Kết quả kiểm nghiệm đồ chơi trên hai mẫu thú nhún
Trung Quốc của Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ) cho thấy, hàm
lượng phthalate có trong thú nhún bất thường. Theo khuyến cáo của chuyên
gia, các hợp chất của phthalate có thể gây tình trạng nữ tính hóa ở bé
trai và dậy thì sớm ở bé gái nếu bị nhiễm chất độc này lâu dài.
Thú nhún - đồ chơi yêu thích của trẻ em.
|
Thú nhún bán tại Việt Nam có chứa phthalate bất thường
Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích,
qua thăm dò một số phụ huynh thì đa phần phụ huynh đều mua cho con mình
món đồ chơi ấy. Giá một con thú nhún được bán trên thị trường Việt Nam
khoảng hơn 100.000 đồng... Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết thú
nhún bày bán trên thị trường đều có dòng chữ “Made in China”... Như vậy,
có thể thấy, mức độ “phổ cập” của món đồ chơi này đối với các cháu bé
được bao phủ như thế nào?!
Trước đó, các cơ quan truyền thông trong nước đưa tin về việc hàng
nghìn đồ chơi thú nhún có xuất xứ Trung Quốc bị thu hồi ở nước ngoài vì
chứa hàm lượng phthalate quá giới hạn cho phép. Cùng đó là sự lo ngại
của các bậc phụ huynh về thông tin trên. Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm
hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học &
Công nghệ) đã tiến hành khảo sát cửa hàng bán đồ chơi trẻ em tại phố
Lương Văn Can (Hà Nội). Đoàn kiểm tra đã lấy 2 mẫu thú nhún có nguồn gốc
Trung Quốc và gửi đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất
lượng 1 để thử nghiệm chỉ tiêu hợp chất phthalate. Kết quả cho thấy, các
mẫu kiểm tra đồ chơi thú nhún chứa hàm lượng phthalate bất thường. Theo
số liệu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng công bố, trong 16
chỉ tiêu phân tích, 1 mẫu thú nhún màu vàng có tổng 5.016,1mg/kg. Trong
đó, chất phathalic acid - bis butyl ester đạt 142,9mg/kg và phathalic
acid - bis ethyl ester là 4.973,2mg/kg. Còn mẫu màu đỏ có tổng các hợp
chất phthalates là 9.540,6mg/kg. Trong đó, phathalic acid - bis butyl
ester là 9.368,7mg/kg, còn phathalic acid - hexyl 2 ethylhexyl ester là
164,7mg/kg...
Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm
Trao đổi với phóng viên về chất, hợp chất
phthalate và tác hại của chất này đối với sức khỏe, TS. Hoàng Thị Kim
Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa
học Công nghệ Việt Nam cho biết, các hợp chất phthalate được sử dụng
rộng rãi như chất hóa dẻo để làm mềm các vật liệu dễ vỡ, đặc biệt là một
số polyme. Trong số các chất hóa dẻo gốc phthalate thì DOP và DBP là
các loại chất hóa dẻo được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất sản phẩm
nhựa PVC, PP và PE. Các chất hóa dẻo này tạo ra các tính chất chung có
lợi cho quá trình gia công và sử dụng của các loại nhựa. Bên cạnh đó,
chất này cũng làm chất hóa dẻo và chất phân tán cho các loại sơn phủ
cellulose, cellulose acetate butyrate. Sản phẩm từ nhựa PVC rất đa dạng
trong đời sống hằng ngày, theo đó lượng DOP (dioctyl phthalate) được sử
dụng rất nhiều. Tuy nhiên, TS. Hoàng Thị Kim Dung cũng cho biết thêm,
chất hóa dẻo gốc phthalate như DOP đang dần bị loại khỏi thị trường Mỹ
và châu Âu do tính độc hại của phthalate, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với
sức khỏe người dân và gây ra hàng loạt các chứng bệnh và nhiều ca ngộ
độc ở trẻ em...
Về tác hại của phthalate đối với sức khỏe, TS. Dung nhấn mạnh:
Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon của
cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất
cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó
có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP). Theo nhận định của các chuyên
gia, DOP có tác dụng giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới
và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị
nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam,
còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...
Hiện tại, chưa có số liệu về các giá trị gây độc hay lượng tối đa cho
phép sử dụng phthalate trong nhựa theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo SKĐS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)