÚN MỌC
Trong số các bà dì của tôi , người yêu tôi nhất là dì Bảy và người tôi thích nhất trong số các bà dì cũng là dì Bảy . Tôi yêu dì Bảy vì một lẽ rất đơn giản là trong số các bà dì , dì Bảy tôi là người khéo tay nhất , nấu ăn ngon nhất . Vào các ngày chủ nhật , dì Bảy hay kêu tôi về nhà Ngoại và nấu các món ăn mà trong những ngày thường má tôi chưa nấu bao giờ . Kí ức trẻ thơ của tôi lang thang miên man qua khắp các miền ẩm thực nhưng đọng lại khi nhắc đến dì Bảy luôn là món bún Thang . Món mà dì Bảy cho là đạt đến tuyệt đỉnh kungfu trong nghề ẩm thực của dì
Bún thang là món bún xuất phát ở miền Bắc . tại sao gọi là bún Thang thì mặc dù tôi hỏi dì Bảy nhiều lần nhưng dì cũng chẳng biết . Nứơc dùng của món bún này được nấu từ xương gà cho đến ngọt nước . Thịt gà xé nhỏ , chả lụa thái sợi , kèm theo là trứng chiên rồi cũng thái sợi .Nhớ thêm chút mắm tôm khi ăn . Mỗi lần dọn bún cho tôi ăn tôi luôn cảm thấy Dì cẩn thận như đang vẽ một bức tranh . một chút bún được để vào tô , sau đó là một ít thịt gà xé trăng trắng , một ít chả lụa ,một ít trứng tráng và trên cái màu vàng nhẹ nhõm ấy là chút hành , vài cọng ngò xanh xanh.... " Ngon không con ? " Dì Bảy hay nhìn tôi với cặp mắt chờ đợi như một thí sinh đang chờ đợi kết quả từ ban giám khảo và luôn cười sung sướng khi thấy tôi húp sùm sụp nước dùng từ tô bún thang ngon tuyệt
1985.... Dì Bảy tôi liều lĩnh vượt biên . Tôi nghe nói người yêu của Dì đã đi trước nên dì lo lắng cũng đi theo sau đó vài tháng và mất tích trên biển ....Má tôi khóc ngất
1988 ..có tin dì Bảy tôi thoát chết và ở trại trên đảo Ludon sau đó dì định cư ở Úc
2003 ... Dì Bảy tôi về Việt Nam .... dì lại nấu bún thang cho tôi và cả nhà ăn , lại hồi hộp nhìn tôi hỏi " còn ngon không con ? " Tôi nhìn mái tóc điểm sương của dì , tự nhiên nước mắt trào ra trong tiếng nghẹn ngào .. " Ngon quá dì ơi ! "
- Bún Thang Cát Tường ( quận 1 ) : Đầu đường Thủ Khoa Huân , nơi tiếp giáp với đường Nguyễn Du - Ăn hơi chán có nhiều bột ngọt - giá 20.000 - 22.000/ tô .
- Bún thang Chiều Hà Nội ( quận Tân Bình ) Trên đường Phạm Văn Hai gần bờ kè . Ăn được - giá 20.000 - 22..000/ tô .
- Bún mọc Trần Quốc Toản ( quận 3 ) - bán buổi chiều nằm trên đường Trần Quốc Toản đối diện với trường Nguyễn Thị Diệu . Ăn khá ngon - giá 18.000/ tô ...
st
Quán kem La Rose | for everyone |
Nếu
nhìn bên ngoài, La Rose chỉ hao hao phong vị Pháp, thì khi bước vào
bên trong, nét tinh tế của nền văn hóa này thể hiện rõ nét.
Nằm
trên một trong những tuyến đường trung tâm của thành phố, nhưng nếu
không chú ý, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua La Rose, bởi bảng hiệu chỉ khiêm tốn
nằm một bên góc quán. Song khi bước vào bên trong, bạn sẽ cảm thấy thú
vị với tủ kem, đồ rắc nhiều màu sắc, cầu thang được thiết kế vừa nền
nã, vừa tươi trẻ, cùng những chậu cây xanh hay những đóa hồng nhung đỏ
thắm như vươn lên từ màu nâu của gỗ.
Đồ topping nhiều màu sắc
Ở
La Rose, các khoảng không được thiết kế theo nhiều trường phái Pháp
khác nhau. Có khu vực sang trọng, giản dị, sân vườn, ngồi bệt hoặc
salon. Tuy khác biệt, tất cả đều mang đậm nét văn hóa Pháp cổ điển, kết
hợp khéo léo với nét trẻ trung đương đại, tạo cảm giác dễ chịu cho
thực khách.
Mỗi
căn phòng đều có gương. Gương để thực khách ngắm đường phố Sài Gòn từ
trên cao ở những căn phòng phía trước hay tạo cảm giác rộng rãi hơn,
thoáng đãng ở những gian phòng phía sau. Đâu đó trên tường là những bức
ảnh về cuộc sống, con người của các nhà chụp ảnh chuyên và không
chuyên trong nước.
Cửa kính nhìn ra cầu thang tạo cảm giác kết nối.
Hình như thế vẫn chưa thể hiện rõ nét tính nghệ sỹ của người Pháp, nên quán còn có phòng studio với những cảnh đẹp châu Âu
cùng hệ thống đèn flash, máy ảnh, máy tính chụp và xử lý ảnh tại chỗ,
giúp khách lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp cùng bạn bè, người thân.
Studio với phong cảnh mùa thu ở châu Âu.
Quán
chuyên phục vụ kem Pháp, nhưng không phải loại kem nhập khẩu từ nước
Pháp mà do đầu bếp 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Pháp chế biến. Kem
được làm tại quán và bán hết trong vài ngày nên ngon hơn, ít chất bảo
quản hơn, vị thanh hơn, mùi cũng đậm hơn. Ngoài ra, đầu bếp của La Rose
cũng đã nghiên cứu thành công việc đưa các loại trái cây nhiệt đới như
chanh dây, dừa... vào món kem của mình.
Ngoài
việc tạo ra các loại kem gần hơn với người Việt, La Rose cũng khéo léo
phối mùi các loại kem trong cùng một đĩa để dìu dắt từng cung bậc
thưởng thức của thực khách. Các món kem từ chua, sang ngọt nhẹ tới ngọt
đậm đà, cũng khiến thực khách cảm thấy ngon miệng hơn. La Rose cũng
mix các loại nguyên liệu với nhau tạo nên những loại kem độc đáo như kem dừa
mè đen mang cái béo của dừa, mùi thơm của những hạt mè rang hay kem
mứt hoa hồng mật ong vừa có vị ngọt đậm của mật, mùi thơm của hoa hồng…
Nếu
không thích các phối kem của quán, bạn có thể tự chọn các loại kem
phối với nhau và phối với đồ rắc để tạo nên món kem độc đáo của riêng
mình. Các món ăn tại La Rose như pizza,
spaghetti, panini, sandwich, hamburger, finger food (đồ ăn bốc bằng
tay)… cũng được cách điệu theo phong cách riêng biệt để mang lại cho
thực khách một trải nghiệm thú vị về các món ăn.
Panini thịt heo nướng ngũ vị.
Địa chỉ: Quán kem La Rose, 76 Võ Văn Tần, Q.3.
Quán mở cửa từ 8h - 23h mỗi ngày.
Quán mở cửa từ 8h - 23h mỗi ngày.
Cà phê Đất | for everyone |
Những điểm nhấn của đèn trên bức tranh sơn mài, chậu sứ, bình hoa mang cho Đất một cảm giác thân quen đến kỳ lạ.
Nằm
trong một con hẻm trên đường Tô Hiến Thành (Q.10), cà phê Đất tạo cảm
giác tươi mát cho khách khi cổng vào ẩn hiện dưới màu xanh của dây leo.
Cánh cửa xanh ấy mở ra một không gian vừa hiện đại, trẻ trung với
thiết kế độc đáo nhưng không kém phần ấm cúng, mộc mạc với bụi chuối,
khóm tre mang lại cảm giác thân quen, dễ chịu cho khách.
Cổng ẩn dưới màu xanh của dây leo.
Quán
khá rộng và được thiết kế thành nhiều mảng không gian cho khách lựa
chọn. Không gian sảnh ở tầng trệt cho bạn cảm giác yên tĩnh, lắng động
không gian với chiếc đồng đồ bằng đất trên tường, lắng nghe tiếng gió
thổi qua bụi chuối, khóm tre, những dây leo xanh mướt. Không gian lãng
mạn cũng ở tầng trệt - gần hòn non bộ dành cho những cặp đôi. Sân
thượng cho bạn cảm giác mênh mông của đất trời, không khí thoáng đãng
trên cao, hương thơm phảng phất của hoa sứ. Đừng quên không gian ấm cúng trong phòng dành riêng cho bạn bè hàn huyên.
Ngoài màu xanh bạt ngàn của các loại cây, dây leo, Đất còn quyến rũ lòng người ở những góc đèn rất lạ với điểm nhấn là các bức tranh, cá gỗ, bình sứ hay bình hoa tươi... trên tường.
Ngoài không gian đẹp,
thức uống vừa túi tiền học sinh, sinh viên, đến với Đất, bạn còn được
thưởng thức những món "ăn chơi cũng được, ăn no cũng xong" như mì
Quảng, miến cua xào... ngon không kém những nơi khác.
Cà phê Đất: 343/5 Tô Hiến Thành, Q.10. TP HCM.
Cà phê Đất: 343/5 Tô Hiến Thành, Q.10. TP HCM.
Cà phê Ký Ức | for everyone |
Hàng
trúc mát rượi chạy theo lối đi, chiếc cầu ván bắc ngang lối mòn, dòng
suối trong vắt, tiếng nhạc như vẳng lại từ xa khiến thực khách trùng
lòng về một miền ký ức.
Cà phê Ký Ức không tạo ấn tượng tốt
với những người vô tình đi ngang bởi chiếc cổng vào quán nhỏ xíu, âm
u. Thế nhưng khi bước qua cánh cổng “ghê ghê” ấy, khách chợt nhận ra
cái âm u ấy chỉ dừng lại ở cảm giác mát rượi của hàng trúc chạy dài
ngoằn ngoèo theo con đường dẫn vào quán, cùng những chiếc đèn lồng cháy
trên cao. Chính hàng trúc và cái ngoằn ngoèo ấy như tách biệt âm thanh
của cuộc sống với không gian của quán, như đưa khách rời cái ồn ào của
Sài thành về miền quê nào đó.
Cuối
con đường, chiếc cổng chào bằng tre thô sơ, cầu nhỏ bắc ngang dòng
suối trong vắt in dáng những chú cá tung tăng bơi lội. Ngôi nhà ba gian
bằng gạch mộc kiểu cổ, đôi quang gánh trong góc nhà, cái gáo, chiếc
lu, bộ trường kỷ bên hiên như tô đậm hơn bức tranh miền quê thanh bình ấy.
Quán
mang phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát. Trên tường là những bức tranh
phố cổ, chiếc đàn tì bà treo cạnh bức thư pháp, những viên đá suối nhẵn
mịn được ốp cách có chủ ý, chậu hoa rải rác, tiếng nhạc Trịnh nhẹ dịu,
văng vẳng… Bên ngoài quán, một không gian xanh mát của cây si cổ thụ,
của những chậu cây xanh tốt, hay sợi dây leo quấn quýt chiếc cầu thang
tre. Không gian yên tĩnh và lắng đọng đưa người ta về với ký ức. Không
ai bảo ai, khách chỉ trò chuyện nho nhỏ vừa đủ nghe, như sợ phá vỡ cái
yên tĩnh vốn có của quán.
Quán có nhiều góc ngồi để khách trải nghiệm nhưng thú vị nhất là chỗ ngồi trên sân thượng. Mái nhà không được lợp kín mà có nhiều khoảng không gian mở như cố hứng trọn không khí trong lành của buổi sáng và cái dịu nhẹ vào ban đêm. Những đêm đầy sao, vừa nhâm nhi cà phê, vừa ngắm sao trong tiếng nhạc cổ điển nhẹ nhàng bạn sẽ có cảm giác thư giãn hoàn toàn trong sự tĩnh lặng êm đềm.
Quán có nhiều góc ngồi để khách trải nghiệm nhưng thú vị nhất là chỗ ngồi trên sân thượng. Mái nhà không được lợp kín mà có nhiều khoảng không gian mở như cố hứng trọn không khí trong lành của buổi sáng và cái dịu nhẹ vào ban đêm. Những đêm đầy sao, vừa nhâm nhi cà phê, vừa ngắm sao trong tiếng nhạc cổ điển nhẹ nhàng bạn sẽ có cảm giác thư giãn hoàn toàn trong sự tĩnh lặng êm đềm.
Địa chỉ: Cà phê Ký Ức, 14 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10, TP HCM.
Củ Chi có quán Củ Mì | for everyone |
SGTT.VN
- Trong khuôn viên khoảng 2ha, không gian thôn dã được tạo dựng bằng
ao cá, xe bò, nhà sàn, nhà gạch mái lá… Khách đến đây vừa thưởng thức
những món ngon của địa phương và không thiếu món chế biến từ củ khoai
mì.
Ý
tưởng về quán như vậy bắt nguồn từ thời thơ ấu gian khó của người chủ ở
mảnh đất Củ Chi, xứ sở của củ mì. Cái tên Củ Mì, cũng là tên gọi ở nhà
của người chủ hồi nhỏ, nay được sử dụng làm tên hiệu của nhà hàng.
Khắp
các gian nhà gỗ mái ngói là những khung hình về cảnh vật và con người
thời xưa. Dãy phòng VIP bằng gạch mái lá liên thông với nhau có tên
“địa đạo”, dãy phòng riêng dành cho gia đình có tên “nông trường”, dãy
nhà sàn mái tranh dọc theo hồ cá gọi là “sổ gạo” kèm theo ẩn ý của chủ
nhân: “Khi câu không được cá thì mặt buồn như mất sổ gạo”. Sân tennis
được đặt tên dân dã: sân phơi.
Vào nhà hàng, khách
được đãi ba món ăn trong lúc chờ món yêu cầu dọn ra. Đầu tiên, món củ
mì hấp nước cốt dừa, rắc muối mè thơm, béo. Ớt ba lửa gồm ba loại ớt
xếp theo cấp: cay nhiều, cay vừa và thơm nhưng không cay. Món thứ ba là
củ cải muối chua nhâm nhi trong lúc chờ đợi. Thực đơn chủ đạo là 80
món bò và các món nướng như sườn bò củ mì, bò hun khói củ mì, bò tơ Củ
Chi luộc chấm với loại nước chấm khác biệt, gà quay củ mì, bò lòi củ mì
chấm với mắm cá cơm, lẩu hoa và nấm (bông thiên lý, bông so đũa, bông
bí…) Các loại cá con um bánh tráng, cơm cháy cá con kho, cháo ếch củ mì
(ếch kho tộ ăn với cháo trắng). Không chỉ ăn ngon trong không gian dân
dã, khách còn có thể câu cá, đánh tennis, hát karaoke… miễn phí.
bài: Minh Cúc
ảnh: Hồng Thái
ảnh: Hồng Thái
Nhà hàng Củ Mì, mở cửa từ 9 – 22 giờ mỗi ngày. Các món ăn có giá từ 40.000 – 120.000đ/món.
Địa chỉ: 129 quốc lộ 22, ấp Giữa, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM, ĐT: 22417666.
Địa chỉ: 129 quốc lộ 22, ấp Giữa, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM, ĐT: 22417666.
Hủ tíu sa tế với 20 thứ gia vị | for everyone |
SGTT.VN
- Để ăn món này, thực khách phải vào Chợ Lớn mới tìm được. Đây là thức
ăn đặc trưng của người Triều Châu (Tiều) với cách nấu đa vị, riêng
biệt không trùng lắp với bất cứ món hủ tíu nào khác ở Sài Gòn.
Quán hủ tíu sa tế Quang Ký.
|
Vì
là món ăn địa phương nên không có mấy người biết cách nấu, hầu như các
quán hủ tíu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ và chỉ đếm được trên
đầu ngón tay. Nghề gia truyền, người Tiều chỉ truyền cách nấu cho con
cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang
Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu sa tế lâu đời. Khoảng
năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu sa tế trên sân hội
quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho thế hệ thứ hai. Hiệu
hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng thâm niên mấy mươi
năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia đình được cha
truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5, quận 6.
Khách
hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng
lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần. Chẳng
hạn, anh Nguyễn Hưng, nhà tận Gò Vấp, có dịp đi Chợ Lớn “tôi đều dành
thì giờ để thưởng thức món hủ tíu sa tế lạ vị này”.
Hủ
tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu
khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: để nấu hủ
tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm.
Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các loại gia vị như tỏi,
hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng
rang giã nhuyễn, mè rang…; xào với dầu mè và sa tế. Rồi cho hỗn hợp này
vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường dùng nêm nước lèo
sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh hủ tíu mềm như
phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị
ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay
bừng ấm.
Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn
đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác
nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị
của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã
góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi
danh là vùng đất vàng của ẩm thực.
bài và ảnh: Quang Tâm
ĐỊA CHỈ THAM KHẢO:
Quảng Ký, 117 Triệu Quang Phục, Q.5
Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
70 năm một quán mì giữa Sài Gòn | for everyone |
Chẳng
ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này
theo bước chân di cư của người Hoa sang nước ta từ những năm 30 của thế
kỷ trước.
Từ đó đến nay, món mì chuyển biến theo dòng thời gian với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một quán mì mang tên Thiệu Ký ở khu vực quận 11 của Sài Gòn tồn tại gần 70 năm qua vẫn giữ nguyên mùi vị ban đầu…
Chỉ có sự đổi thay ở những người đứng bán vì quán mì này đã có tuổi hơn một đời người và được truyền qua ba thế hệ.Nếu có dịp đi ngang đường Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hoà Hảo, có thể thấy cuối con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín các bàn ăn. Đó là khách đến ăn mì Thiệu Ký, xe mì được đặt sâu tận cuối hẻm nhưng lúc nào cũng có đông khách. Thiệu Ký là tên chính của quán mì này, nhưng dường như nó không được ai biết đến. Người ta quen gọi nó là mì Tư Ky vì người sáng lập ra quán mì này tên là Tư Ky.
Quán mì do một thanh niênngười Hoa mở ra vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi người thanh niên này vừa mới đến Sài Gòn và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai để khởi nghiệp. Cái tên Tư Ky hiện giờ đã quen thuộc đến mức người ta gọi hẻm 66 đường Lê Đại Hành là hẻm Tư Ky. Chủ quán hiện giờ là ba anh em gọi ông Tư Ky bằng ông ngoại. Và người có thâm niên nhất trong ba anh em này là anh Đặng Phiếu với kinh nghiệm làm mì và đứng bán quán mì khoảng 40 năm. Đầu tiên, quán mì chỉ là gánh mì nhỏ bán quanh khu vực này, sau đó được nâng cấp thành xe mì và cũng được đẩy rong quanh khu người Hoa. Sau năm 1975, xe mì Thiệu Ký yên vị ở cuối hẻm 66. Đến nay đã đổi đến chiếc xe thứ ba, chiếc xe đẩy cuối cùng được thay đổi cách đây khoảng 7 – 8 năm. Đến nay, quán mì này đã được truyền lại đến đời thứ ba. Hơn 70 năm qua, quán mì Tư Ky luôn đều đặn mở cửa từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm, kể cả những ngày lễ, tết.
Bí quyết cho một tô mì ngon
Ăn mì Tư Ky không giống mì ở bất cứ nơi nào vì mỗi ngày cháu ngoại ông Tư Ky phải mất khoảng ba giờ để biến bột nguyên liệu, trứng và phụ gia thành sợi mì. Tại quán mì Thiệu Ký, mỗi ngày cứ vào khoảng 2 giờ chiều là quy trình làm mì tươi lại được tiến hành, kéo dài đến 5 – 6 giờ chiều để cho ra khoảng 18kg mì tươi. Sợi mì phải được làm từ bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian cho dậy bột, sau đó mang bột đi cán và cắt sợi.
Như các nơi bán hủ tíu mì khác, mì Tư Ky cũng có giá, có hẹ và xà lách kèm theo nhiều loại phụ gia, nhưng người ăn sẽ thấy lạ là mì không bị nở dù cho có ăn chậm thế nào. Cọng mì rất giòn và lạ nữa sẽ không làm thực khách khó chịu vì bị dính răng. Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, một thực khách lâu năm của quán mì Thiệu Ký cho biết, chị ghiền món mì sườn ở đây không chỉ bởi sườn ngon và nước lèo thơm ngọt mà còn vì cọng mì giòn, dai mà vẫn mềm và không bị nở nhão nên không có cảm giác bị ngán. Nếu ăn mì khô ở đây mà bỏ qua chén nước lèo trong vắt, đầy hành nhưng thật ngọt, thật ngon thì sẽ lãng phí lắm. Khác với người Việt có thói quen dùng chanh, người Hoa lại thích dùng giấm đỏ và nếu thiếu giấm đỏ thì không thể làm nên hương vị mì Tàu. Vì vậy, thực khách cũng đừng quên cho thật nhiều giấm đỏ vào mì khô, cũng chẳng ai giải thích được rằng tại sao cho nhiều giấm đỏ thì mì sẽ ngon hơn. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm riêng mà ai đã từng một lần ăn mì ở đây sẽ khó mà quên được.
Ngoài việc duy trì truyền thống gia đình, nghề bán mì cũng giúp đại gia đình con cháu ông Tư Ky đủ đảm bảo cho đời sống. Dù trải qua bao nhiêu năm, có lúc gặp khó khăn về thu nhập nhưng con cháu ông Tư Ky vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ xe mì để tìm đến nghề khác. Có lẽ vị của cọng mì tươi thơm mùi trứng và mùi nước lèo đặc trưng đã trở thành truyền thống xuyên suốt nhiều thế hệ, gia đình ông mãi giữ cho người Sài Gòn một món mì Tàu không thể lẫn vào đâu được.
Nhất Phương/SGTT
Từ đó đến nay, món mì chuyển biến theo dòng thời gian với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một quán mì mang tên Thiệu Ký ở khu vực quận 11 của Sài Gòn tồn tại gần 70 năm qua vẫn giữ nguyên mùi vị ban đầu…
Chỉ có sự đổi thay ở những người đứng bán vì quán mì này đã có tuổi hơn một đời người và được truyền qua ba thế hệ.Nếu có dịp đi ngang đường Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hoà Hảo, có thể thấy cuối con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín các bàn ăn. Đó là khách đến ăn mì Thiệu Ký, xe mì được đặt sâu tận cuối hẻm nhưng lúc nào cũng có đông khách. Thiệu Ký là tên chính của quán mì này, nhưng dường như nó không được ai biết đến. Người ta quen gọi nó là mì Tư Ky vì người sáng lập ra quán mì này tên là Tư Ky.
Quán mì do một thanh niênngười Hoa mở ra vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi người thanh niên này vừa mới đến Sài Gòn và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai để khởi nghiệp. Cái tên Tư Ky hiện giờ đã quen thuộc đến mức người ta gọi hẻm 66 đường Lê Đại Hành là hẻm Tư Ky. Chủ quán hiện giờ là ba anh em gọi ông Tư Ky bằng ông ngoại. Và người có thâm niên nhất trong ba anh em này là anh Đặng Phiếu với kinh nghiệm làm mì và đứng bán quán mì khoảng 40 năm. Đầu tiên, quán mì chỉ là gánh mì nhỏ bán quanh khu vực này, sau đó được nâng cấp thành xe mì và cũng được đẩy rong quanh khu người Hoa. Sau năm 1975, xe mì Thiệu Ký yên vị ở cuối hẻm 66. Đến nay đã đổi đến chiếc xe thứ ba, chiếc xe đẩy cuối cùng được thay đổi cách đây khoảng 7 – 8 năm. Đến nay, quán mì này đã được truyền lại đến đời thứ ba. Hơn 70 năm qua, quán mì Tư Ky luôn đều đặn mở cửa từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm, kể cả những ngày lễ, tết.
Bí quyết cho một tô mì ngon
Ăn mì Tư Ky không giống mì ở bất cứ nơi nào vì mỗi ngày cháu ngoại ông Tư Ky phải mất khoảng ba giờ để biến bột nguyên liệu, trứng và phụ gia thành sợi mì. Tại quán mì Thiệu Ký, mỗi ngày cứ vào khoảng 2 giờ chiều là quy trình làm mì tươi lại được tiến hành, kéo dài đến 5 – 6 giờ chiều để cho ra khoảng 18kg mì tươi. Sợi mì phải được làm từ bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian cho dậy bột, sau đó mang bột đi cán và cắt sợi.
Như các nơi bán hủ tíu mì khác, mì Tư Ky cũng có giá, có hẹ và xà lách kèm theo nhiều loại phụ gia, nhưng người ăn sẽ thấy lạ là mì không bị nở dù cho có ăn chậm thế nào. Cọng mì rất giòn và lạ nữa sẽ không làm thực khách khó chịu vì bị dính răng. Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, một thực khách lâu năm của quán mì Thiệu Ký cho biết, chị ghiền món mì sườn ở đây không chỉ bởi sườn ngon và nước lèo thơm ngọt mà còn vì cọng mì giòn, dai mà vẫn mềm và không bị nở nhão nên không có cảm giác bị ngán. Nếu ăn mì khô ở đây mà bỏ qua chén nước lèo trong vắt, đầy hành nhưng thật ngọt, thật ngon thì sẽ lãng phí lắm. Khác với người Việt có thói quen dùng chanh, người Hoa lại thích dùng giấm đỏ và nếu thiếu giấm đỏ thì không thể làm nên hương vị mì Tàu. Vì vậy, thực khách cũng đừng quên cho thật nhiều giấm đỏ vào mì khô, cũng chẳng ai giải thích được rằng tại sao cho nhiều giấm đỏ thì mì sẽ ngon hơn. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm riêng mà ai đã từng một lần ăn mì ở đây sẽ khó mà quên được.
Ngoài việc duy trì truyền thống gia đình, nghề bán mì cũng giúp đại gia đình con cháu ông Tư Ky đủ đảm bảo cho đời sống. Dù trải qua bao nhiêu năm, có lúc gặp khó khăn về thu nhập nhưng con cháu ông Tư Ky vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ xe mì để tìm đến nghề khác. Có lẽ vị của cọng mì tươi thơm mùi trứng và mùi nước lèo đặc trưng đã trở thành truyền thống xuyên suốt nhiều thế hệ, gia đình ông mãi giữ cho người Sài Gòn một món mì Tàu không thể lẫn vào đâu được.
Nhất Phương/SGTT
5 phút dành cho quảng cáo :Saigon ====> Bánh + rau câu + chè trôi nước chất lượng không thể bỏ qua | for everyone |
Chào anh chị em, cô bác trên 5giay.vn . Hiện nay em có ít món ăn chơi xin được giới thiệu đến mọi người, mong mọi người ủng hộ (không mua xin cũng up giùm hen):
Hình ảnh và giá cả như sau:
MS01
- Bánh chuối nướng 150k / 1 ổ tròn
- Nếu lấy khuôn hình chữ nhật thì 150k / 4 khuôn hình chữ nhật
MS02
MS03
MS04
- 60k / 1 phần / 10 cái
- Không phân biệt kiểu tròn hay thiên nga
MS05
- 50k / 1 phần / 5 cái
MS06
- 1 phần / 10 cái
- Không nhận đặt lẻ từng cái
MS07
- 50l / 1 phần / 5 cái
MS08
- Bánh rau câu tình nhân 300k / 1 ổ, đường kính 20cm, cao 8cm, bên trong có nhân bánh plan
MS09
- Bánh rau câu cam 500l / 1 ổ, khuôn 3 tấc, bên trong là nhân bánh carô
MS10
- Bánh rau câu 500k / 1 ổ, khuôn 3 tấc, bên trong là nhân bánh carô
MS11
- Loại 1 / 350k / 1 mâm
- Loại 2 / 500k / 1 mâm
- Phù hợp cho cưới hỏi, nhìn rất đẹp, lạ mắt mà vẫn theo phong tục dân tộc
MS12
Chè trôi nước ngũ sắc
Sữa bắp
- Sữa bắp 15k / 1 chai - tinh chất BẮP đậm đặc
*****Cách đặt hàng và giao nhận:
- Gọi điện đặt hàng
- Xin vui lòng đặt trước 2 ngày
- SỐ LƯỢNG LỚN XIN GỌI ĐỂ EM CHUẨN BỊ VÀ CÓ GIÁ TỐT
- Chỉ FREE SHIP ở Q1 Q3 Q4 Q5, xa hơn cho em xin thêm tiền xăng (15k ~ 30k)
- Giao hàng nhận tiền tại chỗ
- Luôn chờ các "thượng đế" liện lạc với em:
Bình : 01683 119 034
Hình ảnh và giá cả như sau:
MS01
Bánh chuối nướng
- Bánh chuối nướng 150k / 1 ổ tròn
- Nếu lấy khuôn hình chữ nhật thì 150k / 4 khuôn hình chữ nhật
MS02
Bánh da lợn đậu xanh
- Bánh da lợn đậu xanh 60k / 1 phần / 20 cái
MS03
Bánh da lợn mè đen
- Bánh da lợn mè đen 60k / 1 phần / 20 cái
MS04
Bánh choux
- 60k / 1 phần / 10 cái
- Không phân biệt kiểu tròn hay thiên nga
MS05
Bánh pate chaud
- 50k / 1 phần / 5 cái
MS06
Bánh hột gà chén
- Không nhận đặt lẻ từng cái
MS07
Bánh plan
MS08
Bánh rau câu tình nhân
- Bánh rau câu tình nhân 300k / 1 ổ, đường kính 20cm, cao 8cm, bên trong có nhân bánh plan
MS09
Bánh rau câu cam
MS10
Bánh rau câu hoa loa kèn
MS11
- Loại 1 / 350k / 1 mâm
- Loại 2 / 500k / 1 mâm
- Phù hợp cho cưới hỏi, nhìn rất đẹp, lạ mắt mà vẫn theo phong tục dân tộc
MS12
Chè trôi nước ngũ sắc
- Chè trôi nước 7k / viên - làm từ các loại rau quả - 100% không màu thực phẩm
MS13
MS13
Sữa bắp
*****Cách đặt hàng và giao nhận:
- Gọi điện đặt hàng
- Xin vui lòng đặt trước 2 ngày
- SỐ LƯỢNG LỚN XIN GỌI ĐỂ EM CHUẨN BỊ VÀ CÓ GIÁ TỐT
- Chỉ FREE SHIP ở Q1 Q3 Q4 Q5, xa hơn cho em xin thêm tiền xăng (15k ~ 30k)
- Giao hàng nhận tiền tại chỗ
- Luôn chờ các "thượng đế" liện lạc với em:
Bình : 01683 119 034
Bánh tằm bì | for everyone |
SGTT.VN
- Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người
dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh
bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì…đã trở nên quen thuộc.
Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều
được.
Ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị. Ảnh: Quang Tâm
|
Bánh
tằm ngon hay không tùy vào cách pha bột và se bánh. Nhưng để có bột
tốt, thì người làm bánh tằm phải chọn gạo tẻ loại ngon ngâm vài đêm rồi
mới xay, pha bột vừa xay với nước muối loãng rồi ngâm tiếp hai đêm
nữa. Sau cùng là giai đoạn khuấy trùng hay còn gọi là hồ bột, giai đoạn
này sẽ cho quyết định hương vị bánh tằm đặc thù. Mỗi vùng đều có bánh
tằm, nhưng không nơi nào giống nhau, bởi từng cọng bánh tằm có cách pha
bột khác nhau mà hình thành nên khẩu vị riêng. Không ai giống ai, nhờ
thói quen, tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mà người làm bánh tằm sẽ biết
cách khuấy bột đúng mức, cứng quá thì bánh dễ bị ốc trâu, bở gãy, bánh
không dẻo và dai; nếu bột mềm quá thì bánh hay dính, không đẹp...
Như
người miền Tây Nam Bộ thường nói, bánh tằm phải ăn loại se bằng tay
mới là bánh tằm. Nhất là những lò bánh ngày xưa, mấy cô thợ se bánh
nhiều và nghề đến mức se bột trên bắp vế trắng nõn nà (?) thì bảo đảm
thứ bánh tằm này mới ngon “hết biết“. Vì dùng tay se nên cọng bánh
không đều, có độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chính vì sự thô ráp này
mà cọng bánh có vị ngon lạ. Và có lẽ nhờ có hơi người nên cọng bánh tằm
như được thổi hồn vào trong nó, mà những cọng bánh đều tăm tắp ép bằng
khuôn không hề có được.
Bánh tằm không thể thiếu
là nước cốt dừa. Nước cốt dừa cho vào nồi thắng cho cạn dần, thêm chút
muối và hơi nhỉnh vị đường cùng chút bột để tạo độ sánh. Nước cốt dừa
hơi ngọt, ẩn bên dưới là vị mặn, lại được thêm một ít hành lá cắt
nhuyễn thơm lừng thì mới đúng e để ăn bánh tằm. Bánh tằm có nơi ăn bằng
tô như bún thịt nướng. Nhưng ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng
mới thú vị vì dĩa rộng nên người ăn ngắm nghía đủ thứ dưa leo, xà lách,
giá, rau thơm lót dưới cùng, đám bánh tằm trắng phau trên nền rau
xanh. Một lớp bì vàng, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua như điểm
duyên cho bánh. Còn lòng dĩa sâu để nước cốt dừa và nước mắm dễ tụ lại,
vừa ăn vừa húp miếng nước mới khoái.
Chan miếng
nước cốt dừa lên bánh, mùi vị, hương sắc của rau, bì hòa quyện cùng
nước cốt dừa thẩm thấu vào từng cọng bánh. Cuối cùng là hỗn hợp mặn
ngọt chua cay của nước mắm, chính cái vị nước mắm đã đưa đẩy món bánh
tằm bì trở nên đậm đà, thuần túy hương vị dân dã phương Nam không lẫn
vào đâu được.
Bánh tằm bì ở các vùng đa số giống
nhau; riêng vùng Bạc Liêu, Trà Vinh thì thêm vào dĩa bánh tằm bì là
một, hai viên xíu mại. Thích ăn theo món ngọt thì cho thêm đậu xanh vào
bánh tằm. Theo người địa phương lý giải có lẽ là đây vùng có nhiều
người Hoa sinh sống nên sự kết hợp của xíu mại vào bánh tằm là điều tự
nhiên của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa ẩm thực.
Ở
thành phố, bánh tằm bì thường có trong các chợ vào buổi sáng. Còn kiếm
nơi bán chuyên bánh tầm bì hơi khó. Trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10
gần Co-opMart Lý Thường Kiệt có quán Bà Ba bán từ lâu và quán bánh tằm
bì Đồng Tháp trên đường Nguyễn Trãi giáp ngã ba Bùi Hữu Nghĩa đã có mặt
trên 10 năm qua.
Bài & ảnh: Quang Tâm
______________
Bánh bèo bì bà Ba-106 Lý Thường Kiệt
Bánh tằm Đồng Tháp 352 Nguyễn Trãi.
Cho mình bổ sung quán cà phê Alo cafe nhé! Đồ uống cực ngon giá lại rẻ
Trả lờiXóa......................................
Mr.Quang Khải
Quản lý cửa hàng Alo Cafe
Click xem chi tiết: Dịch vụ giao cafe tận nơi tại quận Tân Bình TPHCM hoặc Dich vu giao cafe tan noi tai quan Tan Binh TPHCM