Bài này DCT gởi ở một diễn đàn cách
đây 8 năm rồi. Sau bị lỗi code nên không thấy nữa. Giờ tự nhiên hiện ra
khi đang tìm kiếm trên Google. Copy bỏ vô Blog coi như một kỷ niệm đẹp.
Gửi lúc 19:25, 28/01/02TRƯỚC THỀM NĂM CON MÃ TA BÀN VỀ NGỰA ĐI CÁC ĐẠI SƯ HUYNH....XIN MỞ ĐẦU:
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG
ĐCT@
ngựa quen đường cũ
nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Quất ngựa truy phong
Mặt dài như mặt ngựa!
Đơn thương, độc mã
Nhatpc@
Còn nữa bác Thuy oi ,câu này mới có trong "sách đỏ" :
"chảnh như ngựa nữa" hí hí.
Heroin@
Tặng Heroin nè
CƯỜI NHƯ NGỰA HÍ
NGỰA NON HÁU ĐÁ
TỨC NHƯ BỊ NGỰA ĐÁ
NGỰA HAY LẮM TẬT
ĐCT@
Khoan bác ơi cho em bổ sung câu ,bác cười như "ngựa hí trường đua" nữa hìhì.
Bác đừng hòng ca bài "lý ngựa ô" để thuyết phục cháu ,cháu ko phải là "ngựa ô thương nhớ" đâu bác.
Dao na`y bận quá bác Thuy ơiiii. "Làm như Trâu ,như Ngựa" hìhì
Heroin@
Ngựa với thành ngữ, điển tích
Ngựa tái ông
Xưa có ông già mất một con ngựa, có người đến chia buồn. Ông bảo: "Chưa chắc đã là điều không hay". Ít lâu sau, con ngựa về dắt theo một con ngựa khác. Có người đến mừng, ông bảo chưa chắc đã là điều hay. Quả nhiên, con trai ông tập cưỡi ngựa ngã què chân. Người ta đến thăm chia buồn, ông bảo chưa chắc đã là điều bất hạnh. Một thời gian sau đó có chiến tranh, trai tráng phải ra trận, riêng con ông được ở nhà.
Từ đấy, câu chuyện con ngựa tái ông được dùng như điển tích chỉ sự phước hoạ khôn lường.
Ngựa Hồ chim Việt
Lấy từ câu "Hồ Mã tê phương Bắc, Việt điểu sao nam chi" (Ngựa Hồ hí gió bắc, chim Việt đậu cành nam). Đất Hồ ở phương Bắc có lắm ngựa quý, nước Việt ở phương nam có lắm chim lạ. Ngựa Hồ chim Việt khi đến địa điểm mới vẫn nhớ về quê cũ, thơ văn cổ Việt Nam thường nhắc tích này.
Người nhìn kẻ lại trông theo
Ngựa Hồ chim Việt nhiều điều nhớ nhau
(Nguyễn Huy Tự)
Con ngựa thành Troie
Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ trong bụng chứa nhiều quân để mai phục, rồi đánh lừa quân Troie để vào được thành, đánh úp hạ thành Troie trong đêm. Sau này con ngựa thành Troie dùng để chỉ việc có nội ứng bên trong.
Bóng ngựa qua cửa sổ
Thường được nghe là bóng câu (Ngựa non sắc trắng) nhằm chỉ sự trôi nhanh của thời gian. Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Nhân sinh tiên địa chi gian, nhược bạch câu chi qúa khích, hốt nhiên chi dĩ" (người ta sống trong khoảng trời đất cũng như ngựa trắng qua cửa sổ trong chốc lát). Hán thư cũng có chú thích rằng bạch câu là con ngựa non, dùng để chỉ sự lướt nhanh của bóng mặt trời.
Da ngựa bọc thây
Mã Viện đã trả lời Hán Quan Vũ (trong Hậu hán thư) rằng "đại trượng phu nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường lấy da ngựa bọc thây mà chôn chứ sao lại nằm yên trên giường, trong tay bọn đàn bà trẻ con mà được ư ?"
Chinh phụ ngâm cũng có câu tương tự: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Thẳng như ruột ngựa
Câu thành ngữ trên dùng khi nói về tính cách bộc trực của một người. Bởi ruột ngựa dài 22m, ngắn hơn ruột trâu bò, cũng uốn khúc như trâu bò, nhưng ống tiêu hóa của chúng có manh tràng (thực chất là một túi bịt đáy dài 1m, đường kính 0,20cm) có thể chưa được 30 lít thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Trong manh tràng có nhiều vi khuẩn giữ vai trò lên men thức ăn, giúp tiêu hóa được dễ dàng. Ở ngựa không co tập tính nhai lại, do dạ dày không có 4 ngăn như trâu bò, manh tràng làm thành một túi xếp thẳng trong khoang bụng lên ngựa được mệnh danh là thẳng như ruột ngựa. Ngựa có thể nhịn uống được 2 đến 3 ngày, nhịn thức ăn có bột từ 3 tháng đến một năm, chúng chỉ ăn toàn cỏ vẫn sống được nhưng không béo khoẻ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
"Tàu" ở đây là tàu nuôi ngựa, dân gian mượn con ngựa vốn thân thiết để nói đạo lý làm người. Con ngựa đau, sự hoạn nạn của cá thể, cả tàu không ăn là sự chia sẻ, tương thân.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống như một chân lý giữa những người cùng hội cùng thuyền với nhau.
Vành móng ngựa
Xưa kia ở La Mã, nhà nước trừng trị phạm nhân bằng cách dùng ngựa xé xác hoặc giày xéo lên thân họ. Theo giới cầm quyền, đó là cách thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, về sau người ta lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng trưng cho uy lực của pháp luật. Vành móng ngựa được tạo theo dáng móng ngựa.
Ngựa hay chạy đường dài mới biết.
Ngựa hay là ngựa bất kham.
Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Ngựa hay không người cưỡi.
Cưỡi ngựa xem hoa.
Cưỡi ngựa bằng mông người khác.
Yên cương tô điểm ngựa, áo quần trang điểm người.
Được đầu ngựa, lựa đầu voi.
Thấy ngựa lồng nên cóc cũng lồng.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Núi dốc khổ cho ngựa, người trái tính khổ cho người thân.
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh.
Một vài chuyện có liên quan đến NGỰA mà tôi biết:
- Trãm mã trà: Người ta cho ngựa đói ăn đọt trà tươi sau đó chặt đầu con ngựa đi rồi lấy trà trong khúc ruột non ngựa nấu uống, nghe nói trà này tuyệt ngon.
- Đàn nhị (1 loại nhạc khí dân tộc) được kéo bằng vĩ làm bằng lông đuôi ngựa.
- Phụ mã: Con ngựa đóng kèm bên xe.
Phụ Mã Đô Úy là 1 chức quan đời nhà Hán. Đến đời nhà Tấn trở về sau, ai lấy công chúa thì được phong vào chức quan ấy. Vì thế rể vua gọi là phụ mã hay phò mã.
- Còn điều này chắc ai cũng biết là CON LA là kết quả của mối tình giữa lừa và ngựa.
Cho hỏi:
Tôi thắc mắc là cặp chàng ngựa + nàng lừa và cặp nàng ngựa + chàng lừa đều sinh ra đứa con lai như nhau hả? Ai biết chỉ giùm (Nhưng theo ý tôi thì chỉ có cặp chàng ngựa + nàng lừa mới có thể sinh ra con la thôi vì con lừa lùn hơn con ngựa).
Còn đứa con lai là con La thì không sinh sản được nhưng có La đực và La cái không?
Ngựa trong thơ nè:
CHINH PHỤ NGÂM
- Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
TRUYỆN KIỀU
- Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
LỤC VÂN TIÊN
- Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.
Ngựa trong ca dao:
Sông sâu ngựa lội ngập kiều,
Dẫu anh có phụ có nhiều nơi thương.
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoài
Đèn yêu ai mà đèn không tắt?
Ta yêu mình nước mắt nhỏ ra.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.
Đường dài ngựa chạy cát bay
Ngãi nhân thăm thẳm một ngày cũng xa.
Tiếc thay con ngựa cao bành
Để cho chủ ấy tập tành không nên.
Bài đồng dao có ngựa:
Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa,
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào.
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy ngôi nhà lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ, những con tốt lành
Những con như tranh, những con nhưrối.
@@@
Ở làng quê miền Bắc ngày trước vào khoảng nửa đêm hôm 30 Tết, trẻ con nhà nghèo đi thành từng đám đến cửa các nhà trong làng xin tiền. Đứa đi đầu cầm một cái ống đựng tiền vừa đi vừa lắc lên thành những tiếng xúc xắc và cả đám hát bài đồng dao trên.
Có nhiều bài hát cũng như thơ ca có liên quan tới Ngựa, trong bài này tôi nói về các điệu lý ngựa ô.
Chỉ tính từ Trung Bộ trở vào Nam thì có đến hơn 10 bài khác nhau như:
Lý ngựa ô Thừa Thiên 1
2 Lý ngựa ô Thừa Thiên 2
Lý 3 con ngựa Quảng
Lý ngựa ô Bắc ở Nam Bộ
Lý ngựa ô Nam ở Nam Bộ
]Lý ngựa ô Nhà Bè
Lý ngựa ô Bình Chánh
Lý ngựa ô Long An
Lý ngựa ô Bình Đại (Bến Tre)
Lý ngựa ô Mõ Cày (Bến Tre)
Lý ngựa ô Kiên Giang
v.v...
Các điệu lý về ngựa ở mỗi nơi đều có những nét đặc sắc của từng vùng nghe hay hay, ví dụ như 1 đoạn trong "Lý ngựa ô Kiên Giang" như sau:
"Ngựa ô anh thắng
Ý thắng bộ tơ
Giây cương bằng lác
Lục lạc bằng đất
Hình dung một tấc
Chân đi lấc khấc
Là tang tích tịch í đưa nàng
Là về Tà Keo...
Đá cheo leo
Tay vịn chân trèo
Chân trèo tay vịn
Tình nhân ôi!
Điệu vợ nghĩa chồng
Bịn rịn í i làm chi ...
Hay bài "lý 3 con ngựa" mang tính chất vui tươi, dí dỏm. Theo tục lệ ngày xưa có những ông bố vợ muốn thử tài chàng rể, bảo chàng rể tìm 1 con ngựa mà cưỡi. Trong lúc chọn, chàng gặp nhiều con ngựa khó tính(ngựa tía, ngựa kim) ...cuối cùng chàng cưỡi được con ngựa ô : " Ngựa ô yên thắng kiệu vàng ơi bạn chung tình ơi mình ơi...í mình ơi..."
(Theo Lư Nhất Vũ - Lê Giang)
Nói về những con ngựa nổi tiếng:
-Con Xích Thố,con ngựa này có bộ lông toàn màu đỏ, chạy cực nhanh, con thiên lý mã này ( chạy ngàn dặm, nó có thể chạy một mạch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Đà Lạt như chơi) của Quan Công.
Vốn con ngựa này của Lữ Bố ( con nuôi của Đổng Trác và là chồng của Điêu Thuyền) , sau Lữ Bố bị Tào Tháo giết chết và Tào đem con ngựa cho Quan Công ( Quan Vũ - hiệu Vân Trường). Khi Quan Vân Trường chết thì con Xích Thố cũng bỏ ăn mà chết theo.
- Con Đích Lư của Lưu Bị (có 1 điểm trắng dưới mắt, đó là dấu hiệu sát chủ, mọi người khuyên Lưu đừng dùng nhưng Lưu Bị không tin, sau có người nói muốn dùng thì đem cho người khác đi chừng nào người đó chết thì Lưu hãy dùng, Lưu Bị không đồng ý . Sau nữa, trong một trận đánh con ngựa Bàng Thống bị thương nên Lưu Bị trong nhất thời cho Bàng Thống mượn tạm con ngựa của mình, thế là ngay lập tức Bàng chết trong trận đó...
- Con ngựa Ô Truy của Hạng Võ....
Ở Tây Nguyên có hội đua voi, Vũng Tàu có đua chó, thành phố HCM có đua ngựa.
Ở Việt Nam hình như chỉ có trường đua ngựa Phú Thọ (ở đường Lê Đại Hành - quận 11- thành phố HCM) là có tổ chức đua ngựa thường xuyên. Chiều thứ bảy, chủ nhật nơi đây đông nghẹt người, phần đông là tới để đặt cược.
Theo 1 người trong giới nuôi ngựa đua thì ngựa đua được đưa từ Hóc Môn (HCM) và từ Đức Hòa (Long An)... về. Ngựa bắt đầu 2 năm tuổi là có thể ra tranh tài. Người ta xếp nhóm đua bằng cách đo từ chân đến lưng ( ví dụ cao 1m17 đến 1m20 được xếp nhóm 1, con cao 1m21 sẽ vào nhóm 2 ...). Ngựa đua phải tập luyện hàng ngày (gọi là quần ngựa), sáng phải tắm nắng, bồi dưỡng tẩm bổ rất nhiều, ngày nóng có thể tắm ngựa 2 lần, v.v...
Ngựa hay thường có cổ dài, mặt dài và 2 lỗ tai nhỏ. Các con ngựa thường được đặt tên theo bộ lông, hình dáng... (ví dụ: ngựa Kim huyền) hay đặt theo tên những nhân vật nổi tiếng mà người nuôi ngựa yêu mến (ví dụ: Ngựa Bảo Quốc, ngựa Kim Tử Long ...)
Các nhà nuôi ngựa đua đang ước mơ sẽ phối được giống ngựa tốt (cao ráo) để đưa ngựa VN ra đấu trường Quốc tế.
Hy vọng ước mơ trên của họ trở thành hiện thực.Người vẽ ngựa nổi tiếng nhất là Từ Bi Hồng ở Trung Quốc.
Hàn Cán ( đời Tống) cũng được lưu truyền là vẽ ngựa có thần.
Vua Tống Huy Tông (đời Tống) cũng có tài vẽ ngựa, vua tập trung các họa sĩ có tài trong nước rồi ra đề:
" Ngựa đi dạo đồng nội trở về hương còn phảng phất".
Không ai vẽ được, vẽ ngựa thì được nhưng làm sao vẽ được cái "hương phảng phất" đây!
Có người vẽ ngựa đi ngang cánh đồng hoa bị vua phạt vì ngựa đã qua rồi và "trở về" mà...
Cuối cùng cũng có người vẽ được: Ông ta vẽ 1 con ngựa có 1 đàn bướm bay theo 4 gót chân...
(Có lẽ Quỳnh Dao khi viết đàn bướm bay theo Hàm Hương trong Tiểu Yến Tử cũng mượn từ ý này).
Độc thiệt, cái đó gọi là " Ý tại ngôn ngoại" hehe ....
Ngựa và tuổi học trò
- Sự học hành: Ngựa chạy đường dài
- Học vẹt; Thẳng như ruột ngựa
- Thi vấn đáp: Đơn thương độc mã
- Thầy (cô) giảng bài nhanh: " Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".
- Đăng ký học đủ loại môn: Ngựa non háu đá
- Mỗi năm mỗi thi lại: Ngựa quen đường cũ
- Tốt nghiệp đại học: Mã đáo thành công
----------------------------
Hiểu như thế nào cho đúng câu : Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Trong 1 số tự điển câu trên được giải nghĩa là: Một lời nói ra, 4 ngựa không theo kịp.
Nhưng trong 1 cuốn tự điển Hán Việt mà tôi được đọc gần đây thì tứ ở đây có nghĩa là ngựa tứ ( tứ là tên chỉ 1 loại ngựa hay, chạy nhanh), vì vậy câu trên trở thành: Một lời nói ra, ngựa tứ không theo kịp.
Theo tôi thì hiểu theo cách giải thích thứ hai thì hợp lý hơn vì trên 1 quãng đường 4 con ngựa chạy cũng nhanh bằng 1 con thôi, còn nếu tứ mã là xe 4 ngựa so với con ngựa tứ thì có lẽ chậm quá rồi.
Các bạn thấy sao?
----------------------------------------
VUA TỀ ĐUA NGỰA
Tề vương (phu quân của Chung Vô Diệm) có 3 con ngựa hay đem đua với 3 con ngựa của 1 gả nọ nhưng đua mãi mà không thắng.
Yến Anh (quân sư quạt mo của vua, ông này rất giỏi, nhờ ổng mà Tề mới cưới được vợ không hiền, không đẹp nhưng giỏi... ) thấy thế bèn hiến kế:
- Đem ngựa hạng III của vua thi với con hạng I của hắn --> vua thua.
- Đem ngựa hạng II của vua thi với con hạng III của hắn --> vua thắng.
- Đem ngựa hạng I của vua thi với con hạng II của hắn --> vua lại thắng.
Kết quả: vua thắng cuộc (tỷ số là 2 -1).
------------------------------------
Gửi lúc 19:25, 28/01/02TRƯỚC THỀM NĂM CON MÃ TA BÀN VỀ NGỰA ĐI CÁC ĐẠI SƯ HUYNH....XIN MỞ ĐẦU:
ĐCT@
ngựa quen đường cũ
nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Quất ngựa truy phong
Mặt dài như mặt ngựa!
Đơn thương, độc mã
Nhatpc@
Còn nữa bác Thuy oi ,câu này mới có trong "sách đỏ" :
"chảnh như ngựa nữa" hí hí.
Heroin@
Tặng Heroin nè
CƯỜI NHƯ NGỰA HÍ
NGỰA NON HÁU ĐÁ
TỨC NHƯ BỊ NGỰA ĐÁ
NGỰA HAY LẮM TẬT
ĐCT@
Khoan bác ơi cho em bổ sung câu ,bác cười như "ngựa hí trường đua" nữa hìhì.
Bác đừng hòng ca bài "lý ngựa ô" để thuyết phục cháu ,cháu ko phải là "ngựa ô thương nhớ" đâu bác.
Dao na`y bận quá bác Thuy ơiiii. "Làm như Trâu ,như Ngựa" hìhì
Heroin@
Ngựa tái ông
Xưa có ông già mất một con ngựa, có người đến chia buồn. Ông bảo: "Chưa chắc đã là điều không hay". Ít lâu sau, con ngựa về dắt theo một con ngựa khác. Có người đến mừng, ông bảo chưa chắc đã là điều hay. Quả nhiên, con trai ông tập cưỡi ngựa ngã què chân. Người ta đến thăm chia buồn, ông bảo chưa chắc đã là điều bất hạnh. Một thời gian sau đó có chiến tranh, trai tráng phải ra trận, riêng con ông được ở nhà.
Từ đấy, câu chuyện con ngựa tái ông được dùng như điển tích chỉ sự phước hoạ khôn lường.
Ngựa Hồ chim Việt
Lấy từ câu "Hồ Mã tê phương Bắc, Việt điểu sao nam chi" (Ngựa Hồ hí gió bắc, chim Việt đậu cành nam). Đất Hồ ở phương Bắc có lắm ngựa quý, nước Việt ở phương nam có lắm chim lạ. Ngựa Hồ chim Việt khi đến địa điểm mới vẫn nhớ về quê cũ, thơ văn cổ Việt Nam thường nhắc tích này.
Người nhìn kẻ lại trông theo
Ngựa Hồ chim Việt nhiều điều nhớ nhau
(Nguyễn Huy Tự)
Con ngựa thành Troie
Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ trong bụng chứa nhiều quân để mai phục, rồi đánh lừa quân Troie để vào được thành, đánh úp hạ thành Troie trong đêm. Sau này con ngựa thành Troie dùng để chỉ việc có nội ứng bên trong.
Bóng ngựa qua cửa sổ
Thường được nghe là bóng câu (Ngựa non sắc trắng) nhằm chỉ sự trôi nhanh của thời gian. Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Nhân sinh tiên địa chi gian, nhược bạch câu chi qúa khích, hốt nhiên chi dĩ" (người ta sống trong khoảng trời đất cũng như ngựa trắng qua cửa sổ trong chốc lát). Hán thư cũng có chú thích rằng bạch câu là con ngựa non, dùng để chỉ sự lướt nhanh của bóng mặt trời.
Da ngựa bọc thây
Mã Viện đã trả lời Hán Quan Vũ (trong Hậu hán thư) rằng "đại trượng phu nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường lấy da ngựa bọc thây mà chôn chứ sao lại nằm yên trên giường, trong tay bọn đàn bà trẻ con mà được ư ?"
Chinh phụ ngâm cũng có câu tương tự: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Thẳng như ruột ngựa
Câu thành ngữ trên dùng khi nói về tính cách bộc trực của một người. Bởi ruột ngựa dài 22m, ngắn hơn ruột trâu bò, cũng uốn khúc như trâu bò, nhưng ống tiêu hóa của chúng có manh tràng (thực chất là một túi bịt đáy dài 1m, đường kính 0,20cm) có thể chưa được 30 lít thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Trong manh tràng có nhiều vi khuẩn giữ vai trò lên men thức ăn, giúp tiêu hóa được dễ dàng. Ở ngựa không co tập tính nhai lại, do dạ dày không có 4 ngăn như trâu bò, manh tràng làm thành một túi xếp thẳng trong khoang bụng lên ngựa được mệnh danh là thẳng như ruột ngựa. Ngựa có thể nhịn uống được 2 đến 3 ngày, nhịn thức ăn có bột từ 3 tháng đến một năm, chúng chỉ ăn toàn cỏ vẫn sống được nhưng không béo khoẻ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
"Tàu" ở đây là tàu nuôi ngựa, dân gian mượn con ngựa vốn thân thiết để nói đạo lý làm người. Con ngựa đau, sự hoạn nạn của cá thể, cả tàu không ăn là sự chia sẻ, tương thân.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống như một chân lý giữa những người cùng hội cùng thuyền với nhau.
Vành móng ngựa
Xưa kia ở La Mã, nhà nước trừng trị phạm nhân bằng cách dùng ngựa xé xác hoặc giày xéo lên thân họ. Theo giới cầm quyền, đó là cách thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, về sau người ta lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng trưng cho uy lực của pháp luật. Vành móng ngựa được tạo theo dáng móng ngựa.
Ngựa hay chạy đường dài mới biết.
Ngựa hay là ngựa bất kham.
Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Ngựa hay không người cưỡi.
Cưỡi ngựa xem hoa.
Cưỡi ngựa bằng mông người khác.
Yên cương tô điểm ngựa, áo quần trang điểm người.
Được đầu ngựa, lựa đầu voi.
Thấy ngựa lồng nên cóc cũng lồng.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Núi dốc khổ cho ngựa, người trái tính khổ cho người thân.
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh.
Một vài chuyện có liên quan đến NGỰA mà tôi biết:
- Trãm mã trà: Người ta cho ngựa đói ăn đọt trà tươi sau đó chặt đầu con ngựa đi rồi lấy trà trong khúc ruột non ngựa nấu uống, nghe nói trà này tuyệt ngon.
- Đàn nhị (1 loại nhạc khí dân tộc) được kéo bằng vĩ làm bằng lông đuôi ngựa.
- Phụ mã: Con ngựa đóng kèm bên xe.
Phụ Mã Đô Úy là 1 chức quan đời nhà Hán. Đến đời nhà Tấn trở về sau, ai lấy công chúa thì được phong vào chức quan ấy. Vì thế rể vua gọi là phụ mã hay phò mã.
- Còn điều này chắc ai cũng biết là CON LA là kết quả của mối tình giữa lừa và ngựa.
Cho hỏi:
Tôi thắc mắc là cặp chàng ngựa + nàng lừa và cặp nàng ngựa + chàng lừa đều sinh ra đứa con lai như nhau hả? Ai biết chỉ giùm (Nhưng theo ý tôi thì chỉ có cặp chàng ngựa + nàng lừa mới có thể sinh ra con la thôi vì con lừa lùn hơn con ngựa).
Còn đứa con lai là con La thì không sinh sản được nhưng có La đực và La cái không?
Ngựa trong thơ nè:
CHINH PHỤ NGÂM
- Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
TRUYỆN KIỀU
- Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
LỤC VÂN TIÊN
- Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.
Ngựa trong ca dao:
Sông sâu ngựa lội ngập kiều,
Dẫu anh có phụ có nhiều nơi thương.
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoài
Đèn yêu ai mà đèn không tắt?
Ta yêu mình nước mắt nhỏ ra.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.
Đường dài ngựa chạy cát bay
Ngãi nhân thăm thẳm một ngày cũng xa.
Tiếc thay con ngựa cao bành
Để cho chủ ấy tập tành không nên.
Bài đồng dao có ngựa:
Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa,
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào.
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy ngôi nhà lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ, những con tốt lành
Những con như tranh, những con nhưrối.
@@@
Ở làng quê miền Bắc ngày trước vào khoảng nửa đêm hôm 30 Tết, trẻ con nhà nghèo đi thành từng đám đến cửa các nhà trong làng xin tiền. Đứa đi đầu cầm một cái ống đựng tiền vừa đi vừa lắc lên thành những tiếng xúc xắc và cả đám hát bài đồng dao trên.
Có nhiều bài hát cũng như thơ ca có liên quan tới Ngựa, trong bài này tôi nói về các điệu lý ngựa ô.
Chỉ tính từ Trung Bộ trở vào Nam thì có đến hơn 10 bài khác nhau như:
Lý ngựa ô Thừa Thiên 1
2 Lý ngựa ô Thừa Thiên 2
Lý 3 con ngựa Quảng
Lý ngựa ô Bắc ở Nam Bộ
Lý ngựa ô Nam ở Nam Bộ
]Lý ngựa ô Nhà Bè
Lý ngựa ô Bình Chánh
Lý ngựa ô Long An
Lý ngựa ô Bình Đại (Bến Tre)
Lý ngựa ô Mõ Cày (Bến Tre)
Lý ngựa ô Kiên Giang
v.v...
Các điệu lý về ngựa ở mỗi nơi đều có những nét đặc sắc của từng vùng nghe hay hay, ví dụ như 1 đoạn trong "Lý ngựa ô Kiên Giang" như sau:
"Ngựa ô anh thắng
Ý thắng bộ tơ
Giây cương bằng lác
Lục lạc bằng đất
Hình dung một tấc
Chân đi lấc khấc
Là tang tích tịch í đưa nàng
Là về Tà Keo...
Đá cheo leo
Tay vịn chân trèo
Chân trèo tay vịn
Tình nhân ôi!
Điệu vợ nghĩa chồng
Bịn rịn í i làm chi ...
Hay bài "lý 3 con ngựa" mang tính chất vui tươi, dí dỏm. Theo tục lệ ngày xưa có những ông bố vợ muốn thử tài chàng rể, bảo chàng rể tìm 1 con ngựa mà cưỡi. Trong lúc chọn, chàng gặp nhiều con ngựa khó tính(ngựa tía, ngựa kim) ...cuối cùng chàng cưỡi được con ngựa ô : " Ngựa ô yên thắng kiệu vàng ơi bạn chung tình ơi mình ơi...í mình ơi..."
(Theo Lư Nhất Vũ - Lê Giang)
Nói về những con ngựa nổi tiếng:
-Con Xích Thố,con ngựa này có bộ lông toàn màu đỏ, chạy cực nhanh, con thiên lý mã này ( chạy ngàn dặm, nó có thể chạy một mạch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Đà Lạt như chơi) của Quan Công.
Vốn con ngựa này của Lữ Bố ( con nuôi của Đổng Trác và là chồng của Điêu Thuyền) , sau Lữ Bố bị Tào Tháo giết chết và Tào đem con ngựa cho Quan Công ( Quan Vũ - hiệu Vân Trường). Khi Quan Vân Trường chết thì con Xích Thố cũng bỏ ăn mà chết theo.
- Con Đích Lư của Lưu Bị (có 1 điểm trắng dưới mắt, đó là dấu hiệu sát chủ, mọi người khuyên Lưu đừng dùng nhưng Lưu Bị không tin, sau có người nói muốn dùng thì đem cho người khác đi chừng nào người đó chết thì Lưu hãy dùng, Lưu Bị không đồng ý . Sau nữa, trong một trận đánh con ngựa Bàng Thống bị thương nên Lưu Bị trong nhất thời cho Bàng Thống mượn tạm con ngựa của mình, thế là ngay lập tức Bàng chết trong trận đó...
- Con ngựa Ô Truy của Hạng Võ....
Ở Tây Nguyên có hội đua voi, Vũng Tàu có đua chó, thành phố HCM có đua ngựa.
Ở Việt Nam hình như chỉ có trường đua ngựa Phú Thọ (ở đường Lê Đại Hành - quận 11- thành phố HCM) là có tổ chức đua ngựa thường xuyên. Chiều thứ bảy, chủ nhật nơi đây đông nghẹt người, phần đông là tới để đặt cược.
Theo 1 người trong giới nuôi ngựa đua thì ngựa đua được đưa từ Hóc Môn (HCM) và từ Đức Hòa (Long An)... về. Ngựa bắt đầu 2 năm tuổi là có thể ra tranh tài. Người ta xếp nhóm đua bằng cách đo từ chân đến lưng ( ví dụ cao 1m17 đến 1m20 được xếp nhóm 1, con cao 1m21 sẽ vào nhóm 2 ...). Ngựa đua phải tập luyện hàng ngày (gọi là quần ngựa), sáng phải tắm nắng, bồi dưỡng tẩm bổ rất nhiều, ngày nóng có thể tắm ngựa 2 lần, v.v...
Ngựa hay thường có cổ dài, mặt dài và 2 lỗ tai nhỏ. Các con ngựa thường được đặt tên theo bộ lông, hình dáng... (ví dụ: ngựa Kim huyền) hay đặt theo tên những nhân vật nổi tiếng mà người nuôi ngựa yêu mến (ví dụ: Ngựa Bảo Quốc, ngựa Kim Tử Long ...)
Các nhà nuôi ngựa đua đang ước mơ sẽ phối được giống ngựa tốt (cao ráo) để đưa ngựa VN ra đấu trường Quốc tế.
Hy vọng ước mơ trên của họ trở thành hiện thực.Người vẽ ngựa nổi tiếng nhất là Từ Bi Hồng ở Trung Quốc.
Hàn Cán ( đời Tống) cũng được lưu truyền là vẽ ngựa có thần.
Vua Tống Huy Tông (đời Tống) cũng có tài vẽ ngựa, vua tập trung các họa sĩ có tài trong nước rồi ra đề:
" Ngựa đi dạo đồng nội trở về hương còn phảng phất".
Không ai vẽ được, vẽ ngựa thì được nhưng làm sao vẽ được cái "hương phảng phất" đây!
Có người vẽ ngựa đi ngang cánh đồng hoa bị vua phạt vì ngựa đã qua rồi và "trở về" mà...
Cuối cùng cũng có người vẽ được: Ông ta vẽ 1 con ngựa có 1 đàn bướm bay theo 4 gót chân...
(Có lẽ Quỳnh Dao khi viết đàn bướm bay theo Hàm Hương trong Tiểu Yến Tử cũng mượn từ ý này).
Độc thiệt, cái đó gọi là " Ý tại ngôn ngoại" hehe ....
Ngựa và tuổi học trò
- Sự học hành: Ngựa chạy đường dài
- Học vẹt; Thẳng như ruột ngựa
- Thi vấn đáp: Đơn thương độc mã
- Thầy (cô) giảng bài nhanh: " Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".
- Đăng ký học đủ loại môn: Ngựa non háu đá
- Mỗi năm mỗi thi lại: Ngựa quen đường cũ
- Tốt nghiệp đại học: Mã đáo thành công
----------------------------
Trong 1 số tự điển câu trên được giải nghĩa là: Một lời nói ra, 4 ngựa không theo kịp.
Nhưng trong 1 cuốn tự điển Hán Việt mà tôi được đọc gần đây thì tứ ở đây có nghĩa là ngựa tứ ( tứ là tên chỉ 1 loại ngựa hay, chạy nhanh), vì vậy câu trên trở thành: Một lời nói ra, ngựa tứ không theo kịp.
Theo tôi thì hiểu theo cách giải thích thứ hai thì hợp lý hơn vì trên 1 quãng đường 4 con ngựa chạy cũng nhanh bằng 1 con thôi, còn nếu tứ mã là xe 4 ngựa so với con ngựa tứ thì có lẽ chậm quá rồi.
Các bạn thấy sao?
----------------------------------------
VUA TỀ ĐUA NGỰA
Tề vương (phu quân của Chung Vô Diệm) có 3 con ngựa hay đem đua với 3 con ngựa của 1 gả nọ nhưng đua mãi mà không thắng.
Yến Anh (quân sư quạt mo của vua, ông này rất giỏi, nhờ ổng mà Tề mới cưới được vợ không hiền, không đẹp nhưng giỏi... ) thấy thế bèn hiến kế:
- Đem ngựa hạng III của vua thi với con hạng I của hắn --> vua thua.
- Đem ngựa hạng II của vua thi với con hạng III của hắn --> vua thắng.
- Đem ngựa hạng I của vua thi với con hạng II của hắn --> vua lại thắng.
Kết quả: vua thắng cuộc (tỷ số là 2 -1).
------------------------------------
Ngựa trong đời sống dân gian xứ Huế.
Những cô gái quan hệ bạn bè rộng rãi, đi về hơi phóng túng 1 chút, thường bị các bà mẹ Huế mắng là: ''Như con ngựa thượng tứ''.
Con ngựa hay gọi là ''tứ'', ngựa tứ thường dành cho vua , từ thuộc về vua là ''thượng''.
Ngựa ''thượng tứ'' là loại ngựa giỏi nhưng chỉ để cho vua dùng nên rất rảnh rỗi.
Các bà mẹ mắng con là '' ngựa thượng tứ'' tức là chê con gái ăn rồi đi chơi thôi không giúp ích gì cho gia đình cả( vô tích sự).
( theo KTNN)
------------------------------
Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế
Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế được quý trọng như những báu vật xuất hiện ở nhiều nơi.
Ngựa được đứng ở chỗ cao sang nhất (bái đình các lăng vua): Trước lăng vua Tự Đức có tượng ông quan, ngựa và voi đứng chầu.
Chỗ linh thiêng nhất ở các chùa, ở tấm bình phong Long Mã đặt trước trường Quốc Học Huế (được đắp nổi từ năm 1896, 1 con vật mình ngựa đầu rồng).
Pho tượng ngựa chiến bằng gỗ có yên bành và dây cương giống như thật, cao hơn 1m5, thờ bên cạnh khám thờ Tả quân Lê Văn Duyệt trong chùa Tứ Hiếu.
Công chúa Định Hòa (con vua Gia Long) có tạc ở chùa Đông Thuyền hai pho tượng ngựa bằng gỗ. Bộ chân của 2 con ngựa này rất cao, gây cảm giác chiều cao và chiều dài của tượng ngựa gần bằng nhau.
Rải rác trong các am thờ, dưới gốc đa cổ thụ cũng thấy những con ngựa trang trí ngũ sắc đẹp mắt.
Để tưởng nhớ người đã khuất, người ta làm những con ngựa bằng giấy rồi gởi xuống cõi âm cho người thân sử dụng (ngoài ra còn có áo mão, hia...gọi chung là đồ mã).
Trong bộ bầu cua ngày Tết ở Huế cũng có 1 mặt dành cho ngựa.
Cái đội dây đàn của cây đàn tranh gọi là con ngựa.
Bộ phản dày gần gũi với người dân Huế, nằm mát mùa hè gọi là bộ ngựa.
Hai cái đòn đặt cái hòm người chết (chỗ nặng nề nhất) gọi là hai con ngựa.
Dãy núi chạy dọc Trường Sơn, ẩn hiện trong mây, có khí hậu ôn đới, nơi nghỉ mát tuyệt vời của Huế được đặt tên núi Bạch Mã...
Người Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng quý con ngựa vì hai ý nghĩa:
Hình tượng con ngựa đẹp, oai, sang trọng được con người yêu thích.
Ngựa lại là con vật trung nghĩa. Con người thích con ngựa để tỏ sự trung nghĩa của mình.
Đẹp và trung nghĩa cũng là bản chất của con người Việt Nam.
(Theo Kiến Thức Ngày Nay)
------------------------------
Vua Sở mua ngựa:
Vua Sở sai người đem 1000 lạng vàng đi mua ngựa thiên lý mã.
Sau 1 thời gian, người đó trở về với 1 bộ xương ngựa thiên lý , mua với giá 500 lạng
-Ngươi bỏ tiền ra mua bộ xương khô làm gì? -Vua Sở hỏi.
- Bộ xương khô mà hạ thần còn mua với giá 500 lạng thì ngựa còn sống chắc chắn giá sẽ cao hơn, lúc đó ai có ngựa hay ắt sẽ bán cho ta.
Quả nhiên, chuyện bộ xương ngựa được nhanh chóng truyền khắp thiên hạ và người có ngựa thiên lý mã muốn bán, đều đem đến bán cho Sở vương.
Lời bàn: Khỏi mắc công đi tìm, mà lại mua được ngựa hay, công nhận là quá ư tài giỏi, thán phục, thán phục!!!
------------------------
Ngựa thần
Nhà thơ Tố Hữu viết:
"Ta như thuở xưa Phù Đổng
Vụt đứng lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi...".
Con ngựa sắt thần kỳ, đời vua Hùng thứ 6, chúng ta đã nghe ông bà kể, từ khi chúng ta chưa cắp sách đến trường. Tôi cũng chịu khó đọc sách, tỉ mẩn tra cứu, mà Đông Tây kim cổ chưa hề thấy có con ngựa nào - Tất nhiên là ngựa thần thoại - "Ngon" như con ngựa Gióng (cũng có người gọi là Dóng) của ta. ...
Vó ngựa phi như bay
Ngựa hí rung cành lá
Gió cát nổi mù trời
Núi giật mình rạn đá
Kiếm vung lòe chớp sấm
Sáng trong tay tướng thần
Một nước phi ba dặm
Đánh tơi bời giặc Ân.
Như vậy là nhà thơ Huy Cận đã nói hết về con ngựa này rồi, và các bạn cũng đã biết rồi, nên tôi xin phép chẳng cần phải tán thêm. Đấy là ngựa sắt ở ta.
Phương Đông còn có ngựa đất ở Tàu. Truyện Tàu kể, đời Nam Tống (1127-1279) thái tử Triệu Cấu, con thứ 9 của vua Huy Tông bị rợ Kim bắt đem về Phiên Quốc, nhưng trốn được về Nam, bay ngựa qua sông Dương Tử (Huyền thoại để tuyên truyền thuở ấy, rằng ông có bá linh phù trợ) Nên mới có tích "Nê mã độ khương vương". Con ngựa ông cưỡi bay qua sông Hoàng Hà, qua rồi thì rã rớt rơi thành đất cục vì là ngựa đắp bằng đất sét thờ trong miếu, nhờ phép linh biến ra thần mã độ ông qua sông lớn... Phương Tây, lừng danh là con Pê-ga-zơ (Pegase) của Hy Lạp. Con này xuất ra từ đầu của Mê-đuy-zơ (Méduse) (tựa như rồng xanh xuất ra từ đầu Cáp Tô Văn, cọp trắng xuất ra từ đầu Tiết Nhân Quý, nhưng trường hợp này ngựa không phải là tướng tinh) Pê ga-zơ trước khi kết giao với Thi thần (Muse) và nâng tâm hồn các thi nhân lên đỉnh cao tưởng tượng, là một con ngựa hung hăng. Trong thần phả Hê-zi-ốt (Hésiode) chính nó là kẻ trao ánh chớp cho thần Zớt (Zeus)... Đối với người Hy Lạp xưa, ngựa là con vật sủng ái của thánh thần và người. Họ có vô số huyền thoại về ngựa. Dù tưởng tượng của họ có nhiều kiểu khác nhau, nhưng tất cả đều đồng nhất một quan điểm. Con ngựa là biểu tượng của sự chuyển động tuyệt vời. Họ coi đó là một yếu tố âm nhạc. Còn là nguồn gốc thần linh, con của hai vị thần lớn Pô-zê-i-đông (Poséidon) và Đê-mê-tê (Démété). Con ngựa đầu tiên là A-ri-ông (Arion) (về sau một nhạc sĩ đã mang tên đó). Hình ảnh ngựa còn dành riêng cho Thần Biển. Trong thần thoại Hy Lạp, ngựa là biểu tượng của sóng bạc đầu, của những làn sóng luôn luôn chuyển động. Theo tinh thần người Hy Lạp, ngựa không phải chỉ sống ở dương gian, mà chúng còn là con vật của cõi hư vô. Chúng kéo chiếc xe của Pê-zê-i đông vượt các đại dương quạt cánh bay lên không trung như người anh em của chúng là Pê-ga-zơ... Từ Hô-me-rơ (Homère) đại thi hào thời Hy Lạp cổ (mất 850 năm trước công nguyên), ngựa được gắn liền với những trang võ tướng anh hùng. Những con "anh chị bự" trong bọn chúng, không phải là ngựa thường, mà là những con vật linh diệu được các thần ban. Thường thường là ngựa có cánh, đôi khi nói được tiếng người.
-------------------------
*Lộ trình của ngựa Mười hai kiểu xương hóa thạch xếp theo niên đại cho ta cảm giác rõ ràng về hình dáng liên hệ của sự phát triển từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm được hình dáng của con ngựa nguyên cổ đầu tiên. Người ta giả định rằng tổ tiên của loài ngựa đều có 5 ngón ở mỗi chân, cũng như ông bà các loài có vú khác. Đời con cháu là -ô-hip-put (éo- hippus) - dịch từ tiếng cổ Hy Lạp có nghĩa là "bình minh của loài ngựa" hay "giống khởi đầu của loài ngựa" hình vóc không lớn hơn con chó nhà bao nhiêu, hãy còn 4 ngón ở hai chân trước và 3 ngón ở hai chân sau - dấu hiệu của sự tiến hóa, bởi vì loài ngựa phát triển và cao dần lên, trong khi đó các ngón chân choắt lại. Một loại ngựa nữa lớn hơn, tức là giống s-rô-hip-pút (Orohippus) nghĩa là "ranh giới loài ngựa" hay "gần như ngựa". Trong thời kỳ s-li-gô xên có giống Mê dô hip pút (Mésohippus) nghĩa là ngựa trung gian, nói khác đi là "dạng trung gian của ngựa" to bằng con chó béc-giê hiện nay. Giống Mê-ri- hip-pút (Mérryhippus) nghĩa là ngựa đã hình thành, giống như con ngựa to hiện nay. Con ngựa giờ đây, mỗi chân đều chỉ có một ngón, tiêu biểu cao nhất cho quá trình tiến hóa đó. Bởi khi chạy, nó tựa vào ngón giữa, riêng chỉ có ngón đó còn lại, chúng ta quen gọi ngón đó là "móng" ngựa. Quá trình đó, đạt được phải trải qua 50-52 triệu năm, đã hình thành những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, kích thước tăng dần và do sự biến đổi dần dần từ 5 ngón đến 1 ngón chân nên con vật chạy càng nhanh hơn. Người ta cũng đồng ý trên điểm này, là ngựa vốn xuất xứ từ châu Mỹ. Hóa thạch họ ngựa cổ nhất đã tìm thấy ở vùng Tây - Bắc lục địa này, trong những nghĩa địa thiên nhiên vào thế -ô-xên. ạau đó ít lâu, dường như trên vùng đất phía châu âu cũng có rất nhiều con giống như ngựa. ở Pháp, ở Anh (đã tìm thấy vô số xương, thuộc họ ngựa, phần nhiều là chân có 3 ngón. Con Pa lê ô tê rum (Paléotérum) "thú cổ" (Pa-lê-ô: cổ, Tê-rum: thú) tìm thấy ở Paris trong mỏ thạch cao khu Mông-mác (Montmartre) thân hình cao lớn như một con tê giác. Nhưng những cuộc đảo lộn về địa lý đã dẫn đến kết thúc thê thảm cho tổ tiên con ngựa châu âu: đầu s-li-gô xên thời kỳ thứ hai của kỷ Đệ tam toàn thể đều tuyệt diệu trên vùng lục địa châu âu hiện thời. Trên quê hương châu Mỹ, những con họ ngựa còn một giống tồn tại. Thân hình tốt đẹp hơn, số răng tăng lên, đối với loài có vú, đây là dấu hiệu của sự tiến hóa. Chúng nô rỡn từng đàn lớn trên những đồng cỏ Bắc Mỹ và đến khi đất trồi lên nối liền lục địa Nam Mỹ, chúng tràn xuống khắp lục địa phương Nam. Những đàn khác vượt qua lưỡi đất, bây giờ là biển Bê-rinh (Bhering) từ A-lát-xka (Alaska) tiến về Xi-bê-ri. Chúng dong ruổi khắp châu á, và một lần nữa lại đến châu âu vào sơ kỳ đại băng hà Pơ-lê-i-xtô-xên (Pléistocène). Viễn trình xuyên các thảo nguyên mênh mông phương Bắc đã rèn chúng trở nên dày dạn, đương nổi mọi khí hậu khắc nghiệt, tạo nên một giống ngựa thích nghi với đất trời giá lạnh nhất. ở châu Mỹ, ngược lại, ngựa đã lâm vào bước suy tàn. ở phương Bắc cũng như phương Nam lục địa Tây bán cầu này, ngựa đã hoàn toàn biến mất (vì một nạn dịch lớn bí ẩn, mà ngày nay khoa học còn chưa tìm ra do vi khuẩn nào) và hồi ức về chúng cũng bị hoàn toàn xóa sạch, cho đến khi châu Mỹ được khám phá, con người ở đây mới biết con ngựa là con gì.
---------------------
* Điểm qua tính chất lợi hại của một vài giống ngựa Xưa nay, trên thế giới đứng vào hàng "anh chị" phải kể ngựa Hung-nô, ngựa ả-rập, ngựa Mông Cổ và ngựa "Bắc Thảo" của bọn hiệp sĩ châu âu. Nhưng gì thì gì, đối với người phương Đông chúng ta "Bạch mã" là con ngựa lúc nào cũng được coi trọng. Nói sơ về con này trước đã.
Bạch Mã Bạch mã - ngựa trắng - ngựa kim. Cũng là nó cả, tùy nơi gọi. Có lẽ màu trắng được coi là màu thanh khiết biểu hiện của sự trắng trong, cao quý nhất chăng? Xưa ở ta, thí sinh đỗ trạng xong, được vua ban áo mão và cho cỡi ngựa xem hoa vườn thượng uyển trước khi bái tổ vinh quy. Bao giờ Trạng cũng cỡi ngựa trắng. Cho nên về sau người ta gọi ngựa trắng là Mã Trạng nguyên (Phong tục Việt). Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay, thờ thần Tô Lịch là thành hoàng của Hà Nội, tức là thành hoàng của kinh đô, thành hoàng cả nước. Tương truyền đền xây xong, có một ngựa trắng đẹp hiện lên đi xung quanh rồi biến mất. Theo vết vó ngựa, thấy xuống sông Tô Lịch. Hình ảnh đẹp đẽ và hào hùng nhất của người chiến sĩ xông pha chiến trường thời xư a, cũng được mô tả với một con ngựa trắng. áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) ở châu âu, Na-pô-lê-ông, vị hoàng đế lừng danh một thuở, bao giờ cũng xuất hiện trên lưng ngựa trắng. Đời Tam quốc bên Tàu, tích "Đào viên kết nghĩa": Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi cũng "ạát bạch mã tế thiên - Tru hắc ngưu tế địa" giết ngựa trắng cúng trời, diệt trâu đen cúng đất... Ngược lên xa nữa, vào thời Đường, Trần Huyền Trang đi từ Đông Độ sang Tây Phương (Ấn Độ) thỉnh kinh, truyện Tây du diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân kể là "Thầy đã cưỡi một con ngựa trắng". Tác giả còn thần thoại hóa là con ngựa đó là "Con Tiểu Long, dưới suối nhảy lên ăn mất ngựa của Đường Tăng, Tôn Hành Giả vác thiết bảng truy nã, thì ra Tiểu Long vốn là thái tử con Long Vương Ngao Thuận phạm tội bị đày, đang chờ Đường Tăng đến để biến thành ngựa báu chở người đi Thiên Trúc".
Truyện Tàu còn kể lúc Nhạc Phi ở nhà bố vợ, nghe tiếng ngựa hí ngoài chuồng đã biết đó là con ngựa giỏi. Con này dữ không ai trị nổi, chỉ có Nhạc Phi mới "khiến" được nó. Đó là một con ngựa: Từ đầu chí đuôi toàn một màu trắng và từ móng cẳng đến lưng mỗi mỗi đều không chê được. Đầu nhỏ như đầu thỏ, tai bé, móng tròn, đuôi thanh, hông rộng, mắt tròn như lục lạc, nhất là vẻ lanh lợi thông minh thì không ngựa nào bì kịp". Như vậy, theo người Tàu xưa, một con ngựa giỏi và quý phải có đầy đủ các chuẩn như trên, mà còn phải toàn màu trắng nữa thì mới tuyệt hảo. Nhân nói ngựa khôn, ngựa thông minh, cũng xin nhắc qua con "Nhật Nguyệt Tiêu Sương Mã" trong tích "Hoa Lưu Hướng Bắc". Đó là con ngựa quý của Đại Khánh Lương Vương bên Tiêu Bang bị Mạnh Lương trộm về Đại Tống. Tiêu Sương nhớ nước cũ, cứ ngó về phương Bắc mà hí hoài, bỏ ăn bỏ uống, nhịn đói 7 ngày rồi chết.
Do đó có câu "Hồ mã tê Bắc phong - Việt điểu sào Nam chi" mà ta hay nói "Chim Việt cành Nam, ngựa Hồ gió Bắc". Nó là con ngựa này.
Ngày xưa, ai có một con ngựa giỏi - đạt tốc độ nhanh nhất kể như kẻ đó gác kèo, nắm chắc phần thắng trên mọi lĩnh vực. Gặp nguy biến, chuồn nhanh nhất. Nghe chỗ nào có "mồi", có mặt trước nhất. Chính con ngựa là nguyên cớ đã làm cho đế quốc La Mã sụp đổ. Trong quân đội họ, kỵ binh chưa bao giờ được đóng một vai trò chủ yếu. Trong 15 hoặc 20 lính bộ binh, họ chỉ quen để một người cưỡi ngựa. Trong danh sách các tướng lĩnh La Mã dài dằng dặc, chỉ thực sự có một tướng kỵ binh: Mắc- ngtoan (Marc Antoine). Sự khinh rẻ kỵ binh ấy, cuối cùng dẫn đến hậu quả không sao tránh thoát: Những đạo quân kỵ binh của các dân tộc bán khai đã tàn sát ráo các quân đoàn La Mã.
-------------------
Những cô gái quan hệ bạn bè rộng rãi, đi về hơi phóng túng 1 chút, thường bị các bà mẹ Huế mắng là: ''Như con ngựa thượng tứ''.
Con ngựa hay gọi là ''tứ'', ngựa tứ thường dành cho vua , từ thuộc về vua là ''thượng''.
Ngựa ''thượng tứ'' là loại ngựa giỏi nhưng chỉ để cho vua dùng nên rất rảnh rỗi.
Các bà mẹ mắng con là '' ngựa thượng tứ'' tức là chê con gái ăn rồi đi chơi thôi không giúp ích gì cho gia đình cả( vô tích sự).
( theo KTNN)
------------------------------
Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế
Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế được quý trọng như những báu vật xuất hiện ở nhiều nơi.
Ngựa được đứng ở chỗ cao sang nhất (bái đình các lăng vua): Trước lăng vua Tự Đức có tượng ông quan, ngựa và voi đứng chầu.
Chỗ linh thiêng nhất ở các chùa, ở tấm bình phong Long Mã đặt trước trường Quốc Học Huế (được đắp nổi từ năm 1896, 1 con vật mình ngựa đầu rồng).
Pho tượng ngựa chiến bằng gỗ có yên bành và dây cương giống như thật, cao hơn 1m5, thờ bên cạnh khám thờ Tả quân Lê Văn Duyệt trong chùa Tứ Hiếu.
Công chúa Định Hòa (con vua Gia Long) có tạc ở chùa Đông Thuyền hai pho tượng ngựa bằng gỗ. Bộ chân của 2 con ngựa này rất cao, gây cảm giác chiều cao và chiều dài của tượng ngựa gần bằng nhau.
Rải rác trong các am thờ, dưới gốc đa cổ thụ cũng thấy những con ngựa trang trí ngũ sắc đẹp mắt.
Để tưởng nhớ người đã khuất, người ta làm những con ngựa bằng giấy rồi gởi xuống cõi âm cho người thân sử dụng (ngoài ra còn có áo mão, hia...gọi chung là đồ mã).
Trong bộ bầu cua ngày Tết ở Huế cũng có 1 mặt dành cho ngựa.
Cái đội dây đàn của cây đàn tranh gọi là con ngựa.
Bộ phản dày gần gũi với người dân Huế, nằm mát mùa hè gọi là bộ ngựa.
Hai cái đòn đặt cái hòm người chết (chỗ nặng nề nhất) gọi là hai con ngựa.
Dãy núi chạy dọc Trường Sơn, ẩn hiện trong mây, có khí hậu ôn đới, nơi nghỉ mát tuyệt vời của Huế được đặt tên núi Bạch Mã...
Người Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng quý con ngựa vì hai ý nghĩa:
Hình tượng con ngựa đẹp, oai, sang trọng được con người yêu thích.
Ngựa lại là con vật trung nghĩa. Con người thích con ngựa để tỏ sự trung nghĩa của mình.
Đẹp và trung nghĩa cũng là bản chất của con người Việt Nam.
(Theo Kiến Thức Ngày Nay)
------------------------------
Vua Sở mua ngựa:
Vua Sở sai người đem 1000 lạng vàng đi mua ngựa thiên lý mã.
Sau 1 thời gian, người đó trở về với 1 bộ xương ngựa thiên lý , mua với giá 500 lạng
-Ngươi bỏ tiền ra mua bộ xương khô làm gì? -Vua Sở hỏi.
- Bộ xương khô mà hạ thần còn mua với giá 500 lạng thì ngựa còn sống chắc chắn giá sẽ cao hơn, lúc đó ai có ngựa hay ắt sẽ bán cho ta.
Quả nhiên, chuyện bộ xương ngựa được nhanh chóng truyền khắp thiên hạ và người có ngựa thiên lý mã muốn bán, đều đem đến bán cho Sở vương.
Lời bàn: Khỏi mắc công đi tìm, mà lại mua được ngựa hay, công nhận là quá ư tài giỏi, thán phục, thán phục!!!
------------------------
Ngựa thần
Nhà thơ Tố Hữu viết:
"Ta như thuở xưa Phù Đổng
Vụt đứng lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi...".
Con ngựa sắt thần kỳ, đời vua Hùng thứ 6, chúng ta đã nghe ông bà kể, từ khi chúng ta chưa cắp sách đến trường. Tôi cũng chịu khó đọc sách, tỉ mẩn tra cứu, mà Đông Tây kim cổ chưa hề thấy có con ngựa nào - Tất nhiên là ngựa thần thoại - "Ngon" như con ngựa Gióng (cũng có người gọi là Dóng) của ta. ...
Vó ngựa phi như bay
Ngựa hí rung cành lá
Gió cát nổi mù trời
Núi giật mình rạn đá
Kiếm vung lòe chớp sấm
Sáng trong tay tướng thần
Một nước phi ba dặm
Đánh tơi bời giặc Ân.
Như vậy là nhà thơ Huy Cận đã nói hết về con ngựa này rồi, và các bạn cũng đã biết rồi, nên tôi xin phép chẳng cần phải tán thêm. Đấy là ngựa sắt ở ta.
Phương Đông còn có ngựa đất ở Tàu. Truyện Tàu kể, đời Nam Tống (1127-1279) thái tử Triệu Cấu, con thứ 9 của vua Huy Tông bị rợ Kim bắt đem về Phiên Quốc, nhưng trốn được về Nam, bay ngựa qua sông Dương Tử (Huyền thoại để tuyên truyền thuở ấy, rằng ông có bá linh phù trợ) Nên mới có tích "Nê mã độ khương vương". Con ngựa ông cưỡi bay qua sông Hoàng Hà, qua rồi thì rã rớt rơi thành đất cục vì là ngựa đắp bằng đất sét thờ trong miếu, nhờ phép linh biến ra thần mã độ ông qua sông lớn... Phương Tây, lừng danh là con Pê-ga-zơ (Pegase) của Hy Lạp. Con này xuất ra từ đầu của Mê-đuy-zơ (Méduse) (tựa như rồng xanh xuất ra từ đầu Cáp Tô Văn, cọp trắng xuất ra từ đầu Tiết Nhân Quý, nhưng trường hợp này ngựa không phải là tướng tinh) Pê ga-zơ trước khi kết giao với Thi thần (Muse) và nâng tâm hồn các thi nhân lên đỉnh cao tưởng tượng, là một con ngựa hung hăng. Trong thần phả Hê-zi-ốt (Hésiode) chính nó là kẻ trao ánh chớp cho thần Zớt (Zeus)... Đối với người Hy Lạp xưa, ngựa là con vật sủng ái của thánh thần và người. Họ có vô số huyền thoại về ngựa. Dù tưởng tượng của họ có nhiều kiểu khác nhau, nhưng tất cả đều đồng nhất một quan điểm. Con ngựa là biểu tượng của sự chuyển động tuyệt vời. Họ coi đó là một yếu tố âm nhạc. Còn là nguồn gốc thần linh, con của hai vị thần lớn Pô-zê-i-đông (Poséidon) và Đê-mê-tê (Démété). Con ngựa đầu tiên là A-ri-ông (Arion) (về sau một nhạc sĩ đã mang tên đó). Hình ảnh ngựa còn dành riêng cho Thần Biển. Trong thần thoại Hy Lạp, ngựa là biểu tượng của sóng bạc đầu, của những làn sóng luôn luôn chuyển động. Theo tinh thần người Hy Lạp, ngựa không phải chỉ sống ở dương gian, mà chúng còn là con vật của cõi hư vô. Chúng kéo chiếc xe của Pê-zê-i đông vượt các đại dương quạt cánh bay lên không trung như người anh em của chúng là Pê-ga-zơ... Từ Hô-me-rơ (Homère) đại thi hào thời Hy Lạp cổ (mất 850 năm trước công nguyên), ngựa được gắn liền với những trang võ tướng anh hùng. Những con "anh chị bự" trong bọn chúng, không phải là ngựa thường, mà là những con vật linh diệu được các thần ban. Thường thường là ngựa có cánh, đôi khi nói được tiếng người.
-------------------------
*Lộ trình của ngựa Mười hai kiểu xương hóa thạch xếp theo niên đại cho ta cảm giác rõ ràng về hình dáng liên hệ của sự phát triển từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm được hình dáng của con ngựa nguyên cổ đầu tiên. Người ta giả định rằng tổ tiên của loài ngựa đều có 5 ngón ở mỗi chân, cũng như ông bà các loài có vú khác. Đời con cháu là -ô-hip-put (éo- hippus) - dịch từ tiếng cổ Hy Lạp có nghĩa là "bình minh của loài ngựa" hay "giống khởi đầu của loài ngựa" hình vóc không lớn hơn con chó nhà bao nhiêu, hãy còn 4 ngón ở hai chân trước và 3 ngón ở hai chân sau - dấu hiệu của sự tiến hóa, bởi vì loài ngựa phát triển và cao dần lên, trong khi đó các ngón chân choắt lại. Một loại ngựa nữa lớn hơn, tức là giống s-rô-hip-pút (Orohippus) nghĩa là "ranh giới loài ngựa" hay "gần như ngựa". Trong thời kỳ s-li-gô xên có giống Mê dô hip pút (Mésohippus) nghĩa là ngựa trung gian, nói khác đi là "dạng trung gian của ngựa" to bằng con chó béc-giê hiện nay. Giống Mê-ri- hip-pút (Mérryhippus) nghĩa là ngựa đã hình thành, giống như con ngựa to hiện nay. Con ngựa giờ đây, mỗi chân đều chỉ có một ngón, tiêu biểu cao nhất cho quá trình tiến hóa đó. Bởi khi chạy, nó tựa vào ngón giữa, riêng chỉ có ngón đó còn lại, chúng ta quen gọi ngón đó là "móng" ngựa. Quá trình đó, đạt được phải trải qua 50-52 triệu năm, đã hình thành những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, kích thước tăng dần và do sự biến đổi dần dần từ 5 ngón đến 1 ngón chân nên con vật chạy càng nhanh hơn. Người ta cũng đồng ý trên điểm này, là ngựa vốn xuất xứ từ châu Mỹ. Hóa thạch họ ngựa cổ nhất đã tìm thấy ở vùng Tây - Bắc lục địa này, trong những nghĩa địa thiên nhiên vào thế -ô-xên. ạau đó ít lâu, dường như trên vùng đất phía châu âu cũng có rất nhiều con giống như ngựa. ở Pháp, ở Anh (đã tìm thấy vô số xương, thuộc họ ngựa, phần nhiều là chân có 3 ngón. Con Pa lê ô tê rum (Paléotérum) "thú cổ" (Pa-lê-ô: cổ, Tê-rum: thú) tìm thấy ở Paris trong mỏ thạch cao khu Mông-mác (Montmartre) thân hình cao lớn như một con tê giác. Nhưng những cuộc đảo lộn về địa lý đã dẫn đến kết thúc thê thảm cho tổ tiên con ngựa châu âu: đầu s-li-gô xên thời kỳ thứ hai của kỷ Đệ tam toàn thể đều tuyệt diệu trên vùng lục địa châu âu hiện thời. Trên quê hương châu Mỹ, những con họ ngựa còn một giống tồn tại. Thân hình tốt đẹp hơn, số răng tăng lên, đối với loài có vú, đây là dấu hiệu của sự tiến hóa. Chúng nô rỡn từng đàn lớn trên những đồng cỏ Bắc Mỹ và đến khi đất trồi lên nối liền lục địa Nam Mỹ, chúng tràn xuống khắp lục địa phương Nam. Những đàn khác vượt qua lưỡi đất, bây giờ là biển Bê-rinh (Bhering) từ A-lát-xka (Alaska) tiến về Xi-bê-ri. Chúng dong ruổi khắp châu á, và một lần nữa lại đến châu âu vào sơ kỳ đại băng hà Pơ-lê-i-xtô-xên (Pléistocène). Viễn trình xuyên các thảo nguyên mênh mông phương Bắc đã rèn chúng trở nên dày dạn, đương nổi mọi khí hậu khắc nghiệt, tạo nên một giống ngựa thích nghi với đất trời giá lạnh nhất. ở châu Mỹ, ngược lại, ngựa đã lâm vào bước suy tàn. ở phương Bắc cũng như phương Nam lục địa Tây bán cầu này, ngựa đã hoàn toàn biến mất (vì một nạn dịch lớn bí ẩn, mà ngày nay khoa học còn chưa tìm ra do vi khuẩn nào) và hồi ức về chúng cũng bị hoàn toàn xóa sạch, cho đến khi châu Mỹ được khám phá, con người ở đây mới biết con ngựa là con gì.
---------------------
* Điểm qua tính chất lợi hại của một vài giống ngựa Xưa nay, trên thế giới đứng vào hàng "anh chị" phải kể ngựa Hung-nô, ngựa ả-rập, ngựa Mông Cổ và ngựa "Bắc Thảo" của bọn hiệp sĩ châu âu. Nhưng gì thì gì, đối với người phương Đông chúng ta "Bạch mã" là con ngựa lúc nào cũng được coi trọng. Nói sơ về con này trước đã.
Bạch Mã Bạch mã - ngựa trắng - ngựa kim. Cũng là nó cả, tùy nơi gọi. Có lẽ màu trắng được coi là màu thanh khiết biểu hiện của sự trắng trong, cao quý nhất chăng? Xưa ở ta, thí sinh đỗ trạng xong, được vua ban áo mão và cho cỡi ngựa xem hoa vườn thượng uyển trước khi bái tổ vinh quy. Bao giờ Trạng cũng cỡi ngựa trắng. Cho nên về sau người ta gọi ngựa trắng là Mã Trạng nguyên (Phong tục Việt). Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay, thờ thần Tô Lịch là thành hoàng của Hà Nội, tức là thành hoàng của kinh đô, thành hoàng cả nước. Tương truyền đền xây xong, có một ngựa trắng đẹp hiện lên đi xung quanh rồi biến mất. Theo vết vó ngựa, thấy xuống sông Tô Lịch. Hình ảnh đẹp đẽ và hào hùng nhất của người chiến sĩ xông pha chiến trường thời xư a, cũng được mô tả với một con ngựa trắng. áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) ở châu âu, Na-pô-lê-ông, vị hoàng đế lừng danh một thuở, bao giờ cũng xuất hiện trên lưng ngựa trắng. Đời Tam quốc bên Tàu, tích "Đào viên kết nghĩa": Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi cũng "ạát bạch mã tế thiên - Tru hắc ngưu tế địa" giết ngựa trắng cúng trời, diệt trâu đen cúng đất... Ngược lên xa nữa, vào thời Đường, Trần Huyền Trang đi từ Đông Độ sang Tây Phương (Ấn Độ) thỉnh kinh, truyện Tây du diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân kể là "Thầy đã cưỡi một con ngựa trắng". Tác giả còn thần thoại hóa là con ngựa đó là "Con Tiểu Long, dưới suối nhảy lên ăn mất ngựa của Đường Tăng, Tôn Hành Giả vác thiết bảng truy nã, thì ra Tiểu Long vốn là thái tử con Long Vương Ngao Thuận phạm tội bị đày, đang chờ Đường Tăng đến để biến thành ngựa báu chở người đi Thiên Trúc".
Truyện Tàu còn kể lúc Nhạc Phi ở nhà bố vợ, nghe tiếng ngựa hí ngoài chuồng đã biết đó là con ngựa giỏi. Con này dữ không ai trị nổi, chỉ có Nhạc Phi mới "khiến" được nó. Đó là một con ngựa: Từ đầu chí đuôi toàn một màu trắng và từ móng cẳng đến lưng mỗi mỗi đều không chê được. Đầu nhỏ như đầu thỏ, tai bé, móng tròn, đuôi thanh, hông rộng, mắt tròn như lục lạc, nhất là vẻ lanh lợi thông minh thì không ngựa nào bì kịp". Như vậy, theo người Tàu xưa, một con ngựa giỏi và quý phải có đầy đủ các chuẩn như trên, mà còn phải toàn màu trắng nữa thì mới tuyệt hảo. Nhân nói ngựa khôn, ngựa thông minh, cũng xin nhắc qua con "Nhật Nguyệt Tiêu Sương Mã" trong tích "Hoa Lưu Hướng Bắc". Đó là con ngựa quý của Đại Khánh Lương Vương bên Tiêu Bang bị Mạnh Lương trộm về Đại Tống. Tiêu Sương nhớ nước cũ, cứ ngó về phương Bắc mà hí hoài, bỏ ăn bỏ uống, nhịn đói 7 ngày rồi chết.
Do đó có câu "Hồ mã tê Bắc phong - Việt điểu sào Nam chi" mà ta hay nói "Chim Việt cành Nam, ngựa Hồ gió Bắc". Nó là con ngựa này.
Ngày xưa, ai có một con ngựa giỏi - đạt tốc độ nhanh nhất kể như kẻ đó gác kèo, nắm chắc phần thắng trên mọi lĩnh vực. Gặp nguy biến, chuồn nhanh nhất. Nghe chỗ nào có "mồi", có mặt trước nhất. Chính con ngựa là nguyên cớ đã làm cho đế quốc La Mã sụp đổ. Trong quân đội họ, kỵ binh chưa bao giờ được đóng một vai trò chủ yếu. Trong 15 hoặc 20 lính bộ binh, họ chỉ quen để một người cưỡi ngựa. Trong danh sách các tướng lĩnh La Mã dài dằng dặc, chỉ thực sự có một tướng kỵ binh: Mắc- ngtoan (Marc Antoine). Sự khinh rẻ kỵ binh ấy, cuối cùng dẫn đến hậu quả không sao tránh thoát: Những đạo quân kỵ binh của các dân tộc bán khai đã tàn sát ráo các quân đoàn La Mã.
-------------------
* Ngựa Hung-nô. Cũng chính nhờ ngựa mà người
Hung-nô, chỉ trong một thời gian ngắn đã thiết lập một vương quốc mênh
mông. Đó là những con vật giơ xương, mình dài và thấp, lưng xệ phía sau,
đầu bé, chân ngắn và khỏe, cực kỳ linh động, nhưng đồng thời cũng
đương nổi mọi gian lao tồi tệ nhất, giỏi chịu khát, dù trong sa mạc
chúng vẫn vượt hơn trăm cây số một ngày như không.
* Ngựa ả Rập : Bọn người Hung-nô cưỡi ngựa đã chiến thắng và lưu lại châu âu cả ngàn năm. Nhưng rồi cũng phải nhường bước cho một dân tộc cưỡi ngựa khác từ châu Phi đến. Đó là người ả Rập. Người ả Rập rất tự hào về ngựa của họ: to lớn, mảnh dẻ, thân hình đẹp, tính khí hùng dũng và đặc biệt phi nhanh.
* Ngựa Mông Cổ : Ngựa Mông Cổ về đặc điểm cũng như ngựa Hung-nô, nhưng gầy và nhẹ, nhỏ con hơn. Nhiều bạn hay nhầm người Hung-nô với Mông Cổ. Người Hung-nô (Huns)
thiết lập vương quốc dọc dài sông Đa-nuýp (Danube) trên đất Hung-ga-ri ngày nay, vua là át-ti-la (Attila) khét tiếng bạo tàn, biệt danh là "Tai họa của trời"; thiên hạ thời ấy nói: "Ngựa ông ta đi qua nơi nào, nơi đó cỏ không thể mọc lại..." Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) vua Mông Cổ, tên ấy có nghĩa là "Vua hoàn cầu" năm thế kỷ về sau lại xâm chiến châu âu. á chang (hệt như) Hung-nô và ả Rập nhưng đặc biệt tổ chức giỏi hơn và kỵ binh xung phong cũng tài hơn. Nhờ ngựa giỏi mà ông ta đã thiết lập một dịch vụ bưu chính xuyên lục địa á châu để bảo vệ quyền bá chủ trên các lãnh thổ đã chinh phục được. Theo Mác cô Pô-lô (Marco Polo) một thương nhân và là nhà hàng hải lừng danh người ý hồi đó ước đoán thì dịch vụ bưu chính đó, được đảm bảo bằng 300.000 ngựa chạy tiếp sức và 10.000 trạm. Mùa xuân năm 1958, tôi đến thăm một nông trường nuôi ngựa Mông Cổ có hàng nghìn con. Giống như đã tả trên, nhưng đặc biệt khỏe và béo mập hơn ngựa thời xưa. Một buổi sáng trên đồi Ta-zắc-cơ (Tasake) nhìn xuống thủ đô U-lăng - Ba-to, thấy con ngựa trắng, lông dài, bờm và đuôi rất dài, chồm trên mỏm đồi lộng gió hí ran, đang co chân trước đập vỡ băng để bới gặm cỏ khô, giữa bình minh tuyết trắng nhuộm hồng đẹp tuyệt vời và kỳ vĩ sao. Lòng bỗng nhớ những bức tranh mực nho, tranh thuốc nước của Từ Bi Hồng, một danh họa Trung Quốc chuyên vẽ ngựa. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, Mông Cổ có thể nói là một dân tộc sống trên mình ngựa. Uống sữa ngựa, rượu cũng cất bằng sữa ngựa, những bài hát về con ngựa, chiếc đàn đầu ngựa và... quốc huy giờ đây cũng nổi bật hình một hiệp sĩ cưỡi ngựa cầm thương lao qua ánh mặt trời mới mọc.
* Ngựa của hiệp sĩ châu âu : Thời xưa ở châu âu, không cần thuộc dòng dõi quý tộc, không cần lập chiến công trận mạc gì, miễn sắm được một bộ binh giáp (armure) và một con ngựa, tự nguyện phụng sự một tôn chúa nào đó, là được mang danh hiệp sĩ. Có tính chất truyền tử lưu tôn, miễn anh ta trang bị được cho con cái một kiểu cách y chang như mình. Dù anh ta có phung phí hết tài sản và tự mình dấn vào cuộc đời lang bạt kỳ hồ của phường thảo khấu lục lâm, hay của những kẻ đấu thương, chừng nào anh ta còn một binh giáp và một con ngựa, chừng đó anh ta vẫn cứ còn là một ông hoàng. Binh giáp của hiệp sĩ nặng nề và đắt tiền - di sản của thời La Mã - đã làm trở ngại và mất tính chất trọng yếu của quân kỵ binh ở những xứ phương Tây. Hơn nữa "mã thuật" (thuật cưỡi ngựa) vẫn là đặc hữu của một giai cấp, một uy quyền của một thiểu số nhỏ nhoi. Bởi binh giáp nặng, nên dưới mắt họ, những con ngựa gầy và nhẹ của Mông Cổ, những con ngựa chiến mảnh khảnh của ả Rập dường như vô dụng. (Gần đây, người ta vừa ghi nhận được một con ngựa nặng nhất thế giới. Đó là con ngựa cái Bỉ Uyn-mơ, Đuy-bốt của bà Vơ-gi A-đin ở Rê-nô bang Nê-va-đa, Hoa Kỳ. Con ngựa này ra đời ngày 15-7-1966, nặng 1.451kg khi nó có mang vào tháng 4-1973. Các tay hiệp sĩ châu âu ngày xưa được con ngựa này thì họ mê phải biết!). Từ thời ạác-lơ-ma-nhơ (Charlemagne) họ lai tạo một giống ngựa mới gọi là ngựa "Bắc Thảo". Giống này dùng để kéo và chở nặng, sống lưng hơi lõm xuống, mông to khỏe, có thể chở một người hiệp sĩ võ trang và đảm đương những công việc đồng áng nặng nề nhất. Tuy nhiên, trong cuộc viễn chinh Thập tự, những con ngựa này chết hàng loạt vì không chịu nổi khí hậu quá nóng ở vùng Trung á. Viên tổng giám mục xứ Tia (Tyr) đã ghi vào ký sự những dòng ê ẩm như sau: "Người ta có thể khóc hay cười tùy ý, khi trông thấy chúng tôi phải ruổi dong bằng cách chất hành lý lên lưng những con cừu, dê cái, lợn và những con chó, bởi khiếm khuyết súc vật chở nặng. Và còn được chứng kiến khối hiệp sĩ bắt buộc phải thượng lên lưng một con bò thay vì ngựa chiến!".
-------------------------
Sử Việt Nam còn chép chuyện ngựa đá đời nhà Trần. Khi vua Trần dẹp xong giặc Mông Cổ, ngự trị kinh đô Thăng Long thấy ngựa đá trước đền thơ bị lấm bùn, vua Trần liền cảm khái làm hai câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Trong văn học Đông phương, con ngựa là biểu hiện của sự nhanh chóng, khoảnh khắc, tức là thời gian. Như trong ?oCung oán ngâm khúc?: ?obóng câu thoáng bên mành mấy nỗi?, còn trong Truyện Kiều thì: ?oVó câu thẳng ruổi nước non quê người?. Thi hào Nguyễn Du còn dành cho Sở Khanh một câu mà ngày nay đã trở thành điển tích: ?oRằng ta có ngựa truy phong...?
Trong văn học Việt Nam, khi nói đến ngựa người ta không thể quên được tác phẩm ?oLục súc tranh công?, có đoạn ngựa kể lể về thành tích của mình:
Ngựa nghe nói tim gan nổi phổi
Liền chạy ra hầm hý vang tai
Ớ này, này ta bảo chúng bay
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như ta ai dám phen lê
Tao đã từ đi quán về quê
Đã ghé trận đánh Nam dẹp Bắc
Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá
Ông cao tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp lưu gia
Ông Quan Công năm cửa thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố.
Ngày xưa trong đời sống thường nhật, con ngựa được giữ một vai trò quan trọng, nó giúp con người rút ngắn được khoảng đường dài hun hút, nó làm phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội có giai cấp. Trong chiến tranh nó phân biệt được ai là tướng, quân. Nhưng ngày nay trong thời đại có máy bay, ô tô, xe máy, có internet, email....con ngựa không còn được xem trọng như ngày xưa. Phải chăng đó cũng là quy luật của muôn đời.
* Ngựa ả Rập : Bọn người Hung-nô cưỡi ngựa đã chiến thắng và lưu lại châu âu cả ngàn năm. Nhưng rồi cũng phải nhường bước cho một dân tộc cưỡi ngựa khác từ châu Phi đến. Đó là người ả Rập. Người ả Rập rất tự hào về ngựa của họ: to lớn, mảnh dẻ, thân hình đẹp, tính khí hùng dũng và đặc biệt phi nhanh.
* Ngựa Mông Cổ : Ngựa Mông Cổ về đặc điểm cũng như ngựa Hung-nô, nhưng gầy và nhẹ, nhỏ con hơn. Nhiều bạn hay nhầm người Hung-nô với Mông Cổ. Người Hung-nô (Huns)
thiết lập vương quốc dọc dài sông Đa-nuýp (Danube) trên đất Hung-ga-ri ngày nay, vua là át-ti-la (Attila) khét tiếng bạo tàn, biệt danh là "Tai họa của trời"; thiên hạ thời ấy nói: "Ngựa ông ta đi qua nơi nào, nơi đó cỏ không thể mọc lại..." Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) vua Mông Cổ, tên ấy có nghĩa là "Vua hoàn cầu" năm thế kỷ về sau lại xâm chiến châu âu. á chang (hệt như) Hung-nô và ả Rập nhưng đặc biệt tổ chức giỏi hơn và kỵ binh xung phong cũng tài hơn. Nhờ ngựa giỏi mà ông ta đã thiết lập một dịch vụ bưu chính xuyên lục địa á châu để bảo vệ quyền bá chủ trên các lãnh thổ đã chinh phục được. Theo Mác cô Pô-lô (Marco Polo) một thương nhân và là nhà hàng hải lừng danh người ý hồi đó ước đoán thì dịch vụ bưu chính đó, được đảm bảo bằng 300.000 ngựa chạy tiếp sức và 10.000 trạm. Mùa xuân năm 1958, tôi đến thăm một nông trường nuôi ngựa Mông Cổ có hàng nghìn con. Giống như đã tả trên, nhưng đặc biệt khỏe và béo mập hơn ngựa thời xưa. Một buổi sáng trên đồi Ta-zắc-cơ (Tasake) nhìn xuống thủ đô U-lăng - Ba-to, thấy con ngựa trắng, lông dài, bờm và đuôi rất dài, chồm trên mỏm đồi lộng gió hí ran, đang co chân trước đập vỡ băng để bới gặm cỏ khô, giữa bình minh tuyết trắng nhuộm hồng đẹp tuyệt vời và kỳ vĩ sao. Lòng bỗng nhớ những bức tranh mực nho, tranh thuốc nước của Từ Bi Hồng, một danh họa Trung Quốc chuyên vẽ ngựa. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, Mông Cổ có thể nói là một dân tộc sống trên mình ngựa. Uống sữa ngựa, rượu cũng cất bằng sữa ngựa, những bài hát về con ngựa, chiếc đàn đầu ngựa và... quốc huy giờ đây cũng nổi bật hình một hiệp sĩ cưỡi ngựa cầm thương lao qua ánh mặt trời mới mọc.
* Ngựa của hiệp sĩ châu âu : Thời xưa ở châu âu, không cần thuộc dòng dõi quý tộc, không cần lập chiến công trận mạc gì, miễn sắm được một bộ binh giáp (armure) và một con ngựa, tự nguyện phụng sự một tôn chúa nào đó, là được mang danh hiệp sĩ. Có tính chất truyền tử lưu tôn, miễn anh ta trang bị được cho con cái một kiểu cách y chang như mình. Dù anh ta có phung phí hết tài sản và tự mình dấn vào cuộc đời lang bạt kỳ hồ của phường thảo khấu lục lâm, hay của những kẻ đấu thương, chừng nào anh ta còn một binh giáp và một con ngựa, chừng đó anh ta vẫn cứ còn là một ông hoàng. Binh giáp của hiệp sĩ nặng nề và đắt tiền - di sản của thời La Mã - đã làm trở ngại và mất tính chất trọng yếu của quân kỵ binh ở những xứ phương Tây. Hơn nữa "mã thuật" (thuật cưỡi ngựa) vẫn là đặc hữu của một giai cấp, một uy quyền của một thiểu số nhỏ nhoi. Bởi binh giáp nặng, nên dưới mắt họ, những con ngựa gầy và nhẹ của Mông Cổ, những con ngựa chiến mảnh khảnh của ả Rập dường như vô dụng. (Gần đây, người ta vừa ghi nhận được một con ngựa nặng nhất thế giới. Đó là con ngựa cái Bỉ Uyn-mơ, Đuy-bốt của bà Vơ-gi A-đin ở Rê-nô bang Nê-va-đa, Hoa Kỳ. Con ngựa này ra đời ngày 15-7-1966, nặng 1.451kg khi nó có mang vào tháng 4-1973. Các tay hiệp sĩ châu âu ngày xưa được con ngựa này thì họ mê phải biết!). Từ thời ạác-lơ-ma-nhơ (Charlemagne) họ lai tạo một giống ngựa mới gọi là ngựa "Bắc Thảo". Giống này dùng để kéo và chở nặng, sống lưng hơi lõm xuống, mông to khỏe, có thể chở một người hiệp sĩ võ trang và đảm đương những công việc đồng áng nặng nề nhất. Tuy nhiên, trong cuộc viễn chinh Thập tự, những con ngựa này chết hàng loạt vì không chịu nổi khí hậu quá nóng ở vùng Trung á. Viên tổng giám mục xứ Tia (Tyr) đã ghi vào ký sự những dòng ê ẩm như sau: "Người ta có thể khóc hay cười tùy ý, khi trông thấy chúng tôi phải ruổi dong bằng cách chất hành lý lên lưng những con cừu, dê cái, lợn và những con chó, bởi khiếm khuyết súc vật chở nặng. Và còn được chứng kiến khối hiệp sĩ bắt buộc phải thượng lên lưng một con bò thay vì ngựa chiến!".
-------------------------
Sử Việt Nam còn chép chuyện ngựa đá đời nhà Trần. Khi vua Trần dẹp xong giặc Mông Cổ, ngự trị kinh đô Thăng Long thấy ngựa đá trước đền thơ bị lấm bùn, vua Trần liền cảm khái làm hai câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Trong văn học Đông phương, con ngựa là biểu hiện của sự nhanh chóng, khoảnh khắc, tức là thời gian. Như trong ?oCung oán ngâm khúc?: ?obóng câu thoáng bên mành mấy nỗi?, còn trong Truyện Kiều thì: ?oVó câu thẳng ruổi nước non quê người?. Thi hào Nguyễn Du còn dành cho Sở Khanh một câu mà ngày nay đã trở thành điển tích: ?oRằng ta có ngựa truy phong...?
Trong văn học Việt Nam, khi nói đến ngựa người ta không thể quên được tác phẩm ?oLục súc tranh công?, có đoạn ngựa kể lể về thành tích của mình:
Ngựa nghe nói tim gan nổi phổi
Liền chạy ra hầm hý vang tai
Ớ này, này ta bảo chúng bay
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như ta ai dám phen lê
Tao đã từ đi quán về quê
Đã ghé trận đánh Nam dẹp Bắc
Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá
Ông cao tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp lưu gia
Ông Quan Công năm cửa thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố.
Ngày xưa trong đời sống thường nhật, con ngựa được giữ một vai trò quan trọng, nó giúp con người rút ngắn được khoảng đường dài hun hút, nó làm phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội có giai cấp. Trong chiến tranh nó phân biệt được ai là tướng, quân. Nhưng ngày nay trong thời đại có máy bay, ô tô, xe máy, có internet, email....con ngựa không còn được xem trọng như ngày xưa. Phải chăng đó cũng là quy luật của muôn đời.
doanchithuy wrote on Jan 14, '11, edited on Jan 14, '11
nguoidan147 said
Cờ : cờ tướng và cờ vua đều có quân mã
Cám
ơn chị Cỏ nhe. Còn nhiều lắm nhưng em viết đến Tết năm Ngựa thì ngưng
lại. Em có viết một bài về con ngựa trong bàn cờ tướng ở Box "Cờ".
"Giọng văn" cũng tào lao lắm, chị đọc thử nhe:
_______________ Tại sao có quân Mã trong bàn cờ tướng? Bởi vì nó đại diện cho lực lượng kỵ binh. Từ thời xưa, khi giao thông chưa phát triển thì ngựa là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất ở vùng rừng núi và càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kỵ binh dũng mãnh. Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi không giống ai: Đi theo hình chữ nhật. Đáng lẽ nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó, nhưng luật chơi không cho phép nên nó đành "phi nước Kiệu", một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh. Trên bàn cờ nó không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đâu thì nhảy, vì có nhiều chướng ngại. "Xe mười - Pháo bảy - Ngựa ba" Theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, mà giá trị của Pháo gấp đôi. Cờ tướng càng ngày càng phát triển, các chuyên gia nghiên cứu sâu và đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính cách khoa học hơn, theo đó: - Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1 - Quân Tốt khi đã qua sông = 2 - Quân Mã = 4,5 - Quân Pháo = 5 - Quân Xe = 10... Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ Quân Mã nếu đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó kiểm soát đến 8 vị trí, nên người ta thường gán cho nó danh từ mỹ miều "Bát diện uy phong", nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí. Trong các nước tấn công của Mã mà quân Tướng đối phương sợ nhất là: * Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Tướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí. Các thế trận liên quan đến Mã Nếu như năm 1632 danh kỳ Chu Tấn Trinh viết quyển "Quất Trung Bí" ca ngợi sức mạnh của Pháo trong thế trận Pháo đầu, thì 60 năm sau danh kỳ Vương Tái Việt trong tác phẩm lừng danh "Mai Hoa phổ" đã chứng minh ngược lại là "Bình Phong Mã" vẫn có thể chống lại sức tấn công của Pháo đầu. Một số khai cuộc có liên quan đến Mã: 1- Khởi Mã Cuộc; 2- Bình Phong Mã; 3- Phản Công Mã; 4- Đơn Đề Mã; 5- Triều Cung Mã... * Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Tướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ. * Song Mã ẩm tuyền: Hai Mã cùng uống nước suối - chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã - cũng là một đòn rất lợi hại. * Tiền Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương. Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất Nhìn chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là "cặp thần Mã của giáo Bố". Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương. (doanchithuy) http://ttvnol.com/co/102197 -------------------- Nick của em tham gia TTVNOL là doanchithuy, Rùa biển và {^_^} (Thiên hạ gọi nick này là Vô danh). Bài trong TTVN mất lâu lắm rồi, hơn 8 năm. Tự nhiên bây giờ chỉ cần gõ vào Google tìm là ra hết. Chắc tụi nó đã sửa được lỗi code, vui ghê! Hồi đó tự viết nhiều nhưng mà sau đó mất hết bài trên diễn đàn nên bây giờ rút kinh nghiệm, em không viết nhiều nữa. Tại viết mấy bài toàn thuộc loại "cao thủ" nên tụi trên diễn đàn cũng tưởng em là đàn ông :) |
doanchithuy wrote on Jan 14, '11
nguoigiaonline said
Vậy hồi đó... DCT là đờn ông hả? :-)))))
Đàn bà mà có râu. Gõ xong rụng hết rồi :)
|
doanchithuy wrote on Jan 14, '11
Hồi
đó DCT làm cái topic này gần cả tháng đó. Mới copy vô Blog hôm qua,
chưa có thời gian đọc lại nữa. "Giọng văn" lúc đó chắc không giống bây
giờ :)
|
nguoidan147 wrote on Jan 14, '11
Chị bổ sung thêm :
Bài hát : Ngưa phi đường xa ( Lê Yên ), Vết thù trên lưng ngựa hoang ( Ngọc Chánh - Phạm Duy ) Truyện của Duyên Anh : Ngựa chứng trong sân trường , Vết thù trên lưng ngựa hoang ( chị chưa đọc , lúc đó chỉ đọc truyện Tuổi hoa thôi ) Cờ : cờ tướng và cờ vua đều có quân mã Con rể của vua cũng được gọi là phò mã ( một chức quan coi về việc giữ ngựa ) |
nguoigiaonline wrote on Jan 14, '11
doanchithuy said
Ngồi gõ phờ râu :(
Vậy hồi đó... DCT là đờn ông hả? :-)))))
|
haiquamuckinh wrote on Jan 14, '11
Hay, phải chi có luận nhân năm mèo!
|
doanchithuy wrote on Jan 13, '11, edited on Jan 13, '11
Công nhận lúc đó ở không dã man. Ngồi gõ phờ râu :(
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)