Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Xã hội kinh dị (12)


Những hủ tục kinh hoàng 

Ở Mali, tín ngưỡng lâu đời chi phối những giai đoạn quan trọng trong đời sống của con người, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mang thai. Văn phòng nghiên cứu Sahel Consult vừa tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng trong vùng rừng rậm nước này, xoay quanh vấn đề sinh nở của phụ nữ và nhận thấy mỗi bộ tộc ở đây đều phải tuân theo những quy tắc rất rõ ràng. Chẳng hạn ở bộ tộc Bobo, phụ nữ có thai không bao giờ dám đi ngang qua một xưởng làm bát bằng đất nung vì như thế là rất “xui xẻo”. Trong những đêm trăng tròn, phụ nữ thuộc bộ tộc Peul không được phép ngủ. Còn phụ nữ ở bộ tộc Bambara phải sinh nở trong điều kiện hoàn toàn... bí mật, chỉ có họ với bà đỡ và trong một số trường hợp cần thiết có thêm sự hiện diện của người mẹ mà thôi. Khi sinh nở, họ không được khóc lóc, rên xiết vì như thế sẽ làm ô danh gia đình. Gặp cảnh sinh khó, sản phụ được bà đỡ cho uống một loại thuốc sắc “điều chế” từ nhau thai của một con lừa cái vừa sinh đẻ xong. 

Tuy nhiên trong số các hủ tục ở Mali, có lẽ hủ tục ở làng Tenenkou là đáng... kinh hoàng hơn cả. Tại đây, người phụ nữ sinh khó sẽ bị áp dụng thủ thuật khoét một lỗ giữa âm đạo và bàng quang, hậu quả là không có gì kìm lại, nước tiểu từ bàng quang chảy thoải mái 24/24 giờ xuống chân, tạo nên một mùi khó chịu đựng nổi. Cuối cùng, họ bị đẩy dần ra khỏi cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống, kể cả cha mẹ, chồng con và chỉ còn một niềm an ủi duy nhất là làm bạn với những người đồng cảnh ngộ. Riêng với Oumou Diall, năm nay 25 tuổi, cô còn một chút may mắn là bà mẹ không bỏ rơi cô, mặc dù cũng như những người khác trong bộ tộc, bà tin rằng con gái bà sinh khó là do đã “giẫm phải chân ma quỷ”. Bà quyết chống lại số phận bằng cách dẫn con gái đến Mopti, một thành phố có 60.000 dân, nằm ở trung tâm Mali, nơi có toán Thầy thuốc thế giới (Médicins du Monde - MDM) đang hoạt động. 

Bằng cách đi bộ rồi đi trên xe bò, cuối cùng thì vào cuối tháng 9-2000, hai mẹ con Oumou cũng đến được Mopti, lần đầu tiên trong đời họ. Họ bước chân vào một bệnh viện khá khiêm tốn với một dáng vẻ rụt rè. Nhưng may sao, ở đây không chỉ có Oumou, mà còn có khoảng 20 cô gái khác, tình trạng cũng như cô, bị gia đình ruồng bỏ ở tuổi 15, 20, 25... Tất cả tập hợp lại để nhờ các thầy thuốc trong Tổ chức MDM điều trị. 

Ở Mali, số trường hợp sinh khó xảy ra rất thường vì một lẽ dễ hiểu là tại đây, các thiếu nữ lấy chồng quanh độ tuổi 15, khi cơ thể chưa nảy nở đầy đủ, khung chậu còn quá hẹp. Vì vậy, khi họ sinh nở, thai nhi thường bị kẹt giữa khung chậu và xương mu, phải mổ mới lấy ra được. Hậu quả là do mê tín, người ta đã giải quyết vấn đề bằng cách tạo một lỗ rò giữa âm đạo và bàng quang của cô gái. Trên thực tế, thủ thuật này không chỉ riêng ở Mali, người ta bắt gặp nó cả ở miền quê nước Pháp vào những năm 1950. Nó còn được phát hiện trên xác ướp của bà công chúa Ai Cập Hehenit, chết vì sinh khó cách nay gần 4.000 năm. Ở châu Mỹ, vào thế kỷ 19, hủ tục này phổ biến đến nỗi người ta phải lập một bệnh viện đặc trị vào năm 1840 ở New York. Ngày nay, thủ thuật này vẫn còn phổ biến ở châu Phi: ngoài Mali còn có Nigeria, Mauritanie, Niger, Ethiopie, Soudan... Phần lớn nạn nhân là phụ nữ trẻ, thậm chí còn rất trẻ và thường lâm nạn trong lần sinh nở đầu tiên. Ngoài lý do cơ thể chưa phát triển đầy đủ, họ phải chấp nhận tục lệ sinh một mình, sinh không một tiếng động, rồi cơ cấu y tế nghèo nàn, lạc hậu, sự cô lập về mặt địa lý và thiếu thốn các phương tiện vận chuyển... góp phần làm nghiêm trọng vấn đề. 

Bị gạt khỏi gia đình và cộng đồng 

Về mặt y tế, thủ thuật tạo lỗ rò như trên gây ra nhiều hậu quả cho người phụ nữ. Trước tiên là không có gì ngăn trở được nước tiểu từ bàng quang thoát ra khỏi lỗ rò, ngấm vào quần áo, tạo nên mùi khó chịu cả đương sự lẫn người chung quanh. Cảnh ly tán vợ chồng vì thế đã trở nên phổ biến. Hậu quả kế đó là tình trạng vô sinh. Bị chấn thương cả về thể xác lẫn tâm lý do những đau đớn khi sinh nở, những phụ nữ này thường bị mất kinh trong nhiều năm liền. Đó là chưa kể những trường hợp do thiếu vệ sinh bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. Theo Catherine Loire, nữ y tá và là điều phối viên của MDM ở Mopti, từng sống nhiều năm ở châu Phi, sự mất kinh và vô sinh là một trong những điều tệ hại nhất đối với phụ nữ ở châu lục này. Nhiều người dân châu Phi coi một phụ nữ không con như một mụ phù thủy. Các bà mẹ chồng không thèm nhìn đến nữa, các bà vợ khác (cùng một ông chồng đa thê) khinh rẻ, sai việc như một con ở. Thậm chí họ còn bị coi như “gái điếm”, vì theo một số người, một phụ nữ không con là người đã lừa dối chồng hoặc đã từng phá thai trước kia. Cuối cùng, họ bị loại ra khỏi cộng đồng dân cư mà họ đang chung sống. 

Dourou là một làng nằm ở trung tâm xứ Dogon, phía Đông Mali. Người ta đang làm lễ kỷ niệm ngày độc lập trong xứ bằng những trò vui: múa hát, đua xe đạp, đá banh, các thợ săn diễu hành trong những bộ quần áo truyền thống. Cách xa khung cảnh ồn ào đó, một số phụ nữ có mặt ở trung tâm y tế để kể cho mọi người, về việc Mopti và được các bác sĩ của MDM chữa trị ra sao... Đôi mắt ngấn lệ, họ kể lể trong nổi thẹn thùng vì dù đã được chữa lành bệnh, quan hệ tình dục với người chồng xa lánh, ruồng bỏ họ từ lâu không phải là điều dễ dàng. Theo các con số do MDM cung cấp, 70% phụ nữ ở trong tình trạng có lỗ rò được chữa trị thành công. Ở Mopti, các nhà phẫu thuật chỉ phải tốn một khoản tiền tương đương 150 franc. Đó là một gia tài nho nhỏ đối với những người nghèo, dù cho nó chỉ bằng 1/10 chi phí thực tế của một cuộc phẫu thuật. Các nạn nhân của hủ tục trên đến từ nhiều nơi thuộc xứ sở Mali và danh sách chờ đợi ngày càng dài thêm. Tại châu Phi có rất ít những trung tâm chuyên trị loại bệnh này. Kỹ thuật phẫu thuật cao, sự thiếu thốn bác sĩ của địa phương là những trở ngại cho việc điều trị. 

Dù thể xác đã gần như lành lặn hoàn toàn nhưng những chấn thương tinh thần vẫn còn dai dẳng trong cuộc sống của nhiều phụ nữ Mali. Trong con mắt của người thân trong gia đình, họ không còn như xưa nữa, nhiều mối quan hệ trở nên gượng gạo. Dù có lập gia đình với một người đàn ông khác, họ cũng không thể tìm được niềm hạnh phúc như thuở ban đầu. Mariam, một cô gái còn rất trẻ, cố bám lấy bệnh viện ở Bandiagara, một thành phố ở gần Mopti nhưng rất xa buôn làng của cô để sinh sống. Ao ước của cô thật khiêm tốn: được làm một người phu quét đường tại thành phố. Dù là đã thuộc về quá khứ, nhưng tổn thương xưa đã làm đổ vỡ quá nhiều thứ trong đời sống của cô...

Tập tục cắt rạch nơi cơ thể người 

Một đứa trẻ chào đời ở Mali hay ở Burkina Faso đã phải chịu ngay tập tục cắt rạch. Tùy bộ lạc mà nó có thể chịu những vết rạch ở mặt, ở lưng hay ở bụng. Nhưng dù ở đâu thì lý do cũng là “khai tâm” để đứa trẻ không phải đối diện với một thế giới huyền hoặc, đầy oan hồn uổng tử sẵn sàng làm hại nó. Các thợ cắt rạch thường là phụ nữ (đảm nhiệm cả việc cắt xẻo  âm vật của các bé gái) sẽ dùng những vật sắc nhọn để ra tay. Việc cắt rạch đầu tiên hẳn nhiên là cắt cuống rốn, để đứa trẻ đoạn tuyệt hẳn với quá khứ. Bây giờ, nó đã đầu thai vào kiếp khác. Nếu không cắt cuống rốn, những linh hồn đen tối sẽ lôi kéo nó trở lại. Khi đó, đứa trẻ sẽ mê muội. Được cắt cuốn rốn, trẻ sẽ có Jaho, giấy khai sinh, tờ thông hành đến với thế giới của người sống. Một số bộ tộc ở lục địa đen không cắt rạch ở trên mặt hay bụng mà ở đầu vì người ta cho rằng đầu là nơi thiêng liêng nhất của một cơ thể sống. Nhiều nơi chờ đến những dịp trọng đại (dậy thì, cưới xin) mới rạch đầu. Những vết sẹo ấy nhắc nhở người ta sống phải, đừng làm bậy và cũng là minh chứng cho một công dân đủ tư cách hòa nhập xã hội. Ở những nơi khác, với quan niệm vũ trụ được hình thành từ Mặt trời và Mặt trăng, nên người ta rạch ngực hay mặt theo hình tia nắng và hình trăng lưỡi liềm. Cũng có khi người ta hành tội gương mặt chẳng vì lý do nào cả. Chẳng hạn, đối với người Bwaba, cằm là nơi để phụ nữ rạch ngang dọc, tượng trưng cho Viika, loại thìa đựng một thứ xúp lấy từ lá cây baobab. Những đấng đàn ông cũng rạch đầy trên trán và gò má. Những ai chưa qua khổ hình này sẽ không đủ tư cách trộn thuốc độc tẩm vào tên để đi săn. Người Bwaba - cũng như nhiều bộ tộc khác ở châu Phi - cho rằng rạch nát cơ thể là một thử thách của lòng can đảm. Những ai chưa “thử lửa” với bất cứ lý do gì đều bị xem là hèn nhát. Nhiều bộ tộc thậm chí “cực đoan” đến khó hiểu. Người Ndébélé ở Mali chẳng hạn. Họ dẫn những thanh niên đến tuổi rạch mặt ra giữa sân làng. Một bên là thợ rạch lăm lăm con dao (nếu đã có ánh sáng văn minh) hay cành gai, một bên là chảo nước sôi sùng sục. Lời tuyên bố của tù trưởng thật ngắn gọn và dễ hiểu: “Không rạch mặt thì nhúng chân vào nước sôi”.

Với bộ tộc Nouna, khổ hình này lại chỉ dành riêng cho phụ nữ. Những bé gái khi có kinh nguyệt lần đầu sẽ bị rạch mặt và cắt ở môi, đánh dấu giai đoạn “hệ trọng của đời người”. Oái oăm thay, khi sinh con đầu lòng (có khi là trong tất cả các lần sinh nở), họ đều bị rạch mặt. Người Nouna tin rằng những lúc có kinh nguyệt và sinh nở, đàn bà thường mê muội, mất tự chủ, linh hồn dễ bị lôi kéo làm chuyện bậy bạ. Chỉ có những vết rạch ứa máu mới làm họ thức tỉnh.

Với chúng ta, khi cần xem ngày tháng, chỉ việc nhìn vào quyển lịch, nhưng với bộ tộc Mossi thì quyển lịch nằm ngay trên mặt họ. Đó là những vết rạch chạy dài từ thái dương xuống quai hàm, tượng trưng cho ngày tháng! Những già làng có quyền “nối dài” những vết rạch này vòng xuống dưới cằm và vắt qua gò má bên kia. Quyển lịch này còn là một bí ẩn đối với các nhà nhân chủng học phương Tây. Có người cho rằng người Mossi khi “xem lịch” chỉ cần nhìn vào mặt người khác. Có người cho rằng họ sẽ soi mặt xuống nước. Có điều lạ lùng là đa phần những người bị rạch mặt cắt môi đều không hề hiểu biết tí gì về ý nghĩa của tập tục này. Anh Bayide Nakarabo, làm việc trong văn phòng Bộ Văn Hóa Burkina Faso, cũng chịu nhiều vết sẹo trên trán và má, nhưng “không hiểu tại sao”. Anh tâm sự: “Tôi thật sự nổi cáu khi thấy các con tôi khóc thét lên khi bị rạch mặt. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác đau đớn ngày xưa. Nhưng tôi không thể chống cự lại lề thói”.


Một tập tục gây nhiều trang cãi. 

Thông thường, những vết sẹo do cắt rạch để lại trông đã “ấn tượng”, nhưng không ăn thua gì so với “sẹo lồi có chủ đích” của người da đen vùng Guyane thuộc Pháp. Theo các nhà nhân chủng học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) thì nhiều phù thủy và thợ xẻo ở Guyane có những kỹ thuật bí mật để tạo sẹo lồi. Những vết sẹo này khi lồi lên sẽ biến cơ thể người thành một bức phù điêu đầy hoa văn, trông không thua gì đất đắp. Ở Pháp, ngày nay, một số thợ xẻo vẫn hoạt động theo yêu cầu của khách hàng gốc Phi. Họ cắt rạch và tạo sẹo lồi với giá 5.000 franc! Nhưng dù gì đi nữa thì những vết sẹo lồi được thực hiện ở Pháp chỉ mang ý nghĩa cá nhân. Còn nếu được thực hiện ở châu Phi, nó sẽ mang ý nghĩa tập thể! Đối với bộ tộc Ewé ở Togo, sẹo lồi là cách để cá nhân rèn luyện, phục vụ cho cộng đồng. Nhưng ai không có sẹo lồi trên cơ thể là những kẻ ích kỷ, hèn nhát và vô trách nhiệm.

Nhiều gia đình người Phi nhập cư ở Pháp vẫn bắt con cháu theo tập tục cắt xẻo để nhớ về cội nguồn. Bộ tộc Nouba ở Soudan là một ví dụ. Các ông bố có thể thắt cà vạt và sử dụng máy vi tính nhoay nhoáy, nhưng khi họ cởi áo, những vết sọ lồi hiện rõ mồm một. Họ không cho phép con cái có một cơ thể “nhẫn nhụi”. Nhiều đám cưới đã được tổ chức theo đúng nghi thức của phương Tây, nhưng chú rể (hoặc cô dâu) bước đi không nổi vì cơ thể đã bị rạch nát. Các nhà nghiên cứu tỏ ra không thống nhất trong vấn đề này. Một bên cho đấy là man rợ, phi nhân, cần bị truy tố trước pháp luật. Một bên bảo vệ nghi lễ truyền thống, với lập luận “bố mẹ không hề muốn hành xác con cái, mà chỉ muốn chúng được tổ tiên và cộng đồng chấp nhận”. Vả chăng, những người bị cắt xẻo tuy có đau đớn, vẫn hoan hỷ và tự hào. Vì thế, chẳng có lý do gì để làm ầm lên!

Từ những năm 1930, các nhà nhân chủng học phương Tây đã nhiều lần sang thám hiểm lục địa đen và kinh hoàng khi chứng kiến những nghi lễ cắt rạch ở Soudan, Somalie, Zimbabwe, thậm chớ ở Algérie, Tunisie hay Maroc. Tất cả đều được mô tả cẩn thận trong nhiều tác phẩm. Nhưng nhìn chung, cách đánh giá của người da trắng là “mọi rợ, súc vật, dã man”. Những cuộc nghiên cứu thấu đáo và nghiêm túc gần đây phần nào xóa bỏ những quan  niệm ấy. Suy cho cùng các bộ tộc ở châu Phi chỉ mong muốn con người được cộng đồng chấp nhận, mong muốn cá nhân phục vụ tập thể, đừng mê muội. Những tư tưởng ấy không hề “mọi rợ” chút nào. Năm 1947, trong tác phẩm Scarifications (cắt xẻo), khi tác giả Philippe Brisefer và André Goncourt đã mô tả một cảnh rạch lưng hai thiếu nữ Soudan giữ trưa. Máu chảy đầm đìa với những tiếng thét đau đớn. Nhưng sau đó, họ bình thản về nhà. Đám đông cũng tản ra, ai lo việc nấy. Philippe và André kết tội những khổ hình này. Bây giờ, nhiều nơi đã giảm nhẹ tục cắt rạch, nếu có chỉ là tượng trưng. Những nghi thức này vẫn tồn tại, nhưng đã biến tướng phần nào. Nhiều nơi cho đó là một điều nên hối tiếc, nhưng cũng có nơi hết lòng đả phá. 


Nguồn
Ảnh một hố tròn với độ sâu dường như vô tận đăng trên trang chia sẻ ảnh Flickr khiến nhiều người cho rằng chỉ là sản phẩm của Photoshop.
Tuy nhiên, đây chính là khoảng đất bị sụt lở tại thủ đô của nước Cộng hòa Guatemala. Thành phố này vừa phải hứng chịu cơn bão nhiệt đới khiến ít nhất 123 người chết và 59 người mất tích.
Vụ sụt đất tạo thành hố sâu khoảng 60 mét.
Một số nguồn tin cho biết việc hình thành "hố địa ngục" đã khiến một người tử nạn. Một biệt thự 3 tầng và một ngôi nhà khác bị kéo xuống hố.
Năm 2007, cũng tại thành phố này, một hố sâu tương tự xuất hiện sau vụ sụt đất đã khiến 3 người bị kéo xuống thiệt mạng.
Xem video hố sụt đất năm 2007 ở Guatemala.
Nguyễn Hùng
Cư dân mạng lại một lần xôn xao vì màn tỏ tình “gây sốc” của một nam sinh Trường PTTH Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội).
Clip này được quay cách đây vài tháng và đã được tung lên mạng, tuy nhiên chưa được phát tán rộng rãi bằng một số màn tỏ tình trước đó. Trong Clip được tung lên các diễn đàn, chàng trai cầm bó hoa to đứng trong một trái tim “khổng lồ” được xếp bằng những cánh hoa hồng ngay giữa sân trường, phía trên là dòng chữ "M yêu T". 
Mô tả ảnh.
Chuẩn bị "giờ vàng"
Còn cô gái, tay cầm bó hoa, nhưng gương mặt lộ rõ một vẻ ngượng nghịu, bối rối, có vẻ cau có, khó chịu.
Màn tỏ tình diễn ra trong hàng trăm tiếng reo hò, cổ vũ của các HS cùng trường.
Có tiếng hô đồng thanh “hôn đi”, nhưng bên cạnh đó là không ít câu nói tục tĩu lọt vào: “Đ. đẩy con kia vào đi”, “Bảo nó đồng ý, chứ bắt nó hôn thì đ. ai hôn”. “Đ.M”… Đúng lúc cao trào thì một giáo viên đã xuất hiện giữa hai  “nhân vật chính” và vụ tỏ tình rùm beng đã kết thúc ngay sau đó.
Mô tả ảnh.
Chạy ra đón nàng
Rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng sau khi xem clip này đã tỏ vẻ phản đối vì một màn tỏ tình quá phô trương. Hải Anh – học sinh Trường Trần Phú nói: “Con gái thích lãng mạn , thích được đối xử một cách đặc biệt, dịu dàng và nâng niu thật, nhưng quan trọng là phải tinh tế! Nhưng cái điều quan trọng nhất lại thiếu trong clip này!“.
Lê Anh – SV ĐH Ngoại Thương ngán ngẩm cho rằng xem clip xong mà chẳng thấy một hương vị nào của tình yêu đọng lại. "Đó chỉ là màn khoe mẽ hời hợt của một chàng trai nhân danh tình yêu” - cô nói
Mô tả ảnh.
Giờ vàng đã đến!
Trước đó, vào tháng 9/2006, một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã kết 1.000 bông hồng kết hình trái tim mang dòng chữ "Tr. ơi! Mãi mãi yêu Tr.". Khi nhân vật nữ bước xuống, khắp các tầng ở nhiều dãy nhà vang lên tiếng huýt sáo, cổ vũ...
Đêm tháng 4/2008, sau màn tỏ tình lãng mạn bằng trái tim làm từ 300 bông hồng, đôi uyên ương của Học viện Báo chí và Tuyên truyền bị nhân viên bảo vệ ký túc xá lập biên bản vì "mất trật tự khu nội trú".
Tháng 12/2009, màn tỏ tình của một nam SV đã làm tắc nghẽn cầu Long Biên suốt 3h đồng hồ.
 
Theo Vietnamnet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)