Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Saigon quán (3)


Sep 1, '09 7:26 PM
for everyone
SGTT - Để phục vụ cho nhu cầu ăn chay ngày càng tăng, một số hàng quán chuyên bán đồ chay năm nay đã có những món mới thích hợp cho buổi sáng. Ngoài những món quen thuộc như hủ tiếu, mì, phở, bún bò nay có thêm bánh mì chay, xôi gà chay và cả dimsum.
Dimsum chay cũng đa dạng chẳng thua gì dimsum mặn. Tuy cũng là dáng dấp quen thuộc của há cảo, bánh xếp, xíu mại, bánh bao… phần nhân của các món dimsum thay vì là tôm, thịt thì bây giờ là rau, nấm, đậu hủ,… Chế biến dimsum chay khó hơn chế biến dimsum mặn. Bởi rau, củ, tàu hủ là những thứ dễ bị nhũn, nát khi hấp quá lửa, tiết ra nhiều nước khi quá chín… Do vậy khi hấp phải canh làm sao để khi ăn bột bánh phải mềm nhưng dai, nhân bánh không quá rục.
Nếu dimsum mặn được người ăn quen với mùi tôm, thịt thì dimsum chay hoàn toàn khác hẳn. Nếm thử cái há cảo chay, ban đầu hương vị của lớp bột há cảo vẫn không có gì thay đổi. Nhưng đến phần nhân thì vị giác của người ăn bắt gặp mùi cà rốt, củ năng lẫn trong vị béo của đậu hủ, mì căn, chút dai giòn của nấm hương, mộc nhỉ. Trong mùi vị quen thuộc có cái lạ lẫm của rau củ nhẹ nhàng, thanh đạm, nên lâu ngán.
Những món dimsum chay ngọt, như bánh bao ca dé làm bằng bí đỏ, nhân bánh cũng thơm béo, đậm đà không hề thua kém bánh bao ca dé trứng gà mà không có hậu ngậy béo của ca dé làm bằng trứng.
Đôi lúc đổi khẩu vị, thử dimsum chay, xem ra ngon miệng, nhẹ bụng hơn dimsum mặn đã quen thuộc vị thịt tôm nhiều chất đạm, đó là nhận xét của một số khách thường xuyên đi ăn dimsum. Dimsum của nhà hàng Cát Tường giá trung bình: 25.000đ/phần/xửng. Dimsum ở tiệm Phật Hữu Duyên giá trung bình 7.000đ/dĩa, bánh bao ca dé: 4.000đ/cái.
bài và ảnh Quang Tâm
Địa chỉ tham khảo:
Nhà hàng Cát Tường, 105 Hưng Đạo B, Q.5, TP.HCM
Tiệm chay Phật Hữu Duyên, 82 Nguyễn Tri Phương, Q.5, TP.HCM
Blog EntryAug 27, '09 8:41 PM
for everyone
SGTT - Tháng bảy, là tháng của những quán ăn chay bình dân cũng như nhiều điểm bán món chay vỉa hè mọc lên khắp các nẻo đường Sài Gòn. Càng ngày, món chay vỉa hè ngày càng đa dạng, hấp dẫn hơn...
Chay cho ăn vặt
Ở các quán chay bình dân món chay cũng đa dạng không kém món mặn. Ảnh: H. Thái
Xe bánh mì chay trên vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương tấp nập khách tắp vào mua, mỗi buổi sáng, trưa và tối. Cũng đủ loại bánh mì chả, bánh mì patê, bánh mì thịt xá xíu, bánh mì bì với nước xốt, muối tiêu, rau hành, dưa leo, cải trắng chua ngọt, ổ bánh mì chay ở đây ăn cũng đậm đà chẳng khác bánh mì bình thường là mấy. Ngọc Phương, nhân viên văn phòng làm việc trên đường Tô Hiến Thành nói: “Bánh mì, xôi, bánh bao chay là những món tiện nhất để ăn sáng ăn trưa và cả ăn vặt ở chỗ làm việc. Mấy năm trước, đến ngày rằm và mùng một, hay vào tháng bảy muốn ăn chay phải tự nấu mang theo, bây giờ mấy món chay kiểu này bán khá nhiều, có thể đổi món mỗi ngày dễ dàng”.
Xe đẩy đầu đường Đặng Chất quận 8 có nhiều khách hàng nữ, bởi ở đây có hai món “tủ” là bì cuốn và gỏi cuốn. Cách đó vài chục mét, tiệm cơm chay Thuận Ý còn bán các loại bánh bao, bánh ít, bánh chưng hấp nóng. Đối diện bên kia đường là xe đẩy bán bánh bò nước dừa, chuối nướng nước dừa… thích hợp với người ăn chay. Nét khác biệt của món chuối nướng ở đây là chuối không bọc nếp, không đổ thành bánh, mà chỉ những trái chuối chín tới, mềm ngọt, được xiên que nướng trên than đỏ cho vàng bên ngoài, dậy mùi thơm, ăn với bột báng nước dừa hay đơn giản chấm muối mè mặn ngọt cũng ngon.
Nhiều món, nhiều lựa chọn
Hình thành nên cả khu phố hàng chay là Xóm Giá gần bùng binh Cây Gõ. Vào hẻm này ngoài các món hủ tiếu, mì, bún xào quen thuộc, người ăn sẽ lạ miệng hơn với các món miến chay, bò kho chay… Nhiều món, nhiều lựa chọn, lại bán suốt từ sáng đến tối, nên lúc nào khách cũng có thể tìm đến dễ dàng.
Còn hàng trăm điểm bán thức ăn chay khác trên các xe đẩy, gánh hàng rong đường Huỳnh Mẫn Đạt, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ… cái khác biệt, mà người ăn có thể nhận ra, để rồi thích thú chính là cách sử dụng gia vị của mỗi nơi. Cùng món mì xào, nhưng trong hẻm đường Bàu Cát lại có nét độc đáo của vị chả giò giòn tan, trên đường Lý Thái Tổ là cọng rau cải ngọt và mềm, trên đường Huỳnh Mẫn Đạt là vị đậu phộng rang giòn với nước chấm mằn mặn, ngòn ngọt...
Rẻ mà ngon
Với người lao động, như ông Nguyễn Quốc, lái xe ôm, ngụ ở quận 6 thì đơn giản“ăn chay là cách đổi món, cũng ngon, mà lại rẻ. Cả năm ăn mặn thì thỉnh thoảng ăn chay cũng tốt”. Với lại, mùa chay, ăn chay ở các quán bình dân, ở vỉa hè đa dạng món hơn những món cơm ở nhà.
Bích Thảo
Blog EntryAug 24, '09 4:20 PM
for everyone
SGTT - Các quán tiềm bắt đầu mọc lên nhiều từ thập niên 1990. Đường Phan Xích Long, P.16, Q.11 là phố tiềm đầu tiên.
Người Việt và người Hoa rất chú trọng đến những kiểu nấu, hầm, ninh. Nhưng đặc biệt hơn, để giữ vị ngọt tinh tuý của món ăn người ta dùng phương pháp chưng cách thuỷ… Chưng cách thuỷ có thời gian nấu kéo dài từ 3 – 8 giờ hay hơn nữa thường được dân trong nghề gọi là tiềm. Cách chế biến công phu này giúp cho phần lớn dưỡng chất trong thịt thà, rau củ, dược liệu ít bị thất thoát do không bị nhiệt trực tiếp tác động, mà còn hoà quyện vào nhau làm cho nước tiềm trong vắt mà đậm đặc vị lẫn hương.
Ngoài những món truyền thống như gà ác, óc eo, gân nai, gân heo, ngọc dương, bây giờ người ta tiềm cả kỳ đà, nhím, rắn, rùa... hễ nguyên liệu nào bổ là mang đi tiềm ráo. Có người một tuần ăn món tiềm vài ba lần, không cần biết là lợi hay hại.
Có thể nói đường Phan Xích Long, P.16, Q.11, là nơi bán món tiềm ở Sài Gòn giúp hình thành nên phố chuyên với cả chục quán bán món tiềm trên đoạn chỉ non 100m. Nổi tiếng ở khu này là các món tiềm gà ác, óc heo, ngọc dương, dựng dê, pín bò… và đặc biệt là gà ác, quán nào cũng có bán. Giá trung bình một thố gà ác tiềm ở đây là 30.000đ, gân nai 70.000đ, pín bò 30.000đ, ngọc dương 160.000 – 180.000đ/bộ…

Cùng gu các món tiềm thuốc bắc kiểu trên còn phải kể đến góc đường Cao Thắng – Võ Văn Tần (quận 3) với nhiều quán mì vịt tiềm và các món tiềm theo kiểu Hoa... Giá trung bình một thố tiềm ở đây dao động từ 25.000 – 50.000đ. Góc đường Phan Đình Phùng – Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận cũng có mấy quán bán món tiềm tương tự. Và khu Bàu Cát, Q. Tân Bình thì tối nào khu bán món tiềm ở đường Bàu Cát cũng đông khách.
Theo bếp trưởng Huỳnh Duy Vũ của khách sạn Oscar, khi ăn món tiềm phải biết chọn món tùy thề trạng, thời điểm. Có món bổ dương, món bổ âm. Món tiềm đa số là bổ nên nóng nhưng cũng có thứ tiềm làm dịu mát, do đó người đầu bếp nên có những lưu ý về tính cần bằng âm dương cho người ăn. Ví dụ ngọc dương tiềm có tác dụng tráng dương, bao tử tiềm bạch quả có tác dụng bổ tiêu hoá, ấm bụng. Hai món vừa nói đều có tính nóng nên phải ăn cách khoảng. Mùa mưa lạnh thì nên chọn những món tiềm ấm như gà ác, thịt dê…
Tiềm thuốc bắc đôi khi lại không phải là món khoái khẩu với trẻ em và thanh thiếu niên vì mùi thuốc bắc nặng và màu đen của nước tiềm không bắt mắt. Có lẽ vì lý do này mà nhà hàng Quán Gấm trong khu ẩm thực cao ốc Now Zones chọn món đùi gà tiềm bạch quả với màu nâu cánh gián của đùi gà tiềm cùng nuớc dùng trong vắt vàng mơ, cùng mùi bạch quả, táo khô, kỷ tử,... với màu sắc, mùi vị hoà hợp dễ làm món ăn hấp dẫn hơn cho giới trẻ. Những món tiềm mới như bồ câu tiềm trái dừa; gà tiềm dưa hấu táo tàu, hạt sen; bí xanh tiềm kỷ tử… cũng theo gu mới này nhằm giúp cho món tiềm có những hương vị phong phú, ngon lạ hơn.
bài Quang Tâm ảnh A.Q
Blog EntryAug 18, '09 8:15 PM
for everyone
SGTT - Sủi cảo Sơn Đông chỉ mới có mặt ở thành phố vài năm trở lại đây. Quán sủi cảo Đại Nương trên đường Lê Hồng Phong, quận 5 là quán sủi cảo theo đúng gốc của vùng Sơn Đông.
Ở Sài Gòn người ta biết nhiều về sủi cảo Quảng Đông với những quán khá nổi tiếng ở đường Võ Văn Tần, quận 3 hay phố sủi cảo Hà Tôn Quyền, quận 11. Sủi cảo được làm bằng lá bột hoành thánh mỏng tang, khi lấy ra gói nhân không khéo sẽ rách ngay. Nhân thì làm bằng tôm và thịt băm nhuyễn, có nơi còn làm sủi cảo ngoài thịt băm còn thêm nguyên con tôm bên trong. Người gói phải làm chậm rãi, cầu kỳ, là món ăn điểm tâm, ăn nhẹ, ăn chơi nên hình thức khá bắt mắt giống như bánh xếp, có tiệm còn chăm chút tạo viền cho từng cái sủi cảo thật đẹp. Nhờ lớp bột bao mỏng nên sủi cảo Quảng Đông ăn không bị ngậy như sủi cảo Sơn Đông.
Còn sủi cảo Sơn Đông chỉ mới có mặt ở thành phố mấy năm trở lại đây. Quán sủi cảo Đại Nương trên đường Lê Hồng Phong, quận 5 là quán sủi cảo theo đúng gốc của vùng Sơn Đông. Quán chỉ có hai dòng món ăn chính là sủi cảo và mì.
Sủi cảo Sơn Đông đủ loại nhân như sủi cảo hẹ, sủi cảo bắp cải, sủi cảo củ cải trắng; mì thịt heo, mì thịt bò, mì nước, mì xào… Ngoài ra còn một số món chính tông Sơn Đông như dưa chua, phổ tai phá lấu, đậu hũ phá lấu, canh cà chua trứng, canh chua cay, bánh hành… Các gia vị ăn kèm cũng của Sơn Đông từ chai nước tương, giấm, satế,... cách bài trí quán mang dáng dấp một quán ăn bình dân của Trung Quốc. Giá cả khá mềm, canh 10.000đ/chén, sủi cảo 30.000đ/10 cái. Tuy nhiên sủi cảo Sơn Đông như đã nói trên vì nhiều bột và nhân phần nhiều làm bằng rau cải nên ăn dễ bị ngán. Một dĩa sủi cảo 10 cái phải hai người ăn mới hết, còn một người có ráng đến cái thứ sáu, bảy là hết sức.
Chủ quán sủi cảo Đại Nương là ông Lưu Quân năm nay 52 tuổi. Nhưng bạn bè đồng hương và mọi người đều gọi là Sơn Đông lão Lưu. Ông Lưu đã sinh sống tại TP.HCM được 10 năm và có vợ Việt. Ông cho biết, sủi cảo là món ăn truyền thống của người phương bắc Trung Quốc nói chung và đặc biệt là vùng Sơn Đông nói riêng.
Trước khi mở quán, ông cũng khảo sát thấy người Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan rất thích ăn sủi cảo. Lúc mới mở quán, khách đa số là đồng hương và người Đài Loan. Dần dần người Việt rủ nhau đến ăn khá đông.
Tên quán sủi cảo Đại Nương cũng bắt nguồn từ truyền thống của người Sơn Đông. Mỗi người khi về đến nhà đều được mẹ làm cho một bát mì hay sủi cảo ăn no, ấm lòng. Đại Nương là cách gọi kính trọng dành cho những bà mẹ ở Sơn Đông. Do đó chủ quán đặt tên quán là sủi cảo Đại Nương để tỏ lòng kính trọng, đồng thời muốn giới thiệu cho thực khách một món ăn truyền thống của quê nhà.
bài và ảnh Quang Tâm – Minh Cúc
Blog EntryAug 16, '09 10:39 AM
for everyone
Ngồi thu mình trong một góc của quán cà phê sách, ôm cuốn truyện nghiền ngẫm cả buổi giữa tiếng nhạc dặt dìu và những âm thanh rất khẽ... là sở thích của nhiều người Sài Gòn ngày nay.
>Tản mạn cà phê Sài Gòn
Lần đầu đến với cà phê sách PNC ở quận 1, Nam - sinh viên ĐH Mỹ Thuật TP HCM - hết sức ngạc nhiên và thú vị với không gian nơi đây. Cách bài trí đơn giản với các kệ sách đặt gần chỗ ngồi của khách, vài cuốn sách đặt bên thành cửa sổ tạo cho quán nét đặc trưng riêng. Trong quán, ai cũng trầm tư lặng lẽ, khách chăm chú đọc sách, nhân viên đi lại nhẹ nhàng và nhạc nền dịu nhẹ trong một không gian không khói thuốc.
Trước kia, Nam cứ nghĩ cà phê sách chỉ hợp với dân “mọt sách” nhưng nay anh chàng phải bỏ ngay suy nghĩ ấy. Theo Nam, vẻ yên tĩnh nơi cà phê sách không ngột ngạt như thư viện mà tạo cho mọi người cảm giác rất thoải mái. Sự yên tĩnh này kết hợp với những cuốn sách hay, những thức uống ngon giúp cho khách có một không gian đọc đúng nghĩa.
Một góc nhỏ trong quán cà phê sách PNC ở quận 1. Ảnh: Phú Sơn
Một góc nhỏ trong quán cà phê sách PNC ở quận 1. Ảnh: Phú Sơn
Nam đã ngồi lì trong quán đọc hết cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” và nhận thấy khó cưỡng lại được sức hấp dẫn từ nơi này. “Nơi đây kích thích ta tìm về với văn hóa đọc vốn tưởng đã lãng quên”, Nam chia sẻ. Khi ra về, Nam tự nhủ sẽ còn tới nơi này nữa để cảm nhận rõ hơn nhiều điều hấp dẫn khác.
Thời đại công nghệ bùng nổ với nhịp sống hối hả khiến nhiều người xa dần với việc đọc sách. Đó là hệ quả tất yếu vì bên cạnh văn hóa đọc, còn có văn hóa nghe -nhìn lấn át. Không chỉ ít đọc sách, nhiều người mà nhất là giới trẻ còn không thiết tha với sách văn học, hay chạy theo những thể loại sách mang nặng tính giải trí.
Vì thế sự ra đời của những quán cà phê sách đã mở ra thêm sự lựa chọn cho mọi người. Xu hướng tìm về cái hay, cái đẹp qua việc đọc sách trong một không gian tách biệt đã dần hình thành. Tại Sài Gòn, sẽ không khó để kiếm được những quán đang nổi hiện nay như Ciao - Book Cafe trên đường Ngô Đức Kế, quận 1; hệ thống cà phê sách của PNC (Phương Nam Corp) và các quán nhỏ lẻ khác len lỏi khắp nơi…
Không chỉ đọc sách, khách đến đây còn có thể thư giản thoải mái. Ảnh: Phú Sơn
Không chỉ đọc sách, khách đến đây còn có thể thư giản thoải mái trong một không gian yên tĩnh. Ảnh: Phú Sơn
Thanh Tâm, sinh viên ĐH Mở TP HCM, đến cà phê sách để có thể thư giãn và đọc sách mải miết sau thời gian học tập. Đối với Tâm, tìm được nơi để đọc sách thoải mái mà không bị quấy nhiễu vốn không phải dễ. Đến thư viện làm thẻ, mượn sách đã mất khối thời gian nhưng chưa chắc kiếm được những cuốn đang “hot” trên thị trường.
Giải pháp tối ưu của cô nàng là đi vào cà phê sách, vừa đơn giản lại tiện lợi. “Nhiều lúc mình chỉ còn 20.000 đồng cũng đủ kêu ly cà phê đá và tha hồ đọc sách, quá tuyệt vời”, Tâm hào hứng nói.
Không chỉ có giới trẻ, các quán cà phê dạng này còn thu hút nhiều nhân viên văn phòng, cán bộ công chức. Anh Công Bình, một giáo viên cho biết mình hay dành buổi sáng chủ nhật để đến với cà phê sách. "Ở đây tạo cho mình cảm giác thanh thản giúp nội dung sách dễ 'đi' vào đầu hơn". Bằng chứng là anh vừa đọc xong cuốn Đắc nhân tâm, một cuốn sách khá dày và cần sự thẩm thấu lâu dài, sau vài lần đến đây.
Ngoài đọc sách, cũng có người đến quán cốt yếu tìm chút tĩnh lặng trong cuộc sống. Anh Nguyễn Thắng, nhân viên kinh doanh thỉnh thoảng đến quán cũng đọc vài cuốn sách nhưng phần lớn anh dành thời gian ngồi “đồng” mong tìm chút yên tĩnh. Anh cho biết khi ngồi trong quán nhìn ra ngoài mới thấy thật tự tại, không phải lo toan chuyện cơm, áo, gạo, tiền như mọi ngày. “Một chút bình yên giúp ta refresh lại mình để cảm nhận cuộc sống này tốt hơn”, anh tâm sự.
Phú Sơn
Blog EntryAug 15, '09 5:24 PM
for everyone
SGTT - Là một trong những tiệm phở nổi tiếng trước năm 1975 cùng với phở Minh, phở Quyền, phở Bà Dậu, phở Tàu Bay nằm ở đường Lý Thái Tổ, quận 10…
Khách ăn phở Tàu Bay hiện nay đã có thể yêu cầu các loại rau và tương
Nhắc lại phở Tàu Bay, bởi ở thời mà tiếng tăm còn lừng lẫy, tô phở ở đây không rau thơm, không giá, không tương, không chanh. Điều mà người Sài Gòn thích ăn phở khi vào đây lần đầu đều bất ngờ vì vốn dĩ phở bán ở Sài Gòn luôn có húng quế, ngò gai, tương đen, tương ớt. Chưa kể, ở đây còn có tô phở đặc biệt gọi là “tô xe lửa” to nhất so với những tô phở ở các quán phở đang có ở Sài Gòn.
Lúc ấy, khách mới đến ban đầu đòi, rồi sau đó xin rau, xin tương… nhưng chủ quán kiên quyết không chiều và chỉ vào chai giấm trong vắt trên bàn. Khách cứ càm ràm vì thiếu rau, thiếu tương, thiếu đủ thứ… vậy mà lần sau những vị khách đó lại đến nữa bởi trót phải lòng cái nước dùng vàng mơ trong vắt, ngọt đậm, thoang thoảng mùi thơm phở Bắc.
Sau năm 1975, tô phở Tàu Bay chỉ giữ được khẩu vị cũ một thời gian. Sau đó bắt đầu thêm rau, giá, tương đen như bất kỳ quán phở nào khác ở Sài Gòn. Và hương vị phở Tàu Bay ở đây như nhiều khách quen nhận xét: đã dần phai nhạt. Rồi, theo sau hương vị thay đổi là cung cách phục vụ cũng thay đổi. Người phục vụ không còn niềm nở với khách như ngày nào.
Vài năm trở lại đây phở Tàu Bay có sự thay đổi. Bảng hiệu được vẽ mới quảng bá năm mở cửa tiệm là năm 1954, đồng thời bên dưới được viết thêm hàng chữ “phở Tàu Bay không chi nhánh”. Phục vụ khá tốt. Nhiều người trước mê phở Tàu Bay nay quay lại có nhận xét: mùi vị phở khá hơn, đã thấy lại hương vị cũ. Một tô phở bình thường giá 25.000đ, xem ra khá mềm và hơi nhiều so với người có sức ăn trung bình. Còn “tô xe lửa” giá 35.000đ nhưng vẫn nhiều người ăn.
Tuy nhiên, phở Tàu Bay bây giờ có chút gì đó làm một số dân nghiền phở buồn lòng, vì phở được đựng bằng tô nhựa melamine. Phở là món ăn thật nóng, khi gặp nhựa, thì hỡi ôi!
bài và ảnh Quang Tâm
Blog EntryAug 1, '09 7:07 PM
for everyone
SGTT - Có những nơi bán món ăn ngon hay những quán ăn độc đáo giống những ẩn sĩ thường ở ẩn trong một con hẻm nào đó giữa lòng thành phố ồn ào, náo nhiệt. Truyền Ký, một quán ăn chuyên về gà hấp muối ở quận 11 cũng trong trường hợp này. Muốn tìm ra quán phải đi hết đường Đào Duy Từ băng ngang đường Lý Thường Kiệt để tới một hẻm nhỏ xíu chỉ vừa đúng một chiếc xe máy đi qua
Cháu nội ông Truyền đang làm món gà hấp muối
Truyền Ký đã bước vào tuổi 60, bao nhiêu năm qua quán vẫn ở chỗ ấy. Khung cảnh cũng không thay đổi gì nhiều, cái bảng hiệu nhỏ vẫn còn y trên vách nhà bên cạnh, tầng gác gỗ ọp ẹp trên cùng để dự phòng lúc đông khách vẫn chưa được thay mới. Chỉ có mấy cái bàn gỗ được thay bằng bàn xếp mặt inox. Vì thời gian nên người tiếp khách, phục vụ, nấu bếp của quán không còn là người xưa nữa. Tuy nhiên đối với khách biết quán từ lâu, thì nhân sự mới của quán không xa lạ gì, chính là thế hệ thứ ba trong gia đình. Theo Huỳnh Nhật Tài, cháu nội ông Huỳnh Hữu Truyền: lúc đầu ông Truyền bán món ăn trên xe đẩy, đến năm 1950 mới bắt đầu mở được quán và con cháu gìn giữ đến bây giờ.
Với món gà hấp muối, thú linh chiên giòn, đậu hũ dồn thịt…, vì lý do nào đó khách nhiều năm không có dịp đến ăn, nhưng khi được nếm trở lại sẽ thấy khẩu vị vẫn giữ nguyên như ngày nào. Chăm chút và tuân thủ từng chút trong cách chọn nguyên liệu, sử dụng gia vị, nấu nướng chính là bí quyết thành công của Truyền Ký.
Ở đây, để làm gà hấp muối phải chọn gà ta từ 1,1 – 1,2 kg/con. Gà cỡ này vừa ngọt thịt, ngon da và khi được hấp vừa đúng lửa, thịt vừa chín tới, da căng mọng, tuyệt đối không dùng bất cứ loại màu nào để làm đẹp da gà. Khi khách gọi, gà được xé ra như xé phay, trộn với muối, tiêu và gia vị. Ăn gà hấp muối phải có thêm một dĩa muối tiêu pha với mỡ gà vàng ánh thì mới ra đúng gu Truyền Ký, không lẫn với bất kỳ món gà hấp muối của nơi nào khác.
Làm món thú linh chiên giòn phải mất khoảng bốn tiếng đồng hồ. Sau khi ướp gia vị, thú linh được treo trong gian bếp, nhờ gió và hơi nóng mà ráo dần khi chiên sẽ giòn và thấm gia vị. Thú linh chiên giòn chấm với mật ong, bởi vị béo của thú linh hợp với mật ong ngọt lịm. Còn món đậu hũ dồn thịt thì mấy mươi năm qua, đậu hũ được đặt theo yêu cầu của quán chỉ với một nhà sản xuất nên chất lượng luôn ổn định. Đậu hũ vẫn giữ độ mềm mại nhưng không bở, nước xốt sánh màu nâu thơm lừng giúp đậu hũ thêm phần đậm đà hấp dẫn.
Một quán ăn không thay đổi chỗ, không thay đổi khẩu vị, hết thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục theo nghề đã làm nên một Truyền Ký có tính cách riêng.
bài và ảnh Quang Tâm
Blog EntryJul 31, '09 6:02 PM
for everyone
SGTT - Nếu tôm khô, khô mực, khô cá thiều được coi là loại khô cao cấp, ngon hơn mấy loại khác, thuộc hàng quý tộc, hình như dân sành khô, đôi khi lại thích lai rai bằng khô cá biển, mà phải là những loại cá bình dân, mặc dầu mùi khô hơi nặng, đó là khô cá đuối, cá hố, cá đường, cá khoai…
Ở Sài Gòn có một khu với hàng chục quán chuyên món khô nằm trên đường nhánh Phạm Văn Hai. Ở đây quán bán khô là chính, còn nghêu sò lại là món phụ. Cứ xế chiều là những hàng quán bắt đầu bày đủ thứ khô, hàng chồng khô cá bống, cá đỏng, cá thiều ướp gia vị chen với những khô đuối, khô khoai, khô cá chỉ vàng, những con khô mực trắng phau thì xếp lớp trên giàn như mời mọc.
Theo anh Hiền chủ quán Hải Hiền là người có thâm niên bán khô trên 20 năm qua thì khô coi tưởng dễ vậy mà cũng lắm chuyện phức tạp. Đầu tiên là khô phải chọn loại một, sau khi mang về phân loại, cho vào bao bì gói thật kỹ, dứt khoát không để hơi nước lọt vào, rồi cho vào tủ đông để trữ. Khô gói không kín chỉ cần ba ngày là giảm chất lượng ngay. Khó chịu nhất là khô mực, chỉ cần để từ 5 giờ chiều tới 10 giờ đêm là đã thấy khác, hôm nào trời khô hanh hay nhiều gió sẽ làm khô mất nước nhanh.
Khô ở đây được chế biến theo hai cách chiên và nướng tuỳ loại khô và theo sở thích của khách. Khô cá chỉ vàng, cá đuối và mực vừa có thể chiên lẫn nướng, còn các loại khác thì nướng ngon hơn. Riêng việc nướng khô cũng đòi hỏi tay nghề, nướng sơ sẩy thiếu lửa hay quá lửa một chút thì sẽ bị chê ngay vì khách đã chịu khó đến quán để nhắm khô thì hầu hết là dân sành. Khô chỉ ngon khi được nướng bằng lửa than, người thích ăn khô xé thì chỉ nướng khô vừa chín tới, miếng khô phải còn dẻo mà dậy mùi. Còn khô qua bàn ép thì phải nướng hơi già lửa một tí, sau khi ép khô tơi ra vàng ươm thơm lựng. Khô đuối, khô đường thì phải nướng già lửa vì khô dày, cứng, chưa kể nhờ lửa mà mùi khai còn trong miếng khô bay biến đi để còn lại cái hơi thoang thoảng đặc trưng.
Khô ngon thường hơi nhạt do vậy nước chấm là phần bổ khuyết cho khô trở nên đậm đà; khô mực, khô thiều, khô cá chỉ vàng, khô bống… chấm tương ớt là hợp hơn cả. Nhưng tương ớt phải được pha chế riêng. Tương phải có thêm gia vị đủ độ mặn, ngọt, vị béo, mùi thơm. Chấm miếng khô ngập trong tương ớt mùi thơm đặc trưng, vị ngọt của khô được đẩy lên đúng mức.
Riêng đối với khô cá khoai nhân nhẩn đắng hay khô cá đường, cá đuối thì cái mùi “nặng” của nó lại là đặc trưng không thể thiếu. Khô cá khoai, cá đuối, cá đường phải chuyên trị bằng chén nước mắm đỏ nâu, sánh đặc bởi cơm me chín nở xốp sau khi ngấu đều với nước mắm, giằm thêm mấy trái ớt hiểm hoặc nước mắm xoài bằm sợi mới đúng sách.
Quang Tâm
Blog EntryJul 27, '09 7:08 PM
for everyone
Con đường chỉ dài khoảng 200m mà đã có gần hai mươi quán bún mắm. Không biết có phải vì người bán và người ăn đa số là người gốc miền Tây nên bún mắm trở thành món “đinh” ở con đường Nguyễn Nhữ Lãm, phường 18, quận Tân Phú
Và có lẽ vì cạnh tranh hay muốn giới thiệu đặc sản quê nhà mà bảng hiệu của mỗi quán đều giới thiệu cả tên địa phương như bún mắm Bạc Liêu, bún mắm Sóc Trăng, bún mắm Cần Thơ…
Nhưng, điều đặc biệt của những quán bún mắm ở đây là giữ được hương vị đậm đà và tô bún luôn có đủ các loại rau miệt đồng với bắp chuối, rau đắng, kèo nèo, bông súng… Giá bình dân, nhưng tô bún mắm ở đây có vẻ phong phú hơn nhiều nơi khác qua những con tôm, miếng mực, chả cá, miếng thịt heo quay…
Ở phố bún mắm này không chỉ có bún mắm. Không một mặt bằng nào bỏ trống là nhận xét đầu tiên của khách khi bước chân qua con đường này. Ngoài cái tên con đường bún mắm, những người quen đến ăn ở đây còn gọi nơi đây là phố ẩm thực hợp tác.
Gọi là phố ẩm thực hợp tác bởi những hàng quán buôn bán ở đây từ đầu đến cuối đường đều biết nhau. Gần như có một quy luật bất thành văn là mọi người cùng hợp tác trong việc buôn bán. Khách ngồi ở một quán nhưng có thể gọi món ăn các hàng khác một cách thoải mái không phân biệt khoảng cách. Khi có ùn tắc ở đâu thì nhóm hàng quán ở đoạn đó phải tự sắp xếp giải toả nhanh, luôn giữ cho con đường đi lại dễ dàng. Vệ sinh môi trường cũng là một trong những điều kiện bắt buộc các cửa hàng cùng nhau gìn giữ...Nhưng quan trọng hàng đầu chính là sự hoà đồng tương trợ nhau mang tính cách chòm xóm láng giềng trong sinh hoạt của người Nam bộ được thể hiện khá rõ nét trong cung cách làm ăn ở phố. Chi, người miền Tây thuê nhà mở quán bán bún mắm cho biết lúc vừa đến còn lạ chỗ lúng túng, bà con chung quanh thấy quán của chị thiếu đủ thứ, áp nhau phụ giúp từ công đến của, vậy mà thấm thoát đã gần mười năm.
Phố hợp tác ẩm thực Nguyễn Nhữ Lãm hình thành khá sớm từ năm 2000. Theo Thông chủ quán bún, bánh canh Thuý Vy là người cư ngụ tại đây từ lâu. Ban đầu chỉ có vài hàng ăn mở cửa bán từ đầu đường Nguyễn Nhữ Lãm phía đường Nguyễn Sơn. Nhờ ở cạnh chợ phường 18 nên khách đi chợ tiện ghé ăn hoặc chờ người nhà vào chợ. Từ từ thấy bán được bà con bắt đầu mở quán bán tiếp và chỉ trong vòng hai năm hàng quán đã ken kín con đường.
Khách hàng của phố ẩm thực ngoài công nhân viên chức, cư dân quanh vùng thì người từ Bình Chánh, quận 12, Lái Thiêu… dịp hội hè đến công viên Đầm Sen thế nào cũng có nhiều người ghé qua phố ẩm thực để thưởng thức những món ăn khoái khẩu. Món ăn thức uống ở phố ẩm thực không thiếu thứ gì từ món chay, mặn đến ăn chơi, ăn no, chè cháo, tráng miệng, giải khát… Ngoài bún mắm, ở đây còn có đủ món ăn Âu Hoa Ấn Việt như hủ tiếu, mì Tàu, mì Quảng, mì Ý, bò bíttết, phở, bánh cuốn, cơm tấm, cơm gà, cháo gà, cháo vịt, càri dê, càri gà… Đa số những món ăn buổi tối có giá trung bình từ 15.000 – 17.000đ/phần, buổi sáng có giá 12.000 – 15.000đ/phần.
bài và ảnh Quang Tâm

Blog EntryJul 25, '09 7:53 PM
for everyone
Càri đã được Việt hoá từ rất lâu, đến độ nó được coi là món chính trong các đám tiệc từ thành thị đến thôn quê. Cà ri được người Nam bộ nấu bằng đủ thứ thịt gà, vịt, dê, bò, tôm, cua… và cả với rau củ để làm món chay. Còn càri Ấn Độ đơn giản hơn và hàng quán thường chỉ thấy trương bảng bán càri dê
Càri cá
Thật ra món càri Ấn cũng cực kỳ phức tạp, không kém sự đa dạng của đất nước Ấn Độ với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Có dịp đến quán ăn Ấn Độ bên trong thánh đường Masjid Musulman, 66 Đông Du, quận 1 (do người Ấn theo đạo Hồi tại Sài Gòn xây dựng vào năm 1935), bạn sẽ có cái nhìn khác về càri. Quán được ông Abdulragiac người Ấn theo đạo Hồi mở vào năm 1978. Nối nghiệp cha, ba người con là các ông Thành, Hải và Triệu vừa quản lý vừa trực tiếp nấu.
Theo ông Hải, người Ấn đạo Hồi miền Bắc đã có cách nấu càri khác người Ấn theo đạo Hồi ở miền Nam. Người Ấn theo đạo Bà La Môn lại nấu khác, còn người theo đạo Phật thiên về rau củ, rồi còn những đạo khác… cũng nhiều kiểu nấu càri chẳng thua gì ngôn ngữ của Ấn Độ. Tuy nhiên có thể tạm nói về món càri như sau. Càri là gia vị chính cho món ăn quan trọng hàng đầu của người Ấn là món càri. Gia vị càri là hỗn hợp của ớt, gừng, tỏi, cà chua, củ hành, hạt điều, sữa tươi và những gia vị đặc biệt của Ấn Độ là bột càri, siron, cadu, huỳnh tiêu… tỷ lệ các món này có thể thay đổi tuỳ theo nguyên liệu chính là cừu, dê hay gà, cá…
Món càri Ấn của người theo đạo Hồi có hai loại chính là càri trắng còn có tên là Corona và càri đỏ là càri thường thấy. Càri trắng có nhiều rau củ hơn như khoai tây, đậu và lưu ý là gia vị và rau củ phải chọn những món không có màu đỏ như ớt xanh, cà chua còn xanh… để khi nấu càri có màu trắng. Những người ăn kiêng thì có càri rau củ như càri đậu bắp, càri khoai tây. Thịt dùng để nấu càri rất đa dạng, gồm gà, vịt, chim, ngỗng, cừu, dê, bò, cá chim, cá thu, cá mú, tôm, cua, mực… Trung bình càri gà, cá của quán là 50.000 – 55.000đ/phần, càri dê 70.000đ/phần, các món khác theo thời giá.
Ăn kèm với cà ri có bánh Parata và Sappati. Parata được làm bằng bột mì nhồi với sữa và muối ủ khoảng một tiếng, sau đó mang nướng, bánh chín có vị ngọt tinh bột và thơm mùi sữa ăn với càri cay ngon lạ. Còn bánh Sappati thì mỏng như bánh tráng chiên của Việt Nam, nhỏ cỡ miệng chén. Nếu ăn với cơm thì có cơm trắng và cơm nị. Cơm nị được nấu bằng sữa, hạt điều, nho khô, cà rốt, đậu que, bơ, củ hành, lá dứa…
Càri là món ăn cay, nhưng có nơi lạm dụng cay của ớt đến mức vừa nếm miếng càri vào miệng tức khắc bị vị cay áp đến bỏng lưỡi, xé miệng. Cay kiểu này nhằm che giấu khuyết điểm như nguyên liệu không tươi, chế biến không kỹ, khoả lấp sự tinh tế trong cách phối gia vị. Cay của càri đủ làm người ăn vừa hơi nóng người, hít hà một cách sảng khoái. Trong vị cay phải có hương thơm, vị nồng, tính ấm của các gia vị khác và phải giúp cho thịt, cá mất mùi tanh mà vẫn giữ hương vị đặc trưng, đậm đà, thơm ngon.
Điểm thu hút dân mê càri ở Sài Gòn là ở đây có nhiều món càri khác nhau. Gia vị được đầu bếp làm thủ công cà nhuyễn trên cối đá nên có mùi thơm sắc, nấu tới đâu thì chế biến gia vị vừa đủ tới đó. Khẩu vị được gia giảm theo gu của từng món càri. Nhờ vậy mà quán bình dân nhưng lúc nào cũng đông khách Việt lẫn ngoại quốc.
bài và ảnh Quang Tâm
Sài Gòn dạo này trời trở lạnh, những cơn mưa rào bất chợt đổ xuống miền đất này tạo nên một khí trời mát lạnh, dễ chịu. Sẽ thật tuyệt vời khi được thưởng thức những trái bắp nướng mỡ hành thơm phức, nóng hổi trong đêm mưa rào rả rích, lành lạnh. 
Khi trời Sài Gòn vừa nhá nhem tối cũng là lúc những “chiếc xe bắp nướng” ra quân. Dù trời có mưa gió, lúc nào cũng xuất hiện những chiếc xe bán bắp nướng dạo khắp Thành phố. Người bán bắp nướng không cần phải rao nhiều, vì mùi bắp nướng thơm phức đã thay họ làm điều đó rồi. Trên chiếc xe đẩy, chỉ cần một cái tủ lớn đựng những trái bắp trông thật bắt mắt, một cái bếp than lúc nào cũng cháy hừng hừng, và một ít phụ gia như nước mỡ hành, tiêu bột, ớt cay, tỏi, hành phi.. là đủ để mang lại cho khách hàng một món ăn dân dã, rẻ tiền mà lại rất thơm ngon, hấp dẫn. Bắp được nướng trên than hồng, lâu lâu lại có 1 hạt nổ tách tách nghe rất vui, sau khi bắp chín đều, người bán cẩn thận lấy chiếc đũa tre lụi vào cùi bắp làm cán cho khách ăn không bị nóng. Bắp nướng trét chút mỡ hành, lúc còn nóng, cạp từng hột, nhai từ từ, cái ngọt của bắp nếp hòa với cái béo của mỡ hành... 
 
alt
 
Những trái bắp nướng thơm phức dường như mang kí ức của chúng ta trở về với thời thơ ấu. Ngày ấy, mỗi khi trời trở lạnh, nhất là những đêm mưa rào, lũ trẻ con chúng tôi lại thích quây quần bên bếp lửa hồng và hái những trái bắp chắc nịch sau vườn vào nướng. Mỗi đứa tự tìm cho mình một cái cây dài rồi xiên vào phía sau trái bắp, sau đó gạt bớt lửa để lộ ra đám than hồng, rồi thì cũng nhau nướng bắp. Vừa nướng bắp, chúng tôi vừa cùng nhau trò chuyện, ca hát hay đơn giản là nghe bà kể những câu chuyện cổ tích. Khi bắp chin, chúng tôi làm một chén nước mắm với hành phi thơm phức, lấy vỏ bắp sạch chấm vào mắm rồi phết chúng lên trái bắp. Chu choa, cái cảm giác được ngửi thấy mùi thơm của bắp, hành phi, vị mặn mặn của mắm, cùng với khí trời lạnh lạnh thật khiến con người ta ngây ngất…. Ăn như vậy mới đúng là thưởng  thức chứ.
 
Bây giờ, vì phải lo toan bộn bề công việc, nên không có nhiều thời gian để thưởng thức và cảm nhận cái không khí ấm cúng đó nữa. Nhưng mỗi khi trời Sài Gòn trở lạnh,hay trong những đêm mưa rì rào, tôi lại thấy thèm món bắp nướng của ngày xưa. 
 
Trong những đêm mưa rả rich, gió lành lạnh, những trái bắp nướng dường như làm ấm lòng người chốn Sài Thành ồn ào, vội vã...
 
Monngonsaigon.com
___________________

Cách đây vài tháng chỉ cần 2000đ có thể mua trái bắp nướng thơm ngon, bây giờ giá 4000đ/trái mà người bán còn than là không có lời... vật giá leo thang từng ngày
Blog EntryJul 25, '09 12:58 PM
for everyone
SGTT - Hàu sữa chiên hầu như không thấy bán trong các nhà hàng. Ở Sài Gòn, hàu sữa chiên chỉ có vài điểm ở khu quận 5 và được bán trên xe đẩy giống như bột chiên. Chúng được dùng như món ăn chơi vào buổi tối
Xe hàu chiên đã mấy chục năm tồn tại ở Chợ Lớn. Ảnh: Lê Hồng Thái
Có hai xe bán hàu sữa chiên khá lâu năm, một ở góc đường Phùng Hưng – Hải Thượng Lãn Ông và một xe nữa ở cuối đường Nguyễn Chí Thanh. Xe hàu chiên Phùng Hưng vậy mà đã qua hai đời. Trước năm 1975 cứ tầm 6 giờ chiều trở đi dù nắng hay mưa, ngày nào người ta cũng thấy hai vợ chồng người Hoa lui cui dọn hàng, nổi lửa, chiên chiên, xào xào cho đến tận nửa đêm dưới ánh đèn đường nơi góc phố. Nhiều người sống gần đây sau mấy mươi năm định cư ở nước ngoài, về thăm gia đình, chiều tản bộ ra góc phố cũ tìm lại hương vị ngày xưa. Vẫn chiếc xe đẩy với đám bàn ghế xếp được bung dọc hàng hiên, cũng mùi hàu chiên và tiếng xèo xèo vui tai. Nhưng sau mấy cái chảo là hai thanh niên xấp xỉ hai lăm, hai bảy tuổi nhanh nhẹn chiên những mẻ hàu thơm phức. Đó là những người nối nghiệp cho cái quán ven đường quen thuộc vốn là một điểm dừng chân của dân mê sưu tầm món ăn lạ ở Sài Gòn. Hàu (lớn) chiên khác với hàu sữa chiên ở khẩu vị lẫn cách chế biến, hàu lớn sẽ được nhúng bột từng con và chiên riêng lẻ. Còn hàu sữa chiên mỗi lần chiên là một mẻ lưng chừng chén ăn cơm. Hàu đã được chuẩn bị trước, cho vào một cái tô nhỏ có sẵn hai cái trứng gà.
Với chiếc chảo luôn nóng có sẵn chút mỡ trước mặt, người chiên dùng cái vá múc bột pha sẵn với nước, bằng một động tác chuyên nghiệp như múa, anh ta vẩy từng chút bột xuống mặt chảo thành một cái rế bột. Độ mươi giây, bột đã thành hình, lúc này hàu được đánh lên cùng trứng và hành lá cắt nhỏ đổ lên mặt rế. Nhờ rế bột làm nền mà những con hàu sữa rời rạc liên kết nhau thành mảng. Trở hàu cho vàng đều, dùng xẻng xắn thành những miếng lớn độ ba ngón tay, cho hàu ra dĩa có sẵn cải sà lách, thế là hoàn tất dĩa hàu sữa chiên.
Dĩa hàu vàng rộm điểm đôi ba chỗ cháy sém càng tăng phần hấp dẫn. Nước chấm ăn với hàu sữa chiên phải là nước mắm pha. Xe hàu sữa chiên không tên bao năm qua vẫn ở chỗ cũ, hương vị không thay đổi dù hai vợ chồng người Hoa già đã chuyển nghề cho con.
Quang Tâm
Blog EntryJul 25, '09 12:15 AM
for everyone
SGTT - Cách nhau chừng vài chục mét, chỉ cần một tiếng gọi: “Năm” và ra tín hiệu – sờ tóc trên đầu, chân đá vào khoảng không một cái; vậy là chị Năm mang sang ly cà phê đá. Lúc khác, “Năm”, tay sờ vú, chân đá; vài phút sau chị mang đến cà phê sữa đá
Địa bàn hoạt động của chị Năm trong khoảng 150m trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, phục vụ cà phê, nước giải khát suốt ngày cho nhiều đối tượng, từ tài xế taxi, khách vãng lai... cho đến công nhân viên chức. Bởi con đường này tuy ngắn, dài chưa đến một cây số nhưng năng động, có cây xăng toạ lạc nên cũng là nơi giao ca của các anh tài taxi; có hàng loạt khách sạn, giá tương đối vừa phải nên khách đến “trụ trì” cũng đông; rồi nào công ty, công sở... mà con đường nhộn nhịp suốt đêm ngày.
Giao tiếp bằng tín hiệu không phải mới, đã có từ thời cổ xưa – từng ra những ký hiệu đục trên đá trong hang động. Cho đến khi con người có chữ viết mà ở cách xa nhau thì đánh tín hiệu moóc (morse) – tít te; xêmapho (sémaphore) – đánh bằng hai cây cờ cầm tay. Còn “tín hiệu” kêu cà phê này xuất phát từ khi ông chủ khách sạn S. không cho bảo vệ gọi ơi ới ngoài đường, “gây ồn ào và làm phiền khách ở”, Kiệt bảo vệ khách sạn kể vậy. Hỏi chị Năm, ai là người sáng tác ra kiểu chỉ chỏ đó, chị Năm trỏ Kiệt nói “cậu này”. Kiệt hàn huyên, thực ra chị Năm cũng hơi nặng tai mà “sếp” thì không muốn ồn ào nên “làm vậy cho chắc” và dần dần thì mọi người quanh đây đều quen.
Đã chừng 15 năm qua chị Năm sinh sống cùng gia đình bằng nghề này với người chồng phụ việc nặng cho chị. Anh Công cũng nghề bảo vệ cho biết, “cà phê đá đấm” đó xuất hiện quãng chừng sáu năm nay, cà phê thì ra hiệu được, uống nóng thì đừng có... đá chỉ sờ thôi; còn “khách nhờ gọi chanh muối, nước ngọt...thì chịu, phải cuốc bộ”. Ngần ấy năm có khi nào chị làm nhầm?, tôi hỏi. “Chưa bao giờ, vì mình không nghe nên phải ngó kỹ lắm”, chị Năm khẳng định vậy.
Gần cả tháng nay, ông Nguyễn Hoàng – Việt kiều bang Texas, Mỹ về Việt Nam chơi, thuê phòng ở tại khu vực này. Cứ sáng ra, ông ngồi dưới gốc cây vỉa hè uống cà phê chị Năm để “mua” được những trận cười no say. Ông Hoàng khà khà nói, “vụ này ở Mỹ không có đâu, về bên đó tôi chỉ cho bà xã chiêu sờ, chiêu đá này để bớt nói với bả đi!”
Phố xá đang “thừa” tiếng ồn, tiếng còi inh ỏi đến đinh tai nhức óc thì “tín hiệu cà phê” đó xem ra thật dễ thương.
Cà phê sữa: tay sờ vú tay kia ra dấu số lượng
Một cà phê đá: đưa một ngón tay, chân kia đá ra hiệu
Chị Năm đang “giải mã” ký hiệu của khách
 
Nguyễn Tâm
____________

Muốn kêu chanh muối thì kiếm trên người có cái gì bằng trái chanh muối sờ vào là xong, hehe... đi bộ chi cho mệt!
Blog EntryJul 24, '09 7:05 PM
for everyone
Quầy pha chế cà phê của “quán di sản Sài Gòn”
SGTT - Sinh thời, nhà văn Sơn Nam mà chúng tôi vẫn gọi thân mật là “Ông già Nam bộ”, thường nói chuyện về Sài Gòn thuở xưa
Tại một quán cà phê nhỏ ở đường Nguyễn Huệ, ông nói về cây cối ở đường phố Sài Gòn: “Hồi đó trong cái bồn dài suốt đại lộ Nguyễn Huệ chia hai lối xe cộ qua lại, trồng một hàng cây thông rất đẹp, thứ thông gốc từ Ý Đại Lợi. Sau đó tự nhiên thông khô héo, chết hết... Có người biểu do bị ảnh hưởng thuốc khai quang từ vùng Cần Giờ, gió thổi vô làm chết. Nhưng khó tin, sao chỉ có hàng cây thông này bị ảnh hưởng mà chết?... Ở vùng Phú Thọ trường đua (quận 11) có những hàng cây caroubier, tiếng dân dã kêu là cây “dái ngựa”. Một số cây dái ngựa còn sót lại bây giờ, thiệt là quý, một trong những di sản của Sài Gòn…”
Mới đây, chúng tôi chú ý một cái quán ám khói ở số 519 đường Âu Cơ, quận Tân Phú, chợt nhớ “Ông già Nam bộ”. Đây chính là cái quán cà phê bình dân điển hình của Sài Gòn ngày trước mà ông đã từng nói. “Ông già Nam bộ” quen biết chủ quán từ những năm 1960, khi đó vùng này còn hoang sơ, cái quán lập nên trên con đường Âu Cơ còn như một con đường làng quê. Chúng tôi kêu ly cà phê nóng, được mang ra một ly rất nhỏ, hệt ly “xây chừng” trong “tiệm cà phê các chú” của người Hoa. Có cái dĩa sành dưới cái ly, nếu vội thì đổ cà phê ra dĩa cho mau bớt nóng để uống. Quán mở ra hai phía. Nơi pha chế cà phê ở khoảng giữa quán, sát phía cửa hông, nhìn ra con hẻm. Một bệ xây thấp, trên đó pha chế cà phê vợt, cũng gọi là cà phê bít-tất, cà phê vớ. Cái bàn phía sau bệ xây, để một dãy ly cao thấp, toàn là loại ly thuỷ tinh nội địa. Gần đó là quầy tính tiền. Khoảng tường sát quầy tính tiền, ghi tên và số tiền người uống thiếu, tức uống “ghi sổ”. Mặt bàn gỗ bọc nhôm, ten lên đen sì. Những chiếc ghế đẩu (không có tựa lưng), gỗ chắc nịch, lên nước màu nâu sẫm bóng ngời, loại ghế này bây giờ ít thấy. Trần nhà bằng nhựa lâu năm, điểm khói bụi từng chấm chi chít như nền một bức tranh của danh hoạ Seurat, với thủ pháp “điểm hoạ”. Chủ quán qua đời đã vài năm, hai cô con gái luân phiên đứng quán 24/24 giờ. Quán luôn đông khách, những ông già, người lao động nghèo, rảnh rỗi ngồi uống cà phê với giá rẻ mạt lại có nơi ngồi lâu để chuyện trò vui vẻ, vừa thưởng thức “cà phê bít-tất” vừa góp phần vào hoạt cảnh sống động của thành phố. Nhìn qua cửa hông, những chiếc vợt chế cà phê phơi treo trên tấm rào sắt nhà đầu ngõ, cũng là căn nhà của gia đình chủ quán. Liền nhớ không khí “tiệm cà phê các chú” của người Hoa ở Sài Gòn. Nhà văn Bình Nguyên Lộc ưa cả sự dơ bẩn trên vách tường, bảo đó là một đặc tính không thể thiếu của tiệm-cà-phê-các-chú, tương tự cái trần ám khói của quán cà phê vợt này. “Ông già Nam bộ” cũng ưa tiệm cà-phê-các-chú, và ông nói Sài Gòn vẫn có nhiều tiệm-cà-phê-các-chú, còn quán cà phê vợt ở đường Âu Cơ, nay mặc nhiên thuộc loại “di sản” hiếm quý, dân Sài Gòn nên bảo tồn.
Nguyễn Đạt
Blog EntryJun 20, '09 1:25 AM
for everyone
SGTT - Phá lấu, một món ăn có sức cuốn hút đến kỳ lạ không chỉ đối với học trò nhỏ mà cả giới sinh viên, công chức. Đúng gu của dân ăn vặt phải là phá lấu lòng bò
Ngược dòng thời gian những năm 70 thế kỷ trước. Nam nữ thanh niên chiều cuối tuần, dung dăng dung dẻ dạo phố Sài Gòn thế nào cũng ghé góc đường Pasteur – Lê Lợi dừng xe uống ly nước mía. Trước tiệm nước luôn có mấy mâm phá lấu lòng heo, lòng gà, lòng vịt. Mỗi miếng lòng riêng lẻ được ghim sẵn một cây tăm, ăn bao nhiêu đếm tăm tính tiền bấy nhiêu. Ăn phá lấu kiểu này là ăn kiểng, ăn làm duyên. Còn phá lấu heo thì được bán theo với vịt quay, heo quay và thường được mua về nhà.
Phá lấu, một món ăn có sức cuốn hút đến kỳ lạ không chỉ đối với học trò nhỏ mà cả giới sinh viên, bằng chứng là trước cổng trường, từ tiểu học cho đến đại học, cũng có một chiếc xe bán phá lấu. Đúng gu của dân ăn vặt phải là phá lấu lòng bò.
Ngoài những xe phá lấu bán trước cổng trường, những hàng quán bán phá lấu được biết tiếng ở Sài Gòn lại không nhiều. Điểm qua thấy có khu đường Hoàng Sa, dưới chân cầu Thị Nghè, quận 1 có ba xe bán. Thêm một quán phá lấu quận 4 trên đường Tôn Đản và một quán ở quận 5 trên đường Phan Văn Trị gần cổng trường Ba Đình.
Món phá lấu lòng bò xuất hiện trên dưới chục năm trở lại đây, không biết có phải ban đầu người ta làm phá lấu bằng lòng bò vì nó rẻ, dễ bán cho học trò ít tiền. Cho đến bây giờ phá lấu lòng bò đã trở thành món ăn có gu riêng không thể thay thế được. Bà Ngọc, chủ xe phá lấu cùng tên ở khu Hoàng Sa đã bán món ăn này mười năm qua cho biết. Hồi xưa lòng bò rẻ chưa đến một phần ba giá lòng heo, ít người cạnh tranh. Hiện nay giá lòng bò đâu thua gì lòng heo, thậm chí phổi bò còn đắt gấp rưỡi phổi heo, còn lá sách thì đã trở thành đặc sản của lẩu bò nên không ai dám làm phá lấu vì quá đắt. Làm phá lấu phải chọn phèo, tổ ong, trái khế, lá mía, thịt dày… và phải là “hàng nóng”. Chờ bò mới ra thịt từ hai giờ sáng, lấy lòng về làm ngay thì phá lấu mới ngon và kịp mềm. Còn hàng đông lạnh thì rẻ nhưng không thể nào có món phá lấu ngon được.
Chén phá lấu khìa với nước cốt dừa màu nâu cánh gián nóng hổi, được bưng ra bàn. Mùi nước dừa, mùi thịt thơm lạ lùng, ăn phá lấu chỉ cần một cây xiên tre cỏn con là đủ. Xiên miếng tổ ong đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua cay. Miếng lòng giòn sừn sựt nhai thiệt đã, chấm thêm miếng bánh mì, vị béo đậm của nước phá lấu thấm bánh mì như tiếp sức cho miếng lòng càng thấm thía. Chén phá lấu 7.000đ ăn còn thiếu, thêm ổ bánh mì 2.000đ vừa lưng lửng. Còn cánh đệ tử lưu linh đôi khi cũng ghé qua quán phá lấu mua về đổi món vừa cay vừa hấp dẫn lạ miệng mà giá lại mềm.
Nghe nói phá lấu lòng bò Sài Gòn đã ra đến Hà Nội và đang được chào đón khá nồng nhiệt.
bài và ảnh Quang Tâm
Blog EntryJun 16, '09 8:05 PM
for everyone
SGTT - Nói đến bột chiên người ta dễ hình dung một chiếc xe đẩy nhỏ với củi lửa mịt mù, tiếng xèo xèo réo liên tục. Một ông già Tàu hai tay thoăn thoắt đảo những miếng bột trắng cắt vuông quân cờ trên mặt chảo gang dẹt rộng đã lên nước đen nhánh bởi thời gian. Với cái hất xẻng điệu nghệ, những miếng bột chiên vàng rộm rời rạc đã được kết dính nhau bởi lớp trứng như bức tranh đầy màu sắc nằm gọn trên chiếc dĩa nhỏ. Thêm nhúm tỏi, hành lá xanh mướt cùng đám đu đủ bào phơn phớt vàng điểm trên mặt bột, vậy là bao nhiêu nước bọt cứ tự nhiên ứa ra trong miệng.
Bây giờ, ngoài những chiếc xe đẩy nhỏ ở rải rác các góc phố Sài Gòn, có những nơi bán bột chiên có thâm niên và trở nên nổi tiếng. Xe bột chiên ngã ba Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ, quận 1 là điểm sinh viên học sinh, công nhân viên chức hay ghé. Có lẽ ngoài cái món bột chiên với nước tương pha ngon, vừa miệng thì chỗ ngồi ở đây khá thoải mái để nhai, để tán gẫu và nhìn phố phường đông vui. Khu bột chiên Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 với năm, sáu xe theo khẩu vị người Hoa, bột chỉ hơi cứng một lớp bên ngoài, còn bên trong vẫn mềm. Khu đường Ba Tháng Hai, Hàn Hải Nguyên, quận 11, có trên chục xe; ngoài bột chiên, các quán ở đây khá chú trọng đến bánh hẹ và há cảo chiên. Đông đúc ồn ào nhất là khu bột chiên Võ Văn Tần, quận 3, cách đây vài năm khu này có gần 20 điểm bán bột chiên, nhưng hiện nay chỉ còn trụ lại năm, sáu hàng. Cũng thuộc khu này, trong con hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai đến Võ Văn Tần có hai cửa hàng bán bột chiên khá bề thế.
Theo Võ Thanh Hùng, chủ hàng bột chiên Vạn Thành, hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai đã có mưòi mấy năm nghề, thì bột chiên cũng như những món ăn khác, đòi hỏi tay nghề và sự chăm chút. Bột được các lò sản xuất ở chợ Xóm Củi, quận 8; đường Xóm Đất, quận 11; khu Đầm Sen, quận 11... Hầu hết các quầy bán bún ở các chợ lấy bột thường và bột khoai môn ở lò về bán từ 8.000 – 10.000đ/kg cho khách hoặc xe bột chiên. Bột phải được làm bằng gạo mới, sau khi ngâm, xay, khuấy, hấp chín thành bánh thì mặt bột phải mịn, còn đủ độ dẻo, có nơi pha thêm bột năng hoặc bột nếp, tuỳ bí quyết riêng để giữ độ dẻo cho bột. Tuy nhiên nếu pha nhiều bột khác, sau khi chiên để nguội bột chiên sẽ bị cứng, còn bột làm bằng gạo cũ thì chiên lên miếng bột bị đen. Sau bột, kỹ thuật chiên là khâu đòi hỏi tay nghề. Chảo chiên phải làm bằng gang dày rộng mặt, ở giữa mo cao để không đọng mỡ, lửa phải đủ lớn để bột mau vàng, một dĩa bột chiên trứng chỉ trên chảo ba, bốn mươi giây là cùng. Chiên bột thường thì lửa lớn hơn chiên bột khoai môn, bánh hẹ. Nhiều khách thắc mắc chiên bột ở nhà không ngon, vì bếp gas gia đình không phải là bếp “khè” và không có chảo gang nên độ nóng không đủ để làm vàng, nở miếng bột, thậm chí còn bị chai và ngậm mỡ.
bài và ảnh Quang Tâm

http://img452.imageshack.us/img452/1176/793tp.jpg
http://farm4.static.flickr.com/3200/2421957319_026d0eafdc_o.jpg
http://i224.photobucket.com/albums/dd152/thuusa/DSC04831.jpg
Blog EntryMay 1, '09 6:44 PM
for everyone
(TT&VH) - Đó không phải là vai diễn mới của nghệ sĩ Vương Cảnh mà là việc thật bởi anh vừa mở quán Bánh xèo Việt Nam tại 70/1B Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP.HCM, khai trương ngày 30/4/2009.
 
Vương Cảnh cho biết trong thời buổi sân khấu cải lương đang gặp khó khăn như hiện nay thì kinh doanh cũng là một cách xoay trở để người nghệ sĩ “kiếm vốn” mà tiếp tục theo đuổi đam mê nghệ thuật. Quán của anh chủ yếu phục vụ thực khách ba món: Bánh xèo thường, bánh xèo đặc biệt và bánh xèo chay. Trong tháng khai trương quán sẽ giảm giá 10%. Thời gian tới chắc hẳn Vương Cảnh sẽ rất bận rộn khi vừa phải lo việc kinh doanh vừa phải biểu diễn phục vụ khán giả. Vương Cảnh vừa có một vai diễn hay là anh nông dân khù khờ cà lăm Út Thừa trong vở cải lương Sau lũy tre làng ra mắt Sân khấu 179 Bình Thới và gần đây anh cũng cộng tác cùng đạo diễn Thành Bỉ trong vai trò biên tập cho chương trình Sân khấu cải lương và Tiếng tre xanh của Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.
 
Ngọc Tuyết
Blog EntryMay 1, '09 1:59 PM
for everyone
BÁNH CANH GIÒ HEO

Thái Sơn Quán

175 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. HCM




PHỞ TA

82 Nguyễn Du, Q.1, TP. HCM






BÁNH MÌ TA

259 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP. HCM

Gồm có các loại bánh như:




Bánh dầy



Bánh giò



Bánh mì thịt



CHÁO MỰC

Thái Sơn Quán

175 Đinh Tiên Hoàng, Q. 1, TP. HCM






BÚN THANG

Quán Thanh Thảo

129 Nguyễn Du, Q.1, TP. HCM








HỦ TIẾU NAM VANG

Trường nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố

153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM





PHỞ SỐT VANG

Phở Hoàng Tùng

205 Đinh Tiên Hoàng, Q. 1, TP. HCM





CHÁO CÁ, CHÁO LÒNG

Quán 119 Đinh Tiên Hoàng, Q. 1, TP. HCM









MÌ QUẢNG

Quán Chợ Đo Đo

10/14 Lương Hữu Khánh, Q. 1, TP. HCM





CƠM

Minh Đức

35-100 Tôn Thất Tùng -Q1-HCM






MÌ XÀO MỀM

Trên vỉa hè đường Trần Quang Khải, Q. 1, phía trước nhà số 180.





BÚN MỌC

Quán Chợ Đồng Xuân Hà Nội

3 Sông Đáy, Q. Tân Bình, TP. HCM





MÌ HOÀNH THÁNH

Phố ăn khuya trên đường Nguyễn Hữu Cầu, Q. 1 (bên hông chợ Tân Định).





BÚN BÒ HUẾ

22b Nguyễn Hữu Câù (Gần chợ Tân Định )







Phở Tân Định

32 Nguyễn Hữu Cầu, Q. 1, TP. HCM



Còn nhiều nữa.... mấy quán trên DCT cũng chỉ mới ghé vài nơi. Thường thì ăn đầu đường xó chợ cho nhanh. Ăn chỗ nào cũng như nhau thôi!

(st)
Blog EntryMay 1, '09 11:19 AM
for everyone
Quán xá luôn theo chân người nhập cư để làm dịu nỗi nhớ nhà. Người ta đến  quán quen thuộc để được nhớ lại khẩu vị đặc trưng của đất cát, ao hồ, đồng ruộng quê nhà
Tứ xứ quán quê
Thường, những quán chuyên bán món ăn của một vùng quê nào đó với vẻ bình dân, tự nhiên lại đông khách. Chẳng hạn quán Don – Ram trên đường Hồ Bá Kiện, quận 10, trông bình thường nhưng đông khách bởi cái tên lẫn món ăn của đất Quảng Ngãi. Quán Đo Đo trong con hẻm  đường Lương Hữu Khánh, quận 1 nhờ cái chỗ ngồi giản dị với mấy bộ bàn ghế tre đã giúp người ăn cảm được hồn của món ăn xứ Quảng.
Ăn bún cá Quy Nhơn cứ đến ngã ba đường Đồng Nai – Tô Hiến Thành, quận 10; từ ngoài nhìn vào đã thấy những bánh chả cá to ụ sau tủ kính. Đến quán Đạt – Phan Rang ở cuối đường Trương Định, quận 3 thì thấy ngay hai cái lò đất to tướng án ngữ phía trước lúc nào cũng cháy đỏ đang được bà bếp ngồi đổ bánh căn liền tay. Còn những quán bún chả Hà Nội ở rải rác trong thành phố thì có chiêu tiếp thị món ăn của mình bằng vỉ lò nướng chả, khói lửa mịt mù đẩy mùi thơm bay xa cả trăm mét. Còn khu Minh Phụng – Hậu Giang, quận 6 có đến năm, sáu quán bán bún mắm liền tù tì nhau bày những con tôm đỏ au, đám mực trắng muốt khoe sắc, mời mọc.
Nhạt nhoà hương quê
Tuy nhiên cũng vì phát huy thanh thế, thương hiệu mà nhiều món ăn hương đồng đã nhuốm màu đô thị. Đi ăn món Huế bây giờ, không còn hương vị thanh thoát nhẹ nhàng của món Huế khi bước vào chuỗi nhà hàng rặt một môtíp từ màu sắc của nội thất, của đồng phục để dễ nhận biết, để đừng trùng lắp với ai. Chính nó làm khách dễ nhàm chán.
Nhiều nơi, sự gần gũi, bình dị của dĩa cơm tấm, mâm bánh khọt, bánh xèo mộc mạc đã mất đi bởi những chương trình bán hàng được huấn luyện bài bản, tiếp khách bằng cái giọng thị trường được lập trình sẵn để vui lòng khách đến.
Rồi có khi cố chen nhau vào nhà hàng được bày giống với khung cảnh làng quê, háo hức xếp hàng đứng đợi cả tiếng đến khi được ăn, thì hỡi ôi vị quê sao cứ nhàn nhạt. Không  gì “lạ” cho bằng khi món bún được nhuộm đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng, trang trí đẹp mắt được ăn với jambon và thứ nước xốt lạ hoắc. Hoặc trương bảng bún cá mà nước lèo tuyệt đối không có mắm vì cửa hàng lo dậy mùi mắm làm khách tây không ăn được…
Quang Tâm
Blog EntryApr 15, '09 10:53 PM
for everyone

(Zing) - Trời nhập nhoạng tối, dưới ánh sáng phát ra mờ tỏ từ dãy đèn đường, phố mực nướng đường An Dương Vương dành cho sinh viên bắt đầu huyên náo hoạt động.
Hấp dẫn phố mực tươi nướng Sài Gòn
Rộ lên chỉ từ khoảng thời gian sau Tết nguyên đán 2009 trở lại đây, phố mực nướng dành cho sinh viên trên đường An Dương Vương (quận 5, TPHCM) bắt đầu gây được sự chú ý của bạn trẻ. Với lợi thế nằm gần các trường đại học, đặc biệt vào mỗi tối, có rất đông sinh viên và bạn trẻ đi học anh văn tại trung tâm anh văn Đại học Sư phạm TPHCM nên phố mực nướng ăn nên làm ra. Từ một vài xe (hay gánh), đến nay, phố mực nướng đã có hơn chục "quán".
Gọi là "quán" cho oai chứ mỗi "ông bà chủ" ở đây chỉ sở hữu mỗi người một xe đẩy, trên đó có bếp than hồng lúc nào cũng đỏ lửa, vài xô mực tươi roi rói được tẩm ướp và ít chiếc bàn, cái ghế.
Hấp dẫn phố mực tươi nướng Sài Gòn
Khi phố được "nhóm lên" (thường khoảng 6h chiều) thì phố mực nướng rôm rả, rộn ràng. Các bạn trẻ ngồi thành dãy dài, ngoái trông ra đường. Mùi mực nướng thơm thơm hấp dẫn. Nam Anh - một khách hàng quen của phố mực nướng cho biết anh thích ăn nơi này bởi xung quanh đông đảo toàn giới trẻ. Mực được những người bán cho biết lấy về từ những vùng biển như Phan Thiết, Vũng Tàu nên tươi, ngon và ăn rất ngọt. Giá mỗi con mực (loại mực bạch tuộc, có râu dài) tẩm ướp sa tế, ngũ vị... có giá dao động từ 20 đến 25 nghìn đồng/con nên rất hợp túi tiền với giới trẻ.
Hấp dẫn phố mực tươi nướng Sài Gòn
Điều thú vị khiến nhiều bạn trẻ thích ăn mực ở phố mực nướng là họ hoàn toàn có thể chọn cho mình một con mực như sở thích, xong ngồi chờ chủ quán nướng rồi cắt, bày ra đĩa. Mực nướng ăn với muối tiêu chanh và rau răm hoặc có thể chấm với tương ớt.
Thủy Tiên - một cô nàng rất ghiền mực nướng ở khu phố mực nướng An Dương Vương kể: "Tối tối, em và đám bạn kéo nhau ra đây ăn. Nhóm 5 người, ăn 3 con chưa tới 100 ngàn, rẻ rề! Đã vậy, tụi em còn có thể kêu thêm bò bía, hột vịt lộn hoặc nước mía ở quán bên cạnh để... tăng thêm sự thú vị!". Ăn thì ngon, ngồi thì cũng vui lắm, nhưng Thủy Tiên cũng nhẹ nhàng cảnh báo: "Các bạn nên chọn quán nào có nơi, có chỗ ngồi đảm bảo đàng hoàng, không khéo ngồi ngoài đường bị công an đuổi bưng bàn chạy ráng chịu!".
Trương Quốc Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)