Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Tình yêu (2)


Trong tình yêu, mọi điều đều có thể xảy ra...

1. Đám cưới của Magali Jaskiewicz và Jonathan George


Vào tháng 11 năm 2008, cô Magali Jaskiewicz và anh Jonathan George dự định kết hôn với nhau. Ngày 25/11/2008, cả 2 đã đến tòa thị chính để đề nghị kết hôn vào tháng 1 năm 2009. Nhưng không may là 2 ngày sau đó, chú rể thiệt mạng vì 1 tai nạn ô tô.



Cô Magali làm đám cưới với người yêu đã mất.


Tuy nhiên sau đó, cô Magali vẫn quyết định tổ chức lễ cưới với anh Jonathan. Chiều ngày 14/11/2009, tại tòa thị chính của 1 ngôi làng ở Dommary-Baroncourt, miền Đông nước Pháp, đám cưới của cặp đôi này đã được tổ chức với sự góp mặt của 30 người thân và bạn bè.



Bên cạnh bức ảnh của người yêu...


Trong đám cưới, cô Magali đứng cạnh bức chân dung của người chồng đã mất, cô đeo nhẫn cưới vào tay mình, còn chiếc nhẫn của chồng cô đeo vào sợi dây ở cổ chồng. Trong ngày đặc biệt này, cô Magali cũng mặc váy cưới trắng, đây chính là chiếc váy cô đã mua từ trước đó 1 năm để chuẩn bị cho lễ cưới của mình.




Cô Magali Jaskiewicz đã sống với anh Jonathan George từ năm 2004 và cả hai đã có 2 con là bé Doriane và Kassandra.





2 bé gái này chính là con của cặp đôi này.


2. Đám cưới của Trang Hoa Quý và Lư Yến Nga


Đám cưới chỉ có nước mắt này được tổ chức tại nhà tang lễ ở thành phố Phương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Cặp đôi Hoa Quý và Yến Nga đã quyết định đi đến hôn nhân sau một thời gian yêu nhau. Nhưng họ đã không có được 1 đám cưới như ý khi mà cô dâu ra đi vĩnh viễn ở tuổi 22 bởi nhát dao của kẻ ác. Kẻ gây án đã bị bắt giam ngay sau khi thực hiện hành vi giết người.



Hoa Quý bên cạnh ảnh của Yến Nga.


Mặc dù vậy, Hoa Quý vẫn quyết định tổ chức đám cưới, đám cưới diễn ra mà chỉ có di ảnh của cô dâu Yến Nga. Cặp đôi này đã làm thủ tục đăng ký kết hôn vào tháng 12/2009 và dự định tổ chức đám cưới vào dịp Tết Nguyên Đán năm Canh Dần.



Nắm tay người vợ thân yêu...


Mẹ cô dâu ngất lên ngất xuống...


Ai cũng đều khóc thương cho Yến Nga.


Đám cưới rớt nước mắt.


3. Đám cưới của Karen Jumeaux và Anthony Maillot


Cô Karen Jumeaux, 22 tuổi, đã quyết định cưới bạn trai đã qua đời của mình, bạn trai cô là anh Anthony Maillot, anh mất vì 1 vụ tai nạn ô tô. Cô Karen được cấp 1 giấy phép đặc biệt để kết hôn với anh Anthony sau khi cô chứng minh được 2 người đã lên kế hoạch đầy đủ cho lễ cưới của mình.



Cặp đôi Karen Jumeaux và Anthony Maillot.


Năm 2009, cặp đôi Karen Jumeaux và Anthony Maillot đã đính hôn với nhau và cả 2 đã có 1 cậu con trai. Trong đám cưới, cô Karen mặc 1 chiếc váy trắng như bao cô dâu khác, rất nhiều người thân trong gia đình và bạn bè đã đến dự dám cưới của cô. Cô Karen chia sẻ: “Anthony là mối tình đầu và cũng chính là mối tình cuối cùng của tôi. Giờ tôi là vợ của Anthony và tôi sẽ luôn yêu anh ấy.”


4. Đám cưới của Vũ Lượng và Cẩm Doanh


Chú rể Vũ Lượng là người quê ở Thành Đô, Trung Quốc, còn cô dâu Trương Cẩm Doanh sống ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc. Cuối năm 2003, Vũ Lượng gia nhập quân đội ở thành phố Trịnh Châu và 3 năm sau đó anh yêu Cẩm Doanh.



Vũ Lương bên cạnh quan tài của Cẩm Doanh.


Vũ Lượng trẻ hơn Cẩm Doanh 2 tuổi, bản thân Cẩm Doanh lại bị mắc chứng động kinh vì thế ban đầu gia đình không muốn cô và Vũ Lượng yêu nhau. Nhưng dù bị ngăn cản nhưng cả 2 vẫn đến với nhau và cuối cùng gia đình cũng chấp nhận. Cặp đôi này đính hôn với nhau vào tháng 4/2009 và nhận giấy đăng ký kết hôn vào tháng 8/2009.




Tai họa xảy ra vào ngày 8/11/2009 khi Cẩm Doanh qua đời sau 1 cơn động kinh đột ngột. Dù người yêu ra đi nhưng Vũ Lượng vẫn muốn tổ chức lễ cưới và anh thậm chí còn tự tay chọn váy cưới cho cô. Đám cưới đặc biệt này được tổ chức tại nhà tang lễ Trịnh Châu, Trung Quốc vào ngày 10/11/2009. Anh còn chia sẻ là sẽ đi tuần trăng mật ở Hàn Quốc và mang theo hình ảnh của người vợ tội nghiệp ở bên.




5. Đám cưới của Chiêu Quốc Hoa và Anna


Chiều ngày 1/9/2007, 1 cô gái tên là Anna đã làm lễ kết hôn với người bạn trai đã chết 8 tháng tại nhà tang lễ bệnh viện Sa Loan ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Sau lễ cưới, cô dâu đã làm tang lễ cho chú rể. Chú rể Chiêu Quốc Hoa vốn là 1 kỹ sư, năm 2003, anh đi khám bệnh và phát hiện bị ung thư, anh qua đời vào ngày 16/1/2007.




Khách tham dự lễ cưới và lễ tang chỉ có 7 người gồm 1 người bạn thân của Chiêu Quốc Hoa và 6 người bạn của Anna.
(Tamnhin.net) - Một tờ báo tại Pháp sau khi mua lại và đăng tải những bức ảnh cảm động về tình yêu sinh tử của một đôi chim tiểu yến tử, đã tiêu thụ hết sạch lượng báo xuất bản trong thời gian ngắn nhất.


Những bức ảnh được một nhiếp ảnh gia vô tình chộp lại trên đường, đã tường thuật lại câu chuyện tình li biệt cảm động của đôi chim yến: “cô gái” lúc đó ven theo đường cái, lượn vòng sát mặt đường thì đâm phải một chiếc ô tô đang lao tới. “Cô gái” bị thương, tình hình vô cùng nguy cấp… “Chàng trai” từ đâu bay đến mang thức ăn kiếm được cho “người yêu” như để an ủi “cô ấy”.


Lúc “chàng trai” bay đi kiếm mồi lần nữa trở về thì phát hiện “cô gái” đã chết. “Chàng trai” dường như muốn gọi “cô gái” thức dậy, cố gắng hết sức để gọi “cô gái” dậy. Khi “chàng trai” phát hiện cô gái thật sự đã chết và không thể trở về bên mình, nó đã ngửa mặt lên trời kêu khóc. “Chàng trai” cứ đứng mãi đó bên cạnh “cô gái”, cả thế giới như lắng đọng. “Chàng trai” đau khổ, tuyệt vọng đứng mãi bên xác “người yêu”…




Một câu chuyện tình giản đơn nhường vậy nhưng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người khi chứng kiến nó qua những bức ảnh. Không biết nhiều người có còn cho rằng “động vật không có trí não và tình cảm” hay không?


Ba Tỉnh (theo vuonraulochung)
 Trái tim bằng đất, có 'nguồn gốc xuất xứ' hẳn hoi. Đã đi miền núi khá nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được tận mắt trông thấy một 'kỳ quan' đẹp và đáng yêu đến thế...
Thửa ruộng bậc thang hình trái tim có một không hai...
Thửa ruộng bậc thang hình trái tim ở bản Díu, xã Thèn Phàng cách trung tâm huyện lỵ Xín Mần 40 cây số, trên đường lên cửa khẩu Cốc Pài và thẳng hướng lên đồn biên phòng Xín Mần chốt nơi độ cao gần 2.000 mét. Nhìn lên phía trên là đỉnh núi Gia Long sừng sững ủ ấp biết bao huyền thoại, với những nghĩa địa đầu trâu của người La Chí, mộ vua Gia Long của người La Chí hay chợ phiên Lũng Phình giáp ranh giữa Xín Mần và Bắc Hà của tỉnh  Lào Cai…   
Chủ nhân của thửa ruộng hình trái tim là anh Sín Văn Tinh, người bản Díu...

Tác giả của thửa ruộng ruộng hình trái tim trên dãy Tây Côn Lĩnh là anh Sín Văn Tinh, sống ở bản Thèn Phàng (Xã Thèn Phàng, Xín Mần, Hà Giang). Một trái tim khổng lồ bằng đất, đẹp đẽ đến độ hoàn hảo, ngự trên đỉnh núi, xung quanh là những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, ở độ cao gần 2.000 m, chúng cứ nối đuôi nhau “chạy” như lên tận trời.
Các con đường men theo những sườn núi thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, đều rất ngoằn nghoèo với độ cua  gấp khúc đến nỗi, người nào yếu ớt thì đi xe máy cũng cảm  thấy nôn nao.
Xe chúng tôi  từ từ “bò” lên đỉnh núi thì cũng là lúc hai tai tôi ù đặc. Xé tan màn sương mờ, vạt núi quanh tôi ngút ngàn hoa dại màu tím nhỏ li ti, xen lẫn những đồi hoa Tam Giác Mạch màu hồng nhạt... Mùa khô, không có nước, những thửa ruộng đẹp đẽ ấy chỉ để hoang hoặc trồng rau cải. Ngay khi mặt trời ló mặt ra khỏi những đám mây trắng như bông, thì vẫn có những làn sương mỏng tang bay qua nóc nhà sàn của người La Chí... Không gian trở nên huyền hoặc và đẹp hút hồn...
Nghe đồn, đấy là quà tặng tình yêu của 'gã trai bản' nơi núi rừng này...

Trái tim bằng đất, có 'nguồn gốc xuất xứ' hẳn hoi. Đã đi miền núi khá nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được tận mắt trông thấy một kỳ quan đẹp và đáng yêu đến thế. Đặc biệt là khi được ngắm nó ở trên đỉnh núi cao. Nó là đứa con tinh thần của Tinh, anh thai nghén nó giống như một nhà văn tài ba, thai nghén, vật vã để cho ra đời cuốn tiểu thuyết ruột gan.
Anh cũng giống y như một họa sĩ, nhiều đêm nghĩ suy, bóp trán đắn đo, âu lo về tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất đời mình.
Nhà của Tinh nằm chênh vênh trên sườn núi, ven con đường dẫn lên cột mốc biên giới số 5, xã Xín Mần. Chị Sùng Thị Vẻ, dân tộc Nùng, là vợ của Tinh đang nấu rượu ngô, mùi rượu thơm lừng tỏa ra từ góc bếp. Vợ chồng Tinh hơn kém nhau một tuổi, họ có với nhau hai mặt con.
Tinh là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em. Bố mất năm anh được gần 3 tuổi, mẹ tần tảo nuôi đàn con khôn lớn. Hồi Tinh còn nhỏ, chứng kiến sự vất vả của mẹ, anh phải nghỉ học để đi làm nương đỡ đần mẹ.
Ở nơi đó, cảnh đẹp như thần tiên...

Khi các chị gái đã đi lấy chồng và lập gia đình riêng, anh trai thứ 2 của Tinh tốt nghiệp trường sư phạm, về làm thầy giáo của bản, anh trai thứ nhất là thành viên trong Ban quản lí hợp tác xã Thèn Phàng. Năm 1993, Tinh lấy vợ là người cùng bản và cùng là người Nùng. Cuối năm đó, mẹ gọi 3 đứa con trai về họp gia đình để chia ruộng nương, mẹ bảo: “Nhà chỉ có vài sào ruộng, các con nhận lấy rồi tự quản lý, theo cách của mình...”.
Tinh được chia toàn bộ ruộng nương trên ngọn núi cao, nơi mà anh đã gửi gắm cả thời bé thơ đầy nhọc nhằn. Chia ruộng xong, chẳng bao lâu mẹ Tinh qua đời.
Tinh bảo, trước khi nhắm mắt xuôi tay, mẹ gọi các con lại dặn rằng: Ruộng nương nhà mình là do mẹ con ta nhọc nhằn lắm mới khai khẩn được, các con đừng bán đi cho dù đã giàu có... Tinh cải tạo thửa ruộng trên núi thành hình trái tim để luôn tưởng nhớ đến mẹ. Mỗi năm vợ chồng anh sửa sang một tí, cắt gọt một chút, mùa màng đến, vợ anh lại cấy lúa nương lên đó, thu hoạch xong, đến mùa khô Tinh lại mang xẻng ra đào, đắp cho trái tim thành hình hoàn hảo...
Xung quanh mảnh ruộng hình trái tim đẹp đẽ bốn mùa mây phủ, còn có một huyền thoại khác mà trai gái bản Díu vẫn kể cho nhau. Chuyện rằng, đấy là tác phẩm tình yêu mà Sín Văn Tinh thao thức bao đêm để dành tặng người yêu – thiếu nữ Nùng có tên Sùng Thị Vẻ ở bản Pồ Cố.
Thuở ấy, gã trai bản vừa như con gà trống choai mới lớn, đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô thiếu nữ xinh đẹp như đóa hoa rừng. Mối tình đơn phương ấy cứ ngấm ngầm lớn mãi. Tinh biết, Vẻ cũng đã hiểu lòng Tinh, chỉ đợi một đêm trăng sáng, nơi bờ suối đầu bản, Tinh cầm tay Vẻ, rồi thì thầm một điều…, nhưng mà Tinh chưa làm được… 
Tình yêu bắt ruộng nở hoa...

Ở Thèn Phàng, cái khoảnh ruộng quý như bát nước giữa cơn nóng nực. Bởi, một mùa phát cây, dẫy đất, nửa con trăng bắc ống bương, ống vầu dắt con nước từ mãi khe núi trên cao tít về… Mùa thứ hai, đất mới mắt nước, đưa cái cuốc xuống, đất mới lật thân để cây lúa bén rễ, rồi mới ăn đời ở kiếp, mới thành khoảnh ruộng. Tinh nghĩ mãi, thao thức mấy đêm trăng. Mẹ hiểu lòng con trai, chỉ biết thở dài… 
Rồi, đến một ngày, Bản Díu ngỡ ngàng, nơi khoảnh đồi của Tinh, trên chót cùng, một ô ruộng hình trái tim bỗng nở hoa cây lúa. Không quản bao công sức của người trai bản, đất cũng mở lòng… Nơi khoảnh ruộng ấy, người đầu tiên gã trai hiền lành và nhút nhát ấy dẫn ra, là Sùng Thị Vẻ. 
Câu chuyện ấy đã xảy ra cách đây cả chục năm có lẻ. Thế mà, nó vẫn truyền mãi, cho những đứa trẻ bản Díu bây giờ. Chúng bảo, đấy là ruộng tình yêu của chú Tinh, cô Vẻ! Bây giờ, Tinh và Vẻ đã có con lớn, đã về ở một nhà, ăn đời sống kiếp cùng nhau. Những vất vả cuộc sống, vẫn không làm tình yêu nơi họ già đi, mà dường như, nó vẫn nồng nàn như cái nhìn đầu tiên bên suối. 
Mảnh đất hùng vĩ, hoang sơ mê hoặc du khách có máu hải hồ bởi chính những nhọc nhằn của nó. Trong muôn ngàn những cơn cớ, có thể có cả hình ảnh lãng mạn được bao bọc bởi huyền thoại có tên… trái tim của đất…
Di Linh
(Nguoiduatin.vn) - Không có gì khó khăn để lý giải vì sao hình ảnh người phụ nữ lại hiện hữu trong vô số những bức họa nổi tiếng. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau những vẻ đẹp mong manh dễ vỡ đó lại là một chuỗi uẩn khúc về tình yêu, sự khao khát và dâng hiến giữa họa sỹ và những cô người mẫu gợi tình.
Từ người mẫu khỏa thân trở thành vợ danh họa

Éduard Manet là một danh họa của nước Pháp và thế giới thế kỷ XIX. Một trong những bức tranh đã ghi dấu cuộc đời của danh họa tài năng này có tên “Sự kinh ngạc của nữ thần” được Éduard Manet hoàn thành vào năm 1861. Với mong muốn vẽ được những bức tranh chân thực hơn đối với đời sống con người, họa sỹ này đã vẽ chân dung của một thiếu nữ có tên Suzanne hoàn toàn...  khỏa thân. Đây được coi là sự liều lĩnh của Éduard Manet vì tại thời điểm đó những bức tranh dạng không mảnh vải che thân kiểu này sẽ bị người đời thóa mạ là “đê tiện và  tục tĩu”.
Bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” của Éduard Manet
Bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” thể hiện được vẻ đẹp quyến rũ và đầy nhục cảm của thân thể người phụ nữ. Người mẫu Suzanne năm đó mới 20 tuổi cầm trên tay một chiếc khăn voan mỏng nhằm che đi một phần cơ thể nhưng cũng đủ làm người cầm cọ khi đó là Éduard Manet phải ngây ngất và choáng váng vì vẻ đẹp quá gợi tình của cô . 

Trong cuộc đời họa sĩ  của mình, đã bao lần É. Manet nhìn người mẫu khỏa thân, nhưng lần này, thân thể của Suzanne làm cuộn lên trong lòng Manet nỗi khát khao trình bày được hết những vẻ đẹp sinh vật trên một cơ thể huy hoàng. Vì không cưỡng nổi sự trẻ trung và quyễn rũ của cô người mẫu Suzanne, nên sau khi bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” hoàn thành, hai con người này cũng đã nhanh chóng “cuốn” vào nhau như hai thỏi nam châm trái cực.

Mối tình của Eduard Manet và Suzanne kéo dài được 10 năm và người phụ nữ gợi tình này cũng sinh hạ được cho danh họa một cậu con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, trong các tác phẩm sau này của mình, Suzanne không còn một lần nào làm người mẫu cho chồng vẽ. Lý do mà bà đưa ra là bởi sức nặng của tuổi tác và thân hình ngày càng béo phì nên không tự tin để khỏa thân làm mẫu trước mặt chồng. 

Những người tình của Picasso

“Phụ nữ là những cỗ máy gây đau khổ. Đối với tôi chỉ có hai loại phụ nữ: hoặc là nữ thần, hoặc là thảm chùi chân”, danh họa bậc thầy của thế giới Picasso từng nói như vậy với người tình Francoise Gilot- một người mẫu trong các tác phẩm của ông vào năm 1943.
Bức họa “Người đàn bà khoả thân trên ghế bành đỏ" của Picasso
Picasso cũng được coi là danh họa khá đào hoa với các người đẹp trong nguyên mẫu của mình. Có thể kể, Fernande Olivier là mối tình lớn đầu tiên của Picasso, người mà ông gặp hồi năm 1904. Tuy vừa lười vừa cẩu thả, nhưng lại năng nổ và độc lập nên người đàn bà đẹp như tượng này đã trở thành người mẫu trong nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của danh họa. Đối với chàng trai trẻ Picasso mới tới Paris 2 năm và chỉ có trải nghiệm cùng những phụ nữ ngoan đạo hoặc gái làm tiền khi ấy thì người đẹp cấp tiến này là một thách thức. Năm 1906, Olivier cùng ông tới ngôi làng Gosol. Ấn tượng về kiến trúc lập thể truyền thống ở nơi đây và ngoại hình đầy nhục cảm của người tình đã truyền cảm hứng để Picasso cho ra đời những bức tranh có ảnh hưởng vào loại lớn nhất thế kỷ 20.

Trong những năm tháng sau này của mình khi chia tay Fernande Olivier, người đàn bà gây cảm hứng quyến rũ nhất đối với Picasso là Marie Therese Walter, một thiếu nữ đẹp và hiền lành mà ông thích biểu dương hình thể nở nang của nàng. Marie Therese Walter có mái tóc vàng và ngoại hình khỏe khoắn, nhưng hoàn toàn không quan tâm đến nghệ thuật. Vì thế Walter đã trở nên bất tử trong những hình ảnh đầy nhục cảm của Picasso.

Những bức tranh do Marie Therese “gợi hứng” có vẻ đẹp dựa trên sự thanh thản sâu sắc. Trong bức họa “Người đàn bà khoả thân trên ghế bành đỏ" , Marie Therese Walter hiện lên với vẻ đẹp yêu kiều, ngọt ngào nhưng vô cùng gợi tình. Picasso đã phát hiện rất tài tình những đường nét tròn trĩnh, nảy nở trên thân hình của một cô thiếu nữ 17 tuổi khi họ mới gặp nhau. Nhưng cũng chỉ một năm sau ngày kết hôn, Picasso bắt đầu thay lòng đổi dạ với những bóng hổng khác. Vì thế Marie Therese Walter đã treo cổ tự vẫn năm 1977 sau khi sinh hạ cho danh họa này một cô con gái.  

Ngay cả lúc về già và được người vợ thứ hai là Dora Maar chăm sóc thương yêu,  Picasso cũng biến người phụ nữ này thành một "khí cụ" đấu tranh lại tuổi tác. Chịu đựng rất kém sự suy giảm tình dục, danh họa này đã  tìm sự bù trừ trong khả năng hoạt động nghệ thuật phi thường của mình. Một trong những bức chân dung của Dora Maar, "Người đàn bà khóc",  Picasso đã miêu tả một vẻ độc ác không khoan nhượng của người phụ nữ nhằm trả thù cho sự “bất lực” của ông. Trong những năm cuối đời khi Picasso rời bỏ mình, bà Dora Maar đã sống ẩn dật và chết trong nghèo khó, đơn độc. 

Francisco De Goya và cuộc tình trả giá bằng máu
Bức họa "Maja khỏa thân"của Francisco De Goya
"Maja khỏa thân" và "Maja mặc trang phục" là hai kiệt tác trong gia tài tranh của Francisco De Goya- danh họa Tây Ban Nha, một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XVIII. Cả hai bức tranh đều vẽ người đàn bà mà họa sĩ si mê, tôn thờ, là dấu ấn của những tháng ngày hạnh phúc ngắn ngủi với người đàn bà đẹp nhất kinh thành Madrit, nàng Maria Cayettana, còn có tên Nữ Công tước Anber thứ 13.

Với sắc đẹp “ngàn năm có một” của mình, Maria Cayettana đã từng được mệnh danh là “Người đàn bà kiều diễm nhất Tây Ban Nha”. Đàn ông Tây Ban Nha khi đó kháo nhau rằng, không ai có thể cưỡng nổi sắc đẹp của nàng, nên quanh  Maria Cayettana  luôn có đàn ông ve vãn và mơ tưởng. Còn Goya - một họa sĩ triều đình, một Viện sĩ Viện hàn lâm tên tuổi, tính tình phóng khoáng như một hiệp sĩ, người vẽ chân dung cho nhà vua và Hoàng tộc. Hai con người này yêu nhau đã khiến cả nước Tây Ban Nha khi đó phải điên đảo. 

Kể từ khi Goya gặp và yêu Maria Cayettana, cuộc đời của cả hai người gặp rất nhiều sóng gió. Tất cả là vì Maria quá đẹp, có quá nhiều người theo đuổi. Dù biết Goya đã chiếm được trái tim người đẹp, Thủ tướng của Tây Ban Nha khi đó là Đon Manuen De Godoa đã tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng.  Đầu tiên Đon Manuen De Godoa tìm cớ để lưu đày Maria ở Solina - một vùng nông thôn hẻo lánh. Nhưng ông ta không thể ngờ, Goya dám cả gan vứt bỏ tước vị của họa sĩ triều đình để bỏ chạy theo nàng. Vị thủ tướng quyền uy này càng không thể ngờ những tháng ngày lưu đày của họ lại là những ngày họ sống trên thiên đường hạnh phúc.

Hai người hầu như quên hẳn cái thế giới thù hận bên ngoài để dâng hiến cho nhau trọn vẹn. Goya mê mải vẽ người tình, cả trong tư thế khỏa thân. Trong vô số những phác họa người tình ở mọi tư thế, có hai bức Goya tâm   đắc nhất. Đó là "Maja khỏa thân" và "Maja mặc trang phục".

Cũng chính bức tranh “Maja khỏa thân” đã là cái cớ để bọn thống trị và thế lực Giáo hội quy kết, buộc tội Goya. Một trong những lý do mà họ đưa ra là vì Goya đã dám vẽ người đàn bà trần truồng – “một hành động chống lại thượng đế, chống lại con người”. Với tội danh trên, Goya bị đưa ra xét xử trước Tòa án Giáo hội. Cho đến năm 1815 triều đại của vua Ferdinand VII, Goya mới được miễn tội. Sau đó vì lý do sức khỏe ông rời Tây Ban Nha qua sống tại Bordeaux – Cộng Hòa Pháp. Còn nàng Maria Cayettana bị Thủ tướng Đon Manuen De Godoa ra tay sát hại một cách  hèn hạ. 

Ngày 16/4/1828, tại Bordeaux, trái tim vĩ đại của danh họa Francisco de Goya ngừng đập. Ông từ giã cõi đời trong tình cảnh thương tâm: xa quê hương, không gia đình, không bà con thân thích, còn bản thân thì mắt mù, tai  điếc, tinh thần u uất vì những khát vọng tự do, hòa bình chưa thực hiện được.

Hải Hiền (Theo Hoàn cầu)
Blog EntryMay 18, '11 5:41 PM
for everyone

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Hải Hiền (Theo Xinwen)
Blog EntryMay 9, '11 8:26 PM
for everyone
Ngay từ những ngày đầu anh nói yêu em, và em từ chối, anh đã nhanh chóng tìm đến bên người con gái khác...
Vì yêu anh, em muốn tin 1 lần nữa. Có lẽ là không thể tin hoàn toàn, nhưng với tất cả những gì em có thể!  
Nhưng em vẫn sợ. Có rất nhiều nỗi sợ vô hình vẫn bám lấy em. Em biết anh yêu em, nhưng em cũng biết anh vẫn có thể rời xa em, bất cứ lúc nào, vì những lí do của bản thân anh, cho dù có yêu em...
Em và anh cách xa nhau 10.000km. Anh lúc nào cũng được bao quanh bởi nhiều cô gái và em thì không thể ở sát bên cạnh để giữ lấy anh. Em ghen! Ghen phát điên lên với bao tấm hình anh chụp với cô này tới cô khác nhưng em im lặng không nói. Vì anh không thích em ghen. Tính anh vô tâm vô ý, hay đùa giỡn quá vô tư với con gái, không nghĩ đến cảm giác của em... Có đôi khi anh giới thiệu mình độc thân! Em trong lòng đau nhói, nhưng vẫn cố gắng tiếp tục tin tưởng...
Cho đến lúc những niềm tin của em dần dần cạn kiệt. Em biết anh cảm nhận được điều đó. Em vẫn cứ luôn tin và muốn tin rằng anh vẫn yêu em và không bao giờ phản bội. Em đã tin rằng hãy cứ để anh bay thật xa, gặp gỡ nhiều người, rồi anh sẽ lại nhận ra anh yêu em và cần em, như lúc trước...
  
Nhưng mọi chuyện chẳng bao giờ được yên bình như mình mong muốn...  
Khoảng cách, thời gian, con người... thay đổi mọi thứ...  
Anh cứ hết lần này đến lần khác nói mệt mỏi, tránh mặt em...  
Những nghi ngờ trong em càng ngày càng lớn...  
Em đã làm những việc... mặc dù trong lòng em biết không nên làm, những việc anh rất ghét...  
Em bắt đầu làm quen với nhiều bạn bè xung quanh anh để hỏi han thông tin về anh, những công việc của anh.  
Em tìm cách kiểm tra email của anh. Và em đã nhận thấy... cảm giác không thể tin tưởng của em... là đúng...  
Em và anh chia tay! Vì em không thể tiếp tục tin tưởng và vì anh không thể chấp nhận chuyện em đã không tin tưởng anh... vì giữa chúng ta, cái tôi, nỗi sợ, bản ngã của mình quá lớn... Tình yêu đã không thể giữ lại được! Cả hai đều đã không còn niềm tin cho mối tình này nữa... Và vì rất nhiều những lí do khác nữa...
  
Chia tay anh rồi... em cứ mãi đắn đo về 2 chữ "niềm tin".  
Nếu em thực sự có thể tin anh, hoàn toàn tin anh ngay từ đầu thì liệu mọi chuyện có tốt hơn?  
Hay em sẽ chỉ là 1 con ngốc tự mình che mắt mình trước mọi sự thật?  
Niềm tin... đâu phải cứ nói tin là tin...  
Phải xây dựng... phải bồi đắp... phải được trân trọng...  
Từ cả 2 phía...  
Không thể nói người khác tin mình nếu như mình không tìm cách xây dựng niềm tin trong lòng người đó.  
Cũng không thể ép bản thân mình tin vào những điều mà mình không thể.  
Trong Kinh Thánh có câu như thế này: "Giữa lòng tin, hi vọng và tình yêu thì tình yêu là quan trọng nhất."  
Có người nói với em rằng:  
Con người không phải tin nhau rồi mới yêu nhau...  
Mà là yêu nhau rồi tin tưởng nhau!  
Rằng là: Tình yêu quan trọng hơn hết...  
Nhưng cũng có người nói với em rằng: Hai người, dù có yêu nhau, nhưng không thể tin nhau, thì cũng không bao giờ có thể ở bên nhau hạnh phúc.
  
Không có lòng tin, chúng ta sẽ không thể làm được điều gì cả...  
Nhưng nếu niềm tin đặt sai chỗ thì sẽ tổn thương, đau đớn rất nhiều.  
Vậy... em phải yêu... phải tin như thế nào cho đúng đây anh?  
Niềm tin... có thể phải mất cả đời để xây dựng... nhưng có thể sụp đổ chỉ trong khoảnh khắc...  
Hãy trân trọng nó anh nhé!  
Đừng để niềm tin vỡ vụn... như em. 
(Theo Mực tím)
VideoMay 1, '11 10:36 AM
for everyone
Blog EntryApr 29, '11 9:44 PM
for everyone
Ngồi trong lớp học Anh văn, tôi chăm chú nhìn cô bé cạnh bên. Em là  người mà tôi luôn gọi là BẠN TỐT NHẤT. Tôi chăm chú nhìn mái tóc dài và  mượt của em và ước gì em là của tôi. Nhưng em không xem tôi như thế và  tôi biết điều đó. Sau buổi học, em đến gần và hỏi mượn tôi bài học em  nghỉ hôm trước. Em nói: "Cảm ơn anh!" và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói  với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em  nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.

Năm học lớp 11.
Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là em. Em khóc và thút thít về  cuộc tình vừa tan vỡ. Em muốn tôi đến với em, vì em không muốn ở một  mình, và tôi đã đến. Khi ngồi cạnh em trên sofa, tôi chăm chú nhìn đôi  mắt ướt nước của em và ước gì em là của tôi. Sau hai tiếng đồng hồ, cùng  bộ phim của Drew Barrymore và ba túi khoai tây rán, em quyết định đi  ngủ. Em nhìn tôi, nói: "Cảm ơn anh!" và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với  em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em  nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.

Năm cuối cấp.
Vào một ngày trước đêm khiêu vũ dạ hội mãn khóa, em bước đến tủ đựng đồ  của tôi. "Bạn nhảy của em bị ốm", em nói, "Anh ấy sẽ không khỏe sớm được  và em không có ai để nhảy cùng. Năm lớp 7, chúng mình đã hứa với nhau  là nếu cả hai đứa đều không có bạn nhảy, chúng mình sẽ đi cùng nhau như  NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT." Và chúng tôi đã làm như thế. Vào đêm dạ hội,  sau khi tiệc tan, tôi đứng ở bậc tam cấp trước cửa phòng em. Tôi chăm  chú nhìn em khi em mỉm cười và nhìn bóng tôi trong đôi mắt lấp lánh của  em. Tôi muốn em là của tôi nhưng em không nghĩ về tôi như thế và tôi  biết điều đó. Rồi sau, em nói: "Em đã có giờ phút vui vẻ nhất, cảm ơn  anh!" và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng  tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng  không hiểu tại sao.

Ngày tốt nghiệp.
Từng ngày trôi qua, rồi từng tuần, từng tháng. Chớp mắt đã là ngày tốt  nghiệp. Tôi ngắm nhìn hình dáng tuyệt vời của em nổi lên như một thiên  thần trên sân khấu khi nhận bằng tốt nghiệp. Tôi muốn em là của tôi  nhưng em không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Trước khi mọi người  trở về nhà, em tiến về phía tôi trong áo khoác và mũ, khóc khi tôi ôm  em. Rồi sau, nhấc đầu lên khỏi vai tôi, em nói: "Anh là BẠN TỐT NHẤT của  em, cảm ơn anh!" và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho  em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút  nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.

Vài năm sau.
Giờ đây, tôi đang ngồi trong băng ghế dài trong nhà thờ. Cô bé ấy đang  làm lễ kết hôn. Tôi nhìn em khi em nói: "Tôi hứa!" và bắt đầu một cuộc  sống mới, với một người đàn ông khác. Tôi muốn em là của tôi nhưng em  không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Nhưng trước khi lên xe đi, em  đến gần tôi và nói: "Anh đã đến, cảm ơn anh!" và hôn lên má tôi. Tôi  muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn.  Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.

Lễ tang.
Đã nhiều năm trôi qua, tôi nhìn xuống chiếc quan tài chứa bên trong cô  bé đã từng là BẠN TỐT NHẤT của mình. Trong buổi lễ, người ta đã tìm thấy  quyển nhật ký của em trong suốt những năm trung học. Và đây là những gì  em viết: "Tôi chăm chú nhìn anh và ước gì anh là của tôi nhưng anh  không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Tôi ước anh nói với tôi rằng  anh yêu tôi. Tôi ước mình  cũng có thể làm được điều đó… Tôi chỉ nghĩ một  mình và khóc.

Em yêu anh em yêu anh em yêu anh…"

st
Con gái thật lạ.  

Họ khoanh tay ngoảnh mặt với kẻ chân thành nhất, đắm say nhất, nhiệt tình nhất, kẻ có khả năng yêu họ bằng trái tim thật nhất, kèm cảm xúc vẹn nguyên không bốc mùi dối trá. Họ đòi hỏi được chinh phục bởi một cái đầu đầy toan tính, kẻ sở hữu lồng ngực rỗng với cái lưỡi dài và đôi môi biết hôn đúng chỗ. 

Khi ngã ngũ. Họ oán trách kẻ phụ tình nhưng quên mất chính mình đã từng được lựa chọn giữa thật và giả. Lý trí hận trái tim sao ngu muội, trớ trêu thay, trái tim là thứ luôn cần được ve vuốt chiều chuộng. Họ lại thêm một lần đặt hy vọng vào kẻ chiến thắng trong trò chơi chinh phục. 

Trò chơi thì mãi là trò chơi. Kẻ về đích chỉ có cái đầu. Và tim thì không nằm trên đầu. 

Thấm mệt với trò rượt đuổi - mèo vờn chuột, họ bỗng nhận ra mình hận đàn ông biết bao. Khi nỗi hận đủ lớn. Họ trở thành đàn bà.

(sưu tầm)
Blog EntryApr 11, '11 6:18 PM
for everyone
Ngày… tháng… năm…….

Mình dậy trong tiếng quét dọn rầm rầm và tiếng bát đũa loảng xoảng. Trời, mụ ấy đã thức.

Chẳng nhìn cũng biết mặt mụ đang “sưng” lên, vì đêm qua mình về khuya. Cơ khổ, mới chỉ vài chai với anh em. Thân xác này đã hiến hết cho vợ con. ôi, sao tôi không đập đầu vào gối chết quách đi!

Vừa đánh răng vừa liếc ra bàn, mụ đã dọn xong món cơm rang khủng khiếp, cũng đĩa cải chua thừa tối qua. Nhục chưa! Ðáng đời chưa? Không ăn thì đay nghiến: “Ðêm qua đi với con nào?”, mà ăn thì nước mắt trộn cơm. Làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn. Hơ! Cái em rót bia quán “Tím” xinh ghê, xuỵt!

Ngày… tháng… năm…….

Ngồi ở cơ quan mà cứ như trên đống lửa. Tối nay anh em lại réo, phải nghĩ ra cơ sự gì đây. Những lý do như hội thảo, thăm bạn và sinh nhật sếp mình đã bịa nhiều, xài nữa mụ nghi mất. A! phải rồi, đi bác sĩ, cớ này chưa áp dụng bao giờ. “Alô, em à? Anh thấy đau đầu, chắc không sao , em nhỉ?…. phải khám à?….Kệ, khám làm gì….. chết là cùng…Sao, anh không chủ quan, nhưng anh thích về nhà…Thôi, nhưng nếu em cương quyết thì anh đi, nhưng lão bác sĩ này ở xa lại đông khách, anh lại phải về khuya, đừng lo!”

Xong, hi hi! Thoát. ôi thực ra mụ cũng dễ thương, chỉ có tội nói hơi nhiều và nấu đi nấu lại món thịt kho giả cầy và món gà ram mặn…ơ, em sinh viên thực tập vưà mới luớt qua, chân dài quá! Trời ơi, tôi già rồi. Tôi chết mất!

Ngày… tháng… năm…….

Mình dắt xe ra khỏi nhà như một lão ở đợ. Ghi-đông là cặp sách cho con, yên sau là túi quần áo đi sửa, đằng trước là hai bịch xà bông. Còn đâu hình ảnh chàng trai dũng mãnh, chuyên gia vi tính, người đàn ông hào hoa sáu năm trước. Thôi, hình tượng mình có lẽ đã chết hẳn rồi. Gia đình đúng là cối xay, nghiền tất cả thú vui tuổi trẻ thành món cháo bèo nhèo.

Hôm nay mụ biệt phái mình đi sửa bếp gas. Không ngày nào mụ không giao một “nhiệm vụ bất khả “, mặc dù mình không phải là “Tôm-cờ-ru-dơ”, còn mụ tất nhiên chẳng phải là “Ni-kon-kit-man”. Hôm thì phải mua chai nước mắm năm ngàn (trong khi toàn quốc đều bán sáu!), hôm thì phải mua ký thịt bò mà về cân thấy ký mốt! Thôi để tôi đụng xe cho bà vừa lòng. Gặp thằng bạn ở đầu ngã tư, nó giúi cho tờ thiệp cưới. Thế là mình sắp toi hai trăm, còn nó sắp toi cả cuộc đời. Mình muốn cản nó, rồi lại cuời gằn:”Em dại thì cho em chết, anh hơi sức nào mà lo”.

Ngày… tháng… năm…….

Gặp chai kem dưỡng da, tần ngần rối quyết định mua cho mụ. Của đáng tội, chả mấy khi dám xài cho bản thân. Nhưng để cẩn thận mình phải bóc giá tiền đi và ”khai” rẻ hai chục ngàn mới an toàn tuyệt đối.

Hôm qua, có một em mới về phòng. Sao mà trẻ trung xinh xắn thế. Mình phải làm mặt “ngầu” cho oai, chứ trong lòng buồn bã quá, già rồi còn gì. à! Không, không già!Ðể tuần sau ta sẽ mời em đi ăn kem. Ðúng đắn nhất thế giới. ôi, cái kính của tôi đâu rồi?

Thằng bạn tặng hai vé biểu diễn thời trang. Tối nay đi coi với mụ. Phải nhớ đến phần áo tắm cần giữ bộ mặt cau có và dửng dưng. Nếu không thì lộ hết. Xuỵt! Bên kia đường mới khai trương một thẩm mỹ viện, ra vào toàn loại nhiều mỡ ít nạc. Các bà ơi, tập làm gì, mát-xa làm gí. Cứ phóng xe,  hò hét chồng con như mụ nhà tôi thì da thịt săn chắc ngay thôi.

Chủ nhật phải đưa mụ và con bé đi sở thú. Chả hiểu sao mụ lại thích thiên nga, con bé thích gấu, còn mình chỉ thích đười ươi. Có lẽ bởi nom nó có vẻ vô tư và khỏe mạnh. ơ, em vừa đi qua mặc áo hai dây. Nếu mụ mà mặc thì khá hơn, bởi vai trắng và tròn. ôi đàn ông, ôi lũ chồng, đứng núi này trông núi nọ. Phó phòng vừa biếu chai rượu. Thử nhấp một ngụm xem. Khà! Ngon. Nhìn ảnh vợ con trên bàn, sao mà lung linh. Hình như mụ ấy đang cười!

Ngày… tháng… năm…….

Sắp đến ngày lễ thánh (ngày 8 tháng 3) chẳng biết tặng gì cho đồng chí vợ. Rút kinh nghiệm năm ngoái, mình bỏ gần 300.000 đồng mua thỏi son made in USA trông cũng xịn ra phết. Dùng được một lần đến cơ quan chắc bị ai chê, mụ về nhà chất vấn mình: Ai mua hộ mà mầu trẻ thế?. Chẳng nhẽ lại thú nhận mình nhờ em thư ký của Xếp mua, mình thích cái màu hồng hồng trên môi em ấy.  Nói chung là thích tất cả những gì ở trên người em ấy. Mình lờ tịt, trả lời vài câu nhăng nhít. Và mụ đã cho mình một bài học về tính “tích kiệm” cùng câu chốt hạ cuối cùng “Nhờ ai mua hộ thỏi son thì nhớ cám ơn một tiếng”. Chỉ là một câu nói mà sao mụ nhà mình lên giọng rít giống khỉ thế không biết, chói điếc tai, rùng mình.

Năm trước nữa mình mua bó hoa ly thơm phức, mụ cằn nhằn: Hoang phí! Nhưng vẫn cắm ở phòng khách. Lúc mình không có nhà đi ra ,đi vào, lại hít hà khen thơm quá. Còn khi mình ở nhà thì vẫn cằn nhằn là với số tiền mua bó Ly đó thì đi chợ được mấy ngày. Chịu! Chẳng hiểu được mụ ấy. Năm trước trước nữa mình đi mua một mảnh vải (tự đi mua), mụ chê màu vải già quá nhưng vẫn may bộ đồ ở nhà và còn mặc đến bây giờ. Có lẽ đồng chí vợ nhà mình mắc bệnh chê ?. Năm nay mình đã tự hứa phải tặng món quà gì đó mà mụ không thể lên tiếng chê được. Nghĩ đi nghĩ lại có lẽ mình cứ đưa một phong bì tiền. Vì chưa khi nào mình thấy mụ lên tiếng chê bai tiền(!)

Ngày… tháng… năm…….

Dạo này mình toàn phải dậy từ lúc 6 giờ sáng, ăn sáng bằng bát mì tôm rồi đèo con bé đến trường. Từ hôm trường của con bé chuyển giờ học là lúc 7 giờ 30 mình trở thành người đi làm sớm nhất nhì công ty. Đến sớm cũng chán, sang quán Cà phê làm một ly đen đá, thấy cuộc đời mình cũng đen gần bằng ly Cà phê mình đang uống. Làm việc hùng hục như thằng cu li, cuối tháng đưa hết cả tiền lương cho vợ. Ăn đủ 2 bữa ở nhà, cho dù buổi sáng nhìn thấy bát mì trương phềnh đã thấy ớn, ngồi nhìn bát cơm rang, muốn trốn. Nhưng mình vẫn là thằng đàn ông ngoan. Tối vẫn về với vợ, ăn tối cho dù lúc đó là một giờ đêm, cho dù đã căng bụng vì bia vì đồ nhậu. Tự dưng mình thèm phở thế. Chậc!!! Không được suy nghĩ cái kiểu “Chán cơm thèm phở” nữa. Mà là thằng đàn ông, trong đời ai chẳng phải lấy vợ. Vợ là nợ là oan gia. Chiều nay chia tay với đoàn thực tập (một phần 3 là nữ) Ngày mai lại chỉ còn toàn lũ đực rựa với nhau, chẳng biết đến bao giờ cái bọn trong phòng mình mới lại chăm chỉ đánh răng nữa như đợt vừa rồi?

Ngày… tháng… năm…….

Hôm nay mình và đồng chí vợ có hiểu lầm nho nhỏ. Mình nể vợ nên chỉ nói 2 câu nhưng mụ ấy nói lại tận 2 giờ đồng hồ. Chỉ vì lí do rất chuối: Hôm qua sinh nhật vợ yêu tròn 30 tuổi, mình mua bó hồng 31 bông. Lúc đầu cũng dự định mua 30 bông, nhưng thấy em bán hoa tươi quá. Vì em gạ gẫm mua nốt, vì mua hoa là phải mua lẻ, vì em ấy bó cái bó hoa của mình như bó mớ rau muống, vì … Mà mụ nhà mình nếu tính thêm tuổi mụ cũng đã 31 rồi còn gì. Trước đây khi yêu nhau mình chỉ có tặng một bông hồng chậc khấc đầy gai, chẳng thèm có một tờ giấy gói mà làm mụ xúc động mất mấy ngày.

Kể ra cũng tức vì cả con bé con cũng hùa về phe mẹ nó. Nó chống đối bằng cách ôm gối sang phòng ngủ với mẹ. Còn mình thì đang nằm trên cái giường ngắn tũn, bé tẹo, không ngủ được đành lôi láp tốp ra để gõ nhật kí như thế này. Chẳng nhẽ mình cứ phải chịu khổ mãi như thế này? Phận con giun cái kiến, thấp cổ, bé họng, dạ dầy nhỏ như mình đến bao giờ mới được thay đổi trong chính gia đình mình. Đã có lần thằng bạn trên công ty nhận xét: Nhà mày “Hơi lệch”, đã có cái hĩm rồi, phải phấn đấu lấy thằng cu, sau này còn có người làm đồng minh. Qua lần này thấy đúng thật, mình phải “Phấn đấu” thôi.

Ngày… tháng… năm…….

Hoá ra mình cũng là một thằng quá được, chỉ mới “Phấn đấu” chút chút. Mà sáng nay đồng chí vợ đã thỏ thẻ “hình như em có”. Thiếu chút nữa mình đã hét toáng lên vì sướng, không hiểu sao mình tin đứa này là con trai.

Chiều! mình trốn Xếp về sớm, không ngờ vợ yêu đã ở nhà từ bao giờ. Thì ra vợ yêu về sớm để thảo một bản “10 điều cần thực hiện” cho mình, và dán trang trọng trong phòng ngủ. Đọc xong mình thấy đầu quay quay như tụt huyết áp, tỉnh lại hoá ra mình đang ngồi trên cái ghế quay, chân tay run rẩy. Vậy là từ nay mình phải từ bỏ thói quen hút thuốc. Đưa đón con bé con đi học (trước đây chỉ phải đưa đi). Buổi tối thay vì xem ti vi thì phải đọc sách “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh”. Lúc rảnh rỗi muốn nghe chút Rốc thì phải nghe nhạc giao hưởng dành cho thai nhi cùng mụ nhà mình. Tệ nhất là bây giờ mình không được dùng điện thoại di động vì nó có ảnh hưởng tới bà mẹ mang thai. Thấy câu nói của các bậc tiền bối đúng thật “Trong một gia đình hạnh phúc thì người chồng phải trở nên câm, điếc”.

Ngày… tháng… năm…….

Buổi sáng nhận lệnh đưa đồng chí vợ đi khám thai. ở bệnh viện hình như cũng có nhiều đức ông chồng quan tâm đến vợ và con như mình? Trước của phòng siêu âm chật ních người, mình phải về đi làm vì sáng nay chỉ xin nghỉ nửa buổi. Đồng chí vợ đã kịp an ủi: Biết được kết quả em sẽ báo ngay cho anh. Đấy! Thực ra giọng của mụ nhà mình nhiều lúc cũng đáng yêu phết, đâu chỉ đến quán bia mới được mấy em xinh tươi ban phát cho chất giọng du dương đó.

Đến công ty thằng bạn đã mở nho nhỏ một bài hát của Trần Tiến, không biết tên bài nhưng thấy rất giống tâm trạng mình. “Cho tôi xin em, xin em một đứa con trai. Cho tôi xin em, xin em một thằng đàn ông”. Mình lẩm bẩm hát theo “Cho tôi xin em một phút bềnh bồng, cho tôi xin em một thằng con trai, thằng con trai lên rẫy phá rừng,.., thằng con trai nhân ái với mọi người, là con trai biết yêu thương vợ mình”. Đang hát phê thì thằng giời đánh chết tiệt chõ mõm vào phá ngang “Là con trai biết yêu thương vợ người”.

Trưa! gọi điện thoại về nhà chẳng ai nhấc máy. Buồn, nên sau khi ăn trưa mình chỉ uống cà phê suông.

Trước khi về nhà vẫn không an tâm mình đã gọi điện thoại sang nhà bố vợ thì được nghe tiếng ông rõ to trong điện thoại “Chào bố thằng cu”. Vậy là toại nguyện rồi nhưng tức là từ nay mình phải bỏ nốt một thói quen mang láp tốp về nhà. Biết lấy gì để gõ nhật ký đây, đành gõ nốt mấy dòng này rồi về sớm và tranh thủ ra ban công làm điếu Vi na cho thơm mồm bổ phổi, về đến nhà thì đố dám.

Ngày… tháng… năm…….

Lại trở dậy trong tiếng quét dọn rầm rầm và tiếng bát đũa loảng xoảng. Vẫn điệp khúc đó thôi, mụ ấy thức rồi, nghĩ đến ăn là phát ngán ra rồi....


st
Blog EntryApr 11, '11 11:52 AM
for everyone
Việc biết mình sở hữu nhóm máu nào sẽ giúp bạn lựa chọn một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có những “thông tin” thú vị về bản lĩnh đàn ông.


Nhóm máu tiết lộ “bản lĩnh đàn ông”

Nhóm máu A: Theo khảo sát thì thời lượng cuộc “yêu” của những nam giới có nhóm máu A chỉ kéo dài hơn 4 phút nhưng họ lại có tần suất “yêu” vô địch nếu so với các nhóm máu khác. Trong một năm, họ có thể “ân ái” đến gần 200 lần, chính xác là 196 lần, một con số đáng ngạc nhiên.

Trong cuộc “hoan hỉ”, họ luôn biết cách làm hài lòng “đối phương”, biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, vậy nên không sai khi nói đàn ông nhóm máu A rất biết cách làm chủ “thế trận”. Theo các chuyên gia thì quý ông nhóm máu A thích hợp với những phụ nữ nhóm máu A và O.

Nhóm máu B: Giành ngôi vị quán quân về thời lượng của cuộc "yêu". Nếu cuộc mây mưa của đàn ông nhóm máu A chỉ kéo dài 4 phút thì quãng thời gian này đối với đàn ông nhóm B “khủng” hơn rất nhiều: tận 7 phút. Đàn ông nhóm máu B cũng là người giữ lửa giỏi cho những cuộc “yêu”. Bình quân mỗi năm họ "yêu" 158 lần, tức cách 2 - 3 ngày một lần.
Đàn ông nhóm máu A vô địch về "yêu", Tình yêu -  Giới tính, Dan ong yeu, dan ong nhom mau A, dan ong, chuyen yeu, yeu, tinh yeu, gioi tinh
Những chị em phụ nữ thuộc nhóm máu O nên chọn bạn đời cũng thuộc nhóm máu O, sẽ đạt được sự hòa hợp và viên mãn trong chốn phòng the. (Ảnh minh họa)
Nhóm máu AB: Hơn 6 phút là quãng thời gian mà nam giới nhóm AB có thể “xung trận”. Tần suất “ân ái” của họ là 173 lần mỗi năm. Họ rất thích được cùng “chăn gối” với phụ nữ thuộc nhóm máu A.

Nhóm máu O: Thời gian "lâm trận” của những đấng mày râu nhóm máu O là khoảng hơn 5 phút với số lần “yêu” một năm là khoảng 180 lần.

Những chị em phụ nữ thuộc nhóm máu O nên chọn bạn đời cũng thuộc nhóm máu O, sẽ đạt được sự hòa hợp và viên mãn trong chốn phòng the.

Chế độ dinh dưỡng theo nhóm máu

Nhóm máu O: 
Cần ăn nhiều protein, ít tinh bột. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên tăng cường các thực phẩm như thịt, cá và dầu oliu, điều độ với các thực phẩm như trứng, lạc, các loại hạt, rau xanh và trái cây.

Nhóm máu A: Nên hạn chế tất cả các loại: thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm chế biến từ bơ sữa. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các loại rau xanh, trái cây hay ngũ cốc. Nếu bạn thuộc nhóm máu A, nên áp dụng các bài tập như yoga.

Nhóm máu B: Có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, rau xanh, các thực phẩm chế biến từ bơ sữa. Và nên hạn chế việc thu nạp quá nhiều ngũ cốc hay các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc như bánh mỳ, bột mỳ, bánh sandwich, pizza.

Nhóm máu AB: Nên ăn tăng cường các loại rau xanh và trái cây, nên kiểm soát lượng thịt cá và các sản phẩm chế biến từ bơ sữa khi thu nạp vào cơ thể.
(Theo Báo đất Việt)
1. Tôi chỉ là một đứa trẻ không cha, ra đời giữa những tiếng khóc và những lời chửi bới. Tôi lớn lên không tiếng cười. Tôi chưa bao giờ biết sữa mẹ mặn ngọt như thế nào. Mẹ nuôi sống tôi, với tôi đó đã là cả một ân huệ. Ai cũng có quyền quay mặt với mẹ nhưng tôi thì không. Khi lấy em, tôi đã nói: "Tôi chỉ có mình mẹ và mẹ cũng chỉ có mình tôi". Em gật đầu, tôi nghĩ là em đã hiểu.
2. Những người đàn bà không chồng mà chửa, tội lỗi có bao giờ thuộc về đàn ông? Tôi sinh ra ở nơi ấy, nơi mẹ tôi lớn lên giữa tuổi mười lăm đẹp là thế...Đêm tối lắm. Giá như trời cứ sáng mãi thì sẽ không có đêm, không có đêm thì sẽ không có tôi. Cánh đồng hết mùa, những gốc rạ nằm chỏng chơ, thoi thóp. Tiếng gào thét quay quắt, vô vọng đến khản đặc của mẹ vì bị cưỡng bức. Mười lăm tuổi, mẹ sống với những ngày buồn đằng đẵng. Mẹ tôi sợ đêm. Tôi đã hy vọng em lắng nghe và yêu lấy mẹ. Nhưng có lẽ đòi hỏi của tôi lớn quá chăng?

3. Tôi biết ơn em vì em đã chấp nhận lấy tôi. Chúng ta đã rất khó khăn để đến được với nhau. Gia đình em không chấp nhận mẹ tôi. Tôi đã từng từ bỏ. Khi ấy, em nhìn vào mắt tôi và hỏi: "Tình yêu của chúng mình chưa đủ lớn à?". và tôi lại đứng lên. Chúng ta "trường kỳ kháng chiến" cho đến một ngày "kháng chiến thành công". Tôi luôn sợ em hối hận. Giữa bao nhiêu người, tại sao em lại chọn tôi?

Tôi thức dậy mỗi ngày và luôn giật mình kiếm tìm em. Tôi hạnh phúc khi được tự do reo gọi tên em là "vợ của tôi". "Vợ" - nếu em biết tiếng nói ấy với tôi quan trọng và cần thiết đến nhường nào thì em có ra đi hay không? Tôi nhắm mắt và bước ra giữa dòng người tấp nập, tiếng còi xe chạy qua inh ỏi. Nhưng nếu tôi ra đi, mẹ sẽ chỉ còn một mình. Nếu em hiểu, tôi đã phải sống chỉ vì không thể chết, em có bỏ tôi ra đi?

4. "Em muốn chúng ra dọn ra ở riêng". Em nói em không chịu nổi "Một bà mẹ chồng không ra sao cả". Tôi tát em một cái và mất em vĩnh viễn. Xin em hãy hiểu cho tôi. Em về làm dâu mẹ tôi, sống thiệt thòi nhiều hơn là đầy đủ. Mẹ sống tách biệt với chúng ta ngay dưới một mái nhà. Mẹ chưa một lần gọi tôi là con nên em cũng đừng thắc mắc vì sao mẹ luôn nhìn em như một kẻ xa lạ. Hơn hai mươi năm qua, tôi luôn cố gắng gần mẹ nhưng càng cố gần lại càng xa. Nên em cũng đừng trách mẹ vì sao không chấp nhận em, vì sao luôn gạt bỏ sự quan tâm chăm sóc của em. Tôi đã nói: "Sống với mẹ sẽ không dễ dàng". Em gật đầu, tôi nghĩ là em đã hiểu. Tôi chỉ mong em để mẹ được sống là mẹ - đúng nghĩa.

5. Mẹ đang yêu, cả hai chúng ta đều nhận ra điều ấy. Một ngày em gọi điện cho tôi, lôi tôi bằng được ra khỏi cuộc họp. Em bảo: "Anh hãy về mà xem mẹ đang làm cái gì". Tôi lao như bay ra khỏi cơ quan. Trong gian phòng khách chật hẹp, mẹ, em và một người đàn ông tôi không quen, đưa mắt nhìn tôi. Em sấn tới trước mặt tôi, chỉ tay về phía người đàn bà ngồi đối diện: "Đấy, người tình vĩ đại của mẹ anh đấy!". Em nghiến răng nói đầy chua chát, mỉa mai. Tôi đưa mắt về phía mẹ. Mẹ cúi mặt. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ như thế - nhỏ bé và yếu đuối.

Những ngày sau ấy, cuộc sống của chúng ra trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Em rên rỉ hàng ngàn lần mỗi đêm rằng em xấu hổ, rằng em không dám ra đường, không dám gặp đồng nghiệp. Em coi thường mẹ cả trong lời nói lẫn cái nhìn. Trước em, mẹ chỉ im lặng. Mẹ tôi có đáng bị như thế hay không? Em buộc tôi chọn lựa: "Em hoặc mẹ anh". Tôi đã từng nói cả thế giới có quyền coi thường mẹ tôi nhưng tôi thì không. Không có mẹ thì không có tôi - chồng của em.

Chúng ta ly hôn, không cần những ngày hòa giải. Em nói điều đó vô ích, nói tôi không có quyền hối hận. Tôi hiểu những dằn vặt em phải gánh chịu. Tôi không trách em. Em cứ oán giận tôi nhưng chỉ xin hãy hiểu một điều: Đừng bắt tôi chọn lựa hoặc mẹ tôi hoặc em. Với tôi, cả mẹ và em đều là máu thịt, một vết cắt dù là ở nơi đâu cũng xót...

Source: Phạm Mỹ Việt, tạp chí Thế Giới Phụ Nữ, 8/11/2010


Hôm nay là Valentine, một người bạn đã hùng hồn tuyên bố rằng "Cứ có tình yêu là hôn nhân sẽ hạnh phúc và bền vững". Và mình đã kể câu chuyện này cho bạn ấy, không chứng minh gì cả, chỉ là kể chuyện. Tự nhiên muốn "kể" lại đây cho mọi người nghe, không ý kiến gì, chỉ "kể" thôi...
Lưu Hiếu Thần, 24 tuổi, người Hà Nam (Trung Quốc) vốn là một cô gái xinh đẹp, tâm hồn lạc quan và luôn sống tích cực, được mọi người quý mến. Nhưng sau một vụ hỏa hoạn, cuộc đời cô đã bước sang ngã rẽ khác. Ngày mùng 3/2, tức ngày mùng 1 Tết Âm lịch vừa qua, một tai nạn kinh hoàng đã xảy đến với gia đình Lưu Hiếu Thần khiến cô bị bỏng nặng.
Hỏa hoạn kinh hoàng, nhan sắc bị hủy hoại
Chiều mùng 1 Tết, gia đình Hiếu Thần tổ chức bữa cơm thân mật mời anh em họ hàng. "Đang ngồi chơi vui thì bác cả nói có chuyện riêng phải ra ngoài. Lúc quay lại, không ai biết được ông ta đã mang theo xăng và dao về nhà", một người trong gia đình Hiếu Thần kể lại.
Xăng được đổ vào hai chiếc cốc giấy, một cốc hất thẳng xuống bếp, một cốc hất thẳng vào phòng khách rồi ông ta châm lửa đốt.
Mẹ Hiếu Thần hét lên thất thanh thì bị người chú này dùng dao đâm một nhát từ phía sau lưng. Người chú thứ hai thấy phòng khách bén lửa đã bỏ chạy ra ngoài, nhưng cũng bị chính anh mình đâm một nhát dao vào bụng. Cô của Hiếu Thần trong lúc hoảng sợ đã nhảy qua cửa sổ từ tầng hai  xuống vỡ đầu. Duy có chồng của cô ruột Hiếu Thần là chạy thoát mà không bị bén lửa. Gia đình Hiếu Thần không muốn tiết lộ nguyên nhân tại sao người họ hàng này lại ra tay độc ác như vậy.
Hiếu Thần bị bỏng 50% cơ thể sau vụ hỏa hoạn.
Khi nghe thấy tiếng mọi người kêu hét thất thanh, mặc dù chỗ Hiếu Thần đứng có thể thoát thân một cách an toàn và nhanh chóng, nhưng cô đã xả thân vào cứu người. Lửa cháy to, bén cả vào quần áo cô mặc, bi kịch đã xảy ra như thế.
Sau đám cháy, mọi người phát hiện thấy 1 người chết, 7 người bị thương, người chết là hung thủ gây nên vụ hỏa hoạn thương tâm này. Sau khi sát hại gia đình, người đàn ông này uống thuốc trừ sâu và lao vào căn nhà đang cháy bùng bùng tự sát. Trong số những người bị thương thì Lưu Thần bị nặng nhất, khuôn mặt, lưng, chân... đều bỏng rất sâu, riêng khuôn mặt gần như bị hủy hoại hoàn  toàn. Ngay sau đó, gia đình đã đưa Tiểu Lưu đến một bệnh viện ở thành phố Nam Kinh để điều trị.
Valentine nghẹn ngào bên bạn trai
Hiện tại phải thở máy nên Hiếu Thần không thể nói chuyện, chiếc điện thoại di động đã trở thành công cụ hỗ trợ cho cô giao tiếp với mọi người, bạn trai cô chính là người giúp cô phiên dịch mọi thứ. "Nếu tôi không ở bên, cô ấy sẽ không thể gắng gượng được. Khuôn mặt bị bỏng, nhưng cô ấy  vẫn mãi là cô ấy... Chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn này", Tiền Siêu - bạn trai Hiếu Thần khẳng định quyết tâm và tình cảm của mình.
Valentine đơn giản nhưng sâu sắc.
10h30 trưa hôm qua, 14/2, tại bệnh viện, mọi người đều muốn Lưu Hiếu Thần có một ngày Valentine khó quên. Rất nhiều người đã đến chúc phúc. Nhưng, có lẽ lãng mạn và tình cảm nhất vẫn là bạn trai của Lưu Hiếu Thần.
Dưới sự sắp đặt trước của anh ấy, cốc cà phê nóng hổi và món tráng miệng ngọt ngào được đưa đến tận phòng bệnh, đồ ăn cũng được chuẩn bị sẵn sàng. Một nghệ sĩ violon bước vào phòng, bản nhạc về tình yêu lãng mạn vang lên, Lưu Hiếu Thần khóc trong sung sướng và hạnh phúc, mọi người xung quanh ai cũng xúc động nghẹn ngào. Căn phòng nhỏ ngập tràn tình yêu và sự lãng mạn của đôi bạn trẻ.
"Em hãy cố gắng lên, chúng mình gặp phải một chút khó khăn, chỉ cần hai đứa ở bên nhau, tất cả rồi sẽ qua", Tiền Siêu an ủi Lưu Thần.
Rồi Tiền Siêu nở nụ cười, nói câu gì đó khiến Lưu Thần bật khóc thành tiếng. Mọi người đều biết trong lòng Tiền Siêu rất đau xót, nhưng anh ấy vẫn cố chịu đựng và tỏ ra lạc quan. Tiền Siêu đã lau  nước mắt cho người yêu, để ngăn không bị nhiễm trùng, sau đó lấy thiết bị làm sạch cổ họng cho cô ấy.
Trong ngày Valentine đặc biệt này, Lưu Thần còn nhận được lời chúc phúc từ rất nhiều bạn trên cộng đồng mạng.
Hôm nay, 15/2, Lưu Hiếu Thần tiếp tục cấy ghép da lần nữa. Chúc Hiếu Thần sớm hồi phục, để đôi bạn trẻ được tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc bên nhau.
Thế Đan
Blog EntryFeb 7, '11 4:19 PM
for everyone

Hoa đại diện cho sắc đẹp, tình yêu và sự lãng mạn. Vào ngày lễ tình nhân, bên cạnh socola, những bó hoa tươi thắm là món quà ý nghĩa nhất, phái mạnh muốn dành tặng cho người phụ nữ yêu thương hoặc người mà họ hy vọng sẽ có trong cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, các chàng trai cần phải thận trọng trong việc tặng hoa cho nửa kia nhé! Bởi nếu không cẩn thận, bạn có thể khiến nàng hiểu lầm hoặc bạn sẽ bị thất bại ngay trong lần tỏ tình đầu tiên đấy. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 10 loài hoa dưới đây để biết thêm về chúng.
1. Hoa hồng đỏ
- Đại diện cho tình yêu chân thành.
- Thay cho lời nói: "Anh yêu em". Rất thích hợp với những anh chàng muốn bày tỏ tình yêu nồng cháy của mình.
2. Hoa hồng vàng
- Đại diện cho khá nhiều điều, cả vui lẫn buồn như: niềm vui, tình bạn, lời xin lỗi, sự ghen ghét, tình yêu đã chết, ngoại tình hay đau khổ.
- Nếu bạn và đối phương đang trong giai đoạn tìm hiểu, chưa chính thức hẹn hò, bạn chỉ nên tặng loại hoa này cho cô nàng thực sự yêu thích chúng bởi ý nghĩa của chúng không rõ ràng.
3. Hoa cẩm chướng
- Đại diện cho sự chối từ
- Thay cho lời nói: "Tôi không thể tới được với em nhưng tôi cảm thấy thật khó khăn để nói ra điều đó và tôi muốn nhờ hoa nói hộ".
4. Hoa cẩm chướng
Ý nghĩa của hoa cẩm chướng thay đổi tùy theo màu sắc của nó nhưng trước tiên, đó là biểu tượng của sự từ chối.
- Màu hồng: Tượng trưng cho ngày của mẹ.
- Màu tím: Nói lên tính cách thất thường.
- Màu đỏ: Biểu hiện sự tôn kính.
- Màu trắng: Tình yêu trong trắng.
- Màu vàng: Sự hắt hủi, cự tuyệt.
Tùy theo điều bạn muốn thổ lộ để chọn lựa màu hoa tặng nàng. Tuy nhiên, chẳng ai lại tặng hoa với ý nghĩa buồn vào ngày Valentine.
5. Hoa cúc
- Đại diện cho sự ngây thơ, tình yêu chung thủy và đức tin.
- Thay cho lời nói: "Em thật ngọt ngào", "Anh sẽ mãi yêu em".
6. Mẫu đơn
- Đại diện cho sự xấu hổ và e thẹn.
- Thay cho lời thú tội: "Anh đã lừa dối em".
7. Tulip vàng
- Thể hiện sự vô vọng trong tình yêu.
- Lời cầu xin: "Làm ơn hãy ở lại bên anh".
8. Hoa lan
- Đại diện cho vẻ đẹp tinh tế.
- Thay cho lời khen: "Em thật đẹp nhưng không kiêu căng".
9. Hoa anh túc vàng
- Đại diện cho sự giàu có và thành công.
- Thay cho lời nói: "Anh yêu em vì sự giàu có".
10. Hoa hướng dương
- Đại diện cho tình yêu bất tận, thể hiện niềm tin và hy vọng trong tình yêu.
- Thay cho lời nói: Anh sẽ không bao giờ rời xa em.
Linh Linh
   
Blog EntryJan 16, '11 1:40 PM
for everyone
TT - Nửa đêm nọ sau cơn vượt cạn, người vợ quay sang chồng nói “em đói quá”! Một chốc lát, người chồng bưng lên bát cơm nóng trên đôi tay cụt ngủn, người vợ bất ngờ hỏi chồng làm cách nào nấu được. Người chồng chỉ cười bảo: “Anh yêu em”.
g
Bà Phát chăm sóc chồng - Ảnh: Nguyễn Đông
Chuyện rằng hơn 30 năm trước ở vùng quê nghèo Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế có một chàng trai bị tai nạn mìn nổ phải cắt bỏ hai chân, một cánh tay và một bàn tay. Ngày ngày dùng miệng vẽ tranh, viết chữ để tự nuôi thân. Tiếng lành đồn xa, một hôm có cô giáo Ngô Thị Phát đến nhờ anh vẽ tranh minh họa trong tiết dạy học. Và tình yêu chắp cánh từ đó.
Yêu nhau qua tranh vẽ
Ông - họa sĩ Nguyễn Mậu Tấn, sinh năm 1955 - còn nhớ như in hôm bị tai nạn mìn nổ trong khi cuốc đất. Lúc tỉnh dậy tại Bệnh viện Trung ương Huế, ông Tấn đã khóc ròng khi biết chân, tay của mình bị cắt bỏ, thân người bịt kín băng vải. Nỗi ám ảnh tàn tật sẽ là gánh nặng của gia đình khiến chàng trai 20 tuổi nghĩ quẩn, nhiều lần tìm đến cái chết.
"Bốn cô con gái là minh chứng tình yêu và là tài sản quý giá nhất của hai vợ chồng"
ông Nguyễn Mậu Tấn
“Tui nhớ nhất lần xuất viện về nhà. Không còn chân tay nên bố và người em trai phải bỏ tui lên võng gánh đưa lên xe. Lên xe, tui định ngồi bên cửa kính để lao ra khi xe đang chạy, tìm lấy cái chết nhanh nhất. Nhưng nghĩ bố gánh mình, mai này bố mất mình đâu có gánh được, vậy thì mình đừng làm cho bố khổ thêm nữa. Chữ hiếu mách bảo tui phải sống!” - ông Tấn kể về ý định tự tử lần thứ ba và lý do ông sống tiếp.
“Không còn tay, chân làm việc nhưng cái miệng lại cứ phải ăn. Miệng ăn được thì phải làm được. Nhưng làm gì khi mình là kẻ tàn phế?”. Đang kể chuyện, ông Tấn dùng phần tay còn lại kết hợp với miệng đưa cho chúng tôi xem những bức tranh, những bức chữ thư pháp do chính ông viết và bảo: “Tôi đã vẽ tranh, viết chữ để bán”.
Ban đầu, ông buộc bút vào một cây đũa, rồi buộc vào cùi tay để nối dài cánh tay, rồi ngậm bút chì tập viết thành thạo 24 chữ cái... Viết được chữ, ông xin viết các bản tin cho đài phát thanh địa phương. Mỗi bản tin được quy ra thóc. Thế là có gạo để ăn. Ông Tấn còn tham gia viết kịch bản về người khuyết tật. Công việc cũng giúp ông có thêm thu nhập. Còn vẽ tranh? “Tui loay hoay tự tập vẽ. Hàng xóm biết, đến nhờ vẽ, tiền công được trả bằng những mớ khoai, củ sắn. Rồi ai thuê gì mình vẽ nấy. Khách đến thuê vẽ ngày một đông”, ông Tấn nhớ lại.
Bà Phát ngồi nghe ông kể chuyện, thỉnh thoảng lấy khăn lau mồ hôi cho chồng, lên tiếng: ngày trước cũng vì mê tranh ông mà bà đem lòng yêu. Yêu, song không dám nói, chỉ biết một ngày không gặp là bà nhớ da diết, tìm đủ cách đến thăm ông. Rồi bà chủ động tỏ tình. Lúc đầu ông Tấn một mực từ chối, nhưng sau đó trong một bức thư ông thổ lộ: Anh cũng yêu em từ lâu lắm nhưng sợ mình không xứng... Họ đến với nhau trong sự ngăn cản của nhiều người. Đó là năm 1986.
Họa sĩ Nguyễn Mậu Tấn say sưa trong từng nét cọ - Ảnh Nguyễn Đông
Còn cuộc đời ta cứ vui
Cuộc sống vất vả hơn khi những đứa con ra đời. Hai vợ chồng chuyển nơi ở từ thôn Trung Chánh về thôn Ngư Nghiệp. Ông Tấn nhận thêm việc dạy học tại nhà cho những người không biết chữ, tối đến lại chong đèn vẽ tranh. Miệng ngậm bút và phải cúi sát nên mắt ông kém dần, sức khỏe như vơi đi. Nhưng tình cảm vợ chồng giữa ông bà lại càng đầy theo thời gian.
Điều làm vợ chồng ông Tấn vui nhất là bốn cô con gái đều chăm ngoan, học giỏi. Con gái lớn Nguyễn Thị Bích đang học năm cuối đại học, là niềm tự hào của gia đình ông. “Nhà ông bà Tấn sống hạnh phúc lắm! Ở làng này khối nhà mong được như nhà ông ấy” - bà hàng xóm Nguyễn Thị Gái sang góp chuyện.
“Bằng mọi giá tui phải lo cho bốn đứa con ăn học đến nơi đến chốn” - ông Tấn tâm sự, tay che vội cơn ho. Năm 2007, sau những cơn đau dữ dội, ông Tấn đi khám và phát hiện bị ung thư phổi. Căn bệnh khiến ông luôn đau đớn, công việc vẽ tranh vì thế cũng ít dần. Nhưng ông vẫn lạc quan: “Tui chưa chết được vì còn phải sống với vợ con”. Rồi ông ngân nga câu hát trong bài Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Còn cuộc đời ta cứ vui”...
NGUYỄN ĐÔNG
Blog EntryDec 30, '10 7:53 PM
for everyone
(Eva) - Khi thấy ai ngoại tình, người ta thường xì xầm: “Trông phây phây thế chả trách. Chắc chồng không đáp ứng được nên phải đi kiếm thếm bên ngoài”.
Nhưng thực ra có những trường hợp chồng (hay vợ) quá khoẻ cũng dẫn đến ngoại tình. Một loại khoẻ thật sự, tức là nhu cầu tình dục của họ quá cao.
Một người vợ than thở với chuyên viên tư vấn: “Chồng em cực kỳ mạnh về “chuyện ấy”, nếu cho thoải mái, mỗi ngày anh ấy phải độ 5 lần mới thỏa mãn”.

Khoẻ thật và khỏe giả
Không nói thanh niên trai tráng đã đành, có ông già đã vượt qua cái ngưỡng “thất thập cổ lai hy” mà vẫn “bừng bừng khí thế” lúc nào cũng khao khát chuyện ấy.
Ngoại tình vì chồng… quá khỏe, Eva tám chuyện, Chong ngoai tinh, vo ngoai tinh, ngoai tinh, cap bo, chan chong, chong qua khoe, chong khoeThực ra có những trường hợp chồng (hay vợ) quá khoẻ cũng dẫn đến ngoại tình. Một loại khoẻ thật sự, tức là nhu cầu tình dục của họ quá cao
Có trường hợp một bà lão hơn 70 tuổi vẫn bị ông chồng 75 đòi hỏi "yêu" hằng đêm. Bà không chịu nổi, quỳ xuống đất chắp tay lạy chồng vẫn không tha. Vạn bất đắc dĩ bà phải viết thư gửi tòa báo nhờ can thiệp.
Một vị giáo sư trưởng khoa sản một bệnh viện lớn ở Hà Nội kể với nhà tâm lý một chuyện thật 100% mà nghe cứ như chuyện hài hước. Có một ông già 77 tuổi tóc đã bạc nhưng da dẻ vẫn hồng hào đến bệnh viện xin tự nguyện hiến tinh trùng cho những phụ nữ hiếm muộn do chồng quá yếu hoặc tinh trùng của chồng không có khả năng thụ thai.
Các y bác sĩ trực hôm đó nghe ông già đề nghị, ai cũng buồn cười. Bà trưởng khoa giải thích: “Bác ơi, chúng tôi chỉ lấy tinh trùng của những đàn ông trẻ thôi, nhiều lắm 40 là cùng. Bác già rồi chúng tôi không lấy đâu. Thôi cám ơn, mời bác về nghỉ cho khỏe nhé”. Ông cụ tiu nghỉu ra về nhưng hôm sau lại đến vẫn nhiệt tình xin hiến tinh trùng. Bác sĩ lại giải thích một hồi ông mới chịu về. Hôm sau nữa, ông lại đến.
Bà chủ nhiệm khoa sốt ruột bảo cô y tá: “Thôi đưa cho ông ấy cái lọ bảo lấy vào đó cho xong đi, giải thích mãi mất thì giờ”. Ông già há hốc mồm ngạc nhiên: “Ô hay, lấy vào cái lọ thì có mà thèm vào. Tôi thấy người ta bảo ở đây cho tinh trùng… trực tiếp cơ mà!”.
Cả khoa được một mẻ cười lăn cười lộn. Thì ra có mấy cậu thanh niên ở gần nhà ông ta, thấy ông cụ “máu” quá, họ trêu là bệnh viện họ bố trí cho hai người vào cái buồng tối om, bịt mắt lại để cho   nhau tinh trùng. Ông già tưởng thật nên mới nhiệt tình cho như thế!
Còn những ông chồng trẻ hơn, rất khỏe nhưng tìm đến Linh Tâm về chuyện vợ ngoại tình thì nhiều. Có những người “chủ quan khinh địch” vì thấy “địch” rất lười chuyện ấy, đòi hỏi 10 lần may ra đáp ứng được 2 lần. Cho nên khi phát hiện vợ ngoại tình họ lấy làm lạ vô cùng. “Máy nhà chạy không hết công hết mà lại đi chạy máy ngoài”, thật không sao hiểu nổi.
Gặp những trường hợp đó, chuyên gia tư vấn phải nhẹ nhàng giải thích với họ rất cặn kẽ. Đặc biệt đối với nam giới, nhiều ông chỉ quan tâm tới số lần và thời gian “thi đấu” càng dài càng hay. Họ không biết rằng đa số phụ nữ cần “chất lượng” chứ đâu phải là “số lượng”. Có ông có cả một bộ sưu tập rượu thuốc, nào tắc kè, cá ngựa, tam xà, ngũ xà đủ cả, ai mách thứ thuốc kích dục nào hiệu nghiệm đắt mấy cũng mua, mà vợ vẫn ngoại tình.
Một chị hơn bốn mươi tuổi vừa nói với chuyên viên tư vấn vừa khóc: “Anh ơi, đêm qua em bị chồng đánh”. Hỏi tại sao? Thì ra trong khi ông chồng đang mải miết trổ tài vừa quan hệ vừa đếm đến đến khoảng 500 thì bất giác phát hiện vợ đã ngủ từ lúc nào. Anh ta điên tiết đánh cho hai cái tát rồi đạp vợ từ trên giường ngã lộn xuống đất. Lại hỏi: “Sao anh ấy biết chị ngủ?”. “Em lỡ phát ra tiếng ngáy, lão ấy nghe thấy”.
Thực ra họ cũng không khỏe đến thế nhưng nghĩ rằng phải làm được thế mới giữ được vợ hay chồng mình. Bất kể trong tầng lớp xã hội nào, trình độ học vấn như thế nào cũng có những người có kiểu suy nghĩ đó.
Nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Dale Carnegie gọi đó là “những kẻ thất học trong hôn nhân”. Ông ví mỗi người phụ nữ như một cây đàn và nhạc công là người chồng của họ. Cây đàn có quý đến đâu mà nhạc công chỉ cậy khỏe đánh thật mạnh, thật lâu cũng chẳng thể làm nên âm nhạc.
Cho đến khi gặp người nghệ sĩ tài hoa đi ngang qua cuộc đời họ, lúc ấy đàn mới rung lên những thanh âm chưa từng thấy bao giờ. Những ông chồng cơ bắp cuồn cuộn kia trông thấy chỉ có há hốc mồm… kinh ngạc. Vì họ không hiểu tại sao lại thế?

Khoẻ không phải là tất cả
Ngoại tình vì chồng… quá khỏe, Eva tám chuyện, Chong ngoai tinh, vo ngoai tinh, ngoai tinh, cap bo, chan chong, chong qua khoe, chong khoeTình dục cũng không phải cứ khỏe là hay. Càng khỏe mà càng thô thiển thì càng khiếp
Cũng như một cầu thủ giỏi trước hết phải có một nền tảng thể lực vững vàng. Nhưng thể lực không phải là tất cả. Bên cạnh đó phải có kỹ thuật cao, có tư duy chiến thuật và tất nhiên phải có khát vọng thi đấu.
Nhưng ở đâu cũng có những người đơn giản hóa tất cả, cho rằng thể lực giải quyết được mọi vấn đề. Một anh chồng trẻ có bằng kỹ sư điện máy khoe với chuyên gia tâm lý anh có một phương pháp diệt tận gốc bệnh ngoại tình. Hỏi đó là phương pháp gì? Anh ta nói ngắn gọn: “Cứ giã thật nhiều vào”.
Anh ta quan niệm tất cả những người ngoại tình đều là do người bạn đời không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Anh ta tâm sự: Tôi lấy được cô vợ trẻ hơn mình 14 tuổi cho nên cũng mệt lắm. Gần đây thấy cô nàng có vẻ tí tởn ăn diện, son phấn muốn chơi ngang. Mọi khi mỗi tuần tôi chỉ “nộp thuế” một, hai lần, giờ tăng lên 6 lần. Thế là hết cả tí tởn. Ngờ đâu chính vì thế mà cô vợ trẻ đã chán chồng lại càng thêm chán. Ít lâu sau chính anh ta phát hiện vợ ngoại tình với một anh chàng còm nhom.
Hỏi: “Anh nghi ngờ hay biết chắc như thế?”. Anh ta kể: “Cô ta gặp thằng ấy ở trên mạng. Chúng chat với nhau hàng ngày ngay trong lúc cô ấy làm việc ở cơ quan”. Hỏi: “Sao anh biết?”. Thì anh ta trả lời rằng buổi tối cô vợ về nhà hai kẻ tình nhân vẫn say mê chat với nhau bằng điện thoại di động.
Một lần anh chồng bắt được quả tang vợ đang ngồi bấm, liền nhảy vào “tịch thu” điện thoại của vợ mở ra xem mới bàng hoàng khi đọc những dòng tin nhắn. Họ nói chuyện tình dục cứ như người ta nói chuyện thể thao. Không hề có một chút ngượng ngùng nào hết.
Đau đớn nhất là họ đã từng đi “nhà nghỉ” với nhau. Cuối cùng anh ta hỏi: “Tôi có nên tha thứ không? Vì kéo dài thêm cuộc sống với người vợ “bệnh hoạn” thế này làm sao mình đủ sức khỏe để giữ chân nó được?”.
Sau hai tiếng đồng hồ nói chuyện, chuyên gia tư vấn phải từ tốn phân tích anh ta mới hiểu được người ta đi ngoại tình nhiều khi không phải vì thiếu tình dục. Có người khát khao trò chuyện, chia sẻ tâm tư. Có người thích cái “gu” lãng mạn mà chồng không bao giờ có.
Tình dục cũng không phải cứ khỏe là hay. Càng khỏe mà càng thô thiển thì càng khiếp. Nếu bản năng tình dục của người vợ chưa được đánh thức mà cứ cố tình làm lấy được tất nhiên gây đau đớn. Nhiều lần như vậy vợ sẽ sợ và dẫn đến tình trạng mà khoa học gọi là chứng “ác cảm tình dục”. Có khi người vợ ngoại tình không phải để tìm người khỏe hơn mà tìm người có kiến thức và kỹ năng làm cho họ sung sướng chứ không làm họ phát sợ.
(Theo Afamily)
Bạn vẫn dõi theo nhất cử nhất động, bạn luôn tìm cách hỏi thăm xem người ta dạo này ra sao, mọi thông tin về người ta vẫn còn có sức hấp dẫn với bạn hơn bất kì điều gì.
t474709 Dấu hiệu bạn vẫn nặng tình với người cũ
Ảnh minh họa
Nếu thấy mình có những dấu hiệu sau đây thì hãy chú ý, bạn vẫn còn nặng tình với người xưa và vẫn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.
1. Bạn đọc lại những tin nhắn, email của hai người
Bạn vẫn thích đọc những tin nhắn cũ, những lời yêu thương của hai người và ngồi tưởng tượng lại những giây phút lãng mạn, của hai người khi xưa. Điều này chứng tỏ bạn chưa quên được người ta.
2. Bạn muốn nhắn tin hỏi thăm
Bạn vẫn dõi theo nhất cử nhất động của người ấy, bạn luôn tìm cách hỏi thăm xem chàng/nàng dạo này ra sao, mọi thông tin về người ấy vẫn còn có sức hấp dẫn với bạn hơn bất kì điều gì.
3. Bạn tìm kiếm thông tin của người ấy trên mạng xã hội
Bạn hay lên Zing Me, blog của người ấy để xem thông tin có gì mới không, bạn vui với niềm vui của chàng/nàng và buồn khi thấy người ta gặp khó khăn, như vậy là bạn còn vướng vẫn tình cũ khá nhiều.
4. Bạn nhói lòng khi nghĩ đến chuyện chàng/nàng có tình yêu mới
Chỉ cần nghĩ thôi, chưa cần nhìn thấy, bạn đã buồn khi tưởng tượng ra chàng/nàng sẽ yêu một người khác, bạn sẽ phát khóc vì điều đó hoặc cảm thấy hậm hực, khó chịu vô cùng. Đó là dấu hiệu bạn đang ghen.
5. Bạn cố tình đến những nơi hẹn hò xưa
Bạn đang hy vọng người ấy sẽ đến đây để gặp lại bạn hay vô tình đụng mặt nhau tại đây, ngoài ra bạn còn cố tình đến những nơi mà chàng/nàng hay đến.
6. Bạn không hứng thú với các cuộc hẹn mới
Điều này giải thích là bạn vẫn còn hình bóng người cũ trong tim nên không hứng thú với bất kỳ ai, trong lòng bạn chỉ có một mình chàng/nàng và thấy không ai có thể hơn được.
Theo Eva 4518516269166126946 7958851289177027277?l=hot.oivip Dấu hiệu bạn vẫn nặng tình với người cũ

         Hoài Bắc - Phạm Đình Chương & Khánh Ngọc thời kỳ còn mặn nồng
Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục' nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi  sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn. Khánh Ngọc hường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
 
                         
 Chân dung của diễn viên kiêm ca sĩ Khánh Ngọc

Năm 1961, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.

Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng ta..." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương , người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.
 

Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.
 

 

Ban hợp ca Thăng Long với Hoài Trung , Thái Thanh , Hoài Bắc 
Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ...
Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết !

Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.
 

Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài.Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...
 

Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.
 

May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.
 


Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.

______________

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

 
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (PĐC) xuất thân từ một gia đình có thể nói là “royal family” của tân nhạc VN.
Thân phụ của ông là cụ Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.

Phạm Đình Sỹ là một công chức, thỉnh thoảng lên sân khấu để đóng kịch tài tử cho vui nhưng vợ của ông là một nữ kịch sĩ tài hoa chuyên nghiệp: bà Kiều Hạnh. Bà còn nổi tiếng qua một tác phẩm khác của bà: nhóm Tuổi Xanh, từng đào tạo nhiều ca sĩ thiếu nhi thành những ca sĩ chuyên nghiệp cho miền Nam. Con của ông bà là ca sĩ Mai Hương hiện sống tại Mỹ.

Phạm Đình Viêm chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long, một ban nhạc khởi sự hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu IV ngoài Bắc. Tháng 6 năm 1951, ban hợp ca Thăng Long đến với “nắng đẹp miền Nam” và kể từ đó họ làm mưa làm gió trên sân khấu văn nghệ miền Nam qua lối trình diễn có một không hai của họ.
Hoài Trung có tài bắt chước tiếng cầm thú. Khi nghe ban hợp ca Thăng Long trình bày những bài hát như “Ngựa Phi Đường Xa”, (Lê Yên), “Sáng Rừng” (Phạm Đình Chương), nếu thỉnh thoảng bạn nghe tiếng ngựa hí, chim kêu thì đó là “tiếng kêu” của Hoài Trung dấy.
Dòng vợ sau của cụ Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, người con gái út là Phạm thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh một thời là vợ của đệ nhất nam minh tinh điện ảnh Lê Quỳnh (cha của ca sĩ Ý Lan, Quỳnh Hương). Còn người con trai giữa chính là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

PĐC còn là ca sĩ Hoài Bắc, linh hồn của ban hợp ca Thăng Long. Những thành viên khác của ban hợp ca như: NS Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ PĐC) có thể vắng mặt hẳn hoặc thay thế nhưng ca sĩ Hoài Bắc thì không thể thay thế được.

PĐC sinh năm 1929 (có tài liệu ghi năm 1930). Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Ngoài tài ca hát, PĐC còn được xem là một nhạc sĩ tài ba đồng thế hệ với Phạm Duy, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền v.v…

Như bao nhiêu chàng trai yêu nước khác, ông theo kháng chiến chống Pháp ngay từ lúc ban đầu. Bốn anh em Phạm Đình Viêm, Phạm thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và Phạm thị Băng Thanh đều gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

PĐC bắt đầu sáng tác trong thời gian theo kháng chiến. Lúc ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Những bài ca ra đời trong giai đoạn này là loại nhạc hùng tráng như “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng”, “Hò Leo Núi”, v.v….

Khi thấy Việt Minh bắt đầu lộ bộ mặt CS, ông “dinh tê” về thành rồi theo anh em vào Nam giữa 1951. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này là những bài mang âm hưởng dân ca miền Bắc ca tụng cái đẹp của thôn quê như “Khúc Giao Duyên”, “Thằng Cuội”, “Được Mùa”, “Tiếng Dân Chài” như muốn nói lên tâm trạng hoài cố quận của mình. 

Cuối thập niên 50, qua ban hợp ca Thăng Long, giới yêu nhạc miền Nam được biết và yêu thích những sáng tác của ông như ”Xóm Đêm”, “Đợi Chờ”, “Ly Rượu Mừng”, “Đón Xuân”, v.v…

Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can như “Đêm Cuối Cùng”, “Thuở Ban Đầu”.

Nhạc tình của ông là những tình khúc tuyệt vời dù không là những bài ca hạnh phúc. Nhiều nhạc sĩ sáng tác để nói về “tình” nhưng PĐC để “tình” nói hộ trong những tình khúc đau thương của mình.


“Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.
Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.
Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.
Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.
Nắm tay không rời
Cố hé run run môi cười.
Lúc chia tay bên trời tiếc thương.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Hẹn rằng một ngày mai nối mộng ban đầu. 
Em ơi đừng khóc sầu chia ly. 
Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì. 
Dù đêm sâu như hồn chúng mình 
Dù quan san cách trở mong manh. 
Hãy tin một niềm 
Nỗi nhớ nhung xưa ven tuyền. 
Sẽ cho ngày về thắm duyên. 
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau. 
Sợ rằng một ngày mai giấc mộng không thành" 


(Đêm Cuối Cùng)

Phải nói là ông có biệt tài phổ thơ thành nhạc. Ngoài bài “Mộng Dưới Hoa” nói trên, ông đã đưa nét nhạc bi thiết vào những bài thơ như “Màu Kỷ Niệm” (thơ Nguyên Sa), “Nửa Hồn Thương Đau” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “Người Đi Qua Đời Tôi” (thơ Trần Dạ Từ), “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng), “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” (thơ Hoàng Anh Tuấn), “Đêm Màu Hồng” (thơ Thanh Tâm Tuyền), để trở thành những tình khúc bất tử. 
 
Đây là những bài hát có nhiều chuyển cung rất hay lạ và Thái Thanh đã làm cho khách phòng trà phải nín thở mỗi khi nghe cô hát. Thuở ấy, Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long thường trình diễn tại phòng trà “Đêm Màu Hồng” (tên bài thơ của TTT) ở đường Nguyễn Huệ, Saigon. Ca sĩ Hoài Bắc thỉnh thoảng vẫn đơn ca tại đây.

Ông có giọng trầm và dội, nhừa nhựa như phảng phất men rượu và khói thuốc nên càng thêm gợi cảm. Nếu bạn có dịp nghe ông hát trong một quán rượu về khuya, tay cầm ly rượu và điếu thuốc nghi ngút khói, hát một mình bằng một giọng hát ngỡ như khét lẹt vì khói thuốc nhưng lại được dập tắt bởi rượu và ngoài kia tiếng súng xa vọng về, lúc đó bạn mới cảm được cái hay độc đáo của giọng hát Hoài Bắc.

Tuy thế, khán giả vẫn thích nghe ông hát chung với ban hợp ca Thăng Long hay song ca với Hoài Trung hơn, nhất là bài ”Hàm Xôi Phá Xa” dí dỏm:

“Ối lạc rang
Mới mua nóng giòn
...
...
...
Lạc rang... lạc rang
Ai mua lạc rang
Nóng ngon thêm giòn"


Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông cho nền tân nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương” sáng tác trong thập niên 60 gồm ba ca khúc “Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” và “Tiếng Sông Cửu Long”.

Ta có thể kể hàng trăm bài hát ngợi ca tình yêu quê hương, thương mến đất nước trong gia tài nhạc Việt nhưng không gì hùng vĩ, hoành tráng và ý nghĩa bằng trường ca “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy và “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương.

Ông mất năm 1993 tại California, Mỹ. Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
...

Con tằm đã nhả tơ cho đến sợi tơ cuối cùng. Và... những sợi tơ ấy giờ vẫn còn sáng ngời lắm, rực rỡ lắm, lấp lánh lắm.

Thắp nén hương lòng này kính dâng hương hồn nhạc sĩ.

(Copy từ Blog của chị gioheomay)
Blog EntryNov 20, '10 7:57 AM
for everyone
Lần đầu tiên, Bồ Công Anh gặp Gió, nàng đã ấn tượng một chàng trai lạnh lùng, ít nói.. Nhưng lần gặp gỡ sau đó, hai người như hai địch thủ, không ai chịu thua ai cả. Mọi người đều nghĩ rằng, chẳng bao giờ họ có thể nói chuyện với nhau nổi 10 phút.
Vậy mà, chẳng biết từ bao giờ, và bắt đầu như thế nào ... Bồ Công anh và Gió _ họ nói chuyện với nhau, thân thiết như hai người bạn thân. Ngày nào, Gió cũng đến bên Bồ Công Anh trò chuyện vui vẻ. Bồ Công Anh thích trêu cho Gió cười, còn Gió thì nhẹ nhàng bên Bồ Công Anh, nghe tất cả những câu truyện Bồ Công Anh kể, thổi bay nỗi muộn phiền của nàng...
Gió không hề lạnh lùng như Bồ Công Anh nghĩ. Gió vui tính và hài hước, Gió ân cần và nhẹ nhàng, Gió luôn bên Bồ Công Anh. Mỗi lần ghé thăm, Bồ Công Anh cảm nhận một mùi hương đặc biệt của Gió, mà chỉ có Gió mới có...
Ngày ngày, nàng chờ Gió đến. Từng giây, từng phút, lúc nào nàng cũng nghĩ đến Gió và tự mỉm cười. Mỗi lần nhìn thấy Gió đang nói chuyện vời Hoa Hồng hay nói về những loài hoa khác trong khu vườn nhỏ bé Gió đã từng đi qua, nàng thấy trong lòng man mác buồn.
Bồ Công Anh đã yêu Gió... Nhưng nàng không dám thổ lộ tình cảm của mình, nàng sợ Gió sẽ rời xa nàng...
Bồ Công Anh âm thầm yêu Gió, lặng lẽ nhìn theo Gió... Mỗi khi gió ghé thăm nàng, Bồ Công Anh lại mỉm cười thật tươi. Trong lòng nàng luôn hi vọng Gió sẽ mãi ở bên, vuốt ve những chiếc cánh mềm của nàng, ôm nàng vào lòng để nàng không còn cảm thấy buồn.
Một ngày kia, Gió vô tình biết Bồ Công Anh yêu mình. Gió im lặng, không nói một lời, lạnh lùng bước đi, bỏ mặc Bồ Công Anh ở đằng sau đang rưng rưng nước mắt. Gió không quay đầu lại, không thấy Bồ Công Anh đang khóc...
Cuối cùng thì ngày Gió lìa xa Bồ Công Anh cũng đã đến... Nàng biết điều đó. Nhưng nàng vẫn nuôi hy vọng một ngày kia Gió sẽ quay về. Trong bóng tối, nỗi nhớ dâng trào, những giọt nước mắt tuôn rơi từ khi nào... Nàng nhớ ngày xưa... nhớ những kỷ niệm êm đềm bên Gió ...Nàng cầu mong Gió sẽ quay về, sẽ lại trò chuyện vui vẻ như xưa, như những người bạn thân...
Gió đã vô tâm rời xa Bồ Công Anh...
Ngày ngày, Bồ Công Anh vẫn nhìn thấy Gió đang cười trong khu vườn nhỏ gần đó. Nàng chỉ có thể nhìn Gió từ xa mà không thể cất thành lời nỗi nhớ Gió.Gió đang vui bên ai... Hương thơm của Gió vẫn thoang thoảng bên Bồ Công Anh... Những chiếc cánh mỏng manh, mềm mại không còn được nhảy múa cùng Gió trong không trung nữa... 
Bồ Công Anh đau khổ, nàng âm thầm khóc mỗi lần Gió lướt qua...
Bồ Công Anh sẽ phải quên Gió... Nàng tự hứa vậy... Nhưng trái tim mỏng manh kia vẫn hướng về Gió...
Bồ Công Anh yêu Gió....

_St_
Cô dâu Meizi được xe cứu thương đưa đến lễ đường và đám cưới của họ diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Chú rể, được giấu tên, bị kết án bốn năm tù giam vì đã ăn cắp để trả tiền viện phí cho người yêu.

Meizi, cô dâu tuổi 37 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, còn chú rể, 42 tuổi là phạm nhân tại nhà tù Giao Nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Cô dâu Meizi được xe cứu thương đưa đến lễ đường và đám cưới của họ diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Chú rể được giấu tên bị kết án bốn năm tù giam vì đã ăn cắp để trả tiền viện phí cho người yêu.

 Chú rể trong trang phục phạm nhân cõng cô dâu Meizi.
Chú rể trong trang phục phạm nhân cõng cô dâu Meizi.

Trước khi chết, Meizi chỉ có một tâm nguyện, được một lần mặc áo cưới. Tâm nguyện này đã được giới chức nhà tù Giao Nam chấp thuận dưới sự giám sát khắt khe của các giám thị trại giam.

Ngày 12/11, chú rể đã nắm tay cô dâu bước vào hôn lễ được tổ chức rất đặc biệt ngay trong khuôn viên nhà tù. Mặc dù bước đi rất đau đớn, nhưng cô dâu Meizi đã nở nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện. Đám cưới ban đầu dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 30p, nhưng sau đó đã rút ngắn còn 10p do tình trạng sức khỏe của cô dâu.
 

Hàng trăm người chứng kiến đám cưới đã không cầm được nước mắt trước cảnh chú rể mắt đẫm lệ cõng cô dâu Meizi.
 

(Theo Dân việt/Chinasmack)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)