Những ngày qua, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa hết bàng hoàng sau hàng loạt những vụ cướp táo tợn.
Hầu hết nạn nhân là người có điều kiện, phương tiện đắt tiền và điểm chung là thiếu cảnh giác. Những vụ án như chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy- 28 tuổi, ngụ P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 cướp SH hay chém anh Ibrahim Mah Mud ngụ tại tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn còn gây bức xúc trong dư luận.
Tuy vậy, vũ lực chỉ là biện pháp cuối, dưới đây là 3 chiêu thức mới nhất mà các băng cướp "tinh gọn" tại TP.HCM đang áp dụng để cuỗm xe không mất sức và nạn nhân rất khó bề đề phòng, nhất là các chị am phụ nữ.
1. Biến ATM thành "tòng phạm"
Đây là một thủ đoạn bất ngờ đến khó tin nhưng khá phổ biến hiện nay: nhốt nạn nhân trong buồng ATM và cướp xe.
Ông T.T ngụ Tân Bình ngừng xe Airblade vào ATM trên đường BHTQ quận 3
để rút tiền. Lúc đó tầm khoảng 8h30 sáng và rất đông người qua lại.
Theo lời kể thì lúc đó buồng ATM chỉ có mình ông. Đang giao dịch, bất
ngờ ông thấy có một khúc gỗ được cài ngang qua 2 tay vịn của cửa buồng.
Cùng với khóa vạn năng, hai thanh niên đeo khẩu trang ngoài kia nhanh
chóng mang xe ông tẩu thoát mặc cho ông cố sức phá cửa thoát ra. Chúng
ra tay nhanh gọn đến mức cánh xe ôm gần đó cũng trở tay không kịp.
Gần đây, chị Thuận (33 tuổi, ngụ Q.7, giáo viên một trường PTTH trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM), mượn xe gắn máy Air Blade mang biển số 65N1 - 8368 của đồng nghiệp đến buồng ATM của Ngân hàng Đông Á nằm ngay vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đa Kao, Q.1 để rút tiền. Định mở cửa vào buồng ATM thì nạn nhân thấy 2 thanh niên mặc áo quần lịch sự đi xe trờ đến, người ngồi sau cầm thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á, nhưng cả hai không vào buồng.
Khi chị vào trong thì bất ngờ 2 thanh niên mới đến đứng hai bên chặn cửa lại, mặt quay ra đường, tay cầm thẻ ATM, nhằm đóng vai người đợi đến lượt. Hai tên còn lại bẻ khóa xe của chị. Ra sức hô hoán và chống trả nhưng do yếu sức, nạn nhân đành nhìn bó tay.
Đa số dân tình đều cảnh giác ví tiền khi bước ra từ buồng ATM nhưng thủ thuật khóa người cướp xe kiểu này là quá cao tay. Khi phát hiện và tri hô, mọi chuyện xem như đã rồi.
Một cán bộ an ninh ngân hàng khuyên khách hàng nên thực hiện giao dịch ở những ATM có gắn camera quan sát hoặc bảo vệ trực tại khu vực đó. “Nếu đi một mình, nên hóa kỹ cổ xe, mở cửa buồng và thao tác nhanh khi giao dịch là những giải pháp hữu ích giảm thiểu tình trạng trên” vị này nói thêm.
2. Diễn gay cấn như phim, biến người đi đường thành khán giả!
Với những kịch bản được dàn dựng chặt chẽ, các băng cướp với khoảng 3 tên đã thực hiện trót lọt nhanh gọn những phi vụ.
Chị Minh Châu ngụ Gò Vấp trên đường đi về bất ngờ bị một bà chạy phía sau vượt lên chửi rủa không thương tiếc theo kiểu “lần sau mà còn mèo mỡ với chồng bà là nặng hơn nghe con”. Được giúp sức bởi một thanh niên cầm lái, mụ ta vừa chửi rủa, vừa chồm sang tát vào mặt Châu khiến cô choáng váng. Ngã lăn ra đường, không hiểu chuyện vừa xảy ra, một thanh niên khác nhanh chóng lên xe cô và phóng đi.
Mọi người xung quanh nhìn cô ái ngại vì cứ nghĩ xe kia là…của chồng bà ta. Đến khi cô gái tội nghiệp thanh minh thì đám đông hiếu kỳ kia mới vỡ lẽ mình đang xem một vở kịch mà những tên cướp kia đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của chúng. Uất ức, Châu chỉ còn biết khóc.
Anh Quân, từng là một nạn nhân của 2 vụ cướp thì hiến kế “khi lưu thông xe trên đường, nhất là phụ nữ thì không nên đeo nhiều trang sức đắt tiền, thường xuyên quan sát gương chiếu hậu để có thể phát hiện các hành vi đeo bám hay áp sát xe vào đường của kẻ gian…”
3. Sắm vai "người tốt"
12h trưa, ngày 19/1/2013, vụ cướp xe diễn ra trên đường Nguyễn Sỹ Sách,
P.15, Q.Tân Bình. Một nam thanh niên trên đường đi học về thì có một xe
của thanh niên khác lao qua va vào khiến anh bị té xuống đường. Một
người đàn ông trung niên tốt bụng gần đó chạy ra dựng xe máy giúp nạn
nhân. Thế nhưng, lợi dụng nạn nhân còn đang bối rối vì tai nạn, người
đàn ông tốt bụng nhanh chóng nổ máy xe của nạn nhân chạy đi.
Chị Phượng, bán hàng rong ngay vị trí tai nạn cho biết: "Thấy ổng ra dựng giúp xe, còn đưa túi sách trên xe cho thằng bé. Tưởng là người tốt, ai ngờ đâu.” Anh chủ quán café gần đó cho hay có 2 thanh niên chạy từ phía sau tới tông vào tay lái nạn nhân. Người đàn ông gần đó chạy ra, nghĩ là dân địa phương tốt bụng, giúp người.
Đa số nạn nhân sau khi gặp tai nạn va quẹt trên đường thường chưa kịp “hoàn hồn” để nhận ra những gì đang diễn ra xung quanh. Nắm được tâm lý này, kẻ gian mau chóng nhập vai người giúp đỡ hòng đánh lạc hướng nạn nhân cũng như những người chứng kiến. Và thời điểm tung chiêu quyết định là khi mọi người mải chú ý đến sự an toàn của nạn nhân mà quên mất sự hiện diện của tên đạo chích giả danh.
“Để đề phòng, khi xảy ra sự cố trên đường, nạn nhân nên bình
tĩnh, nhanh chóng giữ vật dụng của mình ngay cả các phương tiện trong
khả năng có thể. Với những người xung quanh thì cần cẩn trọng và hạn chế
gây nhốn nháo, tránh tình trạng kẻ gian lợi dụng sơ hở và tẩu thoát” một CSGT đưa ra giải pháp.
Bên cạnh đó, tán tỉnh, trêu ghẹo hay hỏi thăm giờ giấc là những cách khiến nạn nhân- thường là những cô gái đi xe một mình, bị phân tâm, sau đó chúng sẽ dễ dàng “tung chiêu” hơn.
Trao đổi về vấn đề này, phía cơ quan điều tra cũng khá băn khoăn vì đa số các vụ cướp “chiêu trò” thế này diễn ra rất nhanh, nhận diện khó khăn, diễn ra trên phố đông người qua lại. Những con hẻm vốn là nơi bọn chúng tẩu thoát lại rất khó dò tìm bởi hơn ai hết, cướp giật đường phố là những người rất thông thuộc địa hình.
“Giải pháp vẫn là tinh thần cảnh giác, không sử dụng điện thoại
khi điều khiển xe, hạn chế đi về khuya trên những cung đường vắng người,
đồng thời không dùng phương tiện đi lại giá trị khi lưu thông một
mình…” Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến chia sẻ.
Tết là mùa làm ăn của bọn cướp xe. Do vậy, hơn lúc nào hết, giờ là lúc phải nâng cao cảnh giác, đề phòng mất mát từ những vụ cướp như vậy.
Hầu hết nạn nhân là người có điều kiện, phương tiện đắt tiền và điểm chung là thiếu cảnh giác. Những vụ án như chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy- 28 tuổi, ngụ P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 cướp SH hay chém anh Ibrahim Mah Mud ngụ tại tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn còn gây bức xúc trong dư luận.
Tuy vậy, vũ lực chỉ là biện pháp cuối, dưới đây là 3 chiêu thức mới nhất mà các băng cướp "tinh gọn" tại TP.HCM đang áp dụng để cuỗm xe không mất sức và nạn nhân rất khó bề đề phòng, nhất là các chị am phụ nữ.
1. Biến ATM thành "tòng phạm"
Đây là một thủ đoạn bất ngờ đến khó tin nhưng khá phổ biến hiện nay: nhốt nạn nhân trong buồng ATM và cướp xe.
Gần đây, chị Thuận (33 tuổi, ngụ Q.7, giáo viên một trường PTTH trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM), mượn xe gắn máy Air Blade mang biển số 65N1 - 8368 của đồng nghiệp đến buồng ATM của Ngân hàng Đông Á nằm ngay vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đa Kao, Q.1 để rút tiền. Định mở cửa vào buồng ATM thì nạn nhân thấy 2 thanh niên mặc áo quần lịch sự đi xe trờ đến, người ngồi sau cầm thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á, nhưng cả hai không vào buồng.
Khi chị vào trong thì bất ngờ 2 thanh niên mới đến đứng hai bên chặn cửa lại, mặt quay ra đường, tay cầm thẻ ATM, nhằm đóng vai người đợi đến lượt. Hai tên còn lại bẻ khóa xe của chị. Ra sức hô hoán và chống trả nhưng do yếu sức, nạn nhân đành nhìn bó tay.
Đa số dân tình đều cảnh giác ví tiền khi bước ra từ buồng ATM nhưng thủ thuật khóa người cướp xe kiểu này là quá cao tay. Khi phát hiện và tri hô, mọi chuyện xem như đã rồi.
Một cán bộ an ninh ngân hàng khuyên khách hàng nên thực hiện giao dịch ở những ATM có gắn camera quan sát hoặc bảo vệ trực tại khu vực đó. “Nếu đi một mình, nên hóa kỹ cổ xe, mở cửa buồng và thao tác nhanh khi giao dịch là những giải pháp hữu ích giảm thiểu tình trạng trên” vị này nói thêm.
2. Diễn gay cấn như phim, biến người đi đường thành khán giả!
Với những kịch bản được dàn dựng chặt chẽ, các băng cướp với khoảng 3 tên đã thực hiện trót lọt nhanh gọn những phi vụ.
Chị Minh Châu ngụ Gò Vấp trên đường đi về bất ngờ bị một bà chạy phía sau vượt lên chửi rủa không thương tiếc theo kiểu “lần sau mà còn mèo mỡ với chồng bà là nặng hơn nghe con”. Được giúp sức bởi một thanh niên cầm lái, mụ ta vừa chửi rủa, vừa chồm sang tát vào mặt Châu khiến cô choáng váng. Ngã lăn ra đường, không hiểu chuyện vừa xảy ra, một thanh niên khác nhanh chóng lên xe cô và phóng đi.
Mọi người xung quanh nhìn cô ái ngại vì cứ nghĩ xe kia là…của chồng bà ta. Đến khi cô gái tội nghiệp thanh minh thì đám đông hiếu kỳ kia mới vỡ lẽ mình đang xem một vở kịch mà những tên cướp kia đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của chúng. Uất ức, Châu chỉ còn biết khóc.
Anh Quân, từng là một nạn nhân của 2 vụ cướp thì hiến kế “khi lưu thông xe trên đường, nhất là phụ nữ thì không nên đeo nhiều trang sức đắt tiền, thường xuyên quan sát gương chiếu hậu để có thể phát hiện các hành vi đeo bám hay áp sát xe vào đường của kẻ gian…”
3. Sắm vai "người tốt"
Chị Phượng, bán hàng rong ngay vị trí tai nạn cho biết: "Thấy ổng ra dựng giúp xe, còn đưa túi sách trên xe cho thằng bé. Tưởng là người tốt, ai ngờ đâu.” Anh chủ quán café gần đó cho hay có 2 thanh niên chạy từ phía sau tới tông vào tay lái nạn nhân. Người đàn ông gần đó chạy ra, nghĩ là dân địa phương tốt bụng, giúp người.
Đa số nạn nhân sau khi gặp tai nạn va quẹt trên đường thường chưa kịp “hoàn hồn” để nhận ra những gì đang diễn ra xung quanh. Nắm được tâm lý này, kẻ gian mau chóng nhập vai người giúp đỡ hòng đánh lạc hướng nạn nhân cũng như những người chứng kiến. Và thời điểm tung chiêu quyết định là khi mọi người mải chú ý đến sự an toàn của nạn nhân mà quên mất sự hiện diện của tên đạo chích giả danh.
Bên cạnh đó, tán tỉnh, trêu ghẹo hay hỏi thăm giờ giấc là những cách khiến nạn nhân- thường là những cô gái đi xe một mình, bị phân tâm, sau đó chúng sẽ dễ dàng “tung chiêu” hơn.
Trao đổi về vấn đề này, phía cơ quan điều tra cũng khá băn khoăn vì đa số các vụ cướp “chiêu trò” thế này diễn ra rất nhanh, nhận diện khó khăn, diễn ra trên phố đông người qua lại. Những con hẻm vốn là nơi bọn chúng tẩu thoát lại rất khó dò tìm bởi hơn ai hết, cướp giật đường phố là những người rất thông thuộc địa hình.
Tết là mùa làm ăn của bọn cướp xe. Do vậy, hơn lúc nào hết, giờ là lúc phải nâng cao cảnh giác, đề phòng mất mát từ những vụ cướp như vậy.
Theo NCĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)