Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Xã hội kinh dị (1)


 Bạn phải đọc dưới đây trước khi nhìn tấm ảnh .. Chia sẻ với vợ, con gái của bạn, chị em, BẠN BÈ …
Gần đây là một câu chuyện tin tức liên quan đến một loại vi khuẩn ăn thịt được tìm thấy trong các lô hàng quần áo mới sang Mỹ.
YOU MUST READ BELOW BEFORE LOOKING AT THE PICTURES.. SHARE THIS WITH YOUR WIVES, DAUGHTERS, SISTERS, FRIENDS… ANY WOMAN
Recently there was a news story regarding a flesh-eating bacteria found in new clothing shipments to the USA . These are the first pictures I have seen regarding that very subject. This is something that is a very real and very serious concern as you will see. Ladies please make it a habit from this point forward to wash your just purchased undergarments before wearing them or spinning them in the dryer. This is sensitive. Please share with as many women and men that you know. Our undergarments are made in different parts of the country, sit in boxes and go through many hands and exchanges before we purchase them for ourselves.
Graphic Pictured Blow this Point
Warning this is very graphic, but needs to be shared.
TO ALL, PLEASE WASH ALL BRAS, UNDERWEAR (ALL CLOTHING) WHEN YOU BUY BEFORE WEARING THEM. YOU CAN THROW THEM IN THE DRYER FOR A QUICK SPIN TO KILL THE PARASITES TOO!!!
oOo

Khi mua quần aó made in China về, phải giặt trước khi mặc.!

Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Trong những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an quốc gia Trung Hoa đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến khi họ chấp nhận “cải tạo”. Điều này đã được đảng cộng sản Trung Hoa công bố trên toàn thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như “làn gió và mưa phùn ngày xuân”.
Tôi là một trong số đó. Tôi đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ khoảng 30m vuông.
Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ khác. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.
Ở đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày, với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề. Những cái cửa Phòng giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo đi hành quyết. Mười cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.
“Mở nhà lao!” một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi, xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một, các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.
Tôi đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến, ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ.
Thực ra, điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm. Sống sót và Lao động Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Vào tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.
Chúng tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ 15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ bị trừng phạt bằng cách phải “hát cho đến sáng”, tức là anh ta phải tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.
Tôi bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự coi bản thân mình như một “phóng viên” được gửi tới đây để nghiêm túc quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và nhà tù Trung Hoa hôm nay.
Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót Chúng tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.
Vào một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp (graceful) khi mặc đồ lót này hay không.
Một dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên “Orchid Beans” cho một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một “vòng vàng” quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.
Mỗi tù nhân được giao tối thiểu 10,000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng.
Đậu tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ Trung Hoa, và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.
Năm nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Trung Hoa sang các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù nhân phải nối dây  đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.
Một lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu bé không đút chúng vào miệng.
Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Trung Quốc , Cô Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia đình tại Trung Hoa. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.
Tôi bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin’an tại Bắc Kinh.
Những sản phẩm Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn. Làm gói quà tặng “Florence Gift Packages” Tại trại lao động Xin’an ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Đan áo len. Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu). Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà. Thêu mũ cho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh. Thêu đệm ngồi. Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng. Làm rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè. Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.
Làm thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt… Công đoạn chủ yếu là nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú nhồi…
Điều kiện vệ sinh tại trại lao động
(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh Tôi bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng, vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một  gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay lại lao động ngay.
Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ.
Ban đêm, lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc. Chúng tôi bị bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém. Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói ngay trên sàn.
Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Hoa còn được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, nhất là Nam Hàn-Nhật bản-Việt Nam- Taiwan-Singapore.
Nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.
(2) Trại cải tạo Xin’an ở Bắc Kinh Lao động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép. Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Tất cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng.
Các học viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan. Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng.
Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để trao đổi với nhau.
Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để “chuyển hoá” và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến thành những cỗ máy chỉ biết làm việc. Mùa hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.
Wang Bin

(Dân trí) - Sau khi sinh con tại nhà hộ sinh, do không có tiền thanh toán viện phí, chị H. và mẹ đã bàn nhau bán đứa con vừa sinh cho một người đàn ông lấy 20 triệu đồng.

Vụ án vừa được Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hà Nội phối hợp với Công an huyện Quốc Oai làm rõ.
2 người có hành vi bán trẻ em là Nguyễn Thị Hồng V. (SN 1984) và mẹ V. là bà Nguyễn Thị H. (SN 1955), đều trú ở quận Hai Bà Trưng.
Theo tài liệu điều tra, ngày 2/8, chị V. sinh cháu tại một nhà hộ sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Sau khi sinh con, do không có tiền thanh toán viện phí và nuôi con, chị V. cùng mẹ đã bàn nhau bán cháu bé cho ông Đỗ Văn H. (SN 1950, trú tại huyện Quốc Oai) lấy 20 triệu đồng.
Vụ án đang được điều tra làm rõ.
Tiến Nguyên

Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối.

Bản thân người sản xuất cũng không cần biết đó là chất gì miễn có lời. PV đã thâm nhập học nghề làm giá với hóa chất.
Không hóa chất = không bán được
Tôi đến cơ sở làm giá của chị Ph. (H.Hóc Môn, TP.HCM) để tìm hiểu về nghề làm giá. Chị Ph. lanh lẹ: “Làm giá mà không bỏ thuốc, rễ nhiều nhìn thấy gớm lắm”. Chị Ph. nói, để các mối chịu lấy hàng của mình thì hàng phải đẹp, nhất là không có rễ, vì rễ lùm xùm nhìn vào không muốn ăn. Gia đình chị Ph. có thâm niên 10 năm làm giá nên biết rất rõ từ nguyên liệu cho đến hóa chất dùng trong nghề. Thậm chí, những người làm 10 năm đều đã “kinh” qua nhiều loại hóa chất có thể làm cho giá không ra rễ, tăng trưởng nhanh, trắng, mập...
Chị Ph. cho biết nếu muốn làm nghề này thì không thể nào làm theo phương pháp truyền thống với nguyên liệu trong nước vì rất khó làm. Muốn bỏ mối cho các chợ phải làm bằng đậu nhập từ nước ngoài. Chị Ph. nói: “Đậu của mình làm ra giá xấu hoắc à, nhất là không để được lâu, rễ tua tủa, ốm nhom. Nếu tối nay ra giá đi giao, sáng mai người ta bán là đã thấy rễ xồm xoàm thêm, lại mọc lá xanh nữa. Ai dám mua?”. Theo những người làm giá, trước đây, đa phần họ chọn đậu của Trung Quốc và Myanmar. Những năm trở lại đây, người làm giá chỉ dùng loại đậu của Trung Quốc vì nó dễ làm. Song song đó, hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc. “Ở đây nhiều người làm vậy không à. Ủ đậu vài tiếng rồi ngâm nước vôi, sau đó cách 3 tiếng thì tưới nước một lần. Nước phải xử lý bằng cách pha một thứ bột. Các lu giá đến ngày thứ 2 có thể ngâm với thuốc chống rễ được rồi. Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 ngâm với thuốc này khoảng 15 phút mỗi lần ngâm, qua hôm sau là ra giá. Không có thuốc đố ai làm được”, chị Ph. cười.
 
Những cọng giá thành phẩm sau khi được ủ bằng hóa chất Trung Quốc - Ảnh: Thanh Thùy
Để tìm hiểu rõ việc dùng hóa chất sản xuất giá, chúng tôi đã đi nhiều cơ sở làm giá tại H.Hóc Môn (TP.HCM); cuối cùng, cũng được cơ sở làm giá của ông H. (xã Trung Chánh) nhận vào học nghề. Khuôn viên để dành làm giá ở nhà ông H. rộng hơn 30 m2. Trên các giá đỡ bằng khung sắt là các lu sành chứa đậu, giá được xếp thứ tự theo số ngày đã ủ. Ông H. hỏi tôi đã từng làm giá chưa. Khi nghe tôi nói đã làm rồi, làm bằng đậu xanh của ta, cũng tưới nước thường xuyên nhưng cọng giá vừa dài vừa nhiều rễ, nhiều lá nên bán không ai mua, ông H. cười, vừa kéo từng nắm giá trắng, mập trong lu ra ngoài vừa nói: “Trời ơi, đậu đó sao mà làm được. Làm giá không đơn giản đâu. Ở đây có dùng thuốc mới ngon như vậy. Thuốc nhập từ nước ngoài”.
Nguyên liệu đều của Trung Quốc
Qua nhiều ngày làm việc tại cơ sở ông H., chúng tôi nhận thấy quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn. Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Vừa đổ 1,5 kg đậu vào mỗi lu, tôi thắc mắc sao không dùng đậu xanh trong nước, anh G., người làm công lâu năm ở đây khó chịu: “Vì nó cho giá đẹp, dễ làm chứ làm ra cọng dài nhằng như đậu xanh mình ai mà mua”. Sau khi cho đậu vào, chúng tôi lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống. Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống. Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông H., giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch.
Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm
Đến ngày thứ 3, đúng 13 giờ, ông H. lấy một gói bên ngoài in toàn chữ Trung Quốc, bên trong chứa 20 ống nhựa nhỏ, đựng chất lỏng màu trắng, cắt ra pha thêm vào nước ngâm giá (loại nước đã có pha chất bột trắng). Vừa lật các lu giá lên, tôi vừa thắc mắc: “Bây giờ có nhiều thứ hóa chất độc hại quá rồi, mình xài thêm cái này có sao không ông?”. Ông H. vừa cho thứ nước pha 2 loại hóa chất vào lu vừa nói cho qua chuyện: “Nếu độc sao nhiều người xài từ hồi đó tới giờ? Phải có nó thì giá mới ngon, để được lâu, biết chưa!”. Giá được ngâm ở công đoạn này khoảng 15 phút thì chúng tôi trút hết nước và úp xuống.
Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho "bung" tối đa; đến khi nào có mối lái đến, giá được lấy ra, sàng sạch vỏ đậu rồi cho vào túi mang đi tiêu thụ, thường là ở chợ đầu mối Hóc Môn, các chợ nhỏ và quán ăn.
Tay chân lở ngứa, mất móng…
Ông H. khuyên tôi nên xin đi làm công nhân trong các KCN vì làm nghề này dù mấy tiếng đồng hồ mới tiếp xúc với nước một lần nhưng tay chân đều bị lở, ngứa, móng bị hư hết. Vừa nói ông H. vừa đưa bàn tay, bàn chân cho tôi xem. Tay ông H. bị lở, da bị ăn mòn, ngứa ngáy; móng chân bị hư, nhiều ngón mất móng.
Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm. Khi tôi hỏi, thì bà N. - vợ ông H. nói qua loa: “Nhà này không ai ăn giá hết”. Chính chị Ph. cũng thừa nhận gia đình hạn chế ăn giá và ở xóm chị, nhiều người dân biết rõ quá trình làm giá có dùng hóa chất Trung Quốc nên cũng không dám ăn. Nếu nhà có đám tiệc, họ đến đặt một vài lu không bỏ thuốc.
Loại đậu và hóa chất mà các cơ sở làm giá sử dụng là giống nhau. Họ sản xuất giá với quy trình giống nhau. Trên các bao bì chứa đậu vừa có chữ Việt vừa có chữ Trung Quốc. Phần chữ Việt ghi xuất xứ đậu là từ Trung Quốc. Riêng bao bì các loại hóa chất chỉ có chữ Trung Quốc. Hầu hết các chủ làm giá đều cho biết, họ mua đậu và hóa chất từ những người chuyên bán các loại nguyên liệu, dụng cụ làm giá. Họ chỉ nghe nói những người này nhập hàng về từ Trung Quốc. Mỗi ngày, chỗ của ông H. cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá. Riêng chỗ chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng trong khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá quy mô như ông. Theo một người chuyên vận chuyển giá cho chợ đầu mối Hóc Môn, ước tính mỗi đêm, chợ này tiêu thụ khoảng 50-60 tấn giá.
 

 
 
Quy trình pha hóa chất, ngâm và ủ giá
 
Không nhận làm giá “không hóa chất”
Chị Ph. cho biết, có nhiều nhân viên siêu thị xuống trực tiếp đặt mua giá với số lượng nhiều, ổn định nhưng phải đảm bảo yêu cầu là không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất. Thế nhưng khu này không có cơ sở nào nhận làm. Chị Ph. nhăn mặt: “Không có thuốc làm rất khó, giờ mình đã có mối ổn định rồi, làm như vầy dễ hơn, làm không thuốc cọng giá ốm, xấu, lỡ siêu thị không mua nữa biết làm sao?”.
 
Theo Thanh Niên Online
Blog EntryAug 6, '12 8:35 AM
for everyone
  (iHay) Cư dân mạng đang đổ dồn sự chú ý vào chùm ảnh các thí sinh tham dự một cuộc thi Miss teen mặc bikini trình diễn trên một chuyến bay được cho là của hãng hàng không Vietjet Air. Những bức ảnh xuất hiện trên nhiều trang fanpage Facebook từ sáng nay 5.8, lập tức gây ra một làn sóng tranh cãi trong cư dân mạng.
Màn diễn bikini của các Miss teen trên máy bay bị "ném đá" tới tấp
Bức ảnh các thí sinh Miss teen trình diễn bikini trên máy bay đang gây nên một làn sóng
tranh cãi trong cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình
“Các thí sinh và ban tổ chức cuộc thi này có lẽ đều não phẳng. Thường trên máy bay đòi hỏi an ninh, trật tự cao. Tại sao lại có thể biến tấu thành sàn diễn bikini được? Tôi nghĩ rằng thay vì chỉ trích các bạn thí sinh, cần phải lên án những người tổ chức ra cuộc thi này”, nickname JerryP bày tỏ.
Bên cạnh đó, đông đảo cư dân mạng cũng đồng tình cho rằng màn trình diễn này hết sức phản cảm bởi hành khách trên máy bay không chỉ có thanh niên mà còn có người già và trẻ em.
Ngay cả thông tin chuyến bay trên là của Vietjet Air dù chưa được xác thực nhưng nhiều người đã gay gắt phê phán hãng hàng không này đứng sau vụ việc.
Trong khi đó, cũng không ít ý kiến nhìn nhận vấn đề theo cách tích cực hơn.
Họ cho rằng việc các cô gái trẻ trình diễn hay nhảy múa trên chuyến bay chỉ là một sáng tạo độc đáo trong một phần thi có tính tương tác cao với cộng đồng.
Nickname HoangThu chia sẻ trên Facebook: “Mình nghĩ mọi người đang quan trọng hóa vấn đề. Chúng ta chưa hề biết các bạn thí sinh biểu diễn trong lúc máy bay chờ cất cánh hay đã cất cánh rồi. Nhiều chương trình thực tế của Việt Nam, các cô người mẫu cũng được biểu diễn trên sàn catwalk ngay trên ngã tư đường phố đó thôi”.
Theo nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội, các cô gái trong màn trình diễn bikini trên máy bay đang “gây bão” nói trên được cho là những thí sinh của cuộc thi Miss Ngôi sao 2012.
Trước đây vài ngày, những cô gái này cũng từng gây làn sóng phản đối của cư dân mạng với bức ảnh đi làm từ thiện.




Đại diện Vietjet Air: "Sẽ tiếp tục duy trì việc nhảy múa trên máy bay"

Trao đổi với iHay.vn vào chiều 5.8, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành của Vietjet Air xác nhận có xảy ra việc các người đẹp của Miss Ngôi Sao 2012 mặc bikini nhảy Hawaii trên một chuyến bay mới đây của VietJetAir.

Tuy nhiên, ông Khánh cho biết đó chỉ là màn biểu diễn mừng khai trương đường bay TP.HCM - Nha Trang.

Khi PV đặt vấn đề trên mạng có nhiều ý kiến cho rằng trang phục của các cô gái này hở hang, điệu nhảy không phù hợp, ông Khánh cười: “Trên mạng có nhiều ý kiến thì tốt chứ sao. Nhưng sao lại gọi là hở hang? Các cô ấy chỉ là muốn mang lại không khí vui vẻ, chào mừng hành khách đến với biển Nha Trang thôi”.

Nói về vấn đề an toàn cho các cô gái này, ông Khánh cũng khẳng định: “Họ chỉ nhảy nhót khi máy bay đang bay cân bằng thôi. Còn lúc máy bay hướng lên hoặc bay xuống thì họ vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn trên máy bay”.

Ông Khánh còn nói thêm có thể sẽ tiếp tục duy trì việc nhảy múa trên máy bay nhưng sẽ đào tạo thêm các cô gái này.

Thiên Hương (ghi)
Linh San
Blog EntryAug 3, '12 10:33 PM
for everyone

"Xong việc, hắn đắp chăn cho tôi và sau khi ra ngoài, còn nói thêm 'Con nghỉ ngơi nhé'", nạn nhân Phương kể lại.

Vì đang mang thai hai tháng nên sáng 26/7, chị Phương (23 tuổi, ở Gia Lai) và chồng đến tịnh xá Ngọc Yên (TP Pleiku, Gia Lai) để lễ phật cầu sức khỏe cho con. Hành lễ đến 12h thì các phật tử tạm nghỉ ăn trưa. Sau bữa chay và nghỉ ngơi, đến 14h, họ lại ra đại điện. Lúc này, vì bị nghén nên chị Phương nằm lại bên trong nghỉ ngơi.
Anh Quang biết sức khỏe của vợ yếu nên đã đóng cửa phòng và theo đoàn phật tử ra ngoài. Khi anh đi được chừng 15 phút, cửa phòng mở và sư Thắng bước vào. Ông này hỏi thăm chị Phương và ngỏ ý muốn bắt mạch giúp, rồi đi lấy máy đo nhịp tim, luồn tay vào áo chị Phương để... kiểm tra sức khỏe cho chị.
"Vì nghĩ sư Thắng là người tu hành, có lòng tốt khám bệnh giúp người nghèo nên tôi chẳng nghĩ ngợi gì. Nhưng khi sư Thắng sờ soạng ngực mình, tôi giật mình hất tay ông ta ra. Đến lúc này, ông ta bắt đầu bộc lộ bản chất 'sư hổ mang'. Ông ta tự cởi quần mình, đè tôi xuống và hăm dọa nếu nhúc nhích sẽ gọi thêm người vào đánh. Do đang mang thai, lại bị nghén nên giọng tôi yếu ớt, sức khỏe yếu, không thể phản kháng nổi gã đàn ông khỏe như hổ và cuối cùng hắn đã đạt được mục đích. Xong việc, hắn đắp chăn cho tôi và sau khi ra ngoài, còn nói thêm 'Con nghỉ ngơi nhé'", chị Phương bức xúc kể lại.
Tin nhắn của sư thầy
Tin nhắn của sư thầy gửi anh Quang sau khi làm chuyện đồi bại.
Khi sư Thắng đi rồi, chị Phương đã chạy ra tố cáo sự việc với chồng và nhiều người nữa. Chồng chị bán tín bán nghi, còn mọi người thì cho rằng chị Phương bị điên. Chẳng ai nghĩ rằng sư thầy lại đi làm chuyện đó. Mãi sau, anh Quang mới đồng ý đưa vợ đi trình báo công an.
Đến chiều tối cùng ngày, anh Quang nhận được tin nhắn từ sư Thắng với nội dung van nài anh đừng làm to chuyện. Một số người trong Tịnh xá Ngọc Yên cũng đến nhà đề nghị anh Quang rút đơn tố cáo, yêu cầu được bồi thường tiền, và mong nạn nhân không làm lớn chuyện. "Tôi đã từ chối bởi mình tuy nghèo nhưng không thể nào vì đồng tiền mà chịu nhục. Con cái tôi sau này biết chuyện sẽ coi thường cha mẹ nó", anh Quang cho biết.
Chiều ngày 3/8, trao đổi với Ngoisao.net, Công an tỉnh Gia Lai đã xác nhận sự việc vợ chồng anh Quang, chị Phương tố cáo là đúng. Sư Thắng đã bị bắt và thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án.
Tùy Phong
TTO - Báo chí Trung Quốc ngày 2-8 cho biết một thiếu niên 17 tuổi đã bị bắt giữ sau khi dùng dao đâm chết 8 người và làm bị thương 5 người khu vực nhà bạn gái ở huyện Xinbin, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc).
Tội phạm bạo lực đang gia tăng tại Trung Quốc trong những thập niên gần đây - Ảnh: ALAMY
Theo tờ Legal Daily, thiếu niên trên mang họ Li, đã mang dao đột nhập nhà bạn gái vào tối 1-8 sau khi cãi vã với cô và giết chết hai người trong nhà.
Sau khi rời nhà cô này, Li tiếp tục đâm chết 6 người và đâm 5 người bị thương.
Tân Hoa xã cho biết Li đã bị bắt ngay tại hiện trường và đang bị tạm giam. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết.
Theo AFP, tội phạm bạo lực đang gia tăng tại Trung Quốc trong những thập niên gần đây, khi kinh tế nước này tăng vọt và khoảng cách giàu - nghèo tăng ở mức báo động.
Các chuyên gia nhận định Trung Quốc đang trả giá khi suốt hơn 30 năm qua chỉ tập trung phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các vấn đề liên quan đến sự thay đổi chóng mặt của xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng các trường hợp rối loạn tâm thần tại Trung Quốc, trong đó có một số trường hợp do stress vì nhịp sống trở nên nhanh hơn và các hệ thống hỗ trợ xã hội bị thu hẹp.
Tuy nhiên, chính quyền cho rằng các vụ giết người ở Trung Quốc còn lâu mới nhiều như ở các nước phương Tây.
MINH ANH

Lợi dụng lúc nữ bệnh nhân bất tỉnh, một bác sĩ gây mê ở bệnh viện thành phố Hạ Môn (Phúc Kiến, Trung Quốc) đã thực hiện hành vi đồi bại và bị camera trong phòng ghi hình lại.

Hình ảnh cho thấy hành vi đồi bại của bác sĩ đối với bệnh nhân do camera đặt trong phòng chăm sóc hậu phẫu ghi lại được. Ảnh: Chinabuzz.
Theo cảnh sát địa phương, vụ việc xảy ra trong thời gian nữ bệnh nhân Wenwen đang trải qua một cuộc giải phẫu ở Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em vào ngày 19/3. Sau khi mổ xong, bệnh nhân phải tiếp tục lưu lại phòng hậu phẫu để chờ phục hồi sức khỏe sau khi gây mê. Lợi dụng lúc Wenwen còn bất tỉnh nhân sự, bác sĩ gây mê họ Pan (38 tuổi) đã thực hiện hành vi giao cấu với cô ngay trên giường bệnh.
Wenwen tỉnh lại và nhận thấy có điều gì không ổn trên cơ thể mình, cô đã gọi điện báo cảnh sát. Chiếc camera đặt trong phòng bệnh viện đã quay lại toàn bộ cảnh "mây mưa" là bằng chứng rõ ràng khiến bác sĩ Pan không thể chối cãi.
Cảnh sát đã kết án Pan 14 tháng tù về tội "cưỡng dâm phụ nữ". Nhiều người theo dõi diễn tiến phiên tòa trực tuyến cho rằng hình phạt đối với viên bác sĩ kia là quá nhẹ.
Thi Trân

Mấy người khách du lịch nước ngoài còn đang loay hoay chọn tiền để trả thì đội quân hàng rong đã nhanh tay rút mất một triệu đồng cho bốn miếng dứa (thơm) và công chụp ảnh.
> Bị đuổi, bị chửi và bị dọa đánh ở Hà Nội

Hàng ngày tôi phải chứng kiến những người bán chuối, bán dứa trên đôi quang gánh ở Hồ Gươm, Hà Nội. Cứ hễ thấy khách nước ngoài bất kể già trẻ gái trai là mấy người bán rong này đặt ngay những đôi quang gánh lên vai và đội nón lá lên đầu khách mặc cho họ có đồng ý hay không.
Khách du lịch thì cứ nghĩ người Việt Nam mình thân thiện, mến khách rồi đưa máy ảnh lên chụp. Nhưng ôi thôi quang gánh chưa kịp hạ xuống đã bị nhóm người này giúi luôn cho một túi vài miếng dứa hoặc chuối.
Các bạn có biết không, họ đòi hai trăm ngàn đồng cho vài miếng dứa. Khách kêu đắt thì họ bảo phải trả cả tiền cho thuê đôi quang gánh chụp ảnh nữa.
Nhiều lần tôi thấy cảnh mấy người khách du lịch có lẽ mới sang Việt Nam lần đầu còn chưa biết nhận dạng mệnh giá tiền Việt. Khi họ còn đang cầm ví tiền trên tay thì những người bán rong đã thò tay rút ngay những tờ mệnh giá 500.000 đồng. Mấy vị khách còn đang loay hoay chưa kịp tính ra số tiền Việt của họ là bao nhiêu thì những người quang gánh đã nhanh chân đi mất.

Và một lần tôi chứng kiến những người bán chuối, dứa này rút từ ví của du khách một triệu đồng cho 4 miếng dứa gai và tiền công ảnh. Địa bàn hoạt động của những người này thường ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Hàng Thùng.
Tôi là một công dân sống tại khu vực Hồ Gươm. Là một người trẻ cũng thường xuyên đi du lịch trong nước và các nước ASEAN, tôi thấy Hà Nội có phong cảnh đẹp và có nhiều nét đặc trưng bản địa.
Vậy nhưng du khách nước ngoài đến đây một lần và hầu như không trở lại nữa cũng vì vô vàn những lý do, mà sự chèo kéo bán hàng, chặt chém đến mức ''lừa đảo'" của những người bán hàng rong là một trong những nguyên nhân.
Nguyễn Tiến Minh
Sự việc xảy ra ngày 17/7 tại ngã tư Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đôi nam nữ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép nên bị tổ công tác giữ lại.

Mặc dù CSHS đã cho người vi phạm xem thẻ ngành, tuy nhiên, người vi phạm không chấp nhận việc CSHS mặc thường phục kiểm tra theo quy định.

Được lực lượng chức năng yêu cầu hợp tác để làm việc, người phụ nữ liên tục văng tục: "Anh bỏ em ra. Em nói thật người trong nhà không thiếu. Em xin lỗi anh nhá, mặc cùng thường phục với nhau đ. m không tôn trọng nhau gì cả. Nó là cái đ. gì mà nó giơ với em, nó đã mặc bộ quần áo công an chưa, nó giơ thẻ ngành lên mà vênh váo với em!".

st
Blog EntryJul 19, '12 11:58 PM
for everyone

(NLĐ) - Cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam ngày 19-7 đã điều tra được thủ phạm giết hại 2 con voọc chà vá chân xám - động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ cấm săn bắt rồi tung ảnh lên mạng.

 Đó là Nguyễn Văn Quang (SN 1992, quê thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình - Quảng Nam), hiện đang là quân nhân của Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên, đóng tại tỉnh Gia Lai.
 
Mấy ngày qua, các trang mạng xôn xao bàn luận và bức xúc trước hình ảnh một thanh niên cùng nhóm bạn nhẫn tâm ra tay sát hại dã man 2 con voọc chà vá, sau đó chụp ảnh “khoe” trên Facebook của thành viên Quang Nguyen Van.
Con voọc bị sát hại dã man...
T.Phương

(NLĐO)- Video mới được công bố trên Twitter và Youtube hôm 16-7 của một nhà hoạt động Syria đã cho thấy các tay súng nổi dậy Libya lạm dụng thi thể của Đại tá Gaddafi sau khi giết nhà lãnh đạo này.

Hình ảnh cắt từ clip cho thấy thị thể đại tá Gaddafi bị lạm dụng
Trong video cực kỳ gây sốc này, các tay súng quân nổi dậy rõ ràng đã dùng thi thể của nhà cựu lãnh đạo làm con rối và giả giọng như thể “con rối” có khả năng nói tiếng bụng.
 
Theo báo chí phương Tây, nhà hoạt động Syria đã tung video rùng rợn này lên mạng nhằm gửi lời cảnh báo hữu hình tới Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
 
Mặc dù sự việc đã trôi qua được gần 1 năm nhưng đây là lần đầu tiên những hình ảnh này được công bố.  Tuy nhiên vẫn chưa có cách nào kiểm chứng tính xác thực của video kéo dài 1 phút này. Có vẻ như như nó đã được quay vào ngày 20-10 -2011, ngày Đại tá Gaddafi bị các tay súng nổi dậy bắt được. 
 
Video cho thấy khung cảnh lộn xộn trên một chiếc xe tải khi những người đàn ông trẻ chúc tụng, ăn mừng bên cạnh thi thể ngực trần, đầy máu của Đại tá Gaddafi. Nhiều phân đoạn trong video có vẻ như được quay bằng điện thoại di động.
 
Thi thể của ông Gaddafi sau đó được đưa ra khỏi chiếc xe tải trên một cái cáng. Một người còn nắm lấy đầu và vặn vẹo, đùa nghịch với thi thể Gaddafi như một con búp bê nói tiếng bụng.
 
Sau khi video được đăng tải lên mạng, nhà hoạt động chống chính phủ Syria Sami Al Hamwi viết trên tài khoản Twitter: “Ai đó phải gửi video này cho ông Assad”.
 
Những hình ảnh trong clip này sau đó xuất hiện hàng loạt trên báo chí phương Tây, cho người ta một cái nhìn rõ ràng nhất cho tới nay về mớ hỗn độn xung quanh cái chết của ông Gaddafi.  
 
Video này xuất hiện trong thời điểm chưa đầy 2 tuần sau khi người dân Libya tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau 40 năm sống dưới sự cầm quyền của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi.
 
Kết quả của cuộc bầu cử lịch sử này vừa được công bố hôm nay với chiến thắng thuộc về Liên minh Các lực lượng dân tộc (NFA) của cựu Thủ tướng Mahmoud Jibril.
 
Ông Nouri Al-Abbar, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử tối cao quốc gia Libya cho biết: “Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Libya là Liên minh Các lực lượng dân tộc với 39 ghế. Đảng Công lý và Xây dựng của tổ chức Anh em Hồi giáo được 17 ghế. Đảng Lực lượng dân tộc giành được 3 ghế… Trong khi đó các ứng cử viên độc lập chiếm tới 120 ghế”.

Hơn 60% cử tri đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7-7 vừa qua.
 
Đỗ Quyên (Theo Daily Mail, Reuters)
Blog EntryJul 16, '12 8:18 PM
for everyone
Chẳng ai bài xích, phản bác chuyện bạn yêu thú vật và bảo vệ chúng cả. Thế nhưng nếu yêu thương loài vật đến mức lấn át cả tình cảm dành cho người thân, bỏ bê trách nhiệm với gia đình, thì quả là đáng trách!
Thương chó hơn chồng, yêu mèo hơn mẹ
Đang chuẩn bị họp thì chuông điện thoại trong túi quần anh Quang reo inh ỏi, tiếp theo là giọng hốt hoảng của chị Hằng, vợ anh: “Anh về mau, con nó bị gãy chân!” rồi cúp cái rụp kèm tiếng khóc thút thít. Anh Quang tức tốc chạy xe về nhà, ngạc nhiên khi thằng con trai chạy ù ra ôm bố, tay chỉ vào trong giọng bi bô: “Bin trèo tường bị gãy chân”. Trong bếp, vợ anh đang ôm con chó Đức vào lòng, nước mắt nước mũi tèm lem. “Con Bin bị gãy chân, sao em nói con mình? Làm anh bỏ dở cuộc họp!” Nghe chồng mắng, chị Hằng đùng đùng nổi giận: “Trước giờ anh thương nó như con mà, sao giờ lại hắt hủi. Nó đau thì em phải đau chứ. Thế này em phải xin nghỉ mấy hôm để chăm nó thôi”. Thế là cả tuần đó chị Hằng gửi đứa con trai bốn tuổi cho người giúp việc trông, phần chị đi chợ mua hột vịt lộn, thịt bò, xương ống về nấu cho con chó ăn. Cách bữa chị lại đón taxi đưa chó đi bác sĩ thú y. Chồng đi làm về mệt nhoài, chị cũng mặc kệ, vì còn bận thoa bóp chân con Bin. Nhìn vợ lo cho chó còn hơn cả hai bố con, anh Quang chỉ biết than với cô giúp việc: “Tui ốm thì bả bảo ăn tạm mì tôm, còn cái con vật nuôi kia trở gió một chút đã có thịt bò, trứng vịt chất đầy tủ lạnh. Mấy ngày con chó bị ốm, con trai tôi phải ăn cháo dinh dưỡng mua ở ngoài”.
Một chuyện khác: Hà Anh năm nay 27 tuổi. Tốt nghiệp đại học, cô tự mở một quán càphê với mục đích chính là cưu mang các con vật bị bỏ rơi. Cho đến nay, quán của Hà Anh là nơi chốn trú ngụ của hơn 20 con mèo, chó các loại bị chủ xiềng xích, đánh đập, bỏ rơi. Ai nghe đến việc làm của Hà Anh cũng ngưỡng mộ lòng nhân từ của cô. Nhưng bận đi giải cứu, chăm sóc cho các con vật, cả năm Hà Anh chỉ về quê vào dịp Tết, dù nhà cô cách thành phố chưa tới trăm cây số. Ngày nọ, mẹ Hà Anh lên thành phố khám bệnh, xe đến bến cả tiếng cô mới gọi cho mẹ: “Mẹ đi taxi đến bệnh viện khám nhé, con có việc phải đi gấp, không đón mẹ được”. Người mẹ đi khám một mình rồi trở về nhà trọ con gái, tự dọn dẹp, nấu cơm, đợi đến 8 giờ tối thì con về, trên tay là con mèo nhỏ xíu: “Cả ngày nay con đi giải cứu chú nhóc này đấy mẹ ạ, nó mới đẻ mà bị chủ mang đi thả cống, con phải rình rập cả ngày mới cứu được nó đấy”. Thấy con gái mình yêu thương động vật, người mẹ cũng mừng. Đêm đó, bà ôm chặt con gái vào lòng, nhưng đến giữa khuya bà giật mình không thấy con đâu. Bà đi ra bancông thì phát hiện con đang ôm con mèo mà ngủ: “Miu lạ nhà, con phải ủ ấm nó mới ngủ được”. Buổi sáng, con gái dậy sớm, pha sữa, nấu cháo cho mèo, mặc mẹ tự làm mì gói mà ăn. Người mẹ ngay buổi sáng đón xe về nhà, còn cô con gái vẫn vô tư với sự nghiệp cứu mèo, cứu chó.
Nuôi chó sướng hơn nuôi con?
Ít ai ngờ lại có người quan niệm: sinh một đứa trẻ phải kỳ công chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chưa kể những tốn kém nuôi dưỡng, giáo dục và tạo lập tương lai cho con, chi bằng nuôi một con vật, chẳng phải lo nghĩ, khuyên bảo, chỉ một hộp thực phẩm cho thú nuôi là xong! Thế mà có đấy: Quỳnh Thy – Bảo Đăng cưới nhau năm năm trời nhưng cứ ai đó nhắc đến chuyện sinh con thì Quỳnh Thy đều bĩu môi, chỉ vào con mèo cô đang ôm trên tay: “Sinh con là tạo nghiệp, chi bằng nuôi con này cho cuộc sống nó đơn giản mà lại vui. Mà nó khôn lắm, chẳng khác đứa trẻ”. Bất chấp phản đối của họ hàng về tư tưởng quái lạ trên, vợ chồng Quỳnh Thy vẫn cứ vô tư mua sắm quần áo đẹp cho con mèo, chuẩn bị cho nó tham dự cuộc thi sắc đẹp các loài vật sắp diễn ra.
Ngại chuyện chồng con, cơm bưng nước rót, quét tước dọn dẹp mỗi ngày, nhiều cô gái chọn cho mình giải pháp nuôi chó, nuôi mèo bầu bạn lâu dài. Có trường hợp vừa chia tay người yêu, chán đời, đi mua một chú chó về bầu bạn. Gắn bó được ba năm thì chú chó mang bệnh mất, để lại cô chủ đau đớn còn hơn lúc mất người yêu! Cô xây cho chú một ngôi mộ cả chục triệu đồng, làm một clip thật dài về cuộc đời của chú chó vắn số, rồi từ đó đoạn tuyệt luôn chuyện yêu đương!
SGTT
Sau một thời gian chia tay, gã người tình trở nên cuồng dại, thiêu cháy ngôi nhà góa phụ trẻ chỉ để được “chết bên nhau”.

Chồng mất, chị Võ Thị Thùy Linh (SN 1982, ngụ ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) sống chung với người tình 32 tuổi, nhưng không hợp nên sau một thời gian đã chia tay. Gã người tình trở nên cuồng dại, thiêu cháy ngôi nhà chị Linh để được “chết bên nhau”.
Ngôi nhà bị thiêu rụi

“Đuốc sống” giữa đêm đen
Hơn 20h ngày 19/6/2012, sau khi ru các con ngủ, chị Linh cũng đặt lưng xuống giường nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đang lim dim bất chợt nghe tiếng động, chị choàng tỉnh giấc thì ngạc nhiên khi thấy người tình Phạm Tuấn Em (32 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang) đang lúi húi vén màn chui vào.
Nhanh như cắt, hắn phóng lên người chị, dùng hai chân kẹp chặt lấy đùi để chị không thể nhúc nhích, sau đó mở nắp bình, tưới xăng liên tục lên người cả hai. Do chị Linh vùng vẫy, dòng xăng bị đổ trào ra ngoài, thấm đẫm hai bé gái đang say ngủ bên cạnh mẹ.
Quá hoảng sợ, chị Linh liền kêu cứu với anh trai mình đang tắm phía sau nhà. Nghe tiếng la thất thanh, người anh tức tốc chạy lên thì sửng sốt khi nhìn thấy cảnh tượng trên. Chưa kịp nhào tới ngăn chặn, Tuấn Em đã gấp gáp bật quẹt ga rồi nhảy xuống. Ngọn lửa len lỏi theo dòng chảy của xăng rồi bùng lên dữ dội, táp lấy toàn thân bốn người đang ở trong màn. Hai bé gái giật mình thức giấc vì sức nóng, la khóc, giãy giụa và không ngừng kêu mẹ.
Nóng đến cháy da cháy thịt, Tuấn Em chịu không nổi nữa nên “ba chân bốn cẳng” lao ra khỏi nhà bỏ chạy. Anh trai chị Linh sau ít giây định thần liền vội vã lấy màn, chăn trong nhà ra dập liên tục lên người 3 mẹ con nhưng ngọn lửa cũng không suy giảm bao nhiêu.
Dùng hết sức bình sinh, chị Linh như ngọn đuốc sống chạy ra ngoài tìm lối thoát. Cháu gái lớn cũng được cậu mình ẵm ra khỏi đám cháy. Đến khi anh trai chị Linh quay trở vào định cứu lấy cô cháu nhỏ thì ngọn lửa lúc này đã lớn hết cỡ, táp khắp nhà sau khiến anh không thể nào vào được, đành chạy ra ngoài kêu mọi người phụ dập lửa.
Nhờ sự giúp đỡ của bà con láng giềng, ngọn lửa nhanh chóng được khống chế. Song khi mọi người vào đến nơi thì con gái nhỏ của chị Linh đã tắt thở. Chị Linh và cháu bé lớn cũng đuối sức, nằm bất tỉnh trước hiên nhà. Thấy vậy, mọi người tức tốc đưa mẹ con chị Linh đến bệnh viện. Dù đã được cấp cứu kịp thời nhưng cháu bé vẫn bị bỏng toàn thân đến 80% còn người mẹ bị bỏng nặng hơn, đến 95% cơ thể.
Sau khi nhận được tin báo, công an tỉnh Tiền Giang khẩn trương điều động trinh sát truy tìm tung tích tên sát nhân Phạm Tuấn Em. Đến sáng hôm sau, mọi người phát hiện thi thể hung thủ bị cháy khét trong một khu vườn hoang phía bên kia sông, cách hiện trường vụ án hơn 300m. Mọi người dự đoán do chịu không nổi sức nóng của lửa, hắn đã lội qua sông này hòng mong được tiếp tục sống nhưng do vết bỏng quá nặng nên tử vong.
Người thân bên quan tài chị Linh
Gã sát nhân cuồng yêu
Theo nhận xét của bạn bè và lối xóm, chị Linh là người phụ nữ khá đẹp, tính tình đôn hòa và tốt bụng nên rất được lòng mọi người. Thế nhưng dường như chị luôn gặp "vận đen" trong chuyện tình cảm. Năm 20 tuổi, chị quyết định kết hôn với cậu bạn học chung lớp từ thời cấp hai.  Kết quả của mối tình đẹp này là hai "cô công chúa" xinh đẹp.
Cuộc sống gia đình chị luôn ấm êm, hạnh phúc cho đến khi một tai ương bất ngờ ập đến vào giữa năm 2010, trong một lần bất cẩn, chồng chị đã bị xe tải tông chết trên đường. Lúc đó, con gái út của chị vừa chào đời chưa được bao lâu, bao nhiêu gánh nặng gia đình đều do một tay chị gồng gánh. Tuy kiếm tiền nuôi dạy con cái vô cùng khó nhọc nhưng sự hiếu thảo, ngoan hiền của hai con nhỏ đã tiếp thêm động lực cho chị trong việc mưu sinh.
Hơn nửa năm trước, chị Linh xin vào làm phục vụ tại một trạm nghỉ chân cho khách bộ hành. Dù biết cô bạn đồng nghiệp đã có một đời chồng nhưng Phạm Tuấn Em vẫn đem lòng yêu mến. Thấy chàng trai tốt tính lại yêu thương, chăm sóc hai con mình nên chị Linh quyết định cho Tuấn Em cơ hội tìm hiểu.
Tội nghiệp người tình tha phương cầu thực không có chỗ ngủ đàng hoàng, chị Linh kêu hắn dọn về chung sống với gia đình mình. Từ đó, hắn bộc lộ rõ bản chất gia trưởng, độc tài của mình. Khi hắn nói ra điều gì đều tự cho là đúng và bắt người tình phải răm rắp nghe theo, không được cãi lại.
Không lâu sau, Tuấn Em nhờ gia đình từ Hậu Giang lên nhà cha mẹ người tình hỏi cưới cho mình. Nhưng ngày trước mỗi lần về thăm cha mẹ, anh trai chị Linh đều kể lại tật xấu của Tuấn Em cho cha mình nghe nên ông không thuận lòng. Cộng với việc chồng con gái mình mới chết chưa trọn 3 năm mà đã vội kết hôn thì không đúng phong tục tập quán nên cha chị Linh quyết định đợi đến khi nào con gái út của chị vào học lớp 1 sẽ tính lại.
Bị từ chối, Tuấn Em đau khổ quay về nhà dốc sạch bịch xà bông giặt đồ và kem đánh răng vào miệng để tự tử. Tuy nhiên, được cứu chữa kịp thời nên gã cuồng yêu đã qua cơn nguy kịch. Thấy người tình yêu quá hóa điên nên chị Linh vô cùng sợ hãi, quyết định cắt đứt mối quan hệ với Tuấn Em và không cho hắn sống chung nữa. Một lần nữa bị cự tuyệt tình cảm, hắn đâm ra căm hận và lập kế hoạch sát hại người yêu để được chết cùng.
Tan nát gia đình
Trở về ngôi nhà nơi xảy ra vụ thảm án, giờ đây mọi vật dụng trong nhà từ vách lá đến chăn màn chiếu gối, tất cả đều bị thiêu rụi, hóa thành một đống tro tàn. Nhưng những mất mát về vật chất không thể sánh bằng những tổn thất về tinh thần mà gia đình chị Linh đang gánh phải, thật quá sức tưởng tượng.
Sau khi hay tin cháu gái nhỏ của mình chết thảm, cha mẹ chị Linh hoàn toàn suy sụp tinh thần. Đến 8h ngày 21/6, họ tiếp tục nhận thêm đau thương khi bệnh viện thông báo chị Linh cũng trút hơi thở cuối cùng dù bác sĩ đã tận tình cứu chữa.
Thắp nén hương bên quan tài con gái, cha chị Linh bần thần chia sẻ: “Tối bữa đó nghe lối xóm báo tin mẹ con nó bị thiêu cháy, vợ chồng tôi run rẩy hết người, chỉ còn có thể bò đi bằng bốn chân. Chưa đầy 3 ngày mà phải mất đi hai người yêu thương nhất, vợ chồng tôi không còn đủ sức để sống nữa, cứ xỉu lên rồi lại xỉu xuống. Đến nỗi vợ tôi phải vô mấy chai nước biển mới khỏe được chút xíu để lo chu tất hậu sự cho con cháu mình”.
Con gái lớn của chị Linh hiện nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (Tp HCM), đã tỉnh lại và có thể nói chuyện bình thường nhưng toàn thân đã bị tuột hết da thịt. Ông ngoại cháu nghẹn ngào tâm sự thêm: “Vừa tỉnh lại là con nhỏ hỏi ngay đến mẹ và em nó ở đâu, thế nào. Sợ cháu bị kích động nên gia đình tôi không dám nói sự thật, để khi nào cháu khỏe hơn rồi lúc đó tụi tôi mới tính tiếp”.
Anh trai chị Linh cũng không ngừng khóc tự trách: “Nếu chân tôi không bị teo, đi lại bình thường như mọi người thì có thể mẹ con nó đã không đến nông nỗi này. Giờ mỗi đêm nằm ngủ là cảnh tượng 3 mẹ con nó quằn quại vì đau đớn lại ám ảnh làm tôi không thể nào chợp mắt được.
Thử hỏi một người lớn như tôi còn bị hoảng sợ và đau khổ như vậy thì làm sao một bé gái mới 8 tuổi có thể chịu nổi cú sốc tinh thần này?. Vừa mất cha không bao lâu, giờ lại mất cả mẹ và em gái, thêm bỏng nặng đã hủy hoại hết thân thể, rồi sau này nó biết sống ra sao?. Nếu con Linh mắc nợ thằng Em thì để một mình nó chết cũng được, sao lại kéo theo hai đứa cháu tội nghiệp của tôi?. Nó đâu làm gì nên tội?”.
 
 
Theo Phapluatvn.vn

Ngày 26-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ các đối tượng trộm chó dùng súng điện bắn chết tại chỗ anh Võ Hoàng Nam (20 tuổi) ngụ tại tổ 6, ấp Cẩm Đường, xã Cẩm Đường (huyện Long Thành).

Theo thông tin ban đầu, vào thời gian nói trên, một số người dân ở xung quanh hiện trường vụ án nghe tiếng chó sủa vang cả một vùng, sau đó họ lại nghe tiếng người tri hô và tiếng xe máy phóng chạy với tốc độ lớn. Khi những người dân xung quanh chạy ra thì phát hiện anh Võ Hoàng Nam đã nằm bất tỉnh trước cửa nhà của anh.
 
Người nhà cho biết, trong lúc đang nằm ngủ, nghe tiếng chó kêu bất thường, anh Nam đã tỉnh dậy mở cửa chính đi ra xem. Tuy nhiên, khi vừa bước ra khỏi cửa nhà thì ngay lập tức, anh Nam bị một thanh niên cầm súng điện bắn vào ngực làm anh bất tỉnh ngay tại chỗ.
 
Sau khi bắn anh Nam, các đối tượng này đã bắt hai con chó của gia đình anh rồi lên xe bỏ trốn. Còn anh Nam, sau khi bị các đối tượng dùng súng điện bắn bất tỉnh, ít phút cũng đã tử vong.
 
Nhận tin báo, lực lượng công an và người dân xung quanh đã có mặt ngay tại hiện trường nhưng các đối tượng trên đã nhanh chân tẩu thoát cùng 2 con chó nhà anh Nam.
 
Sau khi tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, lực lượng công an hiện đang khẩn trương điều tra để xác minh danh tính các đối tượng gây án.
 
Theo Trần Danh (Đồng Nai Online)
Blog EntryJun 26, '12 8:56 PM
for everyone
Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.
Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi
Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.
Cán bộ đông như châu chấu nhưng ngày làm việc mà trụ sở xã Quảng Vinh vắng tanh
Thuộc diện xã loại 1 theo Nghị định 92 của chính phủ nên Quảng Vinh có tới 23 cán bộ được biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài 45 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách này, xã còn có thêm 7 người làm phó các đoàn thể, cán bộ đài truyền thanh, kế toán phụ, văn phòng đảng ủy, ban liên lạc TNXP… Số cán bộ đông kỷ lục, ông Tâm bảo rằng, cứ trên có chức danh gì thì cứ theo ngành dọc mà bổ nhiệm cho tới tận từng thôn. Thành thử có nhiều người ở thôn được gọi là cán bộ nhưng họ làm gì thì Phó Chủ tịch xã như ông cũng không thể biết.
Xã Quảng Vinh có tới 3 ông bảo vệ. Một ông bảo vệ trụ sở xã, một ông bảo vệ tượng đài liệt sĩ (dù tượng đài nằm ngay cạnh ủy ban) và một ông bảo vệ các trạm bơm thủy lợi. Đây cũng là xã mà cán bộ các đoàn thể phủ tận các thôn, đầy đủ không thiếu một người. Cứ một thôn có 2 người tham gia phụ trách hoạt động của một đoàn thể. Đoàn thanh niên, hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… 7 đoàn thể, tức có khoảng 14 cán bộ lĩnh vực này ở một thôn. Cộng thêm Bí thư, trưởng thôn, phó thôn… nữa cũng xấp xỉ 20. Chưa hết, đông nhất ở Quảng Vinh là đội ngũ cán bộ phục vụ an ninh. Ngoài trưởng và 2 phó công an, xã còn có thêm 15 tổ an ninh trật tự đóng ở 15 thôn. Mỗi tổ 3 người, công an viên làm tổ trưởng, cộng thêm lực lượng dân quân 22 vị nữa là 67 người.
Theo Nghị định 92 của Chính phủ, chỉ có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thì nhà nước trả lương, còn cán bộ phát sinh xã phải tự trả phụ cấp cho họ. Được biết, mỗi năm xã Quảng Vinh thu ngân sách tất tần tật chỉ có 400 triệu, vậy tiền đâu để chi trả cho bộ máy cán bộ quá khổng lồ hiện tại? Xin thưa, bắt người dân đóng góp là chính. Điều này đích thân ông Tâm dù không muốn cũng phải thừa nhận: Vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp.
Người dân xã nghèo Quảng Vinh phải góp thóc để nuôi bộ máy cán bộ khổng lồ

Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi.
Đau ở chỗ, hầu hết cán bộ sống bằng nguồn thóc lúa của dân lại chẳng phải do dân bầu. Những chức danh như đoàn thôn, cán bộ phụ nữ thôn… đều theo ngành dọc, cơ cấu lên làm. Mỗi thôn 2 người phụ trách bất kỳ đoàn thể nào cũng được hưởng phụ cấp 200 cân thóc một năm. Tổng cộng hàng năm xã Quảng Vinh phải chi trả 105 triệu đồng, chỉ riêng cho cán bộ đoàn thể cấp thôn. Ngoài ra, ở các tổ an ninh trật tự, cứ hai an ninh viên thì bằng phụ cấp công an viên, còn riêng 22 vị dân quân tự vệ, mỗi năm phải trả cho họ 44 triệu đồng…
“Tất cả phụ cấp cho những cán bộ như thế đều được tính bằng thóc. Cứ đến hạn nhận lương là họ lấy tiền theo giá thóc thị trường. Còn xã phải thu phí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vì ngân sách quá ít ỏi, không gánh nổi. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói.
5 tạ thóc mất 1 tạ phí
Đó là cách tính của nông dân nghèo ở Quảng Vinh. Nếu căn cứ vào cuốn sổ thanh toán mà mỗi hộ gia đình phải mua với giá 5 ngàn đồng ở xã thì năm nay họ đang phải chịu 19 khoản phí chính thức, chưa kể những khoản đóng bên ngoài, không đưa vào sổ. 13 khoản phí xã ban hành, 6 khoản còn lại nộp cho thôn. Tính bình quân, một năm, dân nghèo xã Quảng Vinh ít nhất phải mất một tạ thóc cho tiền phí của thôn, của xã. 2.000 hộ là 2.000 tạ thóc. Không có ngoại lệ, cho dù đó là hộ nghèo, người già hay trẻ nhỏ.
Sổ thanh toán ghi những khoản phí dân nghèo phải đóng
Gia đình chị Phạm Thị Trâm ở đội 5, thôn Thanh Minh có 6 người nhưng chỉ được 2 sào ruộng. Bao nhiêu năm nay họ không thoát khỏi “án” hộ nghèo, nhưng lý do chính không chỉ vì ít ruộng. Mỗi năm, 2 sào ruộng làm 2 vụ, năng suất như hiện nay được tầm 5 tạ thóc. Nhưng với các khoản phí được chia rõ ràng trong sổ thanh toán thì hàng năm gia đình phải đóng hơn 700 ngàn. Với giá thóc như hiện nay thì riêng tiền phí đã ngốn mất của gia đình chị hơn một tạ/năm. Nhà nước đã có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp nhưng hàng năm gia đình chị Trâm vẫn phải đóng Quỹ phục vụ nông nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng kênh mương… cho xã. Năm ngoái tổng các loại phí này lên đến 705 ngàn đồng, chị túng quá, không có đóng nên bị xã ghi nợ sang năm nay.
Xã thu chán chê, đến thôn cũng tìm cách vét. Từ tiền thủy lợi nội đồng, tiền diệt chuột, tiền bảo vệ… Mỗi khoản vài chục ngàn nhưng cộng lại cũng tiền trăm. Đối với những gia đình nghèo như chị Trâm thì đi vay cũng khó chứ đừng nói đến chuyện kiếm ra để trả.
Dù nghèo nhưng chị cố cho con đi học để mong chúng thoát khỏi cái cảnh ruộng đồng, may ra làm được cái chức gì ở xã như mấy ông cán bộ vừa nhàn vừa được dân nghèo cống thóc nuôi. Nhưng giấc mơ ấy đang bị đặt dấu hỏi bởi các khoản phí mà chính quyền xã Quảng Vinh đang cố truy đến tận cùng.
“Đợt vừa rồi làm đường giao thông nông thôn, gia đình tôi đã phải đóng 50 ngàn một khẩu rồi. Vậy mà các cháu đi học còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa. Không có tiền đóng thì trường không cho thi nên vị chi làm đoạn đường mà nhà tôi đóng tròn một triệu đồng. Chưa chạy vạy đủ để đóng cho con đi học thì xã lại cho người đi vận động thu tiền chuẩn bị ngày 27/7. Mỗi hộ phải đóng 20 ngàn nữa, nhưng nói thật, bây giờ trong nhà tôi một ngàn cũng không có thì lấy chi mà đóng”. Chị Trâm phàn nàn.
Cạnh nhà chị Trâm là nhà bố chồng chị, cụ Lê Quang Huy (89 tuổi). Nhà chỉ có hai ông bà già, không làm ruộng được nữa nhưng mỗi lần có đợt thu phí xã vẫn cho người đến đòi. Không có nộp thì cán bộ xã Quảng Vinh linh hoạt bằng cách trừ tiền chế độ người già của hai cụ. Mỗi tháng 180 ngàn bị cắt luôn từ trên xã, đỡ cho hai cụ phải mất công đi lấy!
Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ
Cả xã Quảng Vinh có 3.740 sào ruộng. Bình quân năng suất 200kg một sào. Không biết người dân phải chi ra bao nhiêu thóc để nuôi cán bộ. Chỉ biết số cán bộ quá khổng lồ, tốn rất nhiều thóc của người dân nhưng công việc xem chừng rất nhàn nhã. Ngày thứ 6 tôi đến, nhóm ông Tâm với mấy ông làm văn phòng, tư pháp đang hút thuốc lào và bàn nhau chuẩn bị đi uống rượu. Trụ sở xã vắng như chùa Bà Đanh, còn ngoài đồng, nông dân Quảng Vinh đang vã mồ hôi thu hoạch lúa. Năm nay họ được mùa, nhưng không được ăn cả, vì những khoản phí vẫn còn treo lơ lửng, thậm chí nhiều nhà còn nợ tồn đọng từ mấy năm trước chưa trả nổi.
 
Nằm ở vùng bãi ngang nên mỗi học sinh ở Quảng Vinh được nhà nước hỗ trợ tiền 70 ngàn đồng/tháng. Nhưng ba năm nay người dân cố hỏi mà cán bộ xã cứ cố tình lờ đi. Họ thắc mắc chán rồi chuyển sang bức xúc, quy cho ông Chủ tịch ăn quỵt. Bởi chẳng có lý do gì, ở mảnh đất nghèo như thế này thì lấy đâu ra tiền mà nhà ông Chủ tịch xã Lê Quang Bảo lại có thể xây to như biệt phủ, cao ba tầng, có hàng rào bao bọc ...
 
 
 
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

(Dân trí) - Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra rạng sáng nay, 24/6, tại số nhà 5 ngách 49/48 phố Thuý Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Xin tiền bố mẹ không được, bực tức, Thắng đã dùng dao sát hại cả bố và mẹ đẻ của mình.

Hai nạn nhân được xác định là ông Lưu Văn Dơi (SN 1962) và vợ là bà Nguyễn Thị Gái (SN 1963). Hung thủ không phải ai xa lạ mà chính là con trai út của vợ chồng ông bà Dơi, Lưu Văn Thắng (SN 1986). Thắng bị cảnh sát bắt giữ ít giờ sau khi gây án.
 
Người dân kéo đến nhà ông Dơi, nơi vừa xảy ra vụ án mạng kinh hoàng.
Người dân kéo đến nhà ông Dơi, nơi vừa xảy ra vụ án mạng kinh hoàng.
Tại cơ quan công an, Thắng khoảng 23h đêm 23/6, Thắng sang nhà bố mẹ hỏi xin tiền trả nợ nhưng bố mẹ không cho và còn chửi bới, đuổi về. Bực tức, đến rạng sáng 24/6, Thắng cầm dao sang nhà bố mẹ với ý định giết bố mẹ mình.
Lúc này, ông bà Dơi đã khóa cổng và đi ngủ. Thắng trèo tường vào trong nhà, đi thẳng vào trong vì cửa nhà không khóa.
Phát hiện có tiếng động lạ, ông Dơi tỉnh dậy, thấy Thắng đang cầm dao liền lao tới giằng lấy dao trên tay Thắng. Thắng dùng dao dâm vào bụng của ông Dơi. Mặc dù bị dâm nhưng ông Dơi vẫn cố giằng co với Thắng để lấy dao và tiếp tục bị Thắng dùng dao đâm liên tiếp đến bất tỉnh.
 
Đối tượng Thắng bị bắt giữ sau khi gây án không lâu.
Đối tượng Thắng bị bắt giữ sau khi gây án không lâu.
Bà Gái tỉnh dậy, vừa hô hoán vừa lao vào giằng dao của Thắng. Trong cơn say máu, Thắng đâm mẹ mình. Sau một lúc bất tỉnh, ông Dơi tỉnh dậy liền bị Thắng tiếp tục đâm chết tại chỗ.
Nghe thấy tiếng động ở nhà trên, chị Lưu Thị Nhã (chị gái Thắng) lao lên. Thấy con dao trên tay Thắng văng ra, chị Nhã cầm ném dao ra ngoài sân. Thắng lao ra nhặt lấy dao và quay lại đâm bà Gái chết tại chỗ.
Sau khi gây án, Thắng chạy về nhà rửa sạch máu trên người, thay quần áo rồi bỏ trốn sang nhà một người bạn gần đó. Cho đến rạng sáng cùng ngày, khi đang chuẩn bị bỏ trốn, Thắng đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tiến Nguyên
(Tin tuc) - Dư luận TP.Hồ Chí Minh đang xôn xao trước vụ hiếp dâm trẻ em do một nhân viên y tế thực hiện.
Tại cơ quan điều tra, lời khai nhận của nghi phạm đã thể hiện thái độ coi thường luật pháp và tính dâm ô đê hèn của kẻ khoác áo blue.

Kẻ bệnh hoạn mặc áo blue


Ngay sau khi nhận được tin báo, của gia đình nạn nhân bé Nguyễn Thị T (3 tuổi, ngụ tại  quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) về nghi ngờ bé bị cán bộ trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiếp dâm, Công an phường 7 (quận 10, TP.Hồ Chí Minh) đã nhanh chóng có mặt tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng mời mẹ con cháu T cùng nghi can Tạ Quang Bình về trụ sở để làm việc.

Tại đây, cháu T vẫn hoảng sợ khi nhìn thấy Bình. Trên chiếc váy của cháu bé có dính một ít máu còn khá mới, bộ phận sinh dục bị bầm tím. Còn nghi can thì vẫn luôn khẳng định không làm chuyện gì bậy bạ để tổn thương với bé gái 3 tuổi này. Tuy nhiên những lời quanh coi chối tội của Bình đã vô ích vì ngay trên bộ quần áo blu màu trắng tinh của Bình đang khoác trên mình vẫn còn rất nhiều vết máu mới dính vào.

Lập tức, các điều tra viên khám trên người nghi can thì nhận thấy dương vật Bình bị rách, chảy máu. Sau vài tiếng đồng hồ truy hỏi, “yêu râu xanh” này đã cúi đầu nhận tội. Sau đó, Công an phường 7 đã chuyển hồ sơ cùng nghi can lên Công an quận 10 thụ lý, tiếp tục điều tra làm rõ.

Tạ Quang Bình khai nhận: Trong lúc đo khám cho cháu T, hắn thấy ở trên lầu 1 vắng bệnh nhân đến khám, chỉ có một người đang ngồi ở phía tầng trệt và 2 nhân viên của Trung tâm. Sau khi đo lần một cho cháu T thành công, Bình tiếp tục đo thêm lần hai để cho kết quả được chuẩn xác. Biết cháu T sẽ có thể đo để chuẩn đoán bệnh ho hen suyễn nên Bình đưa bé gái ra ngoài rồi báo cho chị P xuống quầy thu ngân để đóng tiền và để bé gái ở trên để đo lại.

Khi đưa cháu T vào phòng, Bình nổi máu dâm tà nên đã hiếp dâm bé gái. Nhưng vì nạn nhân còn quá nhỏ nên chỗ kín của kẻ dâm ô đã bị tổn thương. Lúc này cháu T cũng bị đau nên gào khóc gọi mẹ. Sợ mọi người phát hiện, Bình luống cuống lấy giấy lau máu dính trên nền nhà rồi bế cháu T vào nhà vệ sinh với mục địch gột rửa để xóa dấu vết. Tuy nhiên Bình chưa kịp đưa nạn nhân vào nhà vệ sinh thì đã bị mẹ bé T bắt gặp. Cơ quan CSĐT Công an quận 10 đã ra quyết định bắt khẩn cấp đối với Tạ Quang Bình để tiếp tục điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Nhìn lại câu chuyện đau lòng


Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đưa  cháu T đi giám định tại Trung tâm Pháp y TP.Hồ Chi Minh và Bệnh viện Nhi đồng để xác định cháu đã bị xâm hại tình dục hay không. Lúc này bé gái luôn trong tình trạng hoảng loạn, sợ người lạ. Kết quả giám định xác định cơ quan sinh dục của cháu T đã bị xâm hại khiến tấy đỏ, màng trinh có hơi giãn nhưng chưa bị rách.

“Tôi không thể ngờ rằng một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe uy tín như thế lại có một kẻ bệnh hoạn đáng kinh tởm như vậy. Đứa bé nó còn quá nhỏ có biết gì đâu vậy mà... Chúng tôi tôi sẽ nhờ các cơ quan bảo vệ trẻ em cũng như cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh kẻ thú tính này”
-  anh H. bức xúc cho biết.
Lời khai đê hèn của bác sỹ hãm hiếp bé 3 tuổi - 1
Đối tượng Tạ Quang Bình trong đêm bị công an bắt giữ
Được biết, Bình từng theo học tại trường Trung Cấp điều dưỡng Phương Nam (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh). Sau khi ra trường đã từng làm điều dưỡng tại Bệnh viện 115.  Đến đầu năm 2011, Tạ Quang Bình xin vào làm việc tại Trung tâm. Bình được phân công trong việc đo chức năng hô hấp. Trong quá làm việc tại Trung tâm Bình được coi là nhân viên ít nói, hiền lành và rất nhiệt tình với công việc.

Kể lại sự việc trong sự uất ức, anh Nguyễn Văn H. (ngụ quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh), bố của  bé Nguyễn Thị T  cho biết: Do sức khỏe yếu, mỗi khi trái gió trở trời là lại trở bệnh ho và hen suyễn. Gia đình đã thường xuyên cho cháu đi khám và mua thuốc về uống nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm.

Cách đây hơn nửa năm, vợ chồng anh H đưa con gái đi khám ở một số cơ sở y tế tư nhân. Do máy móc thiết bị không đủ, các bác sĩ đã giới thiệu anh H đưa con tới Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng (số 10, đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 10, do Sở  Y tế TP.Hồ Chí Minh quản lý) để khám và chữa bệnh. Tại đây, cháu T được nam nhân viên kỹ thuật phụ trách máy móc đo khám chẩn đoán bệnh Tạ Quang Bình (26 tuổi, ngụ quận 10, TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận để tiến hành đo khám. 
Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã cử Thanh tra Sở xuống xác minh sự việc, đồng thời kiểm tra phạm vi hoạt động chuyên môn của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng này. Đại diện Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh) cho biết, Bình đã có vợ và con nhỏ mới hơn một tuổi. “Thời gian gần đây Bình không có một biểu hiện gì bất thường.

Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với gia đình của Bình để tìm hiểu nhưng mọi thứ đều hết sức bình thường, không có điều gì khác lạ xảy ra. Vì vậy sự việc xảy ra ngay tại Trung tâm khiến cho chúng tôi hết sức bất ngờ và không thể tin Bình lại làm điều động trời đến như vậy...”
- vị đại diện Trung tâm phân trần.
Lần đó, do cháu T còn quá nhỏ nên chưa thể đo kiểm tra mức độ chính xác của bệnh nên các bác sĩ hẹn tái khám cho cháu sau vài tháng.

Gần đây, cháu T tiếp tục lại phát bệnh bị ho hen suyễn kéo dài nên vợ chồng anh H lại đưa con gái đến Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng để đo khám.
Khoảng 17h ngày 12/6, vợ anh H chở con gái đến Trung tâm để khám bệnh. Lúc này Trung tâm có 3 nhân viên trực, trong đó có Tạ Quang Bình. Cũng như những lần trước, mẹ bé T bế con vào trong phòng đo độ hen suyễn để cho Bình chụp, đo rồi quay ra ngoài ngồi chờ. Đến khoảng 30 phút sau, Bình dắt cháu T ra ngoài rồi thông báo rằng cháu bé đã có thể đo khám được. Tuy nhiên mới chỉ đo được lần một, còn lần hai thì chưa thành công. Lúc này Bình cho mẹ bé T biết sẽ đưa cháu T vào phòng máy đo lại một lần nữa để có kết quả chính xác.

Sau đó Tạ Quang Bình yêu cầu mẹ cháu T đi xuống quầy thu viện phí ở tầng trệt để đóng tiền viện phí. Người mẹ định dắt con gái theo thì Bình liền nói nhanh: “Chị định đưa cháu đi đâu vậy? Chị cứ để tôi đưa cháu vào phòng ngồi chờ trước chứ bé đang bị ho suyễn nặng như thế này mà đi lại nhiều thì chút bé mệt lắm...”. Nghe vậy, mẹ bé T rất cảm kích trước tấm lòng bác sĩ này.

Đóng viện phí xong, chị quay lại phòng đo thì nhìn thấy Bình đang bế cháu T đi rất nhanh về phía nhà vệ sinh với vẻ mặt khá hoảng hốt, còn con chị thì đang giãy giụa gào khóc. Cảm thấy có bất thường, mẹ bé T liền giằng lấy con để dỗ dành. Qua kiểm tra, chị hoảng hốt nhìn thấy khu vực vùng kín của cháu T bị chảy máu.

Nghi ngờ con gái bị xâm hại, người mẹ túm cổ Bình mà hỏi: “Anh đã làm gì con bé mà máu có cả trên áo của nó thế kia?”. Bình mặt tái mét, miệng ấp úng: “Tôi không có làm gì đứa bé hết. Sao chị nói tôi thế”. Thấy thái độ khả nghi đó, mẹ bé T liền bế con gái chạy ra đường hô hoán lên cho mọi người biết rồi nhờ báo công an.

(Tin tuc) - Một cô bé 3 tuổi ở Trung Quốc phải trải qua một ngày kinh hoàng khi bỗng dưng bị bố kéo ra treo lơ lửng ở cửa sổ tầng 6, trong lúc bố và mẹ đang cãi nhau nảy lửa.
Chuyện khó tin này xảy ra ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông – miền nam Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi gia đình trẻ này chuyển tới căn hộ.
Giận vợ, chồng treo con ngoài cửa sổ tầng 6 - 1
Giận vợ, chồng treo con ngoài cửa sổ tầng 6 - 2
Cô bé sợ sệt khi bị bố treo ngoài cửa sổ.
Hàng xóm cho biết, người chồng mở cửa sổ khoảng 10 giờ 30 ngày 18-6, sau đó thả cô con gái 3 tuổi xuống trong tư thế giữ 1 tay. Đôi lúc ông bố này còn dùng chân đỡ cô bé nhưng trong phần lớn thời gian đều chỉ dùng 1 tay, trông hết sức nguy hiểm. Người mẹ vẫn không ngừng chửi rủa ở trong nhà.

Rất may cảnh sát đã đến kịp thời và cứu được cô bé.
Blog EntryJun 15, '12 6:49 PM
for everyone

無骨鳳爪是中餐廳常見的小菜,也是港式飲茶的招牌菜。
 酸辣無骨鳳爪


中國的無骨鳳爪是這樣去骨的:

“加工”過程:“鳳爪先用開水煮至半熟,再用刀在雞爪背上劃三道口子,
然後用手掰開皮,用牙齒啃咬下骨頭。”

1. 美味的無骨鳳爪就是這樣“用嘴”加工出來的
[01.jpg]

2. 工人們正在無骨(動詞)鳳爪,一人一筐(記件制度)
[02.jpg] 

 
[03.jpg]

3. 男女老少都可都可以“用嘴”加工無骨鳳爪
[05.jpg] 
[07.jpg]

4. 加工方面讓人噁心,竟然還不穿衣服
[09.jpg]

5. 泡煮後的鳳爪,等待“用嘴”加工
[06.jpg] 
[08.jpg]
 
 st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)