Người Việt đã làm chủ biển Đông từ hơn 2.000 năm trước | for everyone |
Một
chiếc rìu và một chiếc giáo đồng đã được các chuyên gia bảo tàng Hà
Tĩnh tìm thấy ở vùng biển Vũng Áng cuối tháng 6 vừa qua. Theo PGS-TS
Trịnh Sinh, chuyên gia khảo cổ học Đông Sơn (Viện Khảo cổ học Việt Nam),
hai di vật này chính là bằng chứng về quá trình làm chủ biển Đông của
cư dân Đông Sơn cách nay hơn 2.000 năm.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Hiện vật Đông Sơn được tìm thấy ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Ảnh: Bảo tàng Hà Tĩnh |
Người Đông Sơn có truyền thống đi biển, và họ đã đi xa đến vùng đảo Kiên Giang. Tại một hòn đảo cách bờ gần 30 km, trống đồng, đồ đồng Đông Sơn, xương người và xương người được chôn trong trống cũng đã được tìm thấy. Điều này chứng tỏ cách nay 2.000 năm, người Đông Sơn đã đi rất xa, vượt qua ranh giới đèo Ngang (Hà Tĩnh).
Ngoài cư dân Đông Sơn, cư dân Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam cùng niên đại cũng đã từng một thời làm chủ biển Đông.
Cũng trong cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tiếp nhận tờ châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại khẳng định đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam do nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An hiến tặng.
- Đ.T (tổng hợp)
Thảo dược “mạnh” hơn cả Viagra | for everyone |
Nhìn bề ngoài củ maca gần giống củ đậu |
"Bí kíp" của các chiến binh Inca
Trông bề ngoài, maca rất giống một củ hành mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.
Maca mọc rất nhiều ở vùng ở vùng khí hậu ẩm ướt trên dãy núi Andes hùng vĩ ở độ cao khoảng 4.000 đến 5.000 mét so với mức nước biển và gắn liền với cuộc sống của cư dân bản địa ở đây từ rất lâu đời.
Hiện nay, người ta đã tìm thấy một số các bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng cách đây chừng 2.000 năm, người bản địa Inca ở vùng cao nguyên Junin đã bắt đầu sử dụng maca.
Họ dùng maca để làm lương thực và thuốc chữa bệnh. Họ thấy rằng maca giúp con người nâng cao thể trạng, sức bền, năng lượng, khả năng tình dục và sinh sản. Do vậy, maca luôn được người Inca tôn thờ.
Và tiếng tăm của nó thì ít nhất cũng bắt đầu nổi như cồn cách đây hơn 5 thế kỉ.
Trong suốt thời kì hưng thịnh của đế chế Inca, các chiến binh Inca thường xuyên sử dụng maca trước khi bước vào trận quyết chiến.
Có được maca, họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, quả cảm hơn rất nhiều và dễ dàng hạ được nhiều thành trì của đối phương.
Nhưng sau khi chinh phục thành trì, một điều lạ là các chiến binh này bị cấm tuyệt đối dùng maca.
Lí do là vì nếu có chút men của maca, các chiến binh sẽ khó lòng “kiềm chế” nổi mình trước hàng ngàn các thiếu nữ xinh đẹp đã nằm hoàn toàn trong tay mình nơi thành trì đó.
Cho nên, để “bảo toàn lực lượng”, không một chỉ huy nào cho phép binh sĩ dưới quyền được sử dụng maca ngoài mục đích chiến đấu.
Sau này, khi thực dân Tây Ban Nha chiếm đóng lãnh thổ Peru, người dân ở đây cũng thường đem maca đến cống nộp thay cho thuế.
Chuột, bò, lợn cũng "mạnh hơn" sau khi ăn maca
Maca được đặt tên khoa học là Lepidium meyenii.
Nông dân Peru thu hoạch củ maca |
Đây là một loại cây có rễ giống như một củ cải, thân ngắn và nằm dọc theo mặt đất, chỉ có mỗi chóp đầu cong lên.
Đặc tính sinh trưởng, kích cỡ và tỉ lệ của maca khá tương đồng với củ cải.
Trong các nghiên cứu khoa học gần đây, người ta phát hiện ra rằng maca có thành phần bao gồm các chất như sterols, uridine, acid malic, macamide, glucosinolate…
Rất nhiều các hợp chất có trong maca tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, làm kích thích tăng lượng hormon.
Rễ của cây maca thường được sấy khô và bảo quản lâu ngày (có thể lên đến 7 năm).
Khả năng thần diệu của loại thảo dược xứ Peru này đã thu hút rất nhiều các chuyên gia về dược học của phương Tây tìm hiểu, nhất là ở phương diện tình dục học.
Năm 1961, một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy maca nâng cao khả năng sinh sản của chuột. Trong các dịp lễ hội thường niên để tôn vinh maca tại Junin, người ta thấy bày la liệt các sản phẩm từ loại thực vật này.
Người Peru làm bánh quy, bánh bao, cháo, khoai tây ra và các đồ uống xay hoà cùng với maca.
Maca được thương mại hoá
|
Tất cả đều có một hương vị rất dễ chịu. Maca đã đi vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Chuột cái và chuột đực muốn “gặp nhau” thường xuyên hơn sau 2, 3 tuần ăn maca.
Những thử nghiệm tương tự với lợn ghinê, bò đều cho kết quả tương tự.
Thế mà tại Peru, nhất là ở vùng Andes, maca mọc nhiều và phổ biến đến độ người dân ở đây sử dụng nó như một thứ thức ăn hàng ngày của cả người lẫn gia súc.
Họ phơi maca khắp sân nhà, tích trữ trong kho để ăn dần.
Giải pháp chống "hiếp dâm" của vịt cái | for everyone |
Ở một số loài vịt, cơ quan sinh dục của con cái có cấu tạo khá phức tạp để ngăn chặn hành vi giao phối cưỡng bức của con đực.
97%
loài gia cầm không có dương vật và âm đạo. Thay vào đó chúng (cả con
đực và cái) chỉ có một lỗ để bài tiết vừa phóng trứng và tinh trùng. 3%
còn lại có dương vật và âm đạo, và vịt, ngỗng nằm trong số đó. Tuy
nhiên, con đực của những loài này có một thói quen xấu: Chúng thường
xuyên giao phối với con cái kể cả khi không nhận được sự đồng ý của đối
tác. Dương vật của các chàng vịt và ngỗng đủ lớn để nhét vào âm đạo con
cái, vì thế chúng có thể giao phối với các “nàng” vào mọi lúc dù không
được chấp thuận.
Thế
nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà điểu học của Đại học
Sheffield (Anh) nhận thấy cơ quan sinh dục của cá thể cái trong nhiều
loài thuộc họ vịt đã tiến hóa để ngăn chặn hành vi “hiếp dâm” của những
anh chàng bất lịch sự.
Nhóm
nghiên cứu xem xét cơ quan sinh dục của 16 loài vịt hoang dã. Họ phát
hiện ra rằng dương vật của một số loài trơn nhẵn, song nhiều loài khác
lại có gai hoặc rãnh. Âm đạo của một số loài có nhiều rãnh hình xoắn ốc
theo chiều kim đồng hồ. Những rãnh này có thể ngăn chặn hành vi giao
phối của con đực bằng do chúng xoắn theo chiều ngược lại so với đường
rãnh trong dương vật. Âm đạo của một số loài khác có tới 8 túi ở hai bên
thành để ngăn chặn khả năng thụ tinh bằng cách giữ lại những tinh trùng
không được chào đón. Ngoài ra, những con đực còn có thể tưởng nhầm
những túi đó là lối vào vòi trứng. Dương vật của chúng sẽ dừng lại ở
những túi giả và xuất tinh. Khi đó tinh trùng sẽ bị nhốt ngay lập tức.
Điều
đáng chú ý là những đặc điểm trên chỉ xuất hiện ở những loài mà con đực
nổi tiếng với hành vi “hiếp dâm”. Những loài khác có cơ quan sinh dục
tương đối đơn giản.
“Cấu
trúc bên trong âm đạo giống như một mê cung. Nó có thể ngăn chặn sự xâm
nhập sâu của dương vật hoặc khiến tinh trùng lạc lối”, Tim Birkhead,
trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.
Birkhead
cho rằng những đặc điểm kỳ dị trong âm đạo vịt cái cho thấy một cuộc
“chạy đua vũ trang” mà trong đó quyền chủ động trong trò chơi tình ái
đang thuộc về giống cái. Nếu con đực có dương vật dài và phức tạp để có
thể giao phối cưỡng bức thì âm đạo của con cái “phản đòn” bằng cách tạo
ra các đặc điểm để ngăn cản sự xâm nhập của dương vật.
“Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy giống cái trong các loài chim không hề bị
động trong nỗ lực chống lại tình trạng lạm dụng tình dục của những con
đực có dương vật lớn”, Birkhead kết luận.
Theo VnExpress
|
15 loài sâu róm có hình thù kỳ lạ nhất hành tinh | for everyone |
Sâu
róm dễ bị kẻ thù ăn thịt hơn bươm bướm trưởng thành vì thế chúng phải
trang bị cho mình hình dáng thật dữ tợn để kẻ thù phải khiếp sợ mà tránh
xa.
Dưới đây là hình ảnh của 15 loài sâu róm với những hình thù vô cùng kỳ lạ.
1. Calliteara pudibund
Sâu của loài ngài Pale Tussock (tên khoa học Calliteara pudibund) sống phổ biến ở Anh và xứ Wales, thường có màu vàng xanh với đầy lông lá trên người.
2. Saddleback (Lưng yên ngựa)
Sâu
Saddleback là một trong những loài sâu róm phổ biến nhất, cắn rất đau
nhức. Với chiều dài chỉ khoảng 2,5 cm, cả hai đầu sâu Saddleback đều có
màu nâu đậm với những chiếc “sừng” rất nhiều gai nhọn. Đoạn thân chính
giữa màu xanh lá có hai bên rìa hơi trắng. Giữa thân còn có một chấm bầu
dục trông giống một chiếc yên ngựa chính vì vậy loài sâu này có tên gọi
là Saddleback (Lưng yên ngựa).
3. Sâu xanh có bộ mặt giống “người ngoài hành tinh”
Loài
sâu xanh có bộ mặt giống “người ngoài hành tinh” này có xuất xứ tại
Philippines. Hai con mắt giả của chúng cực kỳ giống thật khiến bộ mặt
trông to ra và nhìn rất đáng sợ.
4. Sâu của loài ngài Cerura iberica
Sâu
của loài ngài Cerura iberica sống ở Tây Ban Nha cũng trang bị cho mình
một bộ mặt thật dữ tợn để hù dọa kẻ thù. Bốn chòm lông vằn phía dưới mặt
càng khiến nó trông như một sinh vật kỳ quái.
5. Loài sâu Parasa indetermina
Loài
sâu Parasa indetermina dài khoảng 2,5cm với những màu sắc rất sặc sỡ có
thể tìm thấy tại nhưng khu rừng miền tây nước Mỹ. Ngoài những sọc tím,
trắng và cam trên thân, loài sâu này còn có nhiều gai vàng rất độc chỉa
ra ngoài để làm kẻ thù khiếp sợ.
6. Sâu của loài bướm Hebomoea glaucippe
Sâu
của loài bướm Hebomoea glaucippe được tìm thấy tại Châu Á và nước Úc có
hai mắt xanh đen trên chiếc đầu nhô lên khiến nó trông chẳng khác gì
một con rắn.
7. Sâu của loài bướm Pipevine Swallowtail
Sâu
của loài bướm Pipevine Swallowtail rất thú vị vì nó được nuôi sống bởi
loài cây thuộc họ Pipevine, rất độc với hầu hết các loài thú và côn
trùng khác. Sâu bướm Pipevine Swallowtail không hề hấn gì khi ăn lá của
loài cây này, không những thế, nó còn tích trữ chất độc bên trong mình
khiến thịt nó cũng trở nên độc hại với các loài vật. Sâu trưởng thành có
màu đen, gai đỏ và dài khoảng 5 cm.
8. Sâu của loài ngài đuôi đỏ Dasychira pudibunda
Sâu
của loài ngài đuôi đỏ Dasychira pudibunda có hình dáng xù xì trông thật
buồn cười. Loài sâu này có thể được tìm thấy ở khắp Châu Âu và Bắc Mỹ.
9. Sâu bướm Melanitis leda bankia
Loài
sâu bướm Melanitis leda bankia có xuất xứ từ vùng Brisbane nước Úc.
Toàn thân nó có màu xanh lá với nhiều đốm trắng li ti. Phần đầu có màu
xanh đậm hơn với những chiếc râu màu đen. Trong ảnh là một con sâu đột
biến có râu màu đỏ thẫm.
10. Sâu Megalopyge
Sâu của loài ngài Flannel (tên khoa học Megalopyge) đích thực là một đống lông bùi nhùi không hơn không kém.
11. Ấu trùng của loài ngài Imperial
Trong
số những loài sâu không cắn và vô hại thì có lẽ ấu trùng của ngài
Imperial (tên khoa học Eacles imperialis) trông dữ dằn nhất với thân
hình xù xì đầy lông xanh và những chiếc “sừng” vàng. Loài sâu này có
chiều dài từ 7-10cm, sống tại miền nam nước Mỹ.
12. Sâu ở Pháp
Một loài sâu có ở Pháp với thân màu đỏ, trắng, xanh và đầy lông lá trên người.
13. Sâu bướm của loài ngài Cobra
Quả
thật là cha nào con nấy! Nếu loài ngài Cobra (tên khoa học Attacus
atlas) sử dụng hai đầu cánh giống đầu rắn hổ mang chúa để hù dọa kẻ thù
thì những con sâu bướm của nó cũng là một bậc thầy ngụy trang đầy ấn
tượng. Loài sâu này có thân xanh với những chiếc gai có hai màu xanh,
vàng và khắp người phủ một lớp bột mịn màu trắng.
14. Sâu Tailed Emperor
Điểm
nổi bậc nhất của loài sâu Tailed Emperor (tên khoa học Polyura pyrrhus)
là chiếc đầu có 4 chiếc râu khiến nó trông rất khác thường.
15. Sâu của loài bướm có tên khoa học Dryas iulia
Sâu
của loài bướm có tên khoa học Dryas iulia có thể được tìm thấy từ
Brazil cho đến bang Texas, thậm chí còn thấy ở Nebraska trong mùa hè. Nó
có phần bụng phía dưới màu cam còn phần thân trên có màu đen tua tủa
gai dài và nhọn khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Yeni (tổng hợp từ EG)
Yeni (tổng hợp từ EG)
Nước Cuba | for everyone |
- 1 - Kinh tế - Xã hội.
Nền kinh tế của Cuba hiện nay vẫn là nền kinh tế bao cấp XHCN, đời sống của dân Cuba bây giờ gần gần như đời sống của dân VN thời bao cấp. Cuba với Triều Tiên là 2 nước trên Thế giới không công bố thu nhập bình quân đầu người ở nước mình, tuy nhiên theo sự tính toán của nhiều nguồn uy tín, thu nhập bình quân đầu người (năm 2005) ở Cuba vào khoảng $213 / năm, thu nhập bình quân của nhân viên nhà nước là $362/ năm (thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của VN là $680 / năm).
Nền kinh tế Cuba chủ yêu dựa vào sản xuất mía đường, xì gà và công nghiệp du lịch.
Loại xe bus Camel được sản xuất đầu thập kỉ 90 là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu ở đây, sức chứa hơn 200 người.
Xã hội Cuba gồm 2 thành phần chính, Black Cuban với White Cuban. Như mọi nơi, người da đen thường nghèo khổ hơn người da trắng.
Ở Cuba, người da đen thường bị đối xử xấu hơn người da trắng, có lẽ đó là tâm lý chung. Như Che Guevara đã từng nhận xét về người da đen " Người da đen thường lười biếng và có trình độ thấp kém, trong khi người châu Âu luôn cầu tiến và làm việc chăm chỉ "(Foxnews )
Trẻ em và người già chính là nạn nhân trực tiếp của nền kinh tế kém phát triển ở Cuba.
Khi tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh sang thăm Cuba, trên đài truyền hình Cuba, Fidel Castro khen ngợi Việt Nam hết mình. Ông Fidel rất ngạc nhiên khi Việt Nam đã lắp ráp được xe máy, sản xuất được bóng điện... và rất vui sướng khi Việt Nam viện trợ 400 ngàn tấn gạo cho Cuba. (BBC)
Hình như, người Việt Nam nghĩ Cuba chính là thiên đường XHCN và người Cuba cũng nghĩ rằng Việt Nam cũng chính là thiên đường XHCN.
2. Y tế và giáo dục ở CubaVề Y tế, không thể phủ nhận những tiến bộ rất lớn của Cuba về Y tế. Người dân Cuba được hưởng chế độ Y tế miễn phí đối với những bệnh không nghiêm trọng, 100% trẻ em được tiêm chủng (hơn cả các nước như Mỹ, Úc...), Cuba cũng là nước sản xuất vaccin thuộc loại nhiều nhất thế giới.
(Ở Cuba, người già được chăm sóc và tôn trọng)
Một người đàn ông đang đưa ba của mình vào bệnh viện, thật thú vị khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện bằng xe kút kít, điều đó dễ hiểu vì ở Cuba thiếu trầm trọng điện thoại với xe cứu thương.
báo Washitonpost đã có 1 bài phóng sự ảnh về điều kiện chăm sóc y tế ở Cuba, trong đó có những hình ảnh rất tội nghiệp về nền y tế ở Cuba.
Tại các bệnh viện ở Cuba, người ta vẫn dùng dụng cụ ở thế kỷ 18 như này để khám thai.
Bàn mổ sản xuất năm 1961 ở Liên Xô vẫn được sử dụng ở các bệnh viện lớn.
Ít nhất, chẳng mất tiền để được mổ.
Shot at 2007-07-05
...........
Về giáo dục, 97% người dân Cuba biết chữ.Cũng như ở VN hay các nước XHCN khác, học sinh ở đây cũng đeo khăn quàng đỏ rất là oách.
Chương trình giảng dạy ở Cuba cũng gần gần như Việt Nam, cũng triết học Marx, CNXH, lịch sử Đảng Cộng Sản Cuba, được giáo dục phải tôn thờ lãnh tụ Fidel Castro, Che Guevara... Được giáo dục những cái như Chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, 1 ngày ở XHCN phát triển = 20 năm TBCN....
Việc học tập ở Cuba cũng xét đến lí lịch và thành phần gia đình, những đứa con của các cán bộ nhà nước thường rất được ưu tiên, ngược lại những đứa con của những người chống lại chế độ ở Cuba luôn bị phân biệt đối xử.
Dù sao đi chăng nữa, Y tế và giáo dục ở Cuba là miễn phí 100%. Tuy nhiên hình như quy luật của cuộc sống, của cho không là của chẳng ra gì !
3.Pháp luật, dân chủ tự do ở Cuba
Cuba cũng như Việt Nam, đều có những vấn đề về dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên khác với VN chủ yếu là được Mỹ quan tâm thì Cuba nhiều nước quan tâm hơn như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha. Trong Bảng xếp hạng về tự do dân chủ năm vào tháng 5/2007, Cuba xếp hạng 141/150 nước. (Việt Nam hạng 129, China 126, Lào 131, Myanmar 150... Bắc Triều Tiên thì vô hạng) Báo cáo về nhân quyền của tổ chức Human Right Watch có rất nhiều điều nói về Cuba.
- Cuba thiếu trầm trọng các quyền của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do hội họp. Năm 2006, Cuba bỏ tù 316 người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Cuba. Cuba là nước có số lượng nhà báo vào tù nhiều thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), năm 2006 có 23 nhà báo bị bỏ tù vì đưa tin mà chưa được chính phủ đồng ý. Điện thoại di động, Internet ở Cuba bị kiểm soát, 1 số người sử dụng e-mail để gửi tin tức ở Cuba ra nước ngoài đều bị bắt giữ.
- Quyền tự do đi lại của dân Cuba bị xâm phạm nghiêm trọng. Chỉ có những người được lựa chọn kĩ lưỡng mới được quyền đi ra nước ngoài, tuy nhiên khi bố mẹ ra nước ngoài thì lại không được mang theo con cái. Vào tháng 5 năm 2006, bác sĩ Oswaldo Payá, 1 người đấu tranh dân chủ có tiếng ở Cuba được đại học Columbia ở New York phong tặng tiến sĩ danh dự về Luật, tuy nhiên chính quyền Cuba cấm ông này đến New York để nhận học hàm.
- Ở Cuba, đa số người dân theo Công Giáo, tuy nhiên chính quyền Cuba cấm tổ chức lễ Noel hàng năm, những người muốn tổ chức đều phải lén lút, nếu bị phát hiện có thể bị bỏ tù.
- Cuba kiểm soát thông tin, văn hoá đến từ nước ngoài. Người dân Cuba bị kiểm soát khi tiếp xúc với khách du lịch, khách du lịch đi đâu đó đều có người chăm sóc của chính phủ đi kèm. Các loại văn hoá như nhạc Rock, Rap... ở đây cũng bị kiểm soát gắt gao, các ban nhạc Rock có tư tưởng lớn như Deep Purple, Led Zeppelin.. bị cấm hoàn toàn.
- Chính quyền Cuba bỏ tù tất cả những ai có tư tưởng chống đối. Vì thế số lượng nhà tù ở Cuba tương đối là nhiều.
(đây là bản đồ các nhà tù ở Cuba)
Những người này sẽ bị tống vào những khu biệt giam cho tù nhân chính trị, tối tăm ẩm thấp với những buồng giam cao 1m5, rộng 1m5 dài 1m5.
....................
Nói chung ở Cuba, kinh tế kém phát triển, y tế lạc hậu, không có tự do dân chủ nhân quyền. Người dân Cuba cũng như dân Việt Nam, nếu họ không có ý định đứng lên đấu tranh để chịu hậu quả là bị bỏ tù, họ sẽ tổ chức vượt biên. Điểm đến luôn là nước Mỹ giàu có.
Một đoạn phim trên MSNBC quay cảnh dân Cuba vượt biên
Tuy nhiên, luật của Mỹ bây giờ là nếu dân Cuba đặt chân được vô lãnh hải của Mỹ tức là thành dân Mỹ. Còn nếu bị Hải Quân Cuba bắt lại thì đen thui, vô tù lãnh thưởng.
Nguồn: Silly Fox's blog
Xem thêm trang tiếng nước ngoài:
http://therealcuba.com/
Văn hóa giày dép Nhật Bản | for everyone |
- Ngày nay ở Nhật Bản người ta rất ít khi mặc kimono va yukata, nên cũng dễ hiểu khi giày dép cổ truyền như geta, zori và waraji cũng hiếm thấy. Nhưng chỉ khoảng 30 hay 40 năm về trước, người ta thường mang dép zori và guốc geta.
Chúng ta sẽ điểm qua giày dép Nhật Bản, từ ngưỡng kiểu cổ xưa cho đến những kiểu mới lạ và độc đáo phản ánh những quan điểm không thay đổi về những gì đáng để mang vào chân.
Giày dép cổ truyền ở Nhật Bản có hai nguồn gốc lịch sử chính. Một kiểu bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, với đặc điểm là có một quai phía trước trên mặt đế dép. Bàn chân nằm dưới quai, còn ngón chân cái và ngón chân thứ hai kẹp lấy đầu quai. Kiểu dép mở trống này rất lý tưởng cho khi hậu nóng và ẩm, giúp cho việc mang vào và cởi ra dễ dàng hơn.
Kiểu còn lại xuất phát từ miền bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Bàn chân gần như được che kín, gần giống như mang giày. Trong suốt thời kỳ Yayoi khoảng 2.000 năm về trước đây, nông thôn Nhật mang tageta để chân khỏi lún vào bùn khi cấy lúa ngoài đồng. Tageta đượclàm bằng những miếng ván lớn hơn bàn chân, Những sợi dây để chân bám vào được xỏ qua những cái lỗ trên tấm ván. Người ta cho rằng tageta chính là nguồn gốc từ geta (guốc gỗ) mà sau này được mang rất nhiều.
Ashinaka: Các ngón chân và gót lòi ra khỏi đế giày, giúp chân bám chắc hơn và thao tác dễ hơn.
Angel
Ăn ốc vòi voi bổ gì? | for everyone |
SGTT
- Món ăn được “son phấn” bằng tiếng đồn đang nổi lên gần đây là ốc vòi
voi. Đồn: ốc vòi voi là món “ông ăn bà khen” hạng nhứt. Đồn: ốc vòi voi
có 16/18 axít amin, theo kết luận viện khoa học dinh dưỡng Việt Nam
Ảnh: L.H.T
|
Những
tin đồn này hoàn toàn không thể kiểm chứng về mặt khoa học. Vì: không
ai biết có cái thứ gì trong con ốc ấy khiến cho “ông ăn bà khen” – ngoài
cái vòi giống như… linga. Vì: 16/18 axít amin chẳng có nghĩa gì cả,
trong khi dinh dưỡng con người cần đến 20 axít amin tiêu chuẩn để tổng
hợp protein và phân tử sinh học khác hoặc ôxy hoá urea và dioxid carbon
như là một nguồn năng lượng; hơn nữa, lại không nói đó là axít amin gì;
sau cùng, chẳng có viện nào là viện khoa học dinh dưỡng Việt Nam, trong
danh bạ chỉ tìm thấy viện Dinh dưỡng Việt Nam.
Nhưng
các ông vẫn tin. Bằng vào niềm tin ấy, ốc vòi voi bán chạy, nhất là vòi
voi Canada với giá cả triệu đồng/suất. Thịt ốc này đang bước từ những
nhà hàng cao cấp xuống những quán thường thường bậc trung.
Thực
ra, ở phương Tây, ốc vòi voi chỉ mê hoặc được người ăn vì thịt ngon.
Được ca ngợi là loài hải sản sống thọ nhất – từ 146 đến 160 năm, ăn vào
hy vọng cũng thọ lây chăng? Vòi voi cái được coi là đẻ sung nhất trong
vương quốc loài vật, 5 tỉ trứng suốt vòng đời. Các cơ sở chữa hiếm muộn
sao không chọn nó làm logo ta?
Ở
chỗ này cũng nên nhìn lại, vòi voi cái đẻ sung đến thế, chẳng lẽ không
có công “tả xung hữu đột” của vòi voi đực? Phải chăng vì thế mà ra
chuyện đồn ăn vào rất “Lâm Xung”.
Ốc
vòi voi là gọi theo tên Tàu, ngoài Bắc quen gọi là tu hài. Con ốc bên
kia bờ Thái Bình Dương to hơn con ốc bên này Thái Bình Dương nhiều. Cũng
có nhiều tên như Geoducks, sò vương, v.v. Cái vòi càng đáng nể, vỏ ốc
hai mảnh bên ấy dài khoảng từ 15 – 20cm, nhưng cái vòi có khi tới cả
mét. Còn bên này vỏ chừng 10cm, vòi cụt ngóc, trông chẳng ấn tượng chút
nào.
Những
vùng trong nước đang khai thác nuôi trồng thương phẩm giống nhuyễn thể
hai mảnh có lợi cho môi trường này là Quảng Ninh, Hải Phòng và Khánh
Hoà. Ở đầm Nha Phu, Khánh Hoà, người dân cũng dùng lưới để khai thác ốc
tự nhiên.
Giá
ốc trong nước không cao – trên một trăm ngàn, ăn được, nhưng so với vòi
voi vẫn quen gọi là Canada, có nơi còn gọi xa xôi hơn – vòi voi Alaska,
vùng chẳng có tên tuổi gì về nuôi trồng loại ốc này, chỉ đáng hạng vịt
sánh với thiên nga. Vòi voi hàng Việt bán ở các quán Sài Gòn có hai
dạng, đông lạnh và tươi sống, giá chênh nhau một hai – một ba. Đông lạnh
đúng độ từ lúc con ốc còn sống, chất lượng cũng tươi ngon.
Ốc
thường ăn sashimi trong điều kiện còn tươi, để có thể cảm nhận vị ngọt
và độ giòn của thịt vòi, nếu như thịt được chần nước sôi đúng độ. Để
thưởng thức thêm mùi thơm của lớp vỏ bị cháy, người ta ăn nướng. Nhưng
nướng cũng phải có nghề, nướng xong con ốc mất hết nước thì chẳng còn
ngon ngọt gì mấy, coi như đồ bỏ. Riêng phần ruột, do mềm hơn, thường
được ướp và cho vào tô cháo.
Ăn
hàm thụ, không thể nào cảm thấy hết cái ngon của con ốc đang được son
phấn bằng “ngọn cờ”: “ông ăn bà khen”. Có khi bà cũng ăn theo để phu
xướng phụ tuỳ!
Ngữ Yên
Có một loài chim dũng mãnh | for everyone |
Khi đất trời nỗi cơn giông tố,
khi núi rừng điên đảo trong cơn thịnh nộ,
khi biển cả đang gào thét,
những loài chim đều đã tìm nơi trú ẩn,
nhưng giữa bầu trời, vẫn có một loài chim đang kiêu hùng bay lượn,
đó chính là chim đại bàng.
Để trở thành loài chim chúa tể các loài chim, đại bàng có một đặc tính rất đặc biệt, đó là những con đại bàng non khi bắt đầu tập bay, chúng luôn tìm nơi có gió mạnh và bay ngược chiều gió, nhờ vậy khi lớn lên chúng có đôi cánh rất mạnh mẽ, sức lực dẻo dai và đặc biệt là một ý chí kiên cường.
Giữa trời xanh bao la, thảo nguyên mênh mông, khi một cánh đại bàng xuất hiện thì trong vòng 200 dặm, các loài chim chóc, chồn cáo đều không dám ló đầu.
Con Người ta sinh ra trong cõi nhân gian, cũng sẽ phải luôn gian khổ rèn luyện, sá chi đường đời hiểm ác, sợ gì những bão tố, chông gai!
Cũng như những cánh đại bàng non đang tập bay ngược gió. Một ngày kia khi đã đủ lông cánh cũng lại như đại bàng kia đạp trên giông bão.
Hy vọng chúng ta sẽ làm được như Đại Bàng,
tự rèn luyện cho mình 1 ý chí và nghị lực phi thường để vượt qua khó khăn.
Hãy lấy những thất bại làm kinh nghiệm
Lấy những rèn luyện và nổ lực làm nguồn vui
Dùng khó khăn, chướng ngại làm phương tiện.
Tìm cái vui và hạnh phúc trong cái khó.
Gác bỏ ngoài tai những dèm pha, xóa bỏ lòng tỵ hiềm...
Lấy những thành tựu nhỏ làm động lực và phần thưởng để chia sớt với chúng ta.
Đừng bao giờ bỏ cuộc.
Những thành đạt trên đời là do sự rèn luyện và kiên nhẫn thật sự.
Thân chúc các bạn thật nhiều niềm tin, hạnh phúc và thành đạt.
(st)
Sống thiền | for everyone |
Thiền trong đời sống thường ngày
Tóm lược quyển sách
Living Meditation : Living Insight của Dr. Thynn Thynn
(Bản dịch của Từ Thám - Sydney, Australia -2001*)
Quyển sách nầy của Bà Thynn Thuynn viết về cách học tập thiền định trong đời sống thường ngày . Phần lớn các phương pháp tu hành ở các chùa hay thiền viện đều không thích hợp với người tu tại gia nên không đủ để chuyển hóa người hành đạo . Bà là một học giả Miến Ðiện nhưng theo sở học Tây Phương nên cách trình bày rất dễ hiểu và trong sáng . Bài viết khá dài , tôi cố gắng tóm lược lại những ý chính để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng .
Lê Tấn Tài
A.- SINH HOẠT THIỀN
TÂM THỨC TỰ DO
Trong thiền định , hay nói một cách nôm na là sống thiền thì trước hết bạn phải có trình độ cao về trí thông minh , sự cố gắng và lòng kiên nhẫn . Khởi đầu, bạn phải tập một tâm thức hoàn toàn tự do và không bị giới han . Thứ tự do mà bạn tìm đây là tự do tuyệt đối để tâm thức tìm được chân lý . Nhưng làm sao bạn đạt được một tình trạng tuyệt đối như vậy khi đa số chúng ta bắt đầu với sự phán đoán và điều nguy hiểm nhất là sự phê phán dựa trên tình cảm : quan niệm của tôi , đức tin của tôi , kinh nghiệm của tôi ... Như thế bạn không có tự do để tiến bước xa hơn nữa . Chỉ có cách bạn phải nhìn mọi sự vật với tâm bình đẳng (không định kiến , khen chê ...), dù đó là triết thuyết, lý tưởng, hoặc ngay cả công phu tu tập và tiến bộ của mình nữa. Chỉ như thế bạn mới có thể nhìn sự vật một cách khách quan được. Muốn được tự do bạn chỉ cần hai điều: tâm hồn im lặng và trái tim cởi mở.
THIỀN TRONG SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY
Trong khi tập Thiền Quán, bạn không nhất thiết phải tu để đạt tới tình trạng an định. Ðiều tối cần là bạn phải có trí tuệ ba-la-mật (panna paramita) tức là trí thông minh có sẳn. Nếu bạn có trí tuệ ba-la-mật và ở tình trạng sẳn sàng, thì có thể đắc ngộ ngay sau khi chỉ nghe một bài giảng. Do đó, với trí tuệ giải thoát, bạn sống tại gia vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay ngoài bản tâm, tại gia hay ngoài xã hội.( Ledi Sayadaw)
Thiền đem tới sự thư giản nhưng không phải là một phương thức trị liệu cấp thời để giảm căng thẳng mà là một phương pháp rèn luyện tâm để đạt đến giải thoát .
Nói đến tu thiền là người ta nghĩ đến tọa thiền (ngồi thiền) . Thật ra đây chỉ là một hình thức kỹ thuật để hổ trợ cho việc tu thiền . Nhưng nếu thiền nhằm mục đích để giúp tâm bình an thì thiền phải là một hành vi linh động trong cuộc sống hàng ngày , giữa các thăng trầm của đời sống , các xung động của các dục vọng , cảm xúc... Làm sao để kiểm soát chúng ? Hãy ngắm nhìn tâm mình trong im lặng vì bản chất của tư tưởng và tình cảm là tạm bợ và tự chúng không có đời sống riêng biệt. Nếu bạn bám níu chúng thì bạn làm cho chúng ở lại lâu hơn chỉ khi nào tâm thức bạn không còn bám níu hay vất bỏ thì nó mới có thể nhìn cơn giận như là cơn giận, ham muốn như là ham muốn. Sự thấy biết nầy gọi là tuệ giác (Panna) . Chỉ khi nào bạn không còn dính líu với cảm xúc thì lúc đó bản chất bình an của tâm thức mới hiện ra. Bản chất bình an nầy làm bạn có thể sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống. Với sự thông hiểu và nhận thức mới tìm được, bạn sẽ có thể sống như một con người trọn vẹn và nhạy cảm hơn. Bạn sẽ nhìn đời với một quan điểm mới mẻ và tươi mát. Và kỳ diệu thay, những vấn đề trước kia không còn là vấn đề nữa.
SỐNG VỚI GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Như vậy muốn có một tâm thức mới nầy hãy tập có tỉnh giác về bất cứ hành động nào của mình ngay lúc nầy: đi bộ, ngồi, tắm, hút bụi, ngắm hoa, vv...Bạn có thể tập điều nầy bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trong khi rèn luyện tâm tập trung, bạn sẽ thấy là mình càng ngày càng bớt lơ đãng. Rồi về sau, khi bạn tiếp tục rèn luyện, bạn sẽ có thể tỉnh giác về tư tưởng và tình cảm của mình ngay khi chúng mới nổi lên.
Giả sử như bạn đang lái xe. Bạn phải chú ý về hành động lái xe, phải không? Tâm của bạn phải ở tại chỗ và ngay giây phút đó, chú ý nhìn trên xa lộ, quan sát các tài xế khác. Bạn không thể nào để mình quá lơ đãng bởi những tư tưởng khác. Lái xe cũng giống như tập tỉnh giác về hành động đang làm của mình.. Hoặc giả sử như bạn đang ăn. Nếu tâm bạn lơ đãng, có thể là bạn không nhận thức mình đang nếm mùi vị của thức ăn, huống hồ là có thể thưởng thức nó. Chỉ khi nào bạn chú ý trên hành động ăn thì bạn mới có thể thật sự thưởng thức được mùi vị của thức ăn. Nhưng thường là bạn không làm những hành động khác một cách tập trung như vậy .
Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách nói, không phải là một điều răn phải răm rắp tuân theo , vì nếu bạn quá đeo níu vào giây phút hiện tại thì bạn sẽ mất đi nghệ thuật sống thư thả. Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách để tập cho tâm mình thôi xao động , suy nghĩ lung tung ...
Ðiều quan trọng là học tập bỏ thói quen vọng tâm ( tâm luôn luôn nhảy chuyền) , luyện cho tâm mình được tập trung và vững vàng hơn. Nhưng trong thiền định , tập trung chỉ là một phần . Ðiều tối cần là phải bỏ dục vọng . không phán đoán , thích hay không thích ... tức là bạn phải đạt đến tâm xã ( Tâm im lặng – Upekha) .
SỐNG VỚI NHIỀU GIÂY PHÚT KHÁC
Trong công việc thường ngày bạn thường làm một cách máy móc . Chẳn hạn khi đang lặt rau, bạn không nhất thiết phải chú ý đến màu sắc hay hương vị của rau mà có thể trả lời vài câu hỏi của các con . Không có một nguyên tắc cứng nhắc nào cả . Nếu công việc quá bận rộn thì bạn đâu còn chú tâm đến việc khác . Trong tình thế nầy , thay vì để ý đến sự lộn xộn ở bên ngoài thì dừng lại và nhìn thẳng lại tâm mình ở bên trong . Ðó là cách để đạt đến một trạng thái cân bằng , để bạn có thể nhìn sự hỗn loạn bên ngoài một cách khách quan . Ðây gọi là Tuệ Giác (Panna) hay là giác ngộ xuyên suốt . Khi sự tỉnh giác đã đủ mạnh và trong tâm có sự im lặng hoàn toàn thì tuệ giác sẽ tức thời hiện đến cho chúng ta biết cách tốt nhất để đối phó với tình thế trước mắt. Khi tâm không còn thành kiến, bạn sẽ có thể hành động tức thời, đầy sáng tạo.
THIỀN TRONG HÀNH ÐỘNG
Một cách tổng quát tâm trí của bạn đều bị ngoại giới chi phối và bạn phản ứng với nó một cách máy móc và theo thói quen . Bạn bị kẹt ở bên ngoài và bỏ quên tâm mình ở bên trong . Bạn không thể nào quán tâm được . Chẳn hạn khi lái xe bạn không thể nào vừa quán tâm vừa chú ý đến diễn biến xẩy ra trên xa lộ . Bạn không làm thế , nhưng bạn có thể tập trung một cảm xúc nào đó quấy nhiễu chúng ta nhiều nhất . Chẳn hạn một sự tức giận . Khi bạn bắt đầu quán sự tức giận của mình, bạn sẽ khám phá một điều lý thú là bạn vừa biết mình đang tức giận thì cơn giận tự nó tan biến đi. Dần dần sự quán tâm sẽ trở nên tự nhiên hơn. Không bao lâu, bạn sẽ thấy rằng, đột nhiên giữa một cơn giận dữ, cơn giận của bạn bỗng nhiên biến đi mà không báo trước. Bạn cần hiểu rất rõ một điểm: phải tỉnh giác và đừng phê phán. Sự tỉnh giác chính nó sẽ tập cho chúng ta có được một tâm trí đơn giản và trong sạch, không có phê phán và phân biệt. Thường thì bạn chỉ phản ứng thay vì hành động. Bạn phản ứng theo đường lối đã điều-kiện-hóa của tâm bạn. Muốn dừng phản ứng, phải phá vỡ sự điều kiện hóa đó.
Giả sử như đứa con nhỏ của bạn đang khóc vì bạn không cho nó vật nó muốn. Nếu bạn dừng lại để nhìn, bạn thấy sự bực dọc của mình. Bạn còn có thể nổi giận vì không thể lý sự với đứa nhỏ. Ngay lúc bạn nhìn thấy sự nóng giận, nó tan đi - và thay vì đáp ứng với con bạn bằng sự giận dữ, bạn có thể thông cảm nhưng cương quyết đối với nó. Thật là lạ, bởi vì đột nhiên bạn biết cách đối phó với vấn đề. Bạn không can dự vào sự nóng nảy của nó, hay của chính bạn. Hình như đứa nhỏ cảm nhận được điều nầy và nó cũng trở nên bình tĩnh hơn.
BUÔNG XÃ
Buông xã là không bám níu về môt việc gì . Thường đó là động lực ham muốn một sự thành công, được điều khiển , được vinh danh...Ðừng lẫn lộn ham muốn với hành động . Buông xả ở đây là buông xả sự bám níu vào tham dục, chớ không phải buông xả hành động. Bạn hãy dừng lại và nhìn về sự ham muốn của mình . Khi bạn thấy được sự ham muốn, bạn cũng thấy được sự bám níu vào ham muốn đó. Và khi bạn nhận ra sự bám níu, bạn thấy nó tan biến đi và bạn tức thời buông xả. . Hành động nầy là một hành động không căng thẳng hay bực dọc kèm theo. Ðó là hành động thanh tịnh và giản dị, bạn có thể hoàn tất được nhiều chuyện hơn và ít bị căng thẳng hơn. Trong những cơn xúc động - bởi vì diễn tiến tâm lý biến đổi quá nhanh – bạn chỉ nhận diện được những cảm xúc thô kệch như nóng giận và thù hận. Sự ham muốn và bám níu thì tế nhị hơn nhiều, nên cần có định lực mạnh hơn mới có thể nhận ra chúng được.
Cái tôi được hình thành từ từ trong vô thức . Ðến khi khôn lớn thì cái khái niệm về bản ngã của bạn đã trở nên 'hiện thực' đến nỗi khó phân biệt được đâu là ảo tưởng và đâu là thực tế. Bạn không nhận cái tôi là tạm bợ , tương đối và luôn luôn thay đổi , bởi thế bạn cố bám níu vào chúng và không bỏ đi . Sự ham muốn 'giữ cho mọi sự vật còn mãi' làm cho việc tu tập 'buông xả' thật là khó khăn.
Nếu bạn buông xả cái 'tôi' và 'của tôi' thì bạn có mất hết lai lịch , sẽ trở thành lạnh lùng và vô cảm chăng? Nghe thật đáng sợ, giống như là sống trong khoảng trống không. Không sao cả , bạn nên hiểu cái bạn mất đi chỉ là một ảo tưởng. Nó không bao giờ có thật. Bạn trút bỏ trong tâm cái ảo tưởng về bản ngã. Chỉ buông xả cái ảo tưởng thôi.
TÂM BÌNH AN
Nếu bạn dừng sự suy nghĩ trong phút chốc và ngồi lại để phản chiếu trên tâm mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng bạn đang được bình an. Bình an là bản chất tự nhiên của tâm thức trong mỗi người chúng ta. Bình an đã có mặt ở đó kể từ ngày chúng ta sanh ra và nó sẽ tiếp tục ở đó cho tới ngày chúng ta chết đi. Ðó là món quà vĩ đại cho bạn; như vậy tại sao bạn lại nghĩ rằng mình không được bình an trong tâm? Khi nhìn vào tâm mình bạn thường chỉ nhận biết các tâm trạng hoạt động, như là các tư tưởng và các cảm xúc đi chung với chúng. Nhưng bạn có khuynh hướng bỏ quên các khoảng thời gian bình an ở giữa các tư tưởng và cảm xúc đó. Nếu con người phải khổ sở hay buồn bực từng phút một trong suốt 24 giờ mỗi ngày, thì chắc mọi người sẽ điên hết . Thế thì tại sao bạn nghĩ rằng mình không bao giờ được bình an? Ðó là bởi vì bạn không bao giờ tự cho phép mình được bình an. Bạn quá say mê đấu đá với chính mình và cảm xúc của mình đến nỗi sự đấu tranh nầy trở thành bản chất thứ hai của bạn. Thế rồi bạn lại than phiền rằng tâm mình không được bình an!
Tại sao bạn không gạt qua một bên tất cả những ý tưởng phức tạp nầy trong phút chốc để có thể ngắm nhìn bản chất bình an nầy .
Như vậy cái gì làm cho tâm bạn bất an ? Chỉ khi nào khái niệm về 'tôi' và 'của tôi' nổi lên thì tâm thức mới bị lôi kéo vào xung đột. Thích và không thích mau lẹ đi theo những khái niệm chấp ngã đó. Ðây là khởi đầu của phiền toái. Giả sử như bạn làm mất xâu chìa khóa. Vấn đề bắt đầu khi bạn bắt đầu phê phán sự kiện bạn làm mất xâu chìa khóa. 'Tôi không thích bị mất chìa khóa. Bạn còn có thể tiếp tục suy nghĩ: 'Tại sao tôi lại vô ý quá như thế?” Tất cả những sự phiền hà nầy nổi lên từ phản ứng của bạn đối với xâu chìa khóa bỏ quên đâu đó. Bạn hãy quay lại điểm khởi đầu của sự bực bội. Khi bạn có tư tưởng 'Tôi mất xâu chìa khóa', bạn đã không thể buông xả tư tưởng đó. Thay vào đó, bạn tức khắc nhảy vào 'thích' hay 'không thích'. Cảm xúc, xung đột và bực dọc đều phát xuất từ nhị nguyên 'thích' và 'không thích' nầy. Bạn đã tự để cho mình bị cuốn trôi đi bởi những phê phán, cảm xúc và bực bội.Nhưng chúng ta hãy ngắm nhìn những tư tưởng trong giây lát. Chúng nó nổi lên rồi tự chúng rơi rụng, trừ phi bạn bám níu vào chúng. Nếu bạn để cho tư tưởng tiếp tục đi hết đời sống bình thường của chúng, chúng tự nhiên rơi rụng. Tư tưởng của bạn cũng phải chịu qui luật phổ quát về Vô thường (Anicca). Bản chất của tư tưởng là tạm bợ, trừ khi cái 'tôi' can thiệp và không cho chúng ra đi. Bằng cách bám níu vào tư tưởng và cảm xúc, cái 'tôi' tiếp tục kéo dài quá trình cảm xúc. Chính là cái 'tôi' cố bám níu vào tư tưởng và cảm xúc và để cho chúng gây bất an.
QUÁN CHIẾU VỀ TÂM BÌNH AN
Nếu thỉnh thoảng bạn nhận thấy có những giây phút bình an, thì bạn đã bắt đầu rồi đó. Bạn đừng bận tâm nếu những giây phút nầy rất ngắn ngủi. Bạn có thể dùng những phút bình an nầy làm căn cứ để thăm dò tâm mình. Ðây có thể tiêu điểm từ đó bạn có thể khám phá tâm. Và đáng ngạc nhiên thay, bạn sẽ thấy đây cũng chính là ngôi nhà mà bạn tìm về. Giả sử như muốn thấy vật thể di động trong không gian như thế nào, bạn phải thấy được trọn khoảng không gian và các vật thể trong đó. Không có không gian thì vật thể không di động được. Vật thể có thể biến mất trong không gian, nhưng không gian vẫn còn đó. Tâm của bạn có thể ví như khoảng không gian , tư tưởng và tình cảm ví như những vật thể di động . Nếu bạn có thể thấy rõ được khoảng không gian nầy, bạn cũng sẽ thấy rõ hơn cái gì nổi lên và rơi rụng trong đó. Có thể bạn chưa được bình an trọn vẹn, nhưng ít ra bạn đã có được một khoảng trống để thở, và nghỉ ngơi .
Bản thể của tâm bình an rất đơn giản. Nhưng bạn làm cho nó phức tạp bằng cách nghĩ rằng phương pháp tìm nó phải là khó khăn. Bạn bị điều kiện hóa để đạt được điều nầy, thành tựu điều kia, vv...Tâm bạn lúc nào cũng động. Dĩ nhiên bạn phải làm ăn, nuôi gia đình, kết bạn, đưa con tới trường, vv...vì đó là đời sống. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nếp sống vội vã như là cách để tìm bình an, bạn sẽ không tìm được bình an.Ðiều chúng ta cần quan tâm là nên sống chậm lại...để cho bạn có thể tự hiểu mình và kinh nghiệm được những gì đã có sẳn trong tâm bạn.
TÂM IM LẶNG
Tâm im lặng không phải là tâm chết cứng trái lại rất nhạy cảm với môi trường chung quanh .
Tâm im lặng thoát khỏi sự thù ghét, nóng giận, ganh tỵ, lầm lẫn và xung đột nghiã là nó thoát khỏi quan điểm nhị nguyên . Nói chung, bạn nhìn thế giới qua một khung khái niệm dựa trên lối suy nghĩ nhị nguyên. Khi vừa nhận thức một sự vật, bạn phê phán nó liền. Thí dụ , phê phán là nó tốt. Ngay khi ta vừa phê nó tốt, thì những cái gì trái lại tự nhiên trở thành xấu. Bạn đã chia thế giới khái niệm theo sự phân cực nầy; bạn dựng lên thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, theo tiêu chuẩn riêng của bạn .
“Nhưng chúng ta phải phân biệt thì mới có thể sinh hoạt trong đời sống thường ngày được. Tôi sẽ không ăn một quả táo thối. Nó sẽ làm tôi bị bịnh. Tôi phải phê phán rằng quả táo nầy thối, quả kia thì chín và ăn rất tốt.” Dĩ nhiên là bạn cần phải phê phán để có thể sinh hoạt trong thế giới nầy. Bạn cần phải phân biệt một quả táo ngon lành và một quả táo thối. Ðây là phê phán dựa trên lý luận chớ không phải cảm xúc. Nhưng thường thì chúng ta không dừng lại ở phê phán dựa trên lý luận. Chúng ta tiếp tục áp đặt thêm phê phán cảm xúc về 'thích' hay 'không thích' trên nhận thức về quả táo. Quả táo chỉ là quả táo, tốt hay thối. Bạn có thể lấy nó hay bỏ nó. Bạn có thể có phán đoán luận lý về nó. Nhưng vấn đề là chúng ta lại phán đoán dựa trên cảm xúc. Ðây là điều mà chúng ta cần hiểu rõ. Khi chúng ta phê phán dựa trên cảm xúc, chúng ta làm cho tâm bị gợn sóng. Những gợn sóng nầy tạo thành sóng lớn hơn và phút chốc bão tố có thể nổi lên, làm cho tâm bị xáo động. Tựu trung là chúng ta mất liên lạc với sự im lặng bên trong, tức tâm bình an.
Nên nhớ nhị nguyên tạo ra tâm khái niệm. Chúng ta thích bám níu vào những gì chúng ta đã tạo ra. Nhị nguyên do chúng ta tạo đã trở thành một vật sở hữu . 'Tôi' muốn bám giữ ý tưởng 'của tôi' về cái đúng, cái đẹp, cái tốt lành. Do đó tâm chúng ta bị cứng ngắc, và cuối cùng chúng ta nhìn thế giới qua những khe hở nhỏ hẹp. Bằng tỉnh giác , sự phê phán sẽ dừng lại. Khi không còn phê phán thì bạn nhìn sự vật đúng như thật tế , đây là cách duy nhất để bạn thoát ra khỏi nhị nguyên , thế giới sẽ mở rộng ra và Từ Bi Hỉ Xã sẽ đem lại sự cảm thông với người khác .
TỨ DIỆU ÐẾ TRONG ÐỜI SỐNG THƯỜNG NGÀY
Tứ Diệu Ðế là cột trụ của Phật giáo. Hiểu chúng sẽ giúp cho đời sống thường ngày của bạn được tốt đẹp hơn . Chân lý thứ nhất về Khổ ( Dukkha) phải được hiểu là bao gồm kinh nghiệm của con người từ sự bất mãn nhỏ nhoi đến sự đau khổ tột cùng . Ðó là sự kiện không thể tránh được của Sinh – Lão – Bệnh - Tử . Trong ý nghĩa thâm sâu nhất, Khổ là không hiểu được tính giả tạm của mọi vật , chính nó là nguyên nhân của Ðau Khổ và như thế các chân lý còn lại chỉ là con đường thoát khổ .
Giả dụ bạn phiền hà vì tiếng động và muốn chấm dứt nó . Sự ham muốn nầy nổi lên từ sự bất mãn của bạn với hiện tại . Sự ghét bỏ đó là một tình trạng căng thẳng . Nhưng bạn không nhận thức được sự ghét bỏ và sự đau khổ nó đem đến. Bạn cho Khổ là do người nào hay việc nào khác gây nên. Sự thiếu nhận thức nầy gọi là Vô Minh hay Ngu Dốt, ngu dốt về Tứ Diệu Ðế . Sự ngu dốt nầy được diễn tả là tình trạng thiếu tỉnh giác. Ngay lúc này bạn hãy nhìn vào tâm của bạn . Và khi bạn ý thức về sự bực bội, sự ghét bỏ tan đi. Nó tan mất vào tâm. Sự bực bội sẽ bớt đi nhiều vì vấn đề không phải là đem sự bực tức ra khỏi tâm. Vấn đề là chấp nhận sự kiện mình đang bức rức và bực bội. Vấn đề không phải là tiếng ồn, mà là phản ứng của bạn với nó. Bạn phải đối phó với mình trước khi đối phó với tiếng ồn là phải làm gì đây? Trong đời sống có nhiều trường hợp mà bạn không thể loại trừ được những yếu tố bên ngoài. Chúng ta không thể loại trừ hay kiểm soát hầu hết ngoại duyên trong đời sống, nhưng chúng ta có thể làm một cái gì cho chính mình. Bạn bắt đầu với chính bạn. Bởi vì bạn được sinh ra với ý chí tự do, nên bạn có thể làm bất cứ điều gì với chính mình. Bạn không thể chấm dứt tiếng ồn, vậy bạn phải lựa chọn chấp nhận nó . Bạn phải phân biệt giữa chấp nhận một cách mù quáng và chấp nhận một cách thông minh. Chấp nhận chỉ có thể được trọn vẹn nếu bạn không chứa chấp sự phê phán. Bây giờ bạn hãy nhìn lại trong tâm của bạn xem sao ? Sự bực bội đã biến mất . Bạn đã thấy là mình có thể phá vỡ được chu trình đau khổ bằng cách chỉ nhìn vào trong tâm trạng của mình. Ðây thực ra là sự tỉnh giác của tâm, là căn bản của sự tu tập 'thiền quán tâm' (Sati-patthana) trong Phật giáo. Sự chấp nhận tiếng ồn là kết quả của sự tỉnh giác. Sự tỉnh giác là hành động siêu thoát. . Sự chấp nhận mà chúng ta đang nói đây là sự tự nhiên và tức thời hòa nhập và làm một thể với môi trường .
Sự bất mãn của bạn với tình trạng ồn là chân lý thứ nhất về Khổ - tức Dukkha. Sự ham muốn hay khao khát được yên tịnh là chân lý thứ hai - Samudaya - tức Tập, hay là nguyên nhân của Khổ. Giây phút bạn được tự do thoát khỏi sự bực bội về tiếng ồn là Nirodha (Diệt) tức chân lý thứ ba. Khi bạn tu tập tỉnh giác, thực ra bạn đang thực hành Magga, hay Bát Chánh Ðạo. Bạn đang Chánh Tinh Tiến (gọi là Samma Vayama) để tu tập Tỉnh Giác tức Chánh Niệm (gọi là Samma Sati ) về sự bực bội của bạn. Do đó tâm bạn được tập trung, tức Chánh Ðịnh (gọi là Samma Samadhi ). Khi bạn siêu việt sự không thích tiếng ồn và không còn khó chịu, ngay lúc đó bạn có thể nghe tiếng ồn như thực tế , đây là Samma Ditthi hay là Chánh Kiến. Khi bạn không mong đợi nó chấm dứt hay trở nên ồn hơn, đó là Chánh Tư Duy (samma sankappa). Bạn có thể nói lên tình hình với nhận thức đúng đắn, gọi là Chánh Ngữ (samma vaca). Bây giờ bạn không muốn có những hành động bậy bạ, đó là Samma Kammanta, tức Chánh Nghiệp. Từ Chánh Nghiệp nầy , bạn đã thực hiện Chánh Mạng (samma ajiva).
TÍNH HỢP NHẤT CỦA BÁT CHÁNH ÐẠO
Trong Phật giáo, Bát Chánh Ðạo là con đường dẫn tới sự giải thoát. Muốn hiểu Bát Chánh Ðạo và áp dụng nó vào đời sống, chúng ta phải nhìn nó với sự hợp nhất của thân, khẩu và ý và trên bình diện Tuệ - Giới – Ðịnh (Panna, Sila và Samadhi.)
Mục đích chánh của Giới là để tránh làm tổn hại người khác bằng ngôn ngữ và hành động xấu - nhưng bạn phải giới hạn mình tới mức độ nào trong mọi lúc đây? Hành động của tâm, khẩu và thân xảy ra liên tiếp nhau rất nhanh đến nỗi hình như là không có khoảng trống ở giữa. Khi tư tưởng vừa nổi lên thì chúng ta thấy mình nói năng hay làm chuyện gì rồi. Chúng ta thấy mình không thể kiểm soát lời nói và hành động mình đủ nhanh để tránh làm tổn hại đến người khác. Nhưng sự tỉnh giác (sati) của bản tâm sẽ làm cho nó cảnh giác về hành động và lời nói của chính nó. Làm sao chúng ta có thể quay ngược sự chú ý vào bản tâm? Con đường tu tập tỉnh giác là cách phá được thói quen bận tâm về ngoại cảnh để có ý thức về những gì xảy ra bên trong, trong tâm chúng ta khi chúng ta sinh hoạt thường ngày. Khi sự tỉnh giác hay chánh niệm (samma sati) xảy ra, chúng ta thấy tâm mình không còn hành động nữa, nó dừng lại như là một chứng nhân để nhìn vào trạng thái bên trong. Khi sự quán tâm nầy đã trở thành thói quen cố định, như là bản chất thứ hai, thì chu trình phản ứng vô ý thức đối với ngoại cảnh bị phá vỡ. Trong giây phút đột phá nầy, sự 'thấy biết' hay 'ý thức' xảy ra: đó là sự nhận thức trong sáng như pha-lê về sự vật đúng như thực tế, về tình huống và nhân vật trong nhãn quan vô phân biệt, không có 'thích và 'không thích'. Từ tuệ giác mới mẻ nầy - Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp sẽ tiếp theo - tương đối và thích ứng với mỗi trường hợp, không còn vấn đề tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai nữa. Do đó, Giới Ðịnh Tuệ có thể được bao gồm trong từng giây phút tỉnh giác của đời sống thường ngày - ngay khi bạn ăn uống, làm việc, giải trí hay phấn đấu. Tóm lại, đời sống của bạn chính nó đã trở thành Bát Chánh Ðạo.
NĂNG ÐỘNG CỦA TÍNH THIỀN
Trong một vài hình thức tọa thiền, người ta có thể đạt tới một tình trạng mà tâm thức hoàn toàn vắng lặng, tập trung và tự chế, gọi là Vô Tưởng Ðịnh (jhanic samadhi). Trong tình trạng thiền định nầy, hành giả không thể sinh hoạt được. Ðây chỉ là một tình trạng tạm thời mà hành giả sẽ ra khỏi. Nhưng chúng ta đã nói về một lối thiền định khác, không qua tình trạng Vô Tưởng Ðịnh. Nếu bạn tu tập tỉnh giác trong đời sống thường ngày như là bạn đang kinh nghiệm ngay lúc nầy, bạn không phải đi qua tình trạng tự chế đó. Tiến trình thiền định luôn luôn tích cực mặc dù bạn tọa thiền hay thiền trong sinh hoạt thường ngày. Trong lối thiền tĩnh tọa, mặc dù thân thể ngồi yên, tâm chúng ta vẫn tích cực quán, nó có tỉnh giác về thân hay tâm. Thiền định là kỷ luật nội tâm cuối cùng sẽ đưa tâm ta về tình trạng thanh tịnh hóa.
Thiền định không làm cho bạn trở nên một người ù lì, vô tưởng hay vô cảm . Thật ra thiền định đem lại những gì tốt đẹp nhất trong bạn - tình thương, sự nồng ấm và nhạy cảm đối với mọi chúng sinh. Sự tu tập tỉnh giác, mặc dầu là trong lối tọa thiền hay sinh hoạt thiền, là một tiến trình tích cực và tiếp diễn. Trong tọa thiền, mặc dầu thân ngồi yên, tâm ta vẫn tích cực quán và có ý thức về thân tâm. Trong sinh hoạt thiền cũng thế, tâm tích cực tự quán mà không phụ thuộc vào cử động hay thời gian. Cái kỷ luật tâm linh trong mỗi hình thức là điều tối quan trọng sẽ đưa tâm chúng ta tới tình trạng thanh tịnh. Không phải tư thế ngồi đưa tới sự giác ngộ, mặc dầu tư thế cũng hữu ích khi giúp cho tâm tự an định. Nếu bạn hiểu rõ điều nầy, bạn có thể thiền định bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
B.- PHẢN ÁNH THIỀN
TẬP TRUNG VÀ THIỀN ÐỊNH
Ðối với nhiều người, hành động tập trung tâm ý được coi như đồng nghĩa với thiền định. Chẳn hạn khi họ làm việc gì một cách tập trung - đọc sách, làm việc, chơi gôn - là họ đang thiền định rồi. Ðiều nầy chỉ đúng một phần thôi. Thật ra, tập trung tâm ý (gọi tắt là Ðịnh) chỉ là một phần của thiền định. Tinh yếu của thiền định là nhằm đạt tới một sự hiểu biết cao hơn, tức là trí tuệ (panna), là tỏa rộng tâm mình ra khỏi những giới hạn của trí thức để đi vào lãnh vực của trực giác, của trí tuệ (hay tuệ giác).
Mục tiêu của việc tập trung ý trong làm việc hay tiêu khiển hoàn toàn khác với mục tiêu của thiền định . Trong khi làm việc , bạn chỉ quan tâm đạt đến một cái gì ở ngoài bạn như như là làm ăn thành công, thắng cuộc chơi gôn, hoàn tất một thí nghiệm khoa học, vv...Trong thiền định, trái lại, sự thành tựu là ở bên trong, sự thành tựu của tự ngộ và tuệ giác tâm linh. Trong những giai đoạn đầu tiên của thiền định, có thể bạn cần tập trung tâm ý trên một đối tượng ở ngoài tâm, như là chót mũi, hay là cử động lên xuống của bụng dưới, cho đến khi tâm được tập trung ở một điểm. Sự tập trung tâm ý ở một điểm nầy cũng xảy ra khi chúng ta làm việc hay vui chơi, nhưng sự tương đồng giữa tập trung và thiền định chấm dứt ở đây. Trong khi thiền định là tâm tập trung đang tiến về hướng triển khai tuệ giác, tức là tu Quán (vipassana, cũng gọi là Minh Sát Thiền). Nhận thức của tâm tự động chuyển về trên chính tâm đó, và tâm nầy tự ý tập trung trên những hoạt động hay tiến trình của chính nó, để cuối cùng đưa hành giả đến tự giác thật sự (tức đắc ngộ). Sự giác ngộ do thiền định có tính cách trực giác và tâm linh.
Trong sự xuất thần của các hoạt động như vẽ tranh hay phổ nhạc, vv... người biết, cái bị biết và sự biết không hoàn toàn biến mất. Ðiều xảy ra là, trong những giây phút hoạt động nghệ thuật cao độ đó, người nghệ sĩ kinh nghiệm được một loại hạnh phúc trong đó ý niệm về cái 'tôi' tan đi một phần lớn, nhưng không hoàn toàn. Ngoài ra, nhà nghệ sĩ cũng còn có ý thức về đối tượng, dù đó là vẽ tranh, phổ nhạc hay cái gì khác. Do đó, cái bị biết cũng không hoàn toàn tan mất. Tôi gọi loại kinh nghiệm nầy là 'kinh nghiệm bán-tâm-linh' bởi vì nó gần với kinh nghiệm xuất thần của thiền định, nhưng không hoàn toàn giống. Trên phương diện khác, loại hạnh phúc do miệt mài nghệ thuật nầy làm cho người nghệ sĩ trở nên nhạy cảm và tâm linh hơn đa số người khác.
Như vậy, hai loại hiểu biết nầy hoàn toàn khác nhau về tính chất, và nhằm những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
TỈNH GIÁC VÀ NHẬN THỨC
Thông thường, sự nhận thức của chúng ta rất bận bịu với tình thế bên ngoài, với những gì mà chúng ta tiếp xúc qua sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Nói chung, chúng ta đều phản ứng đối với những cảm xúc nầy theo thói quen. Con người lập đi lập lại việc nầy mà không nhận thức được những gì đang xảy ra trong tâm. Trong Phật giáo, điều nầy gọi là vô minh (avijja). Ðây không có nghĩa là ngu dốt về trí thức, mà đặc biệt là sự thiếu sót tuệ giác về chính mình .
Bình thường bạn cũng có thể biết bản tâm của bạn . nhưng chỉ là một cách lười biếng. Thí dụ như khi bạn trải qua một cảm xúc sôi nổi, bạn chỉ nhận biết nó khi biến cố đã xong. Ngay trong lúc náo động thì bạn bị lạc mất trong sự rối loạn. Bạn thường chú tâm đến những yếu tố bên ngoài mà bạn nghĩ là đang ảnh hưởng đến bạn . Thí dụ như trường hợp bạn đang ăn. Sự chú tâm của bạn tập trung trên thức ăn: mùi vị và hình sắc của nó. Nếu thức ăn không đúng như yêu cầu, bạn lập tức phản ứng lại với sự bực bội - hay cả đến sự nóng giận nếu gặp lúc bạn không vui. Rồi bạn có thể trút sự giận dữ của mình trên người hay vật mà bạn tiếp xúc.
Tâm tỉnh giác là tâm tự nhiên nhận thức. Không có hành động nào ở đây, chỉ là một sự tập trung và tức thời nhận biết mà nó 'thấy' được. Ở đây, sự tỉnh giác là nguyên nhân mà sự nhận thức là hậu quả. Bạn không thể tu tập hậu quả được. Bạn chỉ có thể tu tập cái gì tạo ra nó. Bạn phải bắt đầu tu tập Tỉnh Giác để cho Nhận Thức xảy ra bên trong bạn.
Thường thì tâm chúng ta luôn luôn di động, suy nghĩ, cảm xúc, lan man từ đối tượng nầy sang đối tượng khác. Bởi vì sự di động liên miên nầy mà ít có chỗ cho sự nhận thức xảy ra. Sự nhận thức có thể thoáng qua, nhưng nó rất nhát nhúa. Nó lười biếng và cùn nhụt. Thường thì những tư tưởng ồn ào và cảm xúc chế ngự bản tâm. Tâm bạn phải thoát khỏi chu kỳ miên viễn nầy để cho sự nhận thức có thể xảy ra hoàn toàn , tâm phải tự điều chỉnh, quay sự chú ý bên ngoài vào sự tỉnh giác về chính nó. Khi bạn hướng tâm như thế, bạn thay thế các hoạt động khác của tâm bằng sự tỉnh giác. Thay vì bị kẹt trong những hoạt động tâm lý đó, bạn chỉ còn lại sự 'chú tâm'. Ở mỗi giây phút, tâm chỉ có thể ở một trạng thái nào đó. Thí dụ như, khi có sự nóng giận trong tâm thì không còn chỗ cho hạnh phúc. Khi có sự tỉnh giác chiếm ngự toàn tâm thì không còn chỗ cho tư tưởng hay cảm xúc nổi lên ngay lúc đó. Chỉ có sự chú ý hoàn toàn. Khi sự chú ý nầy được trọn vẹn, cái trạng thái giao động của bản tâm bị phá vỡ, tâm bạn tìm được chỗ đứng cân bằng trong chính nó. Thế rồi sự nhận thức sẽ tự nhiên xảy tới.
TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Tại sao bạncảm thấy rất tươi mát khi đến một nơi hoàn toàn khác lạ với khung cảnh quen thuộc? Ðiều nầy rất thông thường. Thông thường bạn cảm thấy ngột ngạt và tù túng bởi nếp sống. Bạn cảm thấy cần rời xa tất cả, để nghỉ ngơi và để tìm những kinh nghiệm mới và có thể duy trì bản thân.
Nhưng bạn nên hiểu rằng không phải chính là cảnh sống ngột ngạt thúc đẩy bạn đi tìm thư giãn tạm thời, mặc dù điều nầy cũng giúp phần nào. Nguyên nhân chính là vì tâm bạn không được tự do nên bạn không thể kinh nghiệm được trọn vẹn và đầy đủ giây phút hiện tại.
Nhưng, bạn thử nghĩ xem, cái gì làm cho bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn? Bạn chỉ được hài lòng và thỏa mãn khi nào bản tâm không còn ham muốn và bám níu, bởi vì chỉ có một tâm hồn tự do mới có thể kinh nghiệm được giây phút hiện tại một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Ðối với một tâm hồn không còn ham muốn, không còn xung đột và bực bội, mỗi giây phút trôi qua đều tươi mát và mới mẻ. Nếu tâm bạn lúc nào cũng nặng trĩu đấu tranh và bực dọc thì bạn không thể kinh nghiệm giây phút hiện tại một cách trọn vẹn được. Không có sự trong sáng và chỗ trống cho kinh nghiệm thực tại. Trong tình hình như thế thì bạn sống trong quá khứ hay tương lai; kinh nghiệm hiện tại chỉ là một phần thôi. Bạn chỉ nhận thức được một phần của hiện tại, tạm nói như thế. Bạn không kinh nghiệm được sự tươi mát của giây phút hiện tại, và niềm hoan lạc của mọi sự vật mà bạn tiếp xúc. Do đó bạn đi tìm sự tươi mát ở nơi khác, với những người khác và những mối liên hệ khác, vv...Tuy nhiên, chu trình buồn chán vẫn tiếp tục vì cội rễ của vấn đề không phải ở hoàn cảnh mà là ở chính bên trong bạn.
THIỀN VÔ THIỀN
Bạn thấy, hình thức thiền quán định-chế đã trở nên cực kỳ phổ thông trong các xứ Phật giáo Á châu và ở Tây phương. Dù các viện chủ và thiền sư dùng phương pháp nào, ta thấy cũng có một điểm chung: một hệ thống hay hình thức trong đó thiền sinh tu tập thiền định. Do đó, thiền định đã trở nên đồng nghĩa với tọa thiền.
Bạn thấy, tư thế ngồi chỉ là công cụ cho một kỷ luật quan trọng hơn của bản tâm. Tư thế ngồi tự nó không phải là để luyện thân, mà là để luyện tâm trong nghệ thuật tỉnh giác, và tiến xa hơn nữa. Trong lối thiền chính thức, bạn chú tâm ở một điểm trên trên thân thể - có thể là hơi thở hay cảm giác - để loại trừ mọi tư tưởng, cảm xúc hay hoạt động trí thức khác của bản tâm. Trong tiến trình nầy, bạn học cách quán tâm mà không phê phán hay phân biệt, và cũng học cách buông xả.
Bạn có thể quán tâm trong khi ngồi yên lặng trong tư thế tọa thiền, hay là bạn cũng có thể quán tâm trong khi sinh hoạt thường ngày. Cách nào cũng được, tùy theo cá tính của bạn.
Trong lối thiền không định chế, bạn phải đối diện với chính mình rất thường. Muốn buông xả, trước hết bạn phải đối đầu với bản ngã và niềm tự hào của mình. Không ai muốn đối đầu với bản ngã, vì điều nầy quá đau đớn. Cần có sức mạnh tâm linh lớn mới có thể làm được. Trong lối thiền không định chế nầy, sự đối đầu với bản ngã chính nó là hành động thiền của bản tâm. Nó đòi hỏi sự tỉnh giác (sati), cố gắng, định (samadhi: tâm tập trung) và xả (upekha: tâm bình thản). Có thể là nó không cần kỷ luật nghiêm khắc cho thân thể, nhưng nhất định là nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật nghiêm khắc cho bản tâm.
Chúng ta phải có đủ can đảm đối diện với chính mình. Ðó là một sự phấn đấu lớn lao, nó đòi hỏi sự cố gắng và lòng can đảm để thực hành. Nhưng thật ra, đây là một sự cố gắng mà không cần cố gắng. Trong Phật giáo gọi là Vô Vi (viriya). Ðiều nầy có thể xảy ra trong sinh hoạt thường ngày hay trong khi ngồi thiền. Ðường lối thực hành của thiền vô thiền không có một hình thức nghiêm khắc hay định chế nào, nhưng tất cả những phẩm chất của Thất Bồ Ðề Phần (bojjhanga) - tức là Bảy Yếu Tố Cho Sự Giác Ngộ - đã được gồm đủ trong tiến trình học tập. Ðó là Tỉnh Giác, Tham Cứu, Năng Lực, Niềm Vui, An Tịnh, Tập Trung và Bình Thản. Bạn đã học tập tỉnh giác với sự kiên nhẫn trong nội dung của sinh hoạt thường ngày, điều nầy làm cho tâm bạn càng ngày càng được tập trung hơn, tức là Ðịnh (samadhi). Không những thế - hành động tỉnh giác trong sinh hoạt thường ngày cũng là một tiến trình tham cứu với sự bình thản vào trong tính chất của bản tâm.
C.- LỐI SỐNG SÁNG TẠO
LỐI SỐNG SÁNG TẠO
Nhiều người cho Phật pháp có tính cách cá nhân nhưng chúng ta không phải là những sinh vật cô lập. Chúng ta sống trong xã hội. Như vậy những gì ảnh hưởng tới cá nhân sẽ ảnh hưởng tất cả những người chung quanh. Phật giáo tập trung rất nhiều trên sự giác ngộ của mỗi cá nhân. Mặc dầu Phật giáo không bỏ quên cộng đồng, nó phải bắt đầu với cá nhân. Khi mỗi cá nhân được chính trực và hoàn toàn được cân bằng ở nội tâm, tự nhiên kéo những người khác vào sự hài hoà đó, và cả cộng đồng nữa. Ðiều nầy xảy ra do hai yếu tố căn bản : kiên nhẫn và trí tuệ (panna) .
Nếu bạn kiên nhẫn và bao dung nhưng thiếu trí tuệ, sự kiên nhẫn và bao dung đó có thể mang hình thức thụ động. Trong trường hợp đó, bạn có thể tự để cho mình bị người khác lạm dụng bằng nhiều cách. Ðó không phải là lối sống thông minh, bởi vì sống thông minh là phải tránh hai thái cực: thụ động và nóng nảy.
Thời nay, người ta luôn luôn sống vội vàng và có khuynh hướng bị bịnh thiếu kiên nhẫn. Bạn bị lây bịnh thích hành động tức khắc, làm liền, khởi sự liền, và làm cái gì trong sự hối hả. Bạn không dành thì giờ để suy tư, dừng lại, nghiền ngẫm, và để cho sự vật tự chúng phô diễn. Bạn có khuynh hướng phản ứng bằng một tâm thức có nề nếp rối loạn - thay vì hành động một cách bình tĩnh và tập trung - do đó bạn tạo thêm rắc rối.
Hành động nào thiếu trí tuệ thì có tính phá hoại. Sống thông minh có nghĩa là quán xét và nhìn thấy giây phút thích hợp, cơ hội thích hợp và tình thế thích hợp để có thể hành động. Trong Phật giáo, đây gọi là Chánh Nghiệp (samma kammanta), tức hành động khôn khéo và trọn vẹn. Tóm lại, sống thông minh có nghĩa là sống khôn khéo và sáng tạo.
THƯƠNG VÀ GHÉT
Thương và ghét không khác nhau. Chúng là hai khía cạnh của tâm phân biệt, giống như hai mặt của một đồng xu. Ban đầu chúng khác nhau, nhưng chúng đều phát xuất từ thói quen phân biệt, và đều dẫn tới đau khổ. Bạn thương hay ghét một người nào là căn cứ trên sự 'thích' hay 'không thích'. Bạn tự động phân loại người khác tùy theo những định kiến của bạn. Nếu họ đáp ứng được lý tưởng của bạn và có vẻ hợp với sở thích thì tâm bạn lập tức bám níu vào họ; nhưng nếu họ thuộc loại không hợp với sở thích thì tâm bạn bắt đầu chối từ họ. Bằng cách nầy, bạn đi tới Thương và Ghét. Ðiều nầy có nghĩa là tình thương của bạn thay đổi với tình huống, có nghĩa là cảm xúc của bạn là vô thường, tương đối với thời gian và nơi chốn. Ðây là điều mà Ðức Phật gọi là Maya, ảo tưởng của tâm thức. Cảm xúc của bạn là ảo tưởng sinh ra từ tâm khái niệm; chúng phát xuất từ bản ngã. Theo Phật giáo, bởi vì bản ngã chỉ là ảo tưởng, tất cả những gì phát sinh từ tâm khái niệm cũng đều là ảo hóa. Nó không có thực chất, thường tính và bình an tính. Do đó tình thương thế tục là không bền, nó có thể trở thành sự ghét. Chúng ta tự mình không có thương và ghét. Chỉ khi nào bạn bắt đầu thích hay không thích thì bạn mới bị rắc rối bởi cảm xúc sau đó. Ngay khi bạn vừa nhận ra rằng chúng nó chỉ là ảo tưởng do bạn tự tạo ra, bạn được tự do. Bạn đã trở về tình trạng ban đầu trong đó không có thương và ghét.
HẠNH PHÚC
Không có cái gì gọi là cảm giác hạnh phúc thường trực và vĩnh cữu trong cõi đời nầy. Khi bạn gặp người, sự vật, hoặc biến cố làm bạn hài lòng – bạn có cảm giác sung sướng hay khoái lạc - nhưng đó chỉ là tạm bợ.
Bạn mơ ước cảm giác khoái lạc, nghĩ rằng nếu chúng ta có được tất cả những gì mong muốn thì bạn sẽ được hạnh phúc. Khi bạn cố tìm hạnh phúc ở bên ngoài, cuối cùng bạn ở trong vòng lẩn quẩn. Bạn không bao giờ có được sự thỏa mãn trọn vẹn từ người khác, và bạn cũng không thể cho họ điều đó được. Ngay khi bạn cố tìm hạnh phúc, thì bạn đã ở trên con đường không hạnh phúc rồi. Bạn chỉ tìm được hạnh phúc khi bạn ngưng đi tìm nó. Ðó là mâu thuẫn. Ngay giây phút bạn muốn hạnh phúc, bạn bắt đầu bám níu vào nó trong bản tâm. Trước tiên, bạn bám níu vào ý niệm riêng của con người về hạnh phúc. Bạn liên hệ với thế giới bên ngoài như là suối nguồn thỏa mãn và bạn đi tìm những gì bạn cho là có liên hệ với hạnh phúc - như là gom chứa tài sản, thành công, danh vọng hay quyền thế. Ngay khi bạn bám níu với bất cứ ý niệm nào - hạnh phúc, thành công hay cái gì khác – bạn đã bị căng thẳng rồi. Sự bám níu chính nó là một tình trạng căng thẳng, và những gì phát xuất từ nó cũng là căng thẳng. Thí dụ như bạn nắm tay lại thành một nắm. Ngay khi bạn bắt đầu nắm tay lại, bạn phải dùng năng lượng để giữ cho các ngón tay liền chặc với nhau. Khi bạn buông nắm tay, bàn tay bạn lại được tự do. Tâm của bạn cũng thế. Khi nó ở trong tình trạng nắm chặc, nó không bao giờ có tự do. Nó không bao giờ có thể kinh nghiệm được bình an và hạnh phúc, dù cho bạn có được tất cả tài sản, danh vọng và quyền lực trên thế gian nầy.
Vậy thì làm sao chúng ta có lối thoát? - Chỉ có cách buông xả thôi , buông xả dục vọng muốn được hạnh phúc của bạn.
LÒNG TỪ BI
Tâm Bi (karuna trong tiếng Pàli) là một trong bốn vô lượng tâm (brahma viharas), tức là bốn đức tính tự có sẳn của Trí Tuệ (panna). Ba đức tính khác là tâm Từ (metta: tình thương vô điều kiện), tâm Hỉ (mudita: tâm hoan hỉ, không ghen ghét) và tâm Xả (upekha: tâm bình thản). Một hành động bi mẫn không phải biệt lập, mà nó cũng biểu hiện những đức tính khác của Trí Tuệ. Bạn cũng phải phân biệt giữa việc làm tròn bổn phận một cách lãnh đạm, và hành động với tâm Từ và tâm Bi. Chỉ có một sự cách biệt rất nhỏ giữa hai loại hành động nầy. Sự lãnh đạm là kết quả của sự thiếu quan tâm, thiếu tình thương. Trong khi đó sự bình thản phát sinh từ trí tuệ và tình thương. Tự nó không phải là một đức tính biệt lập. Nó là một phần trong toàn bộ của Trí Tuệ, tâm Từ, tâm Bi và tâm Hỉ. Cũng thế, tâm Bi không phải là cảm xúc biệt lập. Nếu nó biệt lập thì đó có thể chỉ là cảm xúc phát sinh do sự điều-kiện-hóa hạnh kiểm dựa trên ý tưởng về lòng Bi, chớ không phải thật sự là lòng Bi. Lòng Từ và lòng Bi thật sự, là những biểu hiện tức thời của Trí Tuệ (panna). Nếu có Trí Tuệ thì đã có Từ, Bi, Hỉ và Xả rồi. Như vậy ,trí tuệ và tình thương sẽ kiểm soát và quân bình tâm Xả .Tình thương giữ cho bạn còn dấn thân vào tình thế; lòng Bi làm cho bạn hòa đồng với người khác, sự bình thản (tâm Xả) giúp bạn siêu thoát cảm xúc và nhìn sự vật một cách khách quan; và trí tuệ giúp bạn nhận ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề hay tình thế, có lợi cho chính bạn và người khác.
Tâm Hỉ là niềm vui có thể đến trong toàn bộ hành động nầy . Một hành động sẽ không có niềm vui nếu nó được làm trên căn bản bổn phận thuần túy. Niềm vui cũng thiếu nếu bạn giúp người vì thương hại. Bổn phận và sự thương hại thì chưa đủ cho lòng Bi thật sự. Niềm vui chỉ có mặt khi hành động phát xuất từ trí tuệ, tình thương, lòng bi mẫn và sự bình thản. Hành động đó đầy niềm vui vì nó không bị câu thúc bởi sự bám níu hay đè nặng bởi lo âu và căng thẳng.
Tình thương và niềm vui làm cho lòng Bi được vững bền. Người ta không bỏ cuộc dễ dàng cho đến khi đạt được kết quả tốt trong nghịch cảnh. Một hành động đầy niềm vui không bám níu vào cảm xúc sẽ làm cho sự dấn thân được hoàn mãn.
Tâm thức phải hoàn toàn không bị bám níu thì lòng Bi mới thật sự đến. Mỗi tình thế là duy nhất và không giống với tình thế khác, nên chúng ta phải đối phó với nó một cách khác biệt, tùy theo yêu cầu và lợi ích của tình thế cá biệt đó. Nếu không có tuệ giác sáng tỏ và nếu hành động của bạn đem lại tai hại, thì bạn và người khác phải đau khổ một cách vô ích.
TÂM BÌNH THẢN VÀ TÂM LÃNH ÐẠM
Trước đây, bạn bị điều kiện hóa để bám níu vào tất cả. Khi bạn học Phật pháp, bạn được dạy cách tách ly hay buông xả; tuy nhiên thay vì bám níu vào mọi sự vật, bây giờ bạn lại bám níu vào ý niệm buông xả. Do đó bạn bị điều kiện hóa quá mức theo chiều ngược lại. Bạn buông xả hầu như tất cả. Do đó khi phải đối diện với một tình thế, bạn có khuynh hướng buông xả cả tình thế lẫn nhân vật. Kể cả buông xả cũng có thể trở thành thói quen. Ý niệm buông xả cũng chỉ là một khái niệm. Khái niệm nầy có ích khi bạn bắt đầu học Phật, hay khi bạn tu tập thiền định. Nhưng cuối cùng bạn trở thành quá giỏi trong việc tách ly, đến nỗi bạn không nhận ra là mình đang bám níu vào một khái niệm khác. Từ khái niệm bản ngã bạn chuyển qua khái niệm vô ngã, cái ý tưởng là 'nó không can hệ gì đến tôi'. Ðiều nầy dẫn đến sự dửng dưng và thiếu quan tâm đến người khác. Do đó, bạn có thể vô tình đóng kín lòng mình và cả trái tim đối với những người thân nhất. Ðiều nầy tạo ra ngăn cách giữa bạn và những người liên hệ. Ðây chính là sự lãnh đạm . Tình thương chỉ đến trong một tâm hồn hoàn toàn tự do, không bị dính níu với bất cứ khái niệm nào - ngay cả với khái niệm buông xả. Bạn phải học cách tự giải thoát mình khỏi khái niệm buông xả bằng cách tỉnh giác về giây phút hiện tại. Chỉ trong những giây phút tâm được hoàn toàn tự do thì sự bình thản (tâm Xả) mới siêu thoát được cả hai tình trạng tâm thức dính níu và tách ly.
LẠC THÚ GIÁC QUAN
Rõ ràng là xã hội tân thời đã quá chú trọng đến lạc thú xác thân đến nỗi trở thành nô lệ cho chúng. Chúng ta hãy nhìn một cách khách quan vào cội rễ của vấn đề. Bằng không, chúng ta lại rơi vào cạm bẫy của sự chối bỏ thế giới giác quan hay chạy trốn nó, và cuối cùng thì điều nầy cũng tai hại như là làm nô lệ cho chúng. Có thể chúng ta bị kẹt cứng trong sự chối từ thế giới giác quan.
Nếu bạn nghĩ rằng quá chú tâm tới thế giới giác quan là cội rễ của vấn đề, thì bạn có thể có cảm giác tội lỗi khi hưởng thụ lạc thú. Bạn có thể trở nên sợ hãi việc kinh nghiệm lạc thú giác quan. Ðiều nầy dẫn tới sự trốn tránh và ám ảnh sợ hãi, nếu bạn không cẩn thận.
Sự khao khát lạc thú xác thân phần lớn là do cảm giác bất an và sự thiếu tuệ giác. Bạn không biết mình thiếu cái gì, nên chạy tìm ở bên ngoài. Bạn cố lấp đầy khoảng trống cảm xúc bằng đủ loại giải trí. Và dĩ nhiên, với ngành thương mại ào ạt hiện nay, việc thuận tiện nhất cho bạn là đắm mình vào đủ loại kinh nghiệm đem lại lạc thú giác quan. Nhưng rồi thế nào bạn cũng nhận thấy là chu trình trụy lạc - tìm kiếm không có chấm dứt. Không thể có sự thỏa mãn tuyệt đối và bền lâu từ lạc thú xác thân, bởi vì bạn không có tự do trong giây phút hiện tại.
Tâm trong tình trạng bất an, cần phải bám níu vào một cái gì - sở hữu vật chất, lạc thú giác quan, giải trí, tài sản, danh tiếng, thành công, ...gần như bất cứ thứ gì trên thế gian nầy - để lấp đầy khoảng trống cảm xúc. Thật ra, những thứ nầy chỉ cho bạn cảm giác an ninh giả dối hay sự thỏa mãn tạm thời thôi.
Chính là sự tìm kiếm an ninh đã làm cho tâm bạn bất an; bởi vì tâm bị trói buộc vào sự tìm kiếm cho nên nó không được tự do kinh nghiệm những gì có thể tìm được trong giây phút hiện tại. Bạn có khuynh hướng phóng tâm vào tương lai, cho nên bạn không thể sống hoàn toàn trong giây phút hiện tại; chúng ta chỉ kinh nghiệm được hiện tại phần nào thôi. Do đó bạn không kinh nghiệm được sự tươi mát của giây phút hiện tại. Nhưng nếu mỗi giây phút xảy tới được kinh nghiệm trọn vẹn, vẻ đẹp và niềm vui của khung cảnh chung quanh sẽ trở nên rất hiển nhiên đến nỗi bạn không cần tìm sự thỏa mãn ở nơi nào khác.
Bạn hãy trở lại cách sống tỉnh giác với giây phút hiện tại.
Tỉnh giác về thân thể giúp bạn hiện hữu trong giây phút hiện tại, nhưng điều quan trọng nhất là nhận biết sự tự do của chính mình trong giây phút đó. Nếu bạn bắt đầu muốn nầy muốn nọ, nghĩ về quá khứ và nghĩ cách hưởng thụ trong tương lai, bạn không còn tự do. Giây phút hiện tại bị dục vọng xâm chiếm và do đó sự tự do bản nhiên của bạn trong giây phút đó sẽ bị mất đi. Từ đó, bạn trở về với sự tự do bản nhiên trong giây phút hiện tại, và bạn có thể kinh nghiệm mọi sự liên hệ một cách tươi mát, trong đời sống thường ngày. Ngay cả những sự vật bình thường nhất cũng trở nên hoàn hảo, và bạn không cần phải đi tìm tự do ở nơi nào khác hay lệ thuộc vào những kinh nghiệm mới và lạc thú xác thân. Bạn thấy, sự tự do bản nhiên trong chúng ta là một cái gì vĩnh cữu, bởi vì nó là bản chất bẩm sinh của sự hiện hữu nơi chúng ta; nó là một món quà thiên nhiên của đời sống. Tất cả những gì bên ngoài chúng ta đều là giả tạo và kém khuyết.
Như vậy, để có tự do đối với lạc thú giác quan không phải là bám níu hay chạy trốn nó, mà bạn phải học cách để được tự do nội tâm. Từ căn bản tự do bên trong nầy, các giác quan không còn đe dọa hay lôi cuốn bạn được nữa. Do đó bạn có khả năng kinh nghiệm lạc thú giác quan mà không trở thành nô lệ cho chúng.
HÌNH THỨC BÊN NGOÀI
Xã hội chúng ta cần vài loại hình thức. Người ta mong đợi bạn xử sự theo cách nào đó, và ăn mặc theo một lối nào đó. Chân lý tương đối nầy gọi là Pannati. Nó có nghĩa là hiểu biết hình thức nào thích hợp cho tình thế đó. Nhưng nếu bạn bám níu vào hình thức, tâm bạn trở nên cứng ngắc và bạn làm nô lệ cho hình thức. Ngược lại, nếu bạn chối bỏ hình thức mà bạn đang ở trong đó, bạn cũng bị nô lệ hóa vì khi bạn chối từ cái gì, bạn đang bám níu vào sự chối từ đó. Tâm bạn bị dính níu vào sự chối bỏ. Dù bám níu hay chối bỏ, tâm bạn bị dính níu và không bao giờ thoát khỏi sự xung đột. Bạn phải siêu thoát nhị nguyên của hình thức và không hình thức.
Bạn bám níu hay chối bỏ bởi vì bạn đã dựng lên sự 'thích' hay 'không thích' trong tâm. Có thể là bạn chối bỏ một hình thức qui định. Mặc dù chân lý nầy là tương đối, nó vẫn là qui tắc được chấp nhận trong lúc đó. Nếu bạn nổi loạn chống lại hình thức, bạn không thể chấp nhận sự vật đúng như thực tế. Chính là vì sự phán đoán giá trị mà bạn không thể nhìn sự vật 'như chúng là'. Bạn nhìn sự vật theo lối suy tư của bạn Sự thích và không thích trở thành khuôn mẫu định chuẩn của bạn. Bạn chối bỏ ngay những gì không thích hợp với khuôn mẫu. Ngược lại nếu cái gì hợp khuôn thì bạn ôm lấy làm sở hữu. Tâm bạn luôn luôn nhảy chuyền giữa hai thái cực nầy, bám níu và chối bỏ. Khi nào bản tâm còn bị phân cực như thế, bạn luôn luôn bị dính níu vào thích và không thích, thì làm sao bạn có thể nhìn hình thức đúng như thực tế? Bạn không cần làm gì khác trừ việc học cách giữ tâm im lặng, không phán đoán hình thức. Khi bạn ngưng phán đoán thì thích và không thích cũng ngưng, và bám níu hay chối bỏ cũng không còn. Một khi dừng phán đoán, bạn sẽ thấy hình thức là hình thức, không hơn không kém. Bạn sẽ thấy nó 'như nó là' và bạn có thể liên hệ với nó một cách tự do.
Không bị cản trở bởi chối bỏ hay bám níu, bạn có thể hoạt động với cả hình thức hay không hình thức.
NHẬN THỨC BÌNH THƯỜNG
Khi bạn nhận thức được một sự yên tịnh thật là bình an và tuyệt vời bên trong, đến nỗi bạn cảm thấy như là mình đang sống trong một tổ kén. Ðấy chỉ là một giai đoạn. Nó sẽ trôi qua, và sau đó sẽ trở thành bình thường. Sự bình an không có gì đặc biệt. Ðây chỉ là lúc ban đầu. Cảm giác tuyệt diệu nầy - hay bạn gọi nó là cái gì cũng được - sẽ tan đi giống như mọi chuyện khác. Ngay lúc nầy, bạn cảm thấy mình cách biệt với người khác, và có thể nghĩ là mình ở trên họ. Thật ra, không có trên hay dưới. Chúng ta đều là con người. Mỗi người trong chúng ta đều có sự yên tịnh nội tâm. Chúng ta không hơn hay kém người khác trên phương diện nầy. Bạn chỉ được may mắn hơn người khác là bạn được ở trong hoàn cảnh có thể học tập để kinh nghiệm được tính bản nhiên nầy.Hầu hết người ta không nhận thức được sự bình an nầy bởi vì họ bị kẹt cứng với cảm xúc và những gì xảy ra bên ngoài họ. Trong Phật giáo gọi đây là lầm lạc (moha). Sự kiện bạn biết quán tâm không làm bạn khác biệt với người khác. Nếu bạn nghĩ mình khác biệt, bạn tạo ra một hố sâu giữa họ và bạn. Bạn tạo ra một phân cách tâm lý và không bao giờ có thể hòa đồng với họ.
Bạn không bao giờ đánh mất bình an, nó lúc nào cũng ở đó. Chỉ vì bạn quá bận bịu với cảm xúc nên không nhận thức được tình trạng bình an của bạn . Tình trạng bình an nầy không có gì đặc biệt. Nhưng bạn phải rất cẩn thận ở đây. Nếu bạn cứ nghĩ sự yên tịnh nầy là đặc biệt, bạn bám níu vào nó. Sự bám níu nầy rất tế nhị và tinh vi nên rất khó nhìn ra trong tâm. Bạn không nhận ra là mình vẫn còn đi trên con đường bản ngã vi tế. Khi điều nầy còn xảy ra thì, dù cho bạn có kinh nghiệm được an tịnh qua Ðịnh đi nữa, vẫn không có cơ hội cho Trí Tuệ (panna) xảy tới.
Một tâm thức rất tập trung, nếu chưa được hoàn toàn tự do, vẫn cản trở sự xuất hiện của trí tuệ. Bạn thấy, khi đạt được định, mặc dầu bạn có thể phá trừ phiền não phần nào, chúng vẫn chưa dứt tuyệt. Sự tập trung (định) giúp tâm mình có được sự nhạy bén hơn bình thường. Sự nhạy cảm là cái gì kinh nghiệm được bình an và im lặng một cách rõ ràng. Nhưng an tịnh do sự nhạy cảm đem lại có khuyết điểm là rất độc đáo và tuyệt vời nên người ta hay bám níu vào nó. Do đó mình trở thành quan trọng. Nhiều người bị kẹt cách nầy và không thể tiến xa hơn từ đó. Ngay cả trong định tọa thiền (jhanic samadhi), sự đạt ngộ hay vô ngã (anatta) chỉ là tạm thời. Sau đó, ta trở về ý thức bình thuờng.
Sự xuất hiện của tuệ giác trong 'định tạm thời' thì xảy ra với ít hay không có những kinh nghiệm huyền diệu hay cảm giác hạnh phúc tuyệt vời thường gặp trong 'định tọa thiền'. Do đó hành giả không có cơ hội bám níu cảm giác hạnh phúc. Trước khi họ biết nó, thì họ đã trở lại với ý thức bình thường rồi.
Tinh yếu của con đường tâm linh chỉ là ở cái đẹp của sự bình thường, trong vòng thế tục và trong sự siêu thoát ngăn cách giữa tâm linh và sự bình thường. []
LÊ TẤN TÀI tóm lược
Nguyên tác bản dịch
Tóm lược quyển sách
Living Meditation : Living Insight của Dr. Thynn Thynn
(Bản dịch của Từ Thám - Sydney, Australia -2001*)
Quyển sách nầy của Bà Thynn Thuynn viết về cách học tập thiền định trong đời sống thường ngày . Phần lớn các phương pháp tu hành ở các chùa hay thiền viện đều không thích hợp với người tu tại gia nên không đủ để chuyển hóa người hành đạo . Bà là một học giả Miến Ðiện nhưng theo sở học Tây Phương nên cách trình bày rất dễ hiểu và trong sáng . Bài viết khá dài , tôi cố gắng tóm lược lại những ý chính để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng .
Lê Tấn Tài
A.- SINH HOẠT THIỀN
TÂM THỨC TỰ DO
Trong thiền định , hay nói một cách nôm na là sống thiền thì trước hết bạn phải có trình độ cao về trí thông minh , sự cố gắng và lòng kiên nhẫn . Khởi đầu, bạn phải tập một tâm thức hoàn toàn tự do và không bị giới han . Thứ tự do mà bạn tìm đây là tự do tuyệt đối để tâm thức tìm được chân lý . Nhưng làm sao bạn đạt được một tình trạng tuyệt đối như vậy khi đa số chúng ta bắt đầu với sự phán đoán và điều nguy hiểm nhất là sự phê phán dựa trên tình cảm : quan niệm của tôi , đức tin của tôi , kinh nghiệm của tôi ... Như thế bạn không có tự do để tiến bước xa hơn nữa . Chỉ có cách bạn phải nhìn mọi sự vật với tâm bình đẳng (không định kiến , khen chê ...), dù đó là triết thuyết, lý tưởng, hoặc ngay cả công phu tu tập và tiến bộ của mình nữa. Chỉ như thế bạn mới có thể nhìn sự vật một cách khách quan được. Muốn được tự do bạn chỉ cần hai điều: tâm hồn im lặng và trái tim cởi mở.
THIỀN TRONG SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY
Trong khi tập Thiền Quán, bạn không nhất thiết phải tu để đạt tới tình trạng an định. Ðiều tối cần là bạn phải có trí tuệ ba-la-mật (panna paramita) tức là trí thông minh có sẳn. Nếu bạn có trí tuệ ba-la-mật và ở tình trạng sẳn sàng, thì có thể đắc ngộ ngay sau khi chỉ nghe một bài giảng. Do đó, với trí tuệ giải thoát, bạn sống tại gia vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay ngoài bản tâm, tại gia hay ngoài xã hội.( Ledi Sayadaw)
Thiền đem tới sự thư giản nhưng không phải là một phương thức trị liệu cấp thời để giảm căng thẳng mà là một phương pháp rèn luyện tâm để đạt đến giải thoát .
Nói đến tu thiền là người ta nghĩ đến tọa thiền (ngồi thiền) . Thật ra đây chỉ là một hình thức kỹ thuật để hổ trợ cho việc tu thiền . Nhưng nếu thiền nhằm mục đích để giúp tâm bình an thì thiền phải là một hành vi linh động trong cuộc sống hàng ngày , giữa các thăng trầm của đời sống , các xung động của các dục vọng , cảm xúc... Làm sao để kiểm soát chúng ? Hãy ngắm nhìn tâm mình trong im lặng vì bản chất của tư tưởng và tình cảm là tạm bợ và tự chúng không có đời sống riêng biệt. Nếu bạn bám níu chúng thì bạn làm cho chúng ở lại lâu hơn chỉ khi nào tâm thức bạn không còn bám níu hay vất bỏ thì nó mới có thể nhìn cơn giận như là cơn giận, ham muốn như là ham muốn. Sự thấy biết nầy gọi là tuệ giác (Panna) . Chỉ khi nào bạn không còn dính líu với cảm xúc thì lúc đó bản chất bình an của tâm thức mới hiện ra. Bản chất bình an nầy làm bạn có thể sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống. Với sự thông hiểu và nhận thức mới tìm được, bạn sẽ có thể sống như một con người trọn vẹn và nhạy cảm hơn. Bạn sẽ nhìn đời với một quan điểm mới mẻ và tươi mát. Và kỳ diệu thay, những vấn đề trước kia không còn là vấn đề nữa.
SỐNG VỚI GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Như vậy muốn có một tâm thức mới nầy hãy tập có tỉnh giác về bất cứ hành động nào của mình ngay lúc nầy: đi bộ, ngồi, tắm, hút bụi, ngắm hoa, vv...Bạn có thể tập điều nầy bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trong khi rèn luyện tâm tập trung, bạn sẽ thấy là mình càng ngày càng bớt lơ đãng. Rồi về sau, khi bạn tiếp tục rèn luyện, bạn sẽ có thể tỉnh giác về tư tưởng và tình cảm của mình ngay khi chúng mới nổi lên.
Giả sử như bạn đang lái xe. Bạn phải chú ý về hành động lái xe, phải không? Tâm của bạn phải ở tại chỗ và ngay giây phút đó, chú ý nhìn trên xa lộ, quan sát các tài xế khác. Bạn không thể nào để mình quá lơ đãng bởi những tư tưởng khác. Lái xe cũng giống như tập tỉnh giác về hành động đang làm của mình.. Hoặc giả sử như bạn đang ăn. Nếu tâm bạn lơ đãng, có thể là bạn không nhận thức mình đang nếm mùi vị của thức ăn, huống hồ là có thể thưởng thức nó. Chỉ khi nào bạn chú ý trên hành động ăn thì bạn mới có thể thật sự thưởng thức được mùi vị của thức ăn. Nhưng thường là bạn không làm những hành động khác một cách tập trung như vậy .
Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách nói, không phải là một điều răn phải răm rắp tuân theo , vì nếu bạn quá đeo níu vào giây phút hiện tại thì bạn sẽ mất đi nghệ thuật sống thư thả. Sống với giây phút hiện tại chỉ là một cách để tập cho tâm mình thôi xao động , suy nghĩ lung tung ...
Ðiều quan trọng là học tập bỏ thói quen vọng tâm ( tâm luôn luôn nhảy chuyền) , luyện cho tâm mình được tập trung và vững vàng hơn. Nhưng trong thiền định , tập trung chỉ là một phần . Ðiều tối cần là phải bỏ dục vọng . không phán đoán , thích hay không thích ... tức là bạn phải đạt đến tâm xã ( Tâm im lặng – Upekha) .
SỐNG VỚI NHIỀU GIÂY PHÚT KHÁC
Trong công việc thường ngày bạn thường làm một cách máy móc . Chẳn hạn khi đang lặt rau, bạn không nhất thiết phải chú ý đến màu sắc hay hương vị của rau mà có thể trả lời vài câu hỏi của các con . Không có một nguyên tắc cứng nhắc nào cả . Nếu công việc quá bận rộn thì bạn đâu còn chú tâm đến việc khác . Trong tình thế nầy , thay vì để ý đến sự lộn xộn ở bên ngoài thì dừng lại và nhìn thẳng lại tâm mình ở bên trong . Ðó là cách để đạt đến một trạng thái cân bằng , để bạn có thể nhìn sự hỗn loạn bên ngoài một cách khách quan . Ðây gọi là Tuệ Giác (Panna) hay là giác ngộ xuyên suốt . Khi sự tỉnh giác đã đủ mạnh và trong tâm có sự im lặng hoàn toàn thì tuệ giác sẽ tức thời hiện đến cho chúng ta biết cách tốt nhất để đối phó với tình thế trước mắt. Khi tâm không còn thành kiến, bạn sẽ có thể hành động tức thời, đầy sáng tạo.
THIỀN TRONG HÀNH ÐỘNG
Một cách tổng quát tâm trí của bạn đều bị ngoại giới chi phối và bạn phản ứng với nó một cách máy móc và theo thói quen . Bạn bị kẹt ở bên ngoài và bỏ quên tâm mình ở bên trong . Bạn không thể nào quán tâm được . Chẳn hạn khi lái xe bạn không thể nào vừa quán tâm vừa chú ý đến diễn biến xẩy ra trên xa lộ . Bạn không làm thế , nhưng bạn có thể tập trung một cảm xúc nào đó quấy nhiễu chúng ta nhiều nhất . Chẳn hạn một sự tức giận . Khi bạn bắt đầu quán sự tức giận của mình, bạn sẽ khám phá một điều lý thú là bạn vừa biết mình đang tức giận thì cơn giận tự nó tan biến đi. Dần dần sự quán tâm sẽ trở nên tự nhiên hơn. Không bao lâu, bạn sẽ thấy rằng, đột nhiên giữa một cơn giận dữ, cơn giận của bạn bỗng nhiên biến đi mà không báo trước. Bạn cần hiểu rất rõ một điểm: phải tỉnh giác và đừng phê phán. Sự tỉnh giác chính nó sẽ tập cho chúng ta có được một tâm trí đơn giản và trong sạch, không có phê phán và phân biệt. Thường thì bạn chỉ phản ứng thay vì hành động. Bạn phản ứng theo đường lối đã điều-kiện-hóa của tâm bạn. Muốn dừng phản ứng, phải phá vỡ sự điều kiện hóa đó.
Giả sử như đứa con nhỏ của bạn đang khóc vì bạn không cho nó vật nó muốn. Nếu bạn dừng lại để nhìn, bạn thấy sự bực dọc của mình. Bạn còn có thể nổi giận vì không thể lý sự với đứa nhỏ. Ngay lúc bạn nhìn thấy sự nóng giận, nó tan đi - và thay vì đáp ứng với con bạn bằng sự giận dữ, bạn có thể thông cảm nhưng cương quyết đối với nó. Thật là lạ, bởi vì đột nhiên bạn biết cách đối phó với vấn đề. Bạn không can dự vào sự nóng nảy của nó, hay của chính bạn. Hình như đứa nhỏ cảm nhận được điều nầy và nó cũng trở nên bình tĩnh hơn.
BUÔNG XÃ
Buông xã là không bám níu về môt việc gì . Thường đó là động lực ham muốn một sự thành công, được điều khiển , được vinh danh...Ðừng lẫn lộn ham muốn với hành động . Buông xả ở đây là buông xả sự bám níu vào tham dục, chớ không phải buông xả hành động. Bạn hãy dừng lại và nhìn về sự ham muốn của mình . Khi bạn thấy được sự ham muốn, bạn cũng thấy được sự bám níu vào ham muốn đó. Và khi bạn nhận ra sự bám níu, bạn thấy nó tan biến đi và bạn tức thời buông xả. . Hành động nầy là một hành động không căng thẳng hay bực dọc kèm theo. Ðó là hành động thanh tịnh và giản dị, bạn có thể hoàn tất được nhiều chuyện hơn và ít bị căng thẳng hơn. Trong những cơn xúc động - bởi vì diễn tiến tâm lý biến đổi quá nhanh – bạn chỉ nhận diện được những cảm xúc thô kệch như nóng giận và thù hận. Sự ham muốn và bám níu thì tế nhị hơn nhiều, nên cần có định lực mạnh hơn mới có thể nhận ra chúng được.
Cái tôi được hình thành từ từ trong vô thức . Ðến khi khôn lớn thì cái khái niệm về bản ngã của bạn đã trở nên 'hiện thực' đến nỗi khó phân biệt được đâu là ảo tưởng và đâu là thực tế. Bạn không nhận cái tôi là tạm bợ , tương đối và luôn luôn thay đổi , bởi thế bạn cố bám níu vào chúng và không bỏ đi . Sự ham muốn 'giữ cho mọi sự vật còn mãi' làm cho việc tu tập 'buông xả' thật là khó khăn.
Nếu bạn buông xả cái 'tôi' và 'của tôi' thì bạn có mất hết lai lịch , sẽ trở thành lạnh lùng và vô cảm chăng? Nghe thật đáng sợ, giống như là sống trong khoảng trống không. Không sao cả , bạn nên hiểu cái bạn mất đi chỉ là một ảo tưởng. Nó không bao giờ có thật. Bạn trút bỏ trong tâm cái ảo tưởng về bản ngã. Chỉ buông xả cái ảo tưởng thôi.
TÂM BÌNH AN
Nếu bạn dừng sự suy nghĩ trong phút chốc và ngồi lại để phản chiếu trên tâm mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng bạn đang được bình an. Bình an là bản chất tự nhiên của tâm thức trong mỗi người chúng ta. Bình an đã có mặt ở đó kể từ ngày chúng ta sanh ra và nó sẽ tiếp tục ở đó cho tới ngày chúng ta chết đi. Ðó là món quà vĩ đại cho bạn; như vậy tại sao bạn lại nghĩ rằng mình không được bình an trong tâm? Khi nhìn vào tâm mình bạn thường chỉ nhận biết các tâm trạng hoạt động, như là các tư tưởng và các cảm xúc đi chung với chúng. Nhưng bạn có khuynh hướng bỏ quên các khoảng thời gian bình an ở giữa các tư tưởng và cảm xúc đó. Nếu con người phải khổ sở hay buồn bực từng phút một trong suốt 24 giờ mỗi ngày, thì chắc mọi người sẽ điên hết . Thế thì tại sao bạn nghĩ rằng mình không bao giờ được bình an? Ðó là bởi vì bạn không bao giờ tự cho phép mình được bình an. Bạn quá say mê đấu đá với chính mình và cảm xúc của mình đến nỗi sự đấu tranh nầy trở thành bản chất thứ hai của bạn. Thế rồi bạn lại than phiền rằng tâm mình không được bình an!
Tại sao bạn không gạt qua một bên tất cả những ý tưởng phức tạp nầy trong phút chốc để có thể ngắm nhìn bản chất bình an nầy .
Như vậy cái gì làm cho tâm bạn bất an ? Chỉ khi nào khái niệm về 'tôi' và 'của tôi' nổi lên thì tâm thức mới bị lôi kéo vào xung đột. Thích và không thích mau lẹ đi theo những khái niệm chấp ngã đó. Ðây là khởi đầu của phiền toái. Giả sử như bạn làm mất xâu chìa khóa. Vấn đề bắt đầu khi bạn bắt đầu phê phán sự kiện bạn làm mất xâu chìa khóa. 'Tôi không thích bị mất chìa khóa. Bạn còn có thể tiếp tục suy nghĩ: 'Tại sao tôi lại vô ý quá như thế?” Tất cả những sự phiền hà nầy nổi lên từ phản ứng của bạn đối với xâu chìa khóa bỏ quên đâu đó. Bạn hãy quay lại điểm khởi đầu của sự bực bội. Khi bạn có tư tưởng 'Tôi mất xâu chìa khóa', bạn đã không thể buông xả tư tưởng đó. Thay vào đó, bạn tức khắc nhảy vào 'thích' hay 'không thích'. Cảm xúc, xung đột và bực dọc đều phát xuất từ nhị nguyên 'thích' và 'không thích' nầy. Bạn đã tự để cho mình bị cuốn trôi đi bởi những phê phán, cảm xúc và bực bội.Nhưng chúng ta hãy ngắm nhìn những tư tưởng trong giây lát. Chúng nó nổi lên rồi tự chúng rơi rụng, trừ phi bạn bám níu vào chúng. Nếu bạn để cho tư tưởng tiếp tục đi hết đời sống bình thường của chúng, chúng tự nhiên rơi rụng. Tư tưởng của bạn cũng phải chịu qui luật phổ quát về Vô thường (Anicca). Bản chất của tư tưởng là tạm bợ, trừ khi cái 'tôi' can thiệp và không cho chúng ra đi. Bằng cách bám níu vào tư tưởng và cảm xúc, cái 'tôi' tiếp tục kéo dài quá trình cảm xúc. Chính là cái 'tôi' cố bám níu vào tư tưởng và cảm xúc và để cho chúng gây bất an.
QUÁN CHIẾU VỀ TÂM BÌNH AN
Nếu thỉnh thoảng bạn nhận thấy có những giây phút bình an, thì bạn đã bắt đầu rồi đó. Bạn đừng bận tâm nếu những giây phút nầy rất ngắn ngủi. Bạn có thể dùng những phút bình an nầy làm căn cứ để thăm dò tâm mình. Ðây có thể tiêu điểm từ đó bạn có thể khám phá tâm. Và đáng ngạc nhiên thay, bạn sẽ thấy đây cũng chính là ngôi nhà mà bạn tìm về. Giả sử như muốn thấy vật thể di động trong không gian như thế nào, bạn phải thấy được trọn khoảng không gian và các vật thể trong đó. Không có không gian thì vật thể không di động được. Vật thể có thể biến mất trong không gian, nhưng không gian vẫn còn đó. Tâm của bạn có thể ví như khoảng không gian , tư tưởng và tình cảm ví như những vật thể di động . Nếu bạn có thể thấy rõ được khoảng không gian nầy, bạn cũng sẽ thấy rõ hơn cái gì nổi lên và rơi rụng trong đó. Có thể bạn chưa được bình an trọn vẹn, nhưng ít ra bạn đã có được một khoảng trống để thở, và nghỉ ngơi .
Bản thể của tâm bình an rất đơn giản. Nhưng bạn làm cho nó phức tạp bằng cách nghĩ rằng phương pháp tìm nó phải là khó khăn. Bạn bị điều kiện hóa để đạt được điều nầy, thành tựu điều kia, vv...Tâm bạn lúc nào cũng động. Dĩ nhiên bạn phải làm ăn, nuôi gia đình, kết bạn, đưa con tới trường, vv...vì đó là đời sống. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nếp sống vội vã như là cách để tìm bình an, bạn sẽ không tìm được bình an.Ðiều chúng ta cần quan tâm là nên sống chậm lại...để cho bạn có thể tự hiểu mình và kinh nghiệm được những gì đã có sẳn trong tâm bạn.
TÂM IM LẶNG
Tâm im lặng không phải là tâm chết cứng trái lại rất nhạy cảm với môi trường chung quanh .
Tâm im lặng thoát khỏi sự thù ghét, nóng giận, ganh tỵ, lầm lẫn và xung đột nghiã là nó thoát khỏi quan điểm nhị nguyên . Nói chung, bạn nhìn thế giới qua một khung khái niệm dựa trên lối suy nghĩ nhị nguyên. Khi vừa nhận thức một sự vật, bạn phê phán nó liền. Thí dụ , phê phán là nó tốt. Ngay khi ta vừa phê nó tốt, thì những cái gì trái lại tự nhiên trở thành xấu. Bạn đã chia thế giới khái niệm theo sự phân cực nầy; bạn dựng lên thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, theo tiêu chuẩn riêng của bạn .
“Nhưng chúng ta phải phân biệt thì mới có thể sinh hoạt trong đời sống thường ngày được. Tôi sẽ không ăn một quả táo thối. Nó sẽ làm tôi bị bịnh. Tôi phải phê phán rằng quả táo nầy thối, quả kia thì chín và ăn rất tốt.” Dĩ nhiên là bạn cần phải phê phán để có thể sinh hoạt trong thế giới nầy. Bạn cần phải phân biệt một quả táo ngon lành và một quả táo thối. Ðây là phê phán dựa trên lý luận chớ không phải cảm xúc. Nhưng thường thì chúng ta không dừng lại ở phê phán dựa trên lý luận. Chúng ta tiếp tục áp đặt thêm phê phán cảm xúc về 'thích' hay 'không thích' trên nhận thức về quả táo. Quả táo chỉ là quả táo, tốt hay thối. Bạn có thể lấy nó hay bỏ nó. Bạn có thể có phán đoán luận lý về nó. Nhưng vấn đề là chúng ta lại phán đoán dựa trên cảm xúc. Ðây là điều mà chúng ta cần hiểu rõ. Khi chúng ta phê phán dựa trên cảm xúc, chúng ta làm cho tâm bị gợn sóng. Những gợn sóng nầy tạo thành sóng lớn hơn và phút chốc bão tố có thể nổi lên, làm cho tâm bị xáo động. Tựu trung là chúng ta mất liên lạc với sự im lặng bên trong, tức tâm bình an.
Nên nhớ nhị nguyên tạo ra tâm khái niệm. Chúng ta thích bám níu vào những gì chúng ta đã tạo ra. Nhị nguyên do chúng ta tạo đã trở thành một vật sở hữu . 'Tôi' muốn bám giữ ý tưởng 'của tôi' về cái đúng, cái đẹp, cái tốt lành. Do đó tâm chúng ta bị cứng ngắc, và cuối cùng chúng ta nhìn thế giới qua những khe hở nhỏ hẹp. Bằng tỉnh giác , sự phê phán sẽ dừng lại. Khi không còn phê phán thì bạn nhìn sự vật đúng như thật tế , đây là cách duy nhất để bạn thoát ra khỏi nhị nguyên , thế giới sẽ mở rộng ra và Từ Bi Hỉ Xã sẽ đem lại sự cảm thông với người khác .
TỨ DIỆU ÐẾ TRONG ÐỜI SỐNG THƯỜNG NGÀY
Tứ Diệu Ðế là cột trụ của Phật giáo. Hiểu chúng sẽ giúp cho đời sống thường ngày của bạn được tốt đẹp hơn . Chân lý thứ nhất về Khổ ( Dukkha) phải được hiểu là bao gồm kinh nghiệm của con người từ sự bất mãn nhỏ nhoi đến sự đau khổ tột cùng . Ðó là sự kiện không thể tránh được của Sinh – Lão – Bệnh - Tử . Trong ý nghĩa thâm sâu nhất, Khổ là không hiểu được tính giả tạm của mọi vật , chính nó là nguyên nhân của Ðau Khổ và như thế các chân lý còn lại chỉ là con đường thoát khổ .
Giả dụ bạn phiền hà vì tiếng động và muốn chấm dứt nó . Sự ham muốn nầy nổi lên từ sự bất mãn của bạn với hiện tại . Sự ghét bỏ đó là một tình trạng căng thẳng . Nhưng bạn không nhận thức được sự ghét bỏ và sự đau khổ nó đem đến. Bạn cho Khổ là do người nào hay việc nào khác gây nên. Sự thiếu nhận thức nầy gọi là Vô Minh hay Ngu Dốt, ngu dốt về Tứ Diệu Ðế . Sự ngu dốt nầy được diễn tả là tình trạng thiếu tỉnh giác. Ngay lúc này bạn hãy nhìn vào tâm của bạn . Và khi bạn ý thức về sự bực bội, sự ghét bỏ tan đi. Nó tan mất vào tâm. Sự bực bội sẽ bớt đi nhiều vì vấn đề không phải là đem sự bực tức ra khỏi tâm. Vấn đề là chấp nhận sự kiện mình đang bức rức và bực bội. Vấn đề không phải là tiếng ồn, mà là phản ứng của bạn với nó. Bạn phải đối phó với mình trước khi đối phó với tiếng ồn là phải làm gì đây? Trong đời sống có nhiều trường hợp mà bạn không thể loại trừ được những yếu tố bên ngoài. Chúng ta không thể loại trừ hay kiểm soát hầu hết ngoại duyên trong đời sống, nhưng chúng ta có thể làm một cái gì cho chính mình. Bạn bắt đầu với chính bạn. Bởi vì bạn được sinh ra với ý chí tự do, nên bạn có thể làm bất cứ điều gì với chính mình. Bạn không thể chấm dứt tiếng ồn, vậy bạn phải lựa chọn chấp nhận nó . Bạn phải phân biệt giữa chấp nhận một cách mù quáng và chấp nhận một cách thông minh. Chấp nhận chỉ có thể được trọn vẹn nếu bạn không chứa chấp sự phê phán. Bây giờ bạn hãy nhìn lại trong tâm của bạn xem sao ? Sự bực bội đã biến mất . Bạn đã thấy là mình có thể phá vỡ được chu trình đau khổ bằng cách chỉ nhìn vào trong tâm trạng của mình. Ðây thực ra là sự tỉnh giác của tâm, là căn bản của sự tu tập 'thiền quán tâm' (Sati-patthana) trong Phật giáo. Sự chấp nhận tiếng ồn là kết quả của sự tỉnh giác. Sự tỉnh giác là hành động siêu thoát. . Sự chấp nhận mà chúng ta đang nói đây là sự tự nhiên và tức thời hòa nhập và làm một thể với môi trường .
Sự bất mãn của bạn với tình trạng ồn là chân lý thứ nhất về Khổ - tức Dukkha. Sự ham muốn hay khao khát được yên tịnh là chân lý thứ hai - Samudaya - tức Tập, hay là nguyên nhân của Khổ. Giây phút bạn được tự do thoát khỏi sự bực bội về tiếng ồn là Nirodha (Diệt) tức chân lý thứ ba. Khi bạn tu tập tỉnh giác, thực ra bạn đang thực hành Magga, hay Bát Chánh Ðạo. Bạn đang Chánh Tinh Tiến (gọi là Samma Vayama) để tu tập Tỉnh Giác tức Chánh Niệm (gọi là Samma Sati ) về sự bực bội của bạn. Do đó tâm bạn được tập trung, tức Chánh Ðịnh (gọi là Samma Samadhi ). Khi bạn siêu việt sự không thích tiếng ồn và không còn khó chịu, ngay lúc đó bạn có thể nghe tiếng ồn như thực tế , đây là Samma Ditthi hay là Chánh Kiến. Khi bạn không mong đợi nó chấm dứt hay trở nên ồn hơn, đó là Chánh Tư Duy (samma sankappa). Bạn có thể nói lên tình hình với nhận thức đúng đắn, gọi là Chánh Ngữ (samma vaca). Bây giờ bạn không muốn có những hành động bậy bạ, đó là Samma Kammanta, tức Chánh Nghiệp. Từ Chánh Nghiệp nầy , bạn đã thực hiện Chánh Mạng (samma ajiva).
TÍNH HỢP NHẤT CỦA BÁT CHÁNH ÐẠO
Trong Phật giáo, Bát Chánh Ðạo là con đường dẫn tới sự giải thoát. Muốn hiểu Bát Chánh Ðạo và áp dụng nó vào đời sống, chúng ta phải nhìn nó với sự hợp nhất của thân, khẩu và ý và trên bình diện Tuệ - Giới – Ðịnh (Panna, Sila và Samadhi.)
Mục đích chánh của Giới là để tránh làm tổn hại người khác bằng ngôn ngữ và hành động xấu - nhưng bạn phải giới hạn mình tới mức độ nào trong mọi lúc đây? Hành động của tâm, khẩu và thân xảy ra liên tiếp nhau rất nhanh đến nỗi hình như là không có khoảng trống ở giữa. Khi tư tưởng vừa nổi lên thì chúng ta thấy mình nói năng hay làm chuyện gì rồi. Chúng ta thấy mình không thể kiểm soát lời nói và hành động mình đủ nhanh để tránh làm tổn hại đến người khác. Nhưng sự tỉnh giác (sati) của bản tâm sẽ làm cho nó cảnh giác về hành động và lời nói của chính nó. Làm sao chúng ta có thể quay ngược sự chú ý vào bản tâm? Con đường tu tập tỉnh giác là cách phá được thói quen bận tâm về ngoại cảnh để có ý thức về những gì xảy ra bên trong, trong tâm chúng ta khi chúng ta sinh hoạt thường ngày. Khi sự tỉnh giác hay chánh niệm (samma sati) xảy ra, chúng ta thấy tâm mình không còn hành động nữa, nó dừng lại như là một chứng nhân để nhìn vào trạng thái bên trong. Khi sự quán tâm nầy đã trở thành thói quen cố định, như là bản chất thứ hai, thì chu trình phản ứng vô ý thức đối với ngoại cảnh bị phá vỡ. Trong giây phút đột phá nầy, sự 'thấy biết' hay 'ý thức' xảy ra: đó là sự nhận thức trong sáng như pha-lê về sự vật đúng như thực tế, về tình huống và nhân vật trong nhãn quan vô phân biệt, không có 'thích và 'không thích'. Từ tuệ giác mới mẻ nầy - Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp sẽ tiếp theo - tương đối và thích ứng với mỗi trường hợp, không còn vấn đề tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai nữa. Do đó, Giới Ðịnh Tuệ có thể được bao gồm trong từng giây phút tỉnh giác của đời sống thường ngày - ngay khi bạn ăn uống, làm việc, giải trí hay phấn đấu. Tóm lại, đời sống của bạn chính nó đã trở thành Bát Chánh Ðạo.
NĂNG ÐỘNG CỦA TÍNH THIỀN
Trong một vài hình thức tọa thiền, người ta có thể đạt tới một tình trạng mà tâm thức hoàn toàn vắng lặng, tập trung và tự chế, gọi là Vô Tưởng Ðịnh (jhanic samadhi). Trong tình trạng thiền định nầy, hành giả không thể sinh hoạt được. Ðây chỉ là một tình trạng tạm thời mà hành giả sẽ ra khỏi. Nhưng chúng ta đã nói về một lối thiền định khác, không qua tình trạng Vô Tưởng Ðịnh. Nếu bạn tu tập tỉnh giác trong đời sống thường ngày như là bạn đang kinh nghiệm ngay lúc nầy, bạn không phải đi qua tình trạng tự chế đó. Tiến trình thiền định luôn luôn tích cực mặc dù bạn tọa thiền hay thiền trong sinh hoạt thường ngày. Trong lối thiền tĩnh tọa, mặc dù thân thể ngồi yên, tâm chúng ta vẫn tích cực quán, nó có tỉnh giác về thân hay tâm. Thiền định là kỷ luật nội tâm cuối cùng sẽ đưa tâm ta về tình trạng thanh tịnh hóa.
Thiền định không làm cho bạn trở nên một người ù lì, vô tưởng hay vô cảm . Thật ra thiền định đem lại những gì tốt đẹp nhất trong bạn - tình thương, sự nồng ấm và nhạy cảm đối với mọi chúng sinh. Sự tu tập tỉnh giác, mặc dầu là trong lối tọa thiền hay sinh hoạt thiền, là một tiến trình tích cực và tiếp diễn. Trong tọa thiền, mặc dầu thân ngồi yên, tâm ta vẫn tích cực quán và có ý thức về thân tâm. Trong sinh hoạt thiền cũng thế, tâm tích cực tự quán mà không phụ thuộc vào cử động hay thời gian. Cái kỷ luật tâm linh trong mỗi hình thức là điều tối quan trọng sẽ đưa tâm chúng ta tới tình trạng thanh tịnh. Không phải tư thế ngồi đưa tới sự giác ngộ, mặc dầu tư thế cũng hữu ích khi giúp cho tâm tự an định. Nếu bạn hiểu rõ điều nầy, bạn có thể thiền định bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
B.- PHẢN ÁNH THIỀN
TẬP TRUNG VÀ THIỀN ÐỊNH
Ðối với nhiều người, hành động tập trung tâm ý được coi như đồng nghĩa với thiền định. Chẳn hạn khi họ làm việc gì một cách tập trung - đọc sách, làm việc, chơi gôn - là họ đang thiền định rồi. Ðiều nầy chỉ đúng một phần thôi. Thật ra, tập trung tâm ý (gọi tắt là Ðịnh) chỉ là một phần của thiền định. Tinh yếu của thiền định là nhằm đạt tới một sự hiểu biết cao hơn, tức là trí tuệ (panna), là tỏa rộng tâm mình ra khỏi những giới hạn của trí thức để đi vào lãnh vực của trực giác, của trí tuệ (hay tuệ giác).
Mục tiêu của việc tập trung ý trong làm việc hay tiêu khiển hoàn toàn khác với mục tiêu của thiền định . Trong khi làm việc , bạn chỉ quan tâm đạt đến một cái gì ở ngoài bạn như như là làm ăn thành công, thắng cuộc chơi gôn, hoàn tất một thí nghiệm khoa học, vv...Trong thiền định, trái lại, sự thành tựu là ở bên trong, sự thành tựu của tự ngộ và tuệ giác tâm linh. Trong những giai đoạn đầu tiên của thiền định, có thể bạn cần tập trung tâm ý trên một đối tượng ở ngoài tâm, như là chót mũi, hay là cử động lên xuống của bụng dưới, cho đến khi tâm được tập trung ở một điểm. Sự tập trung tâm ý ở một điểm nầy cũng xảy ra khi chúng ta làm việc hay vui chơi, nhưng sự tương đồng giữa tập trung và thiền định chấm dứt ở đây. Trong khi thiền định là tâm tập trung đang tiến về hướng triển khai tuệ giác, tức là tu Quán (vipassana, cũng gọi là Minh Sát Thiền). Nhận thức của tâm tự động chuyển về trên chính tâm đó, và tâm nầy tự ý tập trung trên những hoạt động hay tiến trình của chính nó, để cuối cùng đưa hành giả đến tự giác thật sự (tức đắc ngộ). Sự giác ngộ do thiền định có tính cách trực giác và tâm linh.
Trong sự xuất thần của các hoạt động như vẽ tranh hay phổ nhạc, vv... người biết, cái bị biết và sự biết không hoàn toàn biến mất. Ðiều xảy ra là, trong những giây phút hoạt động nghệ thuật cao độ đó, người nghệ sĩ kinh nghiệm được một loại hạnh phúc trong đó ý niệm về cái 'tôi' tan đi một phần lớn, nhưng không hoàn toàn. Ngoài ra, nhà nghệ sĩ cũng còn có ý thức về đối tượng, dù đó là vẽ tranh, phổ nhạc hay cái gì khác. Do đó, cái bị biết cũng không hoàn toàn tan mất. Tôi gọi loại kinh nghiệm nầy là 'kinh nghiệm bán-tâm-linh' bởi vì nó gần với kinh nghiệm xuất thần của thiền định, nhưng không hoàn toàn giống. Trên phương diện khác, loại hạnh phúc do miệt mài nghệ thuật nầy làm cho người nghệ sĩ trở nên nhạy cảm và tâm linh hơn đa số người khác.
Như vậy, hai loại hiểu biết nầy hoàn toàn khác nhau về tính chất, và nhằm những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
TỈNH GIÁC VÀ NHẬN THỨC
Thông thường, sự nhận thức của chúng ta rất bận bịu với tình thế bên ngoài, với những gì mà chúng ta tiếp xúc qua sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Nói chung, chúng ta đều phản ứng đối với những cảm xúc nầy theo thói quen. Con người lập đi lập lại việc nầy mà không nhận thức được những gì đang xảy ra trong tâm. Trong Phật giáo, điều nầy gọi là vô minh (avijja). Ðây không có nghĩa là ngu dốt về trí thức, mà đặc biệt là sự thiếu sót tuệ giác về chính mình .
Bình thường bạn cũng có thể biết bản tâm của bạn . nhưng chỉ là một cách lười biếng. Thí dụ như khi bạn trải qua một cảm xúc sôi nổi, bạn chỉ nhận biết nó khi biến cố đã xong. Ngay trong lúc náo động thì bạn bị lạc mất trong sự rối loạn. Bạn thường chú tâm đến những yếu tố bên ngoài mà bạn nghĩ là đang ảnh hưởng đến bạn . Thí dụ như trường hợp bạn đang ăn. Sự chú tâm của bạn tập trung trên thức ăn: mùi vị và hình sắc của nó. Nếu thức ăn không đúng như yêu cầu, bạn lập tức phản ứng lại với sự bực bội - hay cả đến sự nóng giận nếu gặp lúc bạn không vui. Rồi bạn có thể trút sự giận dữ của mình trên người hay vật mà bạn tiếp xúc.
Tâm tỉnh giác là tâm tự nhiên nhận thức. Không có hành động nào ở đây, chỉ là một sự tập trung và tức thời nhận biết mà nó 'thấy' được. Ở đây, sự tỉnh giác là nguyên nhân mà sự nhận thức là hậu quả. Bạn không thể tu tập hậu quả được. Bạn chỉ có thể tu tập cái gì tạo ra nó. Bạn phải bắt đầu tu tập Tỉnh Giác để cho Nhận Thức xảy ra bên trong bạn.
Thường thì tâm chúng ta luôn luôn di động, suy nghĩ, cảm xúc, lan man từ đối tượng nầy sang đối tượng khác. Bởi vì sự di động liên miên nầy mà ít có chỗ cho sự nhận thức xảy ra. Sự nhận thức có thể thoáng qua, nhưng nó rất nhát nhúa. Nó lười biếng và cùn nhụt. Thường thì những tư tưởng ồn ào và cảm xúc chế ngự bản tâm. Tâm bạn phải thoát khỏi chu kỳ miên viễn nầy để cho sự nhận thức có thể xảy ra hoàn toàn , tâm phải tự điều chỉnh, quay sự chú ý bên ngoài vào sự tỉnh giác về chính nó. Khi bạn hướng tâm như thế, bạn thay thế các hoạt động khác của tâm bằng sự tỉnh giác. Thay vì bị kẹt trong những hoạt động tâm lý đó, bạn chỉ còn lại sự 'chú tâm'. Ở mỗi giây phút, tâm chỉ có thể ở một trạng thái nào đó. Thí dụ như, khi có sự nóng giận trong tâm thì không còn chỗ cho hạnh phúc. Khi có sự tỉnh giác chiếm ngự toàn tâm thì không còn chỗ cho tư tưởng hay cảm xúc nổi lên ngay lúc đó. Chỉ có sự chú ý hoàn toàn. Khi sự chú ý nầy được trọn vẹn, cái trạng thái giao động của bản tâm bị phá vỡ, tâm bạn tìm được chỗ đứng cân bằng trong chính nó. Thế rồi sự nhận thức sẽ tự nhiên xảy tới.
TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Tại sao bạncảm thấy rất tươi mát khi đến một nơi hoàn toàn khác lạ với khung cảnh quen thuộc? Ðiều nầy rất thông thường. Thông thường bạn cảm thấy ngột ngạt và tù túng bởi nếp sống. Bạn cảm thấy cần rời xa tất cả, để nghỉ ngơi và để tìm những kinh nghiệm mới và có thể duy trì bản thân.
Nhưng bạn nên hiểu rằng không phải chính là cảnh sống ngột ngạt thúc đẩy bạn đi tìm thư giãn tạm thời, mặc dù điều nầy cũng giúp phần nào. Nguyên nhân chính là vì tâm bạn không được tự do nên bạn không thể kinh nghiệm được trọn vẹn và đầy đủ giây phút hiện tại.
Nhưng, bạn thử nghĩ xem, cái gì làm cho bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn? Bạn chỉ được hài lòng và thỏa mãn khi nào bản tâm không còn ham muốn và bám níu, bởi vì chỉ có một tâm hồn tự do mới có thể kinh nghiệm được giây phút hiện tại một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Ðối với một tâm hồn không còn ham muốn, không còn xung đột và bực bội, mỗi giây phút trôi qua đều tươi mát và mới mẻ. Nếu tâm bạn lúc nào cũng nặng trĩu đấu tranh và bực dọc thì bạn không thể kinh nghiệm giây phút hiện tại một cách trọn vẹn được. Không có sự trong sáng và chỗ trống cho kinh nghiệm thực tại. Trong tình hình như thế thì bạn sống trong quá khứ hay tương lai; kinh nghiệm hiện tại chỉ là một phần thôi. Bạn chỉ nhận thức được một phần của hiện tại, tạm nói như thế. Bạn không kinh nghiệm được sự tươi mát của giây phút hiện tại, và niềm hoan lạc của mọi sự vật mà bạn tiếp xúc. Do đó bạn đi tìm sự tươi mát ở nơi khác, với những người khác và những mối liên hệ khác, vv...Tuy nhiên, chu trình buồn chán vẫn tiếp tục vì cội rễ của vấn đề không phải ở hoàn cảnh mà là ở chính bên trong bạn.
THIỀN VÔ THIỀN
Bạn thấy, hình thức thiền quán định-chế đã trở nên cực kỳ phổ thông trong các xứ Phật giáo Á châu và ở Tây phương. Dù các viện chủ và thiền sư dùng phương pháp nào, ta thấy cũng có một điểm chung: một hệ thống hay hình thức trong đó thiền sinh tu tập thiền định. Do đó, thiền định đã trở nên đồng nghĩa với tọa thiền.
Bạn thấy, tư thế ngồi chỉ là công cụ cho một kỷ luật quan trọng hơn của bản tâm. Tư thế ngồi tự nó không phải là để luyện thân, mà là để luyện tâm trong nghệ thuật tỉnh giác, và tiến xa hơn nữa. Trong lối thiền chính thức, bạn chú tâm ở một điểm trên trên thân thể - có thể là hơi thở hay cảm giác - để loại trừ mọi tư tưởng, cảm xúc hay hoạt động trí thức khác của bản tâm. Trong tiến trình nầy, bạn học cách quán tâm mà không phê phán hay phân biệt, và cũng học cách buông xả.
Bạn có thể quán tâm trong khi ngồi yên lặng trong tư thế tọa thiền, hay là bạn cũng có thể quán tâm trong khi sinh hoạt thường ngày. Cách nào cũng được, tùy theo cá tính của bạn.
Trong lối thiền không định chế, bạn phải đối diện với chính mình rất thường. Muốn buông xả, trước hết bạn phải đối đầu với bản ngã và niềm tự hào của mình. Không ai muốn đối đầu với bản ngã, vì điều nầy quá đau đớn. Cần có sức mạnh tâm linh lớn mới có thể làm được. Trong lối thiền không định chế nầy, sự đối đầu với bản ngã chính nó là hành động thiền của bản tâm. Nó đòi hỏi sự tỉnh giác (sati), cố gắng, định (samadhi: tâm tập trung) và xả (upekha: tâm bình thản). Có thể là nó không cần kỷ luật nghiêm khắc cho thân thể, nhưng nhất định là nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật nghiêm khắc cho bản tâm.
Chúng ta phải có đủ can đảm đối diện với chính mình. Ðó là một sự phấn đấu lớn lao, nó đòi hỏi sự cố gắng và lòng can đảm để thực hành. Nhưng thật ra, đây là một sự cố gắng mà không cần cố gắng. Trong Phật giáo gọi là Vô Vi (viriya). Ðiều nầy có thể xảy ra trong sinh hoạt thường ngày hay trong khi ngồi thiền. Ðường lối thực hành của thiền vô thiền không có một hình thức nghiêm khắc hay định chế nào, nhưng tất cả những phẩm chất của Thất Bồ Ðề Phần (bojjhanga) - tức là Bảy Yếu Tố Cho Sự Giác Ngộ - đã được gồm đủ trong tiến trình học tập. Ðó là Tỉnh Giác, Tham Cứu, Năng Lực, Niềm Vui, An Tịnh, Tập Trung và Bình Thản. Bạn đã học tập tỉnh giác với sự kiên nhẫn trong nội dung của sinh hoạt thường ngày, điều nầy làm cho tâm bạn càng ngày càng được tập trung hơn, tức là Ðịnh (samadhi). Không những thế - hành động tỉnh giác trong sinh hoạt thường ngày cũng là một tiến trình tham cứu với sự bình thản vào trong tính chất của bản tâm.
C.- LỐI SỐNG SÁNG TẠO
LỐI SỐNG SÁNG TẠO
Nhiều người cho Phật pháp có tính cách cá nhân nhưng chúng ta không phải là những sinh vật cô lập. Chúng ta sống trong xã hội. Như vậy những gì ảnh hưởng tới cá nhân sẽ ảnh hưởng tất cả những người chung quanh. Phật giáo tập trung rất nhiều trên sự giác ngộ của mỗi cá nhân. Mặc dầu Phật giáo không bỏ quên cộng đồng, nó phải bắt đầu với cá nhân. Khi mỗi cá nhân được chính trực và hoàn toàn được cân bằng ở nội tâm, tự nhiên kéo những người khác vào sự hài hoà đó, và cả cộng đồng nữa. Ðiều nầy xảy ra do hai yếu tố căn bản : kiên nhẫn và trí tuệ (panna) .
Nếu bạn kiên nhẫn và bao dung nhưng thiếu trí tuệ, sự kiên nhẫn và bao dung đó có thể mang hình thức thụ động. Trong trường hợp đó, bạn có thể tự để cho mình bị người khác lạm dụng bằng nhiều cách. Ðó không phải là lối sống thông minh, bởi vì sống thông minh là phải tránh hai thái cực: thụ động và nóng nảy.
Thời nay, người ta luôn luôn sống vội vàng và có khuynh hướng bị bịnh thiếu kiên nhẫn. Bạn bị lây bịnh thích hành động tức khắc, làm liền, khởi sự liền, và làm cái gì trong sự hối hả. Bạn không dành thì giờ để suy tư, dừng lại, nghiền ngẫm, và để cho sự vật tự chúng phô diễn. Bạn có khuynh hướng phản ứng bằng một tâm thức có nề nếp rối loạn - thay vì hành động một cách bình tĩnh và tập trung - do đó bạn tạo thêm rắc rối.
Hành động nào thiếu trí tuệ thì có tính phá hoại. Sống thông minh có nghĩa là quán xét và nhìn thấy giây phút thích hợp, cơ hội thích hợp và tình thế thích hợp để có thể hành động. Trong Phật giáo, đây gọi là Chánh Nghiệp (samma kammanta), tức hành động khôn khéo và trọn vẹn. Tóm lại, sống thông minh có nghĩa là sống khôn khéo và sáng tạo.
THƯƠNG VÀ GHÉT
Thương và ghét không khác nhau. Chúng là hai khía cạnh của tâm phân biệt, giống như hai mặt của một đồng xu. Ban đầu chúng khác nhau, nhưng chúng đều phát xuất từ thói quen phân biệt, và đều dẫn tới đau khổ. Bạn thương hay ghét một người nào là căn cứ trên sự 'thích' hay 'không thích'. Bạn tự động phân loại người khác tùy theo những định kiến của bạn. Nếu họ đáp ứng được lý tưởng của bạn và có vẻ hợp với sở thích thì tâm bạn lập tức bám níu vào họ; nhưng nếu họ thuộc loại không hợp với sở thích thì tâm bạn bắt đầu chối từ họ. Bằng cách nầy, bạn đi tới Thương và Ghét. Ðiều nầy có nghĩa là tình thương của bạn thay đổi với tình huống, có nghĩa là cảm xúc của bạn là vô thường, tương đối với thời gian và nơi chốn. Ðây là điều mà Ðức Phật gọi là Maya, ảo tưởng của tâm thức. Cảm xúc của bạn là ảo tưởng sinh ra từ tâm khái niệm; chúng phát xuất từ bản ngã. Theo Phật giáo, bởi vì bản ngã chỉ là ảo tưởng, tất cả những gì phát sinh từ tâm khái niệm cũng đều là ảo hóa. Nó không có thực chất, thường tính và bình an tính. Do đó tình thương thế tục là không bền, nó có thể trở thành sự ghét. Chúng ta tự mình không có thương và ghét. Chỉ khi nào bạn bắt đầu thích hay không thích thì bạn mới bị rắc rối bởi cảm xúc sau đó. Ngay khi bạn vừa nhận ra rằng chúng nó chỉ là ảo tưởng do bạn tự tạo ra, bạn được tự do. Bạn đã trở về tình trạng ban đầu trong đó không có thương và ghét.
HẠNH PHÚC
Không có cái gì gọi là cảm giác hạnh phúc thường trực và vĩnh cữu trong cõi đời nầy. Khi bạn gặp người, sự vật, hoặc biến cố làm bạn hài lòng – bạn có cảm giác sung sướng hay khoái lạc - nhưng đó chỉ là tạm bợ.
Bạn mơ ước cảm giác khoái lạc, nghĩ rằng nếu chúng ta có được tất cả những gì mong muốn thì bạn sẽ được hạnh phúc. Khi bạn cố tìm hạnh phúc ở bên ngoài, cuối cùng bạn ở trong vòng lẩn quẩn. Bạn không bao giờ có được sự thỏa mãn trọn vẹn từ người khác, và bạn cũng không thể cho họ điều đó được. Ngay khi bạn cố tìm hạnh phúc, thì bạn đã ở trên con đường không hạnh phúc rồi. Bạn chỉ tìm được hạnh phúc khi bạn ngưng đi tìm nó. Ðó là mâu thuẫn. Ngay giây phút bạn muốn hạnh phúc, bạn bắt đầu bám níu vào nó trong bản tâm. Trước tiên, bạn bám níu vào ý niệm riêng của con người về hạnh phúc. Bạn liên hệ với thế giới bên ngoài như là suối nguồn thỏa mãn và bạn đi tìm những gì bạn cho là có liên hệ với hạnh phúc - như là gom chứa tài sản, thành công, danh vọng hay quyền thế. Ngay khi bạn bám níu với bất cứ ý niệm nào - hạnh phúc, thành công hay cái gì khác – bạn đã bị căng thẳng rồi. Sự bám níu chính nó là một tình trạng căng thẳng, và những gì phát xuất từ nó cũng là căng thẳng. Thí dụ như bạn nắm tay lại thành một nắm. Ngay khi bạn bắt đầu nắm tay lại, bạn phải dùng năng lượng để giữ cho các ngón tay liền chặc với nhau. Khi bạn buông nắm tay, bàn tay bạn lại được tự do. Tâm của bạn cũng thế. Khi nó ở trong tình trạng nắm chặc, nó không bao giờ có tự do. Nó không bao giờ có thể kinh nghiệm được bình an và hạnh phúc, dù cho bạn có được tất cả tài sản, danh vọng và quyền lực trên thế gian nầy.
Vậy thì làm sao chúng ta có lối thoát? - Chỉ có cách buông xả thôi , buông xả dục vọng muốn được hạnh phúc của bạn.
LÒNG TỪ BI
Tâm Bi (karuna trong tiếng Pàli) là một trong bốn vô lượng tâm (brahma viharas), tức là bốn đức tính tự có sẳn của Trí Tuệ (panna). Ba đức tính khác là tâm Từ (metta: tình thương vô điều kiện), tâm Hỉ (mudita: tâm hoan hỉ, không ghen ghét) và tâm Xả (upekha: tâm bình thản). Một hành động bi mẫn không phải biệt lập, mà nó cũng biểu hiện những đức tính khác của Trí Tuệ. Bạn cũng phải phân biệt giữa việc làm tròn bổn phận một cách lãnh đạm, và hành động với tâm Từ và tâm Bi. Chỉ có một sự cách biệt rất nhỏ giữa hai loại hành động nầy. Sự lãnh đạm là kết quả của sự thiếu quan tâm, thiếu tình thương. Trong khi đó sự bình thản phát sinh từ trí tuệ và tình thương. Tự nó không phải là một đức tính biệt lập. Nó là một phần trong toàn bộ của Trí Tuệ, tâm Từ, tâm Bi và tâm Hỉ. Cũng thế, tâm Bi không phải là cảm xúc biệt lập. Nếu nó biệt lập thì đó có thể chỉ là cảm xúc phát sinh do sự điều-kiện-hóa hạnh kiểm dựa trên ý tưởng về lòng Bi, chớ không phải thật sự là lòng Bi. Lòng Từ và lòng Bi thật sự, là những biểu hiện tức thời của Trí Tuệ (panna). Nếu có Trí Tuệ thì đã có Từ, Bi, Hỉ và Xả rồi. Như vậy ,trí tuệ và tình thương sẽ kiểm soát và quân bình tâm Xả .Tình thương giữ cho bạn còn dấn thân vào tình thế; lòng Bi làm cho bạn hòa đồng với người khác, sự bình thản (tâm Xả) giúp bạn siêu thoát cảm xúc và nhìn sự vật một cách khách quan; và trí tuệ giúp bạn nhận ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề hay tình thế, có lợi cho chính bạn và người khác.
Tâm Hỉ là niềm vui có thể đến trong toàn bộ hành động nầy . Một hành động sẽ không có niềm vui nếu nó được làm trên căn bản bổn phận thuần túy. Niềm vui cũng thiếu nếu bạn giúp người vì thương hại. Bổn phận và sự thương hại thì chưa đủ cho lòng Bi thật sự. Niềm vui chỉ có mặt khi hành động phát xuất từ trí tuệ, tình thương, lòng bi mẫn và sự bình thản. Hành động đó đầy niềm vui vì nó không bị câu thúc bởi sự bám níu hay đè nặng bởi lo âu và căng thẳng.
Tình thương và niềm vui làm cho lòng Bi được vững bền. Người ta không bỏ cuộc dễ dàng cho đến khi đạt được kết quả tốt trong nghịch cảnh. Một hành động đầy niềm vui không bám níu vào cảm xúc sẽ làm cho sự dấn thân được hoàn mãn.
Tâm thức phải hoàn toàn không bị bám níu thì lòng Bi mới thật sự đến. Mỗi tình thế là duy nhất và không giống với tình thế khác, nên chúng ta phải đối phó với nó một cách khác biệt, tùy theo yêu cầu và lợi ích của tình thế cá biệt đó. Nếu không có tuệ giác sáng tỏ và nếu hành động của bạn đem lại tai hại, thì bạn và người khác phải đau khổ một cách vô ích.
TÂM BÌNH THẢN VÀ TÂM LÃNH ÐẠM
Trước đây, bạn bị điều kiện hóa để bám níu vào tất cả. Khi bạn học Phật pháp, bạn được dạy cách tách ly hay buông xả; tuy nhiên thay vì bám níu vào mọi sự vật, bây giờ bạn lại bám níu vào ý niệm buông xả. Do đó bạn bị điều kiện hóa quá mức theo chiều ngược lại. Bạn buông xả hầu như tất cả. Do đó khi phải đối diện với một tình thế, bạn có khuynh hướng buông xả cả tình thế lẫn nhân vật. Kể cả buông xả cũng có thể trở thành thói quen. Ý niệm buông xả cũng chỉ là một khái niệm. Khái niệm nầy có ích khi bạn bắt đầu học Phật, hay khi bạn tu tập thiền định. Nhưng cuối cùng bạn trở thành quá giỏi trong việc tách ly, đến nỗi bạn không nhận ra là mình đang bám níu vào một khái niệm khác. Từ khái niệm bản ngã bạn chuyển qua khái niệm vô ngã, cái ý tưởng là 'nó không can hệ gì đến tôi'. Ðiều nầy dẫn đến sự dửng dưng và thiếu quan tâm đến người khác. Do đó, bạn có thể vô tình đóng kín lòng mình và cả trái tim đối với những người thân nhất. Ðiều nầy tạo ra ngăn cách giữa bạn và những người liên hệ. Ðây chính là sự lãnh đạm . Tình thương chỉ đến trong một tâm hồn hoàn toàn tự do, không bị dính níu với bất cứ khái niệm nào - ngay cả với khái niệm buông xả. Bạn phải học cách tự giải thoát mình khỏi khái niệm buông xả bằng cách tỉnh giác về giây phút hiện tại. Chỉ trong những giây phút tâm được hoàn toàn tự do thì sự bình thản (tâm Xả) mới siêu thoát được cả hai tình trạng tâm thức dính níu và tách ly.
LẠC THÚ GIÁC QUAN
Rõ ràng là xã hội tân thời đã quá chú trọng đến lạc thú xác thân đến nỗi trở thành nô lệ cho chúng. Chúng ta hãy nhìn một cách khách quan vào cội rễ của vấn đề. Bằng không, chúng ta lại rơi vào cạm bẫy của sự chối bỏ thế giới giác quan hay chạy trốn nó, và cuối cùng thì điều nầy cũng tai hại như là làm nô lệ cho chúng. Có thể chúng ta bị kẹt cứng trong sự chối từ thế giới giác quan.
Nếu bạn nghĩ rằng quá chú tâm tới thế giới giác quan là cội rễ của vấn đề, thì bạn có thể có cảm giác tội lỗi khi hưởng thụ lạc thú. Bạn có thể trở nên sợ hãi việc kinh nghiệm lạc thú giác quan. Ðiều nầy dẫn tới sự trốn tránh và ám ảnh sợ hãi, nếu bạn không cẩn thận.
Sự khao khát lạc thú xác thân phần lớn là do cảm giác bất an và sự thiếu tuệ giác. Bạn không biết mình thiếu cái gì, nên chạy tìm ở bên ngoài. Bạn cố lấp đầy khoảng trống cảm xúc bằng đủ loại giải trí. Và dĩ nhiên, với ngành thương mại ào ạt hiện nay, việc thuận tiện nhất cho bạn là đắm mình vào đủ loại kinh nghiệm đem lại lạc thú giác quan. Nhưng rồi thế nào bạn cũng nhận thấy là chu trình trụy lạc - tìm kiếm không có chấm dứt. Không thể có sự thỏa mãn tuyệt đối và bền lâu từ lạc thú xác thân, bởi vì bạn không có tự do trong giây phút hiện tại.
Tâm trong tình trạng bất an, cần phải bám níu vào một cái gì - sở hữu vật chất, lạc thú giác quan, giải trí, tài sản, danh tiếng, thành công, ...gần như bất cứ thứ gì trên thế gian nầy - để lấp đầy khoảng trống cảm xúc. Thật ra, những thứ nầy chỉ cho bạn cảm giác an ninh giả dối hay sự thỏa mãn tạm thời thôi.
Chính là sự tìm kiếm an ninh đã làm cho tâm bạn bất an; bởi vì tâm bị trói buộc vào sự tìm kiếm cho nên nó không được tự do kinh nghiệm những gì có thể tìm được trong giây phút hiện tại. Bạn có khuynh hướng phóng tâm vào tương lai, cho nên bạn không thể sống hoàn toàn trong giây phút hiện tại; chúng ta chỉ kinh nghiệm được hiện tại phần nào thôi. Do đó bạn không kinh nghiệm được sự tươi mát của giây phút hiện tại. Nhưng nếu mỗi giây phút xảy tới được kinh nghiệm trọn vẹn, vẻ đẹp và niềm vui của khung cảnh chung quanh sẽ trở nên rất hiển nhiên đến nỗi bạn không cần tìm sự thỏa mãn ở nơi nào khác.
Bạn hãy trở lại cách sống tỉnh giác với giây phút hiện tại.
Tỉnh giác về thân thể giúp bạn hiện hữu trong giây phút hiện tại, nhưng điều quan trọng nhất là nhận biết sự tự do của chính mình trong giây phút đó. Nếu bạn bắt đầu muốn nầy muốn nọ, nghĩ về quá khứ và nghĩ cách hưởng thụ trong tương lai, bạn không còn tự do. Giây phút hiện tại bị dục vọng xâm chiếm và do đó sự tự do bản nhiên của bạn trong giây phút đó sẽ bị mất đi. Từ đó, bạn trở về với sự tự do bản nhiên trong giây phút hiện tại, và bạn có thể kinh nghiệm mọi sự liên hệ một cách tươi mát, trong đời sống thường ngày. Ngay cả những sự vật bình thường nhất cũng trở nên hoàn hảo, và bạn không cần phải đi tìm tự do ở nơi nào khác hay lệ thuộc vào những kinh nghiệm mới và lạc thú xác thân. Bạn thấy, sự tự do bản nhiên trong chúng ta là một cái gì vĩnh cữu, bởi vì nó là bản chất bẩm sinh của sự hiện hữu nơi chúng ta; nó là một món quà thiên nhiên của đời sống. Tất cả những gì bên ngoài chúng ta đều là giả tạo và kém khuyết.
Như vậy, để có tự do đối với lạc thú giác quan không phải là bám níu hay chạy trốn nó, mà bạn phải học cách để được tự do nội tâm. Từ căn bản tự do bên trong nầy, các giác quan không còn đe dọa hay lôi cuốn bạn được nữa. Do đó bạn có khả năng kinh nghiệm lạc thú giác quan mà không trở thành nô lệ cho chúng.
HÌNH THỨC BÊN NGOÀI
Xã hội chúng ta cần vài loại hình thức. Người ta mong đợi bạn xử sự theo cách nào đó, và ăn mặc theo một lối nào đó. Chân lý tương đối nầy gọi là Pannati. Nó có nghĩa là hiểu biết hình thức nào thích hợp cho tình thế đó. Nhưng nếu bạn bám níu vào hình thức, tâm bạn trở nên cứng ngắc và bạn làm nô lệ cho hình thức. Ngược lại, nếu bạn chối bỏ hình thức mà bạn đang ở trong đó, bạn cũng bị nô lệ hóa vì khi bạn chối từ cái gì, bạn đang bám níu vào sự chối từ đó. Tâm bạn bị dính níu vào sự chối bỏ. Dù bám níu hay chối bỏ, tâm bạn bị dính níu và không bao giờ thoát khỏi sự xung đột. Bạn phải siêu thoát nhị nguyên của hình thức và không hình thức.
Bạn bám níu hay chối bỏ bởi vì bạn đã dựng lên sự 'thích' hay 'không thích' trong tâm. Có thể là bạn chối bỏ một hình thức qui định. Mặc dù chân lý nầy là tương đối, nó vẫn là qui tắc được chấp nhận trong lúc đó. Nếu bạn nổi loạn chống lại hình thức, bạn không thể chấp nhận sự vật đúng như thực tế. Chính là vì sự phán đoán giá trị mà bạn không thể nhìn sự vật 'như chúng là'. Bạn nhìn sự vật theo lối suy tư của bạn Sự thích và không thích trở thành khuôn mẫu định chuẩn của bạn. Bạn chối bỏ ngay những gì không thích hợp với khuôn mẫu. Ngược lại nếu cái gì hợp khuôn thì bạn ôm lấy làm sở hữu. Tâm bạn luôn luôn nhảy chuyền giữa hai thái cực nầy, bám níu và chối bỏ. Khi nào bản tâm còn bị phân cực như thế, bạn luôn luôn bị dính níu vào thích và không thích, thì làm sao bạn có thể nhìn hình thức đúng như thực tế? Bạn không cần làm gì khác trừ việc học cách giữ tâm im lặng, không phán đoán hình thức. Khi bạn ngưng phán đoán thì thích và không thích cũng ngưng, và bám níu hay chối bỏ cũng không còn. Một khi dừng phán đoán, bạn sẽ thấy hình thức là hình thức, không hơn không kém. Bạn sẽ thấy nó 'như nó là' và bạn có thể liên hệ với nó một cách tự do.
Không bị cản trở bởi chối bỏ hay bám níu, bạn có thể hoạt động với cả hình thức hay không hình thức.
NHẬN THỨC BÌNH THƯỜNG
Khi bạn nhận thức được một sự yên tịnh thật là bình an và tuyệt vời bên trong, đến nỗi bạn cảm thấy như là mình đang sống trong một tổ kén. Ðấy chỉ là một giai đoạn. Nó sẽ trôi qua, và sau đó sẽ trở thành bình thường. Sự bình an không có gì đặc biệt. Ðây chỉ là lúc ban đầu. Cảm giác tuyệt diệu nầy - hay bạn gọi nó là cái gì cũng được - sẽ tan đi giống như mọi chuyện khác. Ngay lúc nầy, bạn cảm thấy mình cách biệt với người khác, và có thể nghĩ là mình ở trên họ. Thật ra, không có trên hay dưới. Chúng ta đều là con người. Mỗi người trong chúng ta đều có sự yên tịnh nội tâm. Chúng ta không hơn hay kém người khác trên phương diện nầy. Bạn chỉ được may mắn hơn người khác là bạn được ở trong hoàn cảnh có thể học tập để kinh nghiệm được tính bản nhiên nầy.Hầu hết người ta không nhận thức được sự bình an nầy bởi vì họ bị kẹt cứng với cảm xúc và những gì xảy ra bên ngoài họ. Trong Phật giáo gọi đây là lầm lạc (moha). Sự kiện bạn biết quán tâm không làm bạn khác biệt với người khác. Nếu bạn nghĩ mình khác biệt, bạn tạo ra một hố sâu giữa họ và bạn. Bạn tạo ra một phân cách tâm lý và không bao giờ có thể hòa đồng với họ.
Bạn không bao giờ đánh mất bình an, nó lúc nào cũng ở đó. Chỉ vì bạn quá bận bịu với cảm xúc nên không nhận thức được tình trạng bình an của bạn . Tình trạng bình an nầy không có gì đặc biệt. Nhưng bạn phải rất cẩn thận ở đây. Nếu bạn cứ nghĩ sự yên tịnh nầy là đặc biệt, bạn bám níu vào nó. Sự bám níu nầy rất tế nhị và tinh vi nên rất khó nhìn ra trong tâm. Bạn không nhận ra là mình vẫn còn đi trên con đường bản ngã vi tế. Khi điều nầy còn xảy ra thì, dù cho bạn có kinh nghiệm được an tịnh qua Ðịnh đi nữa, vẫn không có cơ hội cho Trí Tuệ (panna) xảy tới.
Một tâm thức rất tập trung, nếu chưa được hoàn toàn tự do, vẫn cản trở sự xuất hiện của trí tuệ. Bạn thấy, khi đạt được định, mặc dầu bạn có thể phá trừ phiền não phần nào, chúng vẫn chưa dứt tuyệt. Sự tập trung (định) giúp tâm mình có được sự nhạy bén hơn bình thường. Sự nhạy cảm là cái gì kinh nghiệm được bình an và im lặng một cách rõ ràng. Nhưng an tịnh do sự nhạy cảm đem lại có khuyết điểm là rất độc đáo và tuyệt vời nên người ta hay bám níu vào nó. Do đó mình trở thành quan trọng. Nhiều người bị kẹt cách nầy và không thể tiến xa hơn từ đó. Ngay cả trong định tọa thiền (jhanic samadhi), sự đạt ngộ hay vô ngã (anatta) chỉ là tạm thời. Sau đó, ta trở về ý thức bình thuờng.
Sự xuất hiện của tuệ giác trong 'định tạm thời' thì xảy ra với ít hay không có những kinh nghiệm huyền diệu hay cảm giác hạnh phúc tuyệt vời thường gặp trong 'định tọa thiền'. Do đó hành giả không có cơ hội bám níu cảm giác hạnh phúc. Trước khi họ biết nó, thì họ đã trở lại với ý thức bình thường rồi.
Tinh yếu của con đường tâm linh chỉ là ở cái đẹp của sự bình thường, trong vòng thế tục và trong sự siêu thoát ngăn cách giữa tâm linh và sự bình thường. []
LÊ TẤN TÀI tóm lược
Nguyên tác bản dịch
Mùa dông bão, cần biết cách chống sét | for everyone |
TPHCM là khu vực có tần suất sét đánh cao nhất cả nước với 14,9 lần/km² trong một năm (tại huyện Củ Chi) và 13 lần/km2 trong một năm với các quận, huyện khác
Chiều
16-5, một trận mưa dông lớn kèm theo sấm sét đã cướp đi sinh mạng 6
người của 3 xã Nam Thành, Khánh Thành và Trung Thành thuộc huyện Yên
Thành - tỉnh Nghệ An. Đặc biệt trong đó, một nhóm nông dân đã chạy vào chòi trú mưa nhưng vẫn bị sét đánh,
khiến 3 người chết và 9 người khác bị thương. Những tai nạn thương tâm
từ sét đánh đã khiến nhiều người lo sợ khi mùa mưa, mùa dông bão đã bắt
đầu trên cả nước.
Trời mưa dông cần tránh xa các vật dụng bằng kim loại đề phòng sét đánh. Ảnh: H.THÚY
Dông sét mạnh nhất từ tháng 4-9
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học Công nghệ VN), sét là hiện tượng phóng điện trong một đám mây giữa các vùng điện tích trái dấu, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa mây với đất. Trong loại sét đánh xuống đất người ta phân chúng ra làm hai loại: sét âm và sét dương. Sét âm (90%) chủ yếu xuất hiện từ phần dưới đám mây đánh xuống đất. Sét dương thường xuất hiện từ trên đỉnh đám mây đánh xuống. Loại sét dương này xuất hiện bất ngờ và đôi khi rất nguy hiểm vì trời vẫn quang và chưa mưa.
VN nằm ở một trong ba tâm dông có hoạt động dông sét mạnh trên thế giới nên hoạt động sét tương đối nhiều trên phạm vi cả nước. Theo thống kê ở nước ta có chừng 2 triệu cú sét đánh xuống đất trong một năm. Mật độ dao động từ 5-15 cú sét đánh trên 1 km² trong một năm. Thời điểm dông sét xuất hiện mạnh nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Trong 10 năm trở lại đây, rất nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị ngành bưu chính viễn thông, thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị điện tử đã bị sét đánh, gây hư hỏng với thiệt hại rất lớn về kinh tế. Không chỉ vậy, sét còn gây tâm lý hoang mang cho nhiều người.
Theo TS Nguyễn Đắc Hiền, Phân Viện phó Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động TPHCM, trong những năm gần đây, khí quyển diễn biến phức tạp nên tần số sét đánh khá cao. TPHCM là khu vực có tần suất sét đánh cao nhất cả nước với 14,9 lần/km² trong một năm (tại huyện Củ Chi) và 13 lần/km² trong một năm với các quận, huyện khác. Theo TS Hiền, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do TPHCM tập trung nhiều công ty, nhà máy sản xuất nên thải ra nhiều khói bụi (có chứa các ion kim loại).
Phòng ngừa sét
TS Nguyễn Xuân Anh nhận xét: “Đa phần người dân chỉ khi gặp chuyện rồi thì mới sợ, mới tìm hiểu cách thức phòng tránh, còn thường ngày rất chủ quan”. Đơn cử, hành vi trú dưới gốc cây vẫn diễn ra hằng ngày với hầu hết người dân mỗi khi có mưa, trong khi điều này đã được khuyến cáo trong quy phạm phòng chống sét từ lâu. Theo thống kê, khi sét đánh xuống cây, thì một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh. Một khảo sát gần đây của Viện Vật lý Địa cầu cho thấy hầu hết nhà dân ở khu vực nông thôn chưa được trang bị thiết bị chống sét.
Để tránh những tai nạn thương tâm do sét đánh trên các cánh đồng, TS Nguyễn Đắc Hiền gợi ý chính quyền địa phương nên gắn các thiết bị chống sét cho các căn chòi ở giữa đồng để giúp người dân có chỗ trú ẩn an toàn khi mưa dông kéo đến. Khi tránh sét, người dân cần đứng hoặc ngồi chụm 2 chân sát nhau tạo thành một điểm duy nhất tiếp xúc với mặt đất, nên ngồi ở giữa chòi hoặc tối thiểu cách tường khoảng 1-2 m, tuyệt đối tránh tựa lưng vào tường. Nên tránh xa các vật bằng kim loại như cuốc, liềm, xe đạp, xe máy... Một lưu ý nữa là tuyệt đối tránh tập trung thành nhóm đông người mà nên tách ra để giảm bớt tỉ lệ rủi ro cho cả nhóm.
Ngoài ra, người dân muốn tìm hiểu thông tin về sét và cách phòng chống, có thể vào website nghiên cứu về dông sét của TS Nguyễn Xuân Anh tại địa chỉ http://www.thunderstorm.org.vn/ để tham khảo thông tin.
Làm sao tránh sét ?
TS Nguyễn Xuân Anh đưa ra những hướng dẫn nhằm giúp người dân tránh rủi ro khi có mưa dông:Nếu đang ở ngoài trời: Tuyệt đối không trú mưa dưới các cây cao, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt...; ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
Nếu như bạn cảm thấy lông, tóc bị dựng lên
(cảm giác như khi sờ tay trước mặt tivi) thì có nghĩa là có thể bị sét
đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi người xuống, chụm hai chân lại làm một
và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Sau khi
nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.
Nếu đang ở trong nhà:
Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như
buồng tắm, bể nước, vòi nước. Không nên dùng điện thoại. Nên rút phích
cắm các thiết bị điện trước lúc có dông. Với các đường dây điện thoại
hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét
đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với
khoảng cách ít nhất là 1 m.
|
Lựa chọn thực phẩm an toàn | for everyone |
Thịt:
phải có màu hồng (heo), màu đỏ (bò); không có mùi lạ, ôi thiu, mùi
thuốc kháng sinh; thịt dính chắc vào xương; thớ thịt phải săn chắc,
không nhớt, bong, nhão, dùng ngón tay ấn vào khối thịt không để lại dấu
vết; da sạch, mỏng, trắng. Thịt xay không nên rửa, mau bị ôi và dễ bị
nhiễm khuẩn.
Cá và hải sản: nên mua cá, hải sản đang còn tươi sống, nếu đã chết thì chọn như sau:
-
Cá: thân cá co cứng, để trên bàn tay không thỏng xuống; mắt cá lồi,
trong suốt; miệng ngậm cứng; mang đỏ hồng, không nhớt, không mùi hôi;
vảy cá tươi sáng, dính chặt vào thân; bụng bình thường, không phình,
không bị vỡ; hậu môn nhỏ, lõm hoặc phẳng; thịt rắn chắc, dính chặt vào
xương sống; mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ.
- Tôm, tép: vỏ sáng lóng lánh, cứng dai, trơn láng, màu xanh.
- Cua, ghẹ: lật ngửa cua, dùng ngón tay ấn mạnh lên yếm cua, yếm cứng, không bị lún.
- Nghêu, sò: sò sống há miệng, khi sờ tay vào, miệng sò khép lại.
- Ốc: ốc còn sống, đụng nhẹ, mài ốc sẽ khép kín lại.
- Cua, ghẹ: lật ngửa cua, dùng ngón tay ấn mạnh lên yếm cua, yếm cứng, không bị lún.
- Nghêu, sò: sò sống há miệng, khi sờ tay vào, miệng sò khép lại.
- Ốc: ốc còn sống, đụng nhẹ, mài ốc sẽ khép kín lại.
Trứng: chọn quả có vỏ còn nguyên, sạch sẽ, không bị rạn nứt. Trứng hư có vỏ màu xám, có vân, mùi thối, khó chịu.
Rau
quả: tươi, còn nguyên vẹn, có hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên,
giòn chắc, cầm nặng tay, không bị héo úa, trầy xước, dập nát, có mùi lạ.
Ngũ cốc: lương thực bị nhiễm nấm mốc thường thay đổi hình dáng bên ngoài, như: đổi màu, biến đổi hình dáng, mùi vị.
Gạo:
gạo tốt có hạt đều, rắn chắc, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ; màu từ hồng
nhạt đến trắng tinh; có mùi thơm. Gạo bị nhiễm nấm mốc Penicillium sẽ có
màu vàng.
Đậu: có màu sắc đặc trưng, trơn láng, đều, săn chắc; không có sâu mọt, vụn nát; không lẫn đất cát, đá sỏi.
TP
công nghiệp: trên bao bì phải có đầy đủ các thông tin: tên và nhãn hiệu
sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, thành phần nguyên liệu và phụ
gia TP, giá trị dinh dưỡng, chủng loại TP, hướng dẫn sử dụng và bảo
quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng, số công bố chất lượng, trọng lượng.
Chế biến TP đảm bảo chất lượng
Thịt: nếu giữ trong tủ lạnh cần rã đông trong vòng 2 - 3 giờ. Không nên rã đông bằng cách ngâm thịt vào nước ấm, vì nước trong thịt sẽ bị mất, tiêu hao protein. Rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh và nên CB ngay. Nên xắt thịt thành những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi hay dầu thật nóng.
Chế biến TP đảm bảo chất lượng
Thịt: nếu giữ trong tủ lạnh cần rã đông trong vòng 2 - 3 giờ. Không nên rã đông bằng cách ngâm thịt vào nước ấm, vì nước trong thịt sẽ bị mất, tiêu hao protein. Rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh và nên CB ngay. Nên xắt thịt thành những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi hay dầu thật nóng.
Cá:
cần nấu cá không dưới 8 - 10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ) và không
dưới 30 phút (nguyên con từ 500g trở lên). Nên cho cá vào nước hay dầu
sôi, sau đó hạ nhỏ lửa ngay. Khi rán, nên tẩm bột để cá không bị chảy
mất nước.
Rau quả: nên gọt thật mỏng và nấu ngay. Nên nấu chúng với ít nước lạnh hoặc nấu cách thủy.
Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần vì sẽ làm phân rã, phá hủy protein và các vitamine. Khi đun sữa, không giữ trên lửa quá hai phút. Khi nấu bột, gạo, rau... với sữa, nên nấu những thứ đó trước trong nước lạnh khi chín mới cho sữa vào, đun sôi và bắc ra ngay.
Hạt: chỉ nấu gạo, lúa mì trong 30 - 40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh, trước hai giờ, rồi thay nước và nấu.
Nguyên Anh (ghi)
Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần vì sẽ làm phân rã, phá hủy protein và các vitamine. Khi đun sữa, không giữ trên lửa quá hai phút. Khi nấu bột, gạo, rau... với sữa, nên nấu những thứ đó trước trong nước lạnh khi chín mới cho sữa vào, đun sôi và bắc ra ngay.
Hạt: chỉ nấu gạo, lúa mì trong 30 - 40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh, trước hai giờ, rồi thay nước và nấu.
Nguyên Anh (ghi)
Khám phá nét đẹp của Phong dao hoa tình | for everyone |
Trong
khi làm công việc nghiên cứu về văn học dân gian, đặc biệt là Hồ Xuân
Hương, từ nguồn gốc thế tục, sự xuất thân, để tìm ra quê hương, bản
quán, năm sinh, năm mất, các bài thơ đích thực của bà, ngoài hiệu quả
công việc đạt được là khơi thông dòng chảy trong thơ bà bị người đời
chặn đứng 200 năm, cũng là tìm ra năm sinh và năm mất của bà (1767-
1833) tôi còn tìm ra một mảng tín ngưỡng phồn thực khác - mang nặng ý
nghĩa và tính chất của một nền văn minh nông nghiệp ở Việt Nam, đó chính
là một phần trong cuốn "Phong dao hoa tình".
Mảng tín ngưỡng phồn thực này theo xét đoán của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, còn xuất hiện trước cả nhà nước Phong kiến và Nho giáo, trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học Việt Nam, phản ánh tình cảm, lối sống của người Việt, đi ngược lại tư tưởng, lề luật chính thống mà xã hội phong kiến ban hành cho họ một cách vô cùng khắc nghiệt - nhất là trong ca dao, hò vè, câu đố. Cũng bởi sinh ra trong thời điểm này, Hồ Xuân Hương đã mang trong mình phong cách "hoa tình" trên.
Trước hết là tiêu chuẩn chọn chồng của các bậc cha mẹ dặn con, hay mơ ước chung của các nàng dâu khi bước vào cuộc đời làm vợ:
Sự thật thà như...đếm này hẳn gây ra cú sốc giật mình trong quan niệm của người đọc. Ai hay quan niệm này từng ngự trị suốt mấy nghìn năm truyền thống mà bản thân mình:" văn chương chữ nghĩa bề bề", lại bỏ qua, giờ nếu may mắn tìm lại được - cũng bị câu thơ ám ảnh đến mê mẩn hồn.
Một loạt câu khác đã từng được nhắc tới như:
Hay:
Cũng là sự xem mặt mà bắt hình dong khác:
Đáo để hơn, không dừng lại việc miêu tả bên ngoài, mà đi sâu vào từng ngóc ngách bản thể ở cả hai giới Nam và nữ:
Và :
Ngoài sự nhận xét mang tính phô bày, dưới bề dày kinh nghiệm, còn là sự phồn thực, hóm hỉnh, hoang sơ...mà ai đọc xong cũng phải bật cười vui vẻ vì tính khám phá, phát hiện của nó, rất "phong dao" và đặc biệt...hoa tình(!)
Trước nỗi éo le, ngang trái của tình đời, trước những cuộc hôn nhân bị đánh tráo, bởi luật lề hà khắc của chế độ đa thê phong kiến: Cha mẹ đặt đâu, con nằm đấy, người phụ nữ uất ức thốt lên:
Cũng như những người đàn bà trong thơ Hồ Xuân Hương: Quản bao miệng thế lời chênh lệch. Không có nhưng mà có mới ngoan. Trong cả chuỗi bài: Không chồng mà chửa; Bỡn bà lang khóc chồng; Dỗ người đàn bà khóc chồng; Đá ông chồng bà chồng; Cái nợ chồng con; Lấy chồng chung; Những người đàn bà góa bụa, chết chồng này không chịu âm thầm náu mình trong bóng tối, mà đòi hỏi một sự giải phóng :
Không vượt qua được những lời thèo đảnh, thị phi của người đời, cũng như cái vòng kim cô bao lâu quấn quanh đầu, những người quả phụ này đành phải bộc lộ nỗi than khóc, chán chường của mình trước bàn thờ chồng, cũng là trước thế thái nhân tình bao lâu vẫn giành cho họ :
Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật, ta thử xem hình ảnh người chồng cũ hiện ra dưới lời than của họ như thế nào :
Đạo vợ chồng là sự trao xương, gửi thịt, là sự thỏa nguyền về nhau, đáng tiếc trong những trường hợp "tréo ngoe" này, thay vì cần phải "dài cái kia" trong quan hệ vợ chồng, lại chỉ là một sự ốm o ngáp dài. Người đàn bà đau đớn xót xa cho thân phận làm vợ mà thực chất là "làm vì" của mình hiện tại, nên sau khi ông chồng cũ chết...mất ngáp rồi, liền ao ước, khát khao:
Nói một cách hết sức công bằng thì chân dung người chồng trong xã hội phong kiến là một chân dung tồi tệ nhất thế giới, bởi tư tưởng "chồng chúa, vợ tôi" . Trong khi người phụ nữ bị cái cùm công, dung, ngôn, hạnh khoác trên người, phải một lòng, một dạ thủy chung với chồng:
Thì người đàn ông bạc bẽo lại cho mình cái quyền chung chạ, xé mình ra hàng năm, bảy mảnh:
Đến nỗi "Phong dao hoa tình" phải đúc kết đầy cay đắng :
Trước thân phận vợ lẽ, chồng chung, người phụ nữ chẳng dám vùng lên phản kháng, lại chỉ biết than thân trách phận một mình :
Lúc khoái cảm nguội lạnh...thì mặc, dù người vợ luôn khao khát được hòa trộn, yêu thương, theo lẽ công bằng của vũ trụ, luật âm dương của trời, đất:
Sức sống mãnh liệt của tình yêu, sự bảo toàn giống nòi, bản năng con người được thể hiện rõ nét trong những câu sau :
Dám thừa nhận tình dục là ngọn nguồn khởi thủy, là bản năng sống còn của loài người, là cái đẹp không thể thiếu được trong quan hệ vợ chồng - đó chính là một sự dũng cảm trong "Phong dao hoa tình". Vì thế trong cả thể loại câu đố - yếu tố phồn thực, bản năng, cách "đố tục giảng thanh" luôn được đề cập tới :
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, bao gồm cả Phong dao hoa tình, tục ngữ, câu đố v.v...ngày một giàu thêm như lớp thạch nhũ bám trên nền hang động. Bài viết này chỉ là một sự khơi gợi rất nhỏ, là minh chứng về một kho tàng vô cùng nhiều mặt, đa dạng và phong phú của văn hoá dân gian, rất mong còn có dịp được đề cập đến...
Trần Bình Minh
(sưu tầm)
Mảng tín ngưỡng phồn thực này theo xét đoán của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, còn xuất hiện trước cả nhà nước Phong kiến và Nho giáo, trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học Việt Nam, phản ánh tình cảm, lối sống của người Việt, đi ngược lại tư tưởng, lề luật chính thống mà xã hội phong kiến ban hành cho họ một cách vô cùng khắc nghiệt - nhất là trong ca dao, hò vè, câu đố. Cũng bởi sinh ra trong thời điểm này, Hồ Xuân Hương đã mang trong mình phong cách "hoa tình" trên.
Trước hết là tiêu chuẩn chọn chồng của các bậc cha mẹ dặn con, hay mơ ước chung của các nàng dâu khi bước vào cuộc đời làm vợ:
Chẳng giàu thì phải đẹp giai
Chẳng thông kinh sử, phải dài...cái kia
Chẳng thông kinh sử, phải dài...cái kia
Sự thật thà như...đếm này hẳn gây ra cú sốc giật mình trong quan niệm của người đọc. Ai hay quan niệm này từng ngự trị suốt mấy nghìn năm truyền thống mà bản thân mình:" văn chương chữ nghĩa bề bề", lại bỏ qua, giờ nếu may mắn tìm lại được - cũng bị câu thơ ám ảnh đến mê mẩn hồn.
Một loạt câu khác đã từng được nhắc tới như:
Người xinh, tiếng nói cũng xinh
Người giòn cái...tỉnh, tình, tinh...cũng giòn
Người giòn cái...tỉnh, tình, tinh...cũng giòn
Hay:
Nước da mai mái, trai gái đều tài
Cũng là sự xem mặt mà bắt hình dong khác:
Chân dài, eo thắt,
Cháu chắt đầy nhà
Cháu chắt đầy nhà
Đáo để hơn, không dừng lại việc miêu tả bên ngoài, mà đi sâu vào từng ngóc ngách bản thể ở cả hai giới Nam và nữ:
Lưng chữ cụ
Vú chữ tâm
Vú chữ tâm
Và :
Xấu dây
Tốt củ
Sướng đủ
Một đời
Tốt củ
Sướng đủ
Một đời
Ngoài sự nhận xét mang tính phô bày, dưới bề dày kinh nghiệm, còn là sự phồn thực, hóm hỉnh, hoang sơ...mà ai đọc xong cũng phải bật cười vui vẻ vì tính khám phá, phát hiện của nó, rất "phong dao" và đặc biệt...hoa tình(!)
Trước nỗi éo le, ngang trái của tình đời, trước những cuộc hôn nhân bị đánh tráo, bởi luật lề hà khắc của chế độ đa thê phong kiến: Cha mẹ đặt đâu, con nằm đấy, người phụ nữ uất ức thốt lên:
Đục chẳng vừa cán
Bọc chẳng vừa đôi
Chàng còn bỏ xó cho tôi chết già
... Mở đường cho thiếp tôi ra
Bọc chẳng vừa đôi
Chàng còn bỏ xó cho tôi chết già
... Mở đường cho thiếp tôi ra
Cũng như những người đàn bà trong thơ Hồ Xuân Hương: Quản bao miệng thế lời chênh lệch. Không có nhưng mà có mới ngoan. Trong cả chuỗi bài: Không chồng mà chửa; Bỡn bà lang khóc chồng; Dỗ người đàn bà khóc chồng; Đá ông chồng bà chồng; Cái nợ chồng con; Lấy chồng chung; Những người đàn bà góa bụa, chết chồng này không chịu âm thầm náu mình trong bóng tối, mà đòi hỏi một sự giải phóng :
Chẳng được thịt cá cơm canh
Chỉ là lưng rau, đĩa muối
Cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh chồng cũ tôi ơi,
Khôn thiêng trở dạy...ăn xôi, nghe kèn
Suối vàng, xin chớ có ghen
Để cho người khác cầm quyền phu thê...
Chỉ là lưng rau, đĩa muối
Cúng anh tôi đi lấy chồng
Hỡi anh chồng cũ tôi ơi,
Khôn thiêng trở dạy...ăn xôi, nghe kèn
Suối vàng, xin chớ có ghen
Để cho người khác cầm quyền phu thê...
Không vượt qua được những lời thèo đảnh, thị phi của người đời, cũng như cái vòng kim cô bao lâu quấn quanh đầu, những người quả phụ này đành phải bộc lộ nỗi than khóc, chán chường của mình trước bàn thờ chồng, cũng là trước thế thái nhân tình bao lâu vẫn giành cho họ :
Miệng khóc, tay bế thần vì,
Tay gạt nước mắt, tay thì nén nhang
Bởi đâu nên nỗi lỡ làng
Tay gạt nước mắt, tay thì nén nhang
Bởi đâu nên nỗi lỡ làng
Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật, ta thử xem hình ảnh người chồng cũ hiện ra dưới lời than của họ như thế nào :
Nếp nhà áo mũ cân đai
Em lấy cậu cả ốm o, ngáp dài
Em lấy cậu cả ốm o, ngáp dài
Đạo vợ chồng là sự trao xương, gửi thịt, là sự thỏa nguyền về nhau, đáng tiếc trong những trường hợp "tréo ngoe" này, thay vì cần phải "dài cái kia" trong quan hệ vợ chồng, lại chỉ là một sự ốm o ngáp dài. Người đàn bà đau đớn xót xa cho thân phận làm vợ mà thực chất là "làm vì" của mình hiện tại, nên sau khi ông chồng cũ chết...mất ngáp rồi, liền ao ước, khát khao:
Chi bằng lấy chú thuyền chài
Nó vò, nó bóp, nó đè, nó đâm
Nó vò, nó bóp, nó đè, nó đâm
Nói một cách hết sức công bằng thì chân dung người chồng trong xã hội phong kiến là một chân dung tồi tệ nhất thế giới, bởi tư tưởng "chồng chúa, vợ tôi" . Trong khi người phụ nữ bị cái cùm công, dung, ngôn, hạnh khoác trên người, phải một lòng, một dạ thủy chung với chồng:
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Thì người đàn ông bạc bẽo lại cho mình cái quyền chung chạ, xé mình ra hàng năm, bảy mảnh:
Đàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.
Đến nỗi "Phong dao hoa tình" phải đúc kết đầy cay đắng :
Phận làm trai : năm thê, bảy thiếp
Phận làm gái: một kiếp, một cu
Phận làm gái: một kiếp, một cu
Trước thân phận vợ lẽ, chồng chung, người phụ nữ chẳng dám vùng lên phản kháng, lại chỉ biết than thân trách phận một mình :
Được hầu non như ếch gặp mưa rào
Coi vợ cũ như chó nằm trong cũi
Coi vợ cũ như chó nằm trong cũi
Không
bình đẳng bình quyền với chồng trên cương vị xã hội, mà ngay cả chốn
buồng the cũng vậy, người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào tính ích kỷ
nhất thời của chồng, lúc hứng lên là:
Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng ,
Mất tiền mua thúng thì đựng cho đầy
Mất tiền mua chúng em đây
Thì anh hành hạ...bõ ngày cưới xin
Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng ,
Mất tiền mua thúng thì đựng cho đầy
Mất tiền mua chúng em đây
Thì anh hành hạ...bõ ngày cưới xin
Lúc khoái cảm nguội lạnh...thì mặc, dù người vợ luôn khao khát được hòa trộn, yêu thương, theo lẽ công bằng của vũ trụ, luật âm dương của trời, đất:
Cái thằng chồng em nó chẳng ra gì
Đêm ngủ nó gáy khì khì
Một giấc đến sáng còn gì là xuân
Chị em ơi hoa nở mấy lần ?
Đêm ngủ nó gáy khì khì
Một giấc đến sáng còn gì là xuân
Chị em ơi hoa nở mấy lần ?
Sức sống mãnh liệt của tình yêu, sự bảo toàn giống nòi, bản năng con người được thể hiện rõ nét trong những câu sau :
Trăm năm trong cõi người ta
Muốn sống thì phải cho ra cho vào
Chẳng tin lên hỏi Nam Tào
Nam Tào cũng bảo phải vào phải ra
Còn ngờ lên hỏi cây đa
Cây đa cũng bảo phải ra lẫn vào
Mặt trăng xa tít non cao
Chị Hằng, anh Cuội có vào, có ra ?
Muốn sống thì phải cho ra cho vào
Chẳng tin lên hỏi Nam Tào
Nam Tào cũng bảo phải vào phải ra
Còn ngờ lên hỏi cây đa
Cây đa cũng bảo phải ra lẫn vào
Mặt trăng xa tít non cao
Chị Hằng, anh Cuội có vào, có ra ?
Dám thừa nhận tình dục là ngọn nguồn khởi thủy, là bản năng sống còn của loài người, là cái đẹp không thể thiếu được trong quan hệ vợ chồng - đó chính là một sự dũng cảm trong "Phong dao hoa tình". Vì thế trong cả thể loại câu đố - yếu tố phồn thực, bản năng, cách "đố tục giảng thanh" luôn được đề cập tới :
Xưa kia em trắng như ngà
Bởi chàng ngủ lắm em đà nên thâm,
Lúc khỏe chàng đấm, chàng đâm
Đến khi mệt lử, chàng nằm lên trên (1)
(Cái chiếu)
Bởi chàng ngủ lắm em đà nên thâm,
Lúc khỏe chàng đấm, chàng đâm
Đến khi mệt lử, chàng nằm lên trên (1)
(Cái chiếu)
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, bao gồm cả Phong dao hoa tình, tục ngữ, câu đố v.v...ngày một giàu thêm như lớp thạch nhũ bám trên nền hang động. Bài viết này chỉ là một sự khơi gợi rất nhỏ, là minh chứng về một kho tàng vô cùng nhiều mặt, đa dạng và phong phú của văn hoá dân gian, rất mong còn có dịp được đề cập đến...
Thân em là gái xuân xanh
Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời?
Mỗi người một nước, một nơi
Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên
Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời?
Mỗi người một nước, một nơi
Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên
Trần Bình Minh
(sưu tầm)
Người bất mãn thường có nhiều sáng kiến | for everyone |
Trong một nghiên cứu gây ngạc nhiên, các nhà tâm lý Mỹ phát hiện ra rằng, sự bất mãn nơi công sở có thể trở thành động lực để người lao động nghĩ ra những ý tưởng mới.
“Trong
nhiều thập kỷ qua, có vẻ như tất cả công ty trên thế giới đều quan tâm
tới mức độ hài lòng với công việc của người lao động. Tuy nhiên, chúng
tôi lại cho rằng, sự bất mãn nơi công sở không hẳn là điều xấu”, Jing
Zhou, một chuyên gia của Đại học Rice (Mỹ), phát biểu.
Để kiểm tra giả thuyết này, Zhou và cộng sự phỏng vấn 149 người tại một công ty chuyên thăm dò dầu mỏ. Đối với người lao động trực tiếp, họ đưa ra những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc, văn hóa công ty và mức độ hài lòng với công việc. Nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn nhóm quản lý, giám sát của công ty về những người thợ có nhiều sáng kiến kỹ thuật nhất.
Kết quả hết sức bất ngờ: Những người tỏ ra bất mãn với công việc lại có nhiều sáng kiến nhất. “Điều này thực sự trái với mong đợi của đa số chúng ta”, Zhou nhận xét.
Zhou cho rằng những người không hài lòng với công việc luôn có 3 lựa chọn. Họ có thể trốn việc thường xuyên, vẫn đi làm đều đặn nhưng hay tâm sự với mọi người về cảm giác bất mãn hoặc tìm kiếm công việc mới. Đương nhiên những người muốn nhảy sang công ty khác hoặc trốn việc không hề có động lực thay đổi tình hình. Tuy nhiên, những cá nhân thường xuyên than vãn thường dành nhiều thời gian ngẫm nghĩ về cách cải thiện mức độ hài lòng trong công việc. Zhou cho rằng, đó là những “kho sáng kiến” mà nhà quản lý không nên bỏ qua.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng sếp thường không thích nghe ý kiến của những nhân viên bất mãn với công việc, vì thế mà nhiều ý tưởng hay của họ sẽ bị bóp chết. Sau khi phân tích kết quả cuộc khảo sát, Zhou nhận thấy phần lớn sáng kiến của người bất mãn chỉ được phát huy với sự giúp đỡ của những đồng nghiệp biết lắng nghe và chia sẻ.
Trong một nghiên cứu khác, giáo sư Bruce Charlton của Đại học Buckingham (Anh) tìm hiểu tác động của môi trường làm việc đối với mức độ sáng tạo của các nhà khoa học. Ông phát hiện ra rằng nhiều người có phát minh mới trong giai đoạn mà họ bất mãn với công việc.
Để kiểm tra giả thuyết này, Zhou và cộng sự phỏng vấn 149 người tại một công ty chuyên thăm dò dầu mỏ. Đối với người lao động trực tiếp, họ đưa ra những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc, văn hóa công ty và mức độ hài lòng với công việc. Nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn nhóm quản lý, giám sát của công ty về những người thợ có nhiều sáng kiến kỹ thuật nhất.
Kết quả hết sức bất ngờ: Những người tỏ ra bất mãn với công việc lại có nhiều sáng kiến nhất. “Điều này thực sự trái với mong đợi của đa số chúng ta”, Zhou nhận xét.
Zhou cho rằng những người không hài lòng với công việc luôn có 3 lựa chọn. Họ có thể trốn việc thường xuyên, vẫn đi làm đều đặn nhưng hay tâm sự với mọi người về cảm giác bất mãn hoặc tìm kiếm công việc mới. Đương nhiên những người muốn nhảy sang công ty khác hoặc trốn việc không hề có động lực thay đổi tình hình. Tuy nhiên, những cá nhân thường xuyên than vãn thường dành nhiều thời gian ngẫm nghĩ về cách cải thiện mức độ hài lòng trong công việc. Zhou cho rằng, đó là những “kho sáng kiến” mà nhà quản lý không nên bỏ qua.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng sếp thường không thích nghe ý kiến của những nhân viên bất mãn với công việc, vì thế mà nhiều ý tưởng hay của họ sẽ bị bóp chết. Sau khi phân tích kết quả cuộc khảo sát, Zhou nhận thấy phần lớn sáng kiến của người bất mãn chỉ được phát huy với sự giúp đỡ của những đồng nghiệp biết lắng nghe và chia sẻ.
Trong một nghiên cứu khác, giáo sư Bruce Charlton của Đại học Buckingham (Anh) tìm hiểu tác động của môi trường làm việc đối với mức độ sáng tạo của các nhà khoa học. Ông phát hiện ra rằng nhiều người có phát minh mới trong giai đoạn mà họ bất mãn với công việc.
Phát hiện “hộp sọ người ngoài hành tinh” trên sao Hỏa | for everyone |
Những
người chuyên nhận dạng UFO khẳng định họ đã phát hiện một “hộp sọ người
ngoài hành tinh” trên sao Hỏa sau khi NASA công bố các bức ảnh vệ tinh
chụp được từ hành tinh này.
Bức
ảnh về bề mặt của hành tinh Đỏ do robot thám hiểm sao Hỏa Spirit của
NASA chụp được. Thoạt nhìn, hộp sọ chỉ là một viên đá thông thường. Tuy
nhiên, những người quan sát vũ trụ không ngớt bàn tán về tảng đá vũ trụ
hình thù kỳ quặc này.
Viên
đá nằm giữa đống đất đá của sao Hỏa và có vẻ bị phơi nắng nhiều hơn so
với những viên đá khác. Nhưng điều khiến nó trở nên khác biệt là nó có 2
hốc mắt, mũi, mồm và thậm chí là cằm. Những đặc điểm này khiến mọi
người liên tưởng đây có thể là một hộp sọ của người Sao Hỏa.
Các
diễn đàn trên internet tràn ngập những bình luận về bức ảnh. Một người
chuyên nhận dạng các vật thể bay không xác định viết: “Hộp sọ dài 15cm, 2
hốc mắt cách nhau 5cm. Hộp sọ có vẻ như có chiếc miệng nhỏ, vì vậy sinh
vật này nhiều khả năng là động vật ăn thịt”.
Những bức ảnh trước đó về một hộp sọ trên sao Hỏa, được phát hiện năm 2006, được tin là sự giả mạo.
Năm
1971, tàu thăm dò Viking cũng đã chụp được một gương mặt nổi tiếng trên
sao Hỏa vào năm 1971. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được rằng đó
chỉ là trò lừa của ánh sáng khi tàu thăm dò chụp hình lại khu vực này
vào năm 1998.
Theo Dân Trí
|
30 cái chết kỳ cục nhất trong lịch sử | for everyone |
- 1.Chết vì bị sưng lưỡiThám tử Pinkerton.
Allan Pinkerton (1819-1884) - người sáng lập văn phòng thám tử Pinkerton lừng lẫy, cha đẻ của các kỹ năng điều tra như giả trang, theo dõi đối tượng tình nghi... đã chết vì bị sưng lưỡi - hậu quả của việc cắn phập vào lưỡi trong 1 lần trượt chân ngã trên vỉa hè.
2. Chết đuối vì... vớt trăng
Ai cũng biết Lý Bạch (701-706) là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông cũng nổi tiếng với tài uống rượu như hũ chìm và chỉ trong lúc say mới viết nên những tác phẩm kinh điển nhất.
Một đêm, Lý Bạch xuôi thuyền theo dòng sông Dương Tử, vừa uống rượu vừa thưởng trăng. Trong cơn men, ông đã lao thẳng xuống sông để ôm lấy bóng trăng lững lờ trên mặt nước.
3. Chết vì nhịn “tè”Nhà quý tộc kiêm nhà thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch Tycho Brahe vốn là người rất khôi hài. Theo những gì kể lại, trong nhà Brahe có một chú hề lùn, chuyên nhiệm vụ hoạt náo không khí bên bàn ăn tối. Ông còn bị hỏng mũi sau một lần thua cược với người bạn, chịu hành phạt đeo mũi giả bằng bạc suốt một thời gian dài.
Nguyên nhân cái chết của Brahe cũng khiến người ta không nhịn được cười. Trong một bữa tiệc năm 1601, ông gắng gượng nhịn “tè” quá lâu (thời đó việc rời bàn tiệc giữa cuộc vui bị coi là hành động thô lỗ hết sức), trong khi sức chịu đựng của chiếc bọng đái chỉ có hạn. Nó vỡ òa. 11 ngày sau, Brahe nhắm mắt.
4. Chết bởi cây gậy chỉ huy dàn nhạcNăm 1687, nhà soạn nhạc lỗi lạc người Pháp Jean-Baptiste Lully hãnh diện nhận trọng trách: viết một bản thánh ca dành riêng cho vua Louis XIV. Đam mê sáng tác đã khiến Lully không hề hay biết rằng, trong lúc hưng phấn giữ nhịp điệu cho bản nhạc, ông đã lấy cây quyền trượng đập liên hồi vào ngón chân mình mà không có cảm giác đau.
Trớ trêu thay, bản thánh ca Te Deum cướp đi sinh mạng Baptiste Lully sau đó được xướng lên trong lễ ăn mừng Vua Louis XIV khỏi ốm.
5. Chết vì ănCái chết của ông vua Thụy Điển Adolf Frederick vào năm 1771 (thọ 61 tuổi) được coi là bài học giáo dục sâu sắc nhất về thói tham ăn vô độ.
6. Chết vì “minh họa” trước tòaSau cuộc nội chiến nước Mỹ, chính trị gia Clement Vallandigham đến từ bang Ohio nổi lên như 1 luật sư tài ba “đánh đâu thắng đó”.
Để có sức thuyết phục hơn, Vallandigham đích thân diễn lại cảnh “bắn nhầm”. Không may, lập luận của ông “vận” ngay vào tác giả: ngón tay vô tình chạm cò và viên đạn xuyên thẳng qua tim Vallandigham.
Cả phiên tòa hò reo vì chiến thắng của Vallandigham. Thân chủ McGehan được tuyên trắng án trước lúc ông thầy cãi trút hơi thở cuối cùng.
7. Chết vì râu dàiÔng Hans Steininger người Áo sống ở thế kỷ thứ 16 nổi tiếng khắp thế giới với bộ râu dài kỷ lục (gần 1,4 mét).
8. Chết vì sưng ngón chânMột buổi sáng năm 1911, Jack Daniel - nhà chế rượu whiskey nổi tiếng ở bang Tennessee (Mỹ) quyết định đi làm sớm hơn mọi ngày. Ông muốn mở két sắt nhưng không làm sao nhớ ra nổi mật mã riêng. Trong cơn tức giận, Daniel đá túi bụi vào két. Các ngón chân sưng phồng lên, rồi hoại tử, không lâu sau thì ông chết.
9. Chết vì vỏ camTrên đời hiếm có ai dũng cảm như Bobby Leach: năm 1911, ông là một trong 2 người duy nhất trên thế giới chinh phục thác nước Niagara trong một... chiếc thùng.Kẻ ngạo nghễ này còn nhiều pha thách thức Thần chết còn kinh điển hơn thế nữa. Nói cách khác, nói chuyện chết chóc trước mặt Leach chẳng khác gì kể chuyện khôi hài.
10. Chết vì “áo choàng bay”Năm 1911, một thợ may người Pháp Franz Reichelt đích thân thử nghiệm phát minh trí tuệ của mình - áo khoác kiêm dù - bằng cách nhảy từ Tháp Eiffel xuống dưới đất.
Ban đầu để thuyết phục các nhà chức trách, Reichelt nói dối rằng ông sử dụng người nộm, vào phút chót thì “đánh tráo” chính mình.
Cái chết của ông thợ may gàn dở không làm người dân Paris mấy ngạc nhiên.
11.Chỉ chết khi... quá giàLần đầu tiên bị đầu độc, “người đàn ông bất tử” của nước Nga Grigori Rasputin (1869-1916) đã ngấm một lượng xyanua đủ giết chết 10 nam giới lực lưỡng. Vậy mà Rasputin chẳng mảy may quỵ ngã.
Rasputin vẫn tai qua nạn khỏi. Cái chết chỉ đến khi ông đã quá già.
12. Chết vì quả bóng chàyTính tới thời điểm này, cầu thủ Ray Chapman của đội bóng chày Cleveland Indians là người duy nhất thiệt mạng vì quả bóng chày.
13. Chết vì chiếc khăn quàngIsadora Duncan - nữ nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật khiêu vũ hiện đại đã từ trần vào năm 1927 bởi chiếc khăn quàng yêu thích cô luôn đeo bên mình.
Theo như thời báo New York đưa tin về cái chết của Duncan ngày 15/9/1927, “Chiếc xe đang chạy với tốc độ lớn thì chiếc khăn lụa bất ngờ bị cuốn vào bánh xe, kéo giật cơ thể cô Duncan - khi ấy đang cuộn tròn trong lớp vải - ra bên ngoài.
Toàn thân cô chà sát xuống mặt đường đá sỏi, kéo lê đến vài chục mét trước khi tài xế dừng vì nghe tiếng gào thét. Đội cấp cứu được gọi tới ngay sau đó, nhưng người ta tuyên bố rằng Duncan đã bị siết chặt cổ và chết ngay tức khắc.”
14. Chết vì rácHai anh em Homer và Langley Collyer bị mắc chứng hoang tưởng: họ hoảng sợ khi phải vất đi bất cứ thứ gì; báo chí, giấy lộn, rác rưởi... đua nhau chồng chéo khắp nhà. Thậm chí họ còn đặt bẫy trên hành lang và bậc cửa để phòng kẻ trộm.
Có vẻ như, cậu em Langley đã rơi vào bẫy khi đang bò qua những cột báo ngất nghểu để mang thức ăn đến cho ông anh bại liệt của mình. Homer chết vài ngày sau đó vì đói.
15. Chết trong show truyền hìnhJerome Irving Rodale là người khởi xướng ra phòng trào ăn uống lành mạnh. Ông là một trong những nhân vật đầu tiên ủng hộ hết mình cho ngành nuôi trồng sản phẩm hữu cơ.
16. Tự tử trên bản tin truyền hình trực tiếpChristine Chubbuck là phát thanh viên đầu tiên và cũng là duy nhất tự tử ngay giữa lúc thực hiện truyền hình trực tiếp.
17. Chết trong toiletKhông ít người bỏ mạng trong khung cảnh thiếu tế nhị này, tuy nhiên cái chết của Elvis Presley (1935 - 1977) được dư luận thế giới quan tâm hơn cả.
18. Bị robot giết chếtRobert Williams là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại chết dưới tay robot. Ngày 25/1/1979 tại nhà máy lắp ráp Flat Rock của Ford Motor, Williams đích thân trèo lên giá hàng để lấy phụ tùng bởi khi đó robot lấy hàng bị hỏng. Giữa lúc ấy, robot bất ngờ hoạt động trở lại, phang cánh tay thép thẳng vào đầu Williams khiến ông này chết ngay lập tức.
19. Cánh quạt máy bay xén chếtNam diễn viên Vic Morrow đã bỏ mạng trong cảnh quay bộ phim “Twilight Zone” khi chiếc máy bay trực thăng mất kiểm soát sau 1 loạt những hiệu ứng dựng cảnh đặc biệt. Nó quay tròn, khua cánh quạt sắc lẻm ra khắp nơi.
Ngoài, Vic Morrow, hai diễn viên nhí khác cũng bị xén mất đầu. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc cải cách quy mô lớn ở nước Mỹ trong luật quy định về sử dụng lao động trẻ em và các biện pháp an toàn tại phim trường.
20. Chết bởi cây xương rồngNăm 1982, chàng trai David Grundman 27 tuổi và bạn cùng phòng chơi trò bắn xương rồng bằng súng ngắn.
Lần thử đầu tiên, cây xương rồng nhỏ nổ tanh bành trước sự thích thú của Grudman. Càng thêm hưng phấn, anh này chọn một cây cổ thụ dễ đến 100 năm tuổi, cao chừng 8 mét. Hậu quả chết người diễn ra ngoài dự đoán, thân cây đổ gập đè lên người tay thiện xạ đến tắt thở.
Cho đến nay, đây là trường hợp duy nhất được mệnh danh “sự trả thù của cây cỏ”.
21.Chết vì... hóc nút chai
Tennessee Williams.Năm 1983, nhà viết kịch nổi tiếng người Mỹ Tennessee Williams đã từ trần vì hóc... nút chai trong phòng khách sạn. Khi đó, ông này đang trong tình trạng say khướt.
22. Chết giữa "bầy" nhân viên cứu hộNăm 1985, khu giải trí New Orleans quyết định tổ chức 1 bữa tiệc cho toàn thể nhân viên sau mùa hè đầu tiên thực hiện công tác cứu hộ.
Mãi cho lúc tiệc tàn, người ta mới phát hiện ra vị khách Jerome Moody 31 tuổi đã chết đuối trong bể bơi tự lúc nào - giữa quang cảnh 4 nhân viên đang làm nhiệm vụ và hơn một nửa trong số 200 người dự tiệc là nhân viên giải cứu nạn nhân chết đuối.
23. Chết vì kể chuyện cườiDiễn viên hài kịch Dick Shawn (1924-1987) là một trong những trường hợp hy hữu lên cơn đau tim và chết ngay giữa lúc cống hiến hết mình cho nghệ thuật.
24. Bị bụng to đè chếtĐó là kết cục của tay vật chuyên nghiệp người Anh có biệt danh Kirk “Kinh Kong”.
Crabtree được miễn mọi trách nhiệm bồi thường bởi các bác sĩ khẳng định Kirk có tiền sử bệnh tim trước khi tham gia thi đấu, tuy nhiên tai tiếng thì bị ảnh hưởng nặng nề. Sau scandal này “Bố bụng bự” phải giã từ sàn đấu chuyên nghiệp về nghỉ hưu.
25. Chết vì chiêm ngưỡng nghệ thuậtNăm 1991, hai nghệ sĩ Christo và Jeanne-Claude hợp tác đồng thực hiện công trình nghệ thuật vì môi trường: hàng ngàn chiếc ô vàng và xanh nước biển được dựng khắp Nhật Bản và California. Những chiếc ô khổng lồ với chiều cao 6m, bán kính 8,7m và nặng chừng 150 kg đã trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch thập phương.
Hai tháng sau ngày mở cửa triển lãm, một phụ nữ 33 tuổi tên là Lori Rae Keevil-Mathews lái xe tới California chiêm ngưỡng tác phẩm. Đột nhiên trời nổi cơn gió to, hất phăng một chiếc ô bay thẳng về phía người phụ nữ xấu số. Lori đập đầu vào đá, chết ngay tức thì.
26. Chết vì phân bòNăm 1991, bà Yooket Paen 57 tuổi người Thái Lan đang dạo bước trong sân thì trượt chân vào bãi phân bò. Theo quán tính, bà cụ túm tay vào đám dây nhợ trước mặt để khỏi ngã, dè đâu là dây điện hở.
Chuyện vẫn chưa hết. Đám tang bà Paen diễn ra chưa lâu thì bà Yooket Pan 52 tuổi - em gái nạn nhân - trong lúc trình bày với hàng xóm về nguyên nhân dẫn đến sự ra đi chóng vánh của bà chị cũng trượt chân ngã vào phân bò, vội vàng nắm lấy dây điện hở và chết.
27. Chết vì cừu háu đóiMột ngày của năm 1999, bà Betty Stobbs 67 tuổi ở Durham (Anh) dùng xe máy chở 1 máng cỏ bự tới cho bầy cừu. Có vẻ như bị bỏ đói lâu, cả bầy hơn 4 chục con cừu nhảy xổ vào tranh cướp máng cỏ, vô tình xô bà lão ngã từ trên mỏm đá xuống hầm than sâu chừng 30 mét. Nhẽ ra bà Betty cũng chẳng chết sau cú ngã bổ ngửa ấy, nếu không vì chiếc xe máy cũng lao thẳng từ trên cao xuống, rơi trúng đầu bà.
28. Chết vì bom đeo cổBuổi chiều ngày 28/8/2003, nhân viên đưa pizza Brian Wells bị bắt khi đang sử dụng súng ngắn cướp nhà băng. Trước ban điều tra, anh này khai đã bị khách hàng kêu pizza ép uổng thực hiện phi vụ - bằng chứng là cả 1 dây chuyền bom đeo vẫn còn quấn chặt quanh cổ.
29. Chết vì cá đuốiNăm 2006, chuyên gia nghiên cứu đời sống hoang dã Steve Irwin người Australia - còn có biệt danh “Người săn cá sấu” - đã bỏ mạng khi bị con cá đuối gai độc cắm phập răng nhọn vào giữa tim, giữa lúc quay bộ phim tài liệu “Những sinh vật nguy hiểm nhất đại dương”.
30. Chết kẹt trong giá sáchHai tuần sau khi nháo nhác báo tin Mariesa Weber mất tích, gia đình mới phát hiện ra cô con gái rượu nằm chết cứng dưới giá sách trong phòng ngủ.
Cũng lạ là một cô gái đang tuổi dậy thì như Mariesa, cao 1mét60 và nặng 45 kg, nằm trong đống sách suốt chừng ấy ngày, trong cùng 1 ngôi nhà mà không ai phát hiện được.
Ai dễ bị lây nhiễm cúm heo nhất? | for everyone |
Tranh cãi về tên gọi: Con heo vô tội. Thanh niên khỏe mạnh dễ bị nhiễm. Vắc- xin: Không thể có trước tháng 9. Nguy cơ đại dịch: Khó tránh.
. Gọi cúm heo có đúng không?
- Bà Androulla Vassiliou, cao ủy Y tế Liên minh châu Âu (EU), cho rằng không nên gọi là bệnh cúm heo mà phải gọi là “bệnh cúm mới” để tránh gây thiệt hại không cần thiết cho ngành chăn nuôi heo.
Nhiều chuyên gia khác cũng không đồng tình với từ “cúm heo” vì biến thể virus cúm lần này đến từ ba tác nhân: heo, người và chim Đến nay vẫn chưa phát hiện bệnh cúm mới lây lan giữa các đàn heo.
Israel không gọi là cúm heo mà gọi là “cúm Mexico” để tránh dùng từ “heo”. Bộ Y tế Thái Lan cũng gọi là “cúm từ Mexico” để không ảnh hưởng đến việc mua bán, tiêu thụ thịt heo. Có chuyên gia đề nghị gọi là cúm Bắc Mỹ.
Khẩu trang “khủng” ở Mexico
. Con người có thể nhiễm bệnh cúm mới do ăn thịt heo?
- Không. Virus bệnh cúm mới không lây qua đường máu. Nấu thịt heo ở nhiệt độ 70oC trở lên sẽ bảo đảm diệt virus.
. Cơ chế lây bệnh cúm mới thế nào?
- Theo trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Keiji Fukuda, không có bằng chứng cho thấy tiếp xúc với heo hay ăn thịt heo dẫn đến lây bệnh cúm mới nơi người. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về cơ chế lây từ người sang người của bệnh cúm mới. Bệnh cúm nói chung thường lây qua đường hô hấp.
. Triệu chứng bệnh cúm mới là gì?
- Từ một đến bốn ngày sau khi nhiễm, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện gồm đau nhức, sốt cao, ớn lạnh, thỉnh thoảng ói mửa và tiêu chảy. Khoảng từ bảy ngày trở lên, người nhiễm sẽ phát bệnh.
Trong trường hợp nặng, trẻ em và người già thường chết do hệ thống miễn dịch quá yếu. Người trưởng thành nếu bị nhiễm nặng thường cảm thấy khó thở, chóng mặt, ói và tiêu chảy.
. Cúm heo từng lây nhiễm ở người chưa?
- Tại Mỹ, theo thống kê từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2009, có 12 trường hợp người nhiễm cúm heo. Tuy nhiên, dòng virus cúm heo lần này ở Mỹ và ở Mexico hoàn toàn mới lạ so với các dòng virus cúm heo trước đây.
. Có vắc-xin ngăn ngừa loại virus cúm mới ở Mexico không?
- Theo quyền giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ Richard Besser, vắc-xin phòng bệnh cúm theo mùa hiện nay dường như không hiệu quả.
Một vắc-xin chỉ có hiệu quả khi dạng virus trong vắc-xin đó phải tương đối giống với loại virus cúm đang lây nhiễm. Đến nay hoàn toàn không có vắc-xin nào có dạng virus giống virus cúm mới đang lây nhiễm ở Mexico và một số nước.
Tại Mỹ, hàng triệu người đã tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm heo vào năm 1976. Dòng virus cúm heo năm đó hoàn toàn khác với dòng virus cúm mới hiện nay ở Mexico.
Tuy nhiên, theo giám đốc nghiên cứu lâm sàng Robert Booy (Trung tâm quốc gia về giám sát và nghiên cứu miễn dịch ở Sydney, Úc), người đã tiêm vắc-xin cúm heo năm 1976 có thể không bị nhiễm cúm heo mới nếu tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc chỉ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ.
. Cần bao lâu để sản xuất vắc-xin phòng bệnh cúm mới?
- Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, phải mất 3-6 tháng. Hiện nay, các công ty sản xuất vắc-xin ở các nước đã liên hệ với WHO để xin mẫu virus cần thiết để điều chế vắc-xin.
. Phòng bệnh cúm mới như thế nào?
- Có thể phòng chống bằng các phương pháp đơn giản như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho, ở nhà nếu bị sốt.
. Ai dễ bị lây nhiễm nhất?
- Người già và trẻ em rất nhạy cảm với loại cúm này nhưng thực tế vừa qua ở Bắc Mỹ cho thấy thanh niên khỏe mạnh bị nhiễm nhiều nhất.
. Tại sao bệnh cúm mới có thể gây chết người?
- Theo tiến sĩ Maureen Baker - Giám đốc khoa Kế hoạch phòng chống đại dịch (Đại học Bác sĩ đa khoa hoàng gia Anh), nguy hiểm của bệnh cúm nói chung chủ yếu do các biến chứng, đặc biệt là viêm phổi. Người mắc bệnh cúm cảm thấy khó thở có thể đã bị viêm phổi. Viêm phổi nặng có thể nhanh chóng suy yếu và chết.
- Bà Androulla Vassiliou, cao ủy Y tế Liên minh châu Âu (EU), cho rằng không nên gọi là bệnh cúm heo mà phải gọi là “bệnh cúm mới” để tránh gây thiệt hại không cần thiết cho ngành chăn nuôi heo.
Nhiều chuyên gia khác cũng không đồng tình với từ “cúm heo” vì biến thể virus cúm lần này đến từ ba tác nhân: heo, người và chim Đến nay vẫn chưa phát hiện bệnh cúm mới lây lan giữa các đàn heo.
Israel không gọi là cúm heo mà gọi là “cúm Mexico” để tránh dùng từ “heo”. Bộ Y tế Thái Lan cũng gọi là “cúm từ Mexico” để không ảnh hưởng đến việc mua bán, tiêu thụ thịt heo. Có chuyên gia đề nghị gọi là cúm Bắc Mỹ.
Khẩu trang “khủng” ở Mexico
- Không. Virus bệnh cúm mới không lây qua đường máu. Nấu thịt heo ở nhiệt độ 70oC trở lên sẽ bảo đảm diệt virus.
. Cơ chế lây bệnh cúm mới thế nào?
- Theo trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Keiji Fukuda, không có bằng chứng cho thấy tiếp xúc với heo hay ăn thịt heo dẫn đến lây bệnh cúm mới nơi người. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về cơ chế lây từ người sang người của bệnh cúm mới. Bệnh cúm nói chung thường lây qua đường hô hấp.
. Triệu chứng bệnh cúm mới là gì?
- Từ một đến bốn ngày sau khi nhiễm, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện gồm đau nhức, sốt cao, ớn lạnh, thỉnh thoảng ói mửa và tiêu chảy. Khoảng từ bảy ngày trở lên, người nhiễm sẽ phát bệnh.
Trong trường hợp nặng, trẻ em và người già thường chết do hệ thống miễn dịch quá yếu. Người trưởng thành nếu bị nhiễm nặng thường cảm thấy khó thở, chóng mặt, ói và tiêu chảy.
. Cúm heo từng lây nhiễm ở người chưa?
- Tại Mỹ, theo thống kê từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2009, có 12 trường hợp người nhiễm cúm heo. Tuy nhiên, dòng virus cúm heo lần này ở Mỹ và ở Mexico hoàn toàn mới lạ so với các dòng virus cúm heo trước đây.
. Có vắc-xin ngăn ngừa loại virus cúm mới ở Mexico không?
- Theo quyền giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ Richard Besser, vắc-xin phòng bệnh cúm theo mùa hiện nay dường như không hiệu quả.
Một vắc-xin chỉ có hiệu quả khi dạng virus trong vắc-xin đó phải tương đối giống với loại virus cúm đang lây nhiễm. Đến nay hoàn toàn không có vắc-xin nào có dạng virus giống virus cúm mới đang lây nhiễm ở Mexico và một số nước.
Tại Mỹ, hàng triệu người đã tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm heo vào năm 1976. Dòng virus cúm heo năm đó hoàn toàn khác với dòng virus cúm mới hiện nay ở Mexico.
Tuy nhiên, theo giám đốc nghiên cứu lâm sàng Robert Booy (Trung tâm quốc gia về giám sát và nghiên cứu miễn dịch ở Sydney, Úc), người đã tiêm vắc-xin cúm heo năm 1976 có thể không bị nhiễm cúm heo mới nếu tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc chỉ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ.
. Cần bao lâu để sản xuất vắc-xin phòng bệnh cúm mới?
- Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, phải mất 3-6 tháng. Hiện nay, các công ty sản xuất vắc-xin ở các nước đã liên hệ với WHO để xin mẫu virus cần thiết để điều chế vắc-xin.
. Phòng bệnh cúm mới như thế nào?
- Có thể phòng chống bằng các phương pháp đơn giản như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho, ở nhà nếu bị sốt.
. Ai dễ bị lây nhiễm nhất?
- Người già và trẻ em rất nhạy cảm với loại cúm này nhưng thực tế vừa qua ở Bắc Mỹ cho thấy thanh niên khỏe mạnh bị nhiễm nhiều nhất.
. Tại sao bệnh cúm mới có thể gây chết người?
- Theo tiến sĩ Maureen Baker - Giám đốc khoa Kế hoạch phòng chống đại dịch (Đại học Bác sĩ đa khoa hoàng gia Anh), nguy hiểm của bệnh cúm nói chung chủ yếu do các biến chứng, đặc biệt là viêm phổi. Người mắc bệnh cúm cảm thấy khó thở có thể đã bị viêm phổi. Viêm phổi nặng có thể nhanh chóng suy yếu và chết.
Cảnh báo cấp 5: Đại dịch đã cận kề
Ngày 29-4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo dịch cúm heo từ cấp 4 lên cấp 5 (tổng cộng có sáu cấp). Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan cho biết mức cảnh báo dịch bệnh lên cấp 5 có nghĩa là mối đe dọa đại dịch toàn cầu đang gần kề. Bà Margaret Chan nói: “Tất cả các nước phải ngay lập tức khởi động các kế hoạch sẵn sàng ứng phó đại dịch. Vấn đề bây giờ là mức độ nghiêm trọng của đại dịch”. Công nhân nhà máy may mặc ở tỉnh Bataan (Philippines) gấp rút may quần áo bảo hộ cho nhân viên cách ly ngày 30-4
Mức
cảnh báo dịch cấp 5 có nghĩa là WHO đã xác nhận lây truyền dịch bệnh từ
người qua người ở ít nhất hai quốc gia (Mexico và Mỹ). Cấp 6 (cấp cuối
cùng) sẽ báo động đại dịch đã lan toàn cầu.
Khi nâng cấp cảnh báo lên cấp 5, WHO có thể sẽ đề nghị thêm một số biện pháp phòng chống bùng phát dịch như có thể đề nghị các công ty sản xuất vắc-xin tập trung sản xuất vắc-xin phòng dịch. Đến nay, WHO xác nhận số ca nhiễm chính thức ở Mỹ đã lên đến 91 người. Tuy nhiên, theo báo cáo bổ sung của các phòng thí nghiệm ở Mỹ, đã có 94 ca nhiễm bệnh cúm ở 11 bang, trong đó New York là bang có số ca nhiễm nhiều nhất (51 ca). Mexico báo cáo với WHO đến nay có tám ca chết do nhiễm virus cúm (tăng một người so với ngày trước đó) và 99 ca nhiễm. Số ca nghi nhiễm ở Mexico đã lên đến 2.955 người. Tại Tây Ban Nha, số ca nhiễm tăng lên 10 người. LÊ LINH (Theo AP, AFP, Xinhua) |
Biểu tượng trái tim bắt nguồn từ đâu? | for everyone |
|
Bào ngư sản phẩm quý từ biển xanh | for everyone |
Bào
ngư là một loại hải sản quý. Cùng với yến sào, hải sâm, vi cá mập, óc
khỉ, gân nai, tay gấu..., nó là một trong "bát trân" - 8 món ăn quý
trong các buổi tiệc cung đình của vua chúa thời xưa, và ngày nay, Bào
ngư hiện diện trong hầu hết thực đơn của các nhà hàng sang trọng cao
cấp.
Bào ngư có tên khoa
học là Haliotis sp, thuộc họ Haliotidae, còn gọi là Ốc khổng, Cửu khổng,
Hải nhĩ... là một loại ốc có một vỏ cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám màu
nâu sẫm, mặt trong có lớp xà cừ lóng lánh, quanh mép có từ 7 -13 lỗ nhỏ
để thở.
Bào ngư thường sống ven biển
hay các vùng hải đảo, khi còn nhỏ sống gần bờ, càng lớn càng di chuyển
ra xa và sâu hơn có thể sâu đến 12m, sinh sống thuận lợi ở những nơi
sóng gió lớn nhờ chân luôn bám chắc vào đá ngầm. Thức ăn chính của chúng
là các rong rêu bám trên đá.
Thịt
Bào ngư là thực phẩm quý, mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng, có giá trị kinh tế
cao vì là món ăn được ưa chuộng từ bao đời nay ở nhiều nước trên thế
giới. Giá trị thịt Bào ngư phụ thuộc vào môi trường biển mà nó sinh
sống. Hiện nay, nổi tiếng trên thế giới là Bào ngư của vùng biển New
Zealand, Australia và Mexico. Thịt Bào ngư chứa nhiều chất đạm, carbon
hydrat, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nhiều acid amin cần thiết
cho cơ thể.
Bào ngư tròn Australia
Công dụng
Từ xa xưa, cha ông ta đã biết đánh bắt Bào ngư để lấy thịt làm thức ăn cao cấp, còn vỏ được chế biến dùng làm thuốc.
Theo
Y lý cổ truyền Trung Hoa, Bào ngư có tính bổ âm tăng khí, ích tinh minh
mục, giúp làm sáng mắt, ổn định đường huyết và tăng cường sinh lực cho
nam giới.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu
đã chứng minh thịt Bào ngư có tính trị liệu tốt, giúp bồi bổ khí huyết,
bổ thận, tăng thị lực, chống suy nhược cơ thể và điều hoà huyết dịch,
dùng rất tốt cho người cơ thể suy nhược, mắt kém, suy thận, hay đi tiểu
đêm và đặc biệt dùng cho người mắc bệnh tiểu đường giúp ổn định hàm
lượng đường trong máu.
Bs. Hồ Diễm Châu
Cánh buồm xưa | for everyone |
“La
Paloma” thuộc loại bài hát phổ biến rộng rãi nhất thế giới. Tác giả là
Sebastián Iradier, sau này quen gọi theo bút danh là Yradier, sinh ngày
20/1/1809 và mất ngày 6/12/1865. Ông là người Tây Ban Nha thuộc sắc tộc
thiểu số Basque. Năm 1861, ông sang thăm Cuba và trước lúc trở về quê
hương, năm 1863, ông sáng tác “La Paloma” với cảm hứng từ bãi biển
Carribe thơ mộng xen nỗi nhớ quê hương và những người thân yêu của mình.
Hai năm sau ông mất. Lúc đó còn rất ít người biết đến ông và ông đã
không thể hình dung được tác phẩm của mình được hát nhiều đến thế nào
trên khắp thế giới. Trong tiếng Tây Ban Nha, “La Paloma” là chim bồ câu.
Giai điệu đằm thắm mang phong vị “habanera" từ điệu nhảy dân gian của
những người dân vùng Habana trên hòn đảo Cuba thời đó nên có nơi đã lầm
tưởng “La Paloma” là một bài dân ca. Lời ca thể hiện xúc cảm trước biển
rộng bao la, sóng xô lớp lớp, những con tàu ra khơi với các chàng thủy
thủ mang theo hình ảnh những người thân yêu mắt ngấn lệ trên bờ dõi theo
và những chú chim câu để chuyển những bức thư tâm tình về quê nhà.
Những lời ca của bài hát được diễn tả bằng đủ loại ngôn ngữ trên thế
giới nhiều đến mức không thể kể xiết. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, mỗi ca
sĩ hát lời theo ý thích khác nhau, song nói chung họ vẫn lưu giữ “hồn”
nguyên tác của Yradier.
Một trong những lời ca đã được đặt từ hơn 50 năm trước như sau:
"Khi tôi rời quê hương Habana làng quê mong chờ
Trên cao cánh bồ câu đang lướt nơi chân mây xa mờ
Thuyền ai đang lênh đênh, làn khói biếc sương bay ngang lưng trời
Lớp lớp sóng vỗ mênh mông đua theo cánh chim tuyệt vời
Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh
Qua quê ta chim dừng đôi cánh
Hãy giùm ta đưa tấm lòng thương nhớ thiết tha
Về tận nơi mái nhà xa…"
Huyền thoại về các chàng thủy thủ thời xưa mang theo chim câu để đưa tin về nhà đã lưu truyền từ xa xưa. Khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên, những trận chiến ác liệt đã diễn ra giữa Hy Lạp và Ba Tư (nay gọi là Iran), mỗi bên đều có lúc thắng, lúc thua. Một trong những trận ác liệt có tiếng nhất là trận Marathon. Khi thắng trận, một người lính Hy Lạp đã chạy một mạch vượt qua quãng đường 42,195 km về đến đại bản doanh báo tin và chỉ kịp thốt lên: "Quân ta đã thắng!" thì gục ngã và chết vì kiệt sức. Để kỷ niệm sự kiện này, các cuộc đua thể thao Olympics sau đó và cho đến ngày nay đều có thi chạy đường dài marathon với cự ly 42,195 km.
Còn một lần khác, hải thuyền của quân Ba Tư đang chuẩn bị đổ bộ lên chỗ dãy núi nhô ra biển của bán đảo Athos, phía tây bắc Hy Lạp, thì gặp bão. Toàn bộ 300 chiến thuyền và hàng vạn chiến binh Ba Tư bị chìm.
Đứng trên núi nhìn xuống, người Hy Lạp thấy những đàn chim câu trắng bay ra từ những chiến thuyền đang chìm và người ta cho rằng các thủy thủ Ba Tư đã mang theo chúng để nhắn tin về nhà. Trong giờ phút lâm chung, các chú chim câu ấy đã được thả ra để đưa về quê nhà tin nhắn cuối cùng của họ.
Một trong những lời ca đã được đặt từ hơn 50 năm trước như sau:
"Khi tôi rời quê hương Habana làng quê mong chờ
Trên cao cánh bồ câu đang lướt nơi chân mây xa mờ
Thuyền ai đang lênh đênh, làn khói biếc sương bay ngang lưng trời
Lớp lớp sóng vỗ mênh mông đua theo cánh chim tuyệt vời
Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh
Qua quê ta chim dừng đôi cánh
Hãy giùm ta đưa tấm lòng thương nhớ thiết tha
Về tận nơi mái nhà xa…"
Huyền thoại về các chàng thủy thủ thời xưa mang theo chim câu để đưa tin về nhà đã lưu truyền từ xa xưa. Khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên, những trận chiến ác liệt đã diễn ra giữa Hy Lạp và Ba Tư (nay gọi là Iran), mỗi bên đều có lúc thắng, lúc thua. Một trong những trận ác liệt có tiếng nhất là trận Marathon. Khi thắng trận, một người lính Hy Lạp đã chạy một mạch vượt qua quãng đường 42,195 km về đến đại bản doanh báo tin và chỉ kịp thốt lên: "Quân ta đã thắng!" thì gục ngã và chết vì kiệt sức. Để kỷ niệm sự kiện này, các cuộc đua thể thao Olympics sau đó và cho đến ngày nay đều có thi chạy đường dài marathon với cự ly 42,195 km.
Còn một lần khác, hải thuyền của quân Ba Tư đang chuẩn bị đổ bộ lên chỗ dãy núi nhô ra biển của bán đảo Athos, phía tây bắc Hy Lạp, thì gặp bão. Toàn bộ 300 chiến thuyền và hàng vạn chiến binh Ba Tư bị chìm.
Đứng trên núi nhìn xuống, người Hy Lạp thấy những đàn chim câu trắng bay ra từ những chiến thuyền đang chìm và người ta cho rằng các thủy thủ Ba Tư đã mang theo chúng để nhắn tin về nhà. Trong giờ phút lâm chung, các chú chim câu ấy đã được thả ra để đưa về quê nhà tin nhắn cuối cùng của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)