Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Suy ngẫm (2)


Một giáo sư triết học lúc lên lớp đã đưa cho nhóm sinh viên xem một cái keo không rồi đặt vào đấy những quả banh đánh golf.
 

Ông hỏi: " Các em thấy cái keo này đã đầy chưa? "

- "Thưa GS, đã đầy rồi !"  
các SV đồng thanh trả lời



Vị GS mới lấy một hộp bi v
à đổ vào keo.
các viên bi đã trám vào chỗ trống giữa các quả banh.

Vị GS lại hỏi đám học trò của ông thế cái keo đã đầy chưa?
Cả 
lớp lại trả lời đồng loạt : VÂNG, đã đầy rồi !


Sau đó GS đã lấy một bịch cát đổ tiếp vào trong keo.

 
Dĩ nhiên là cát bít hết khoảng trống trong keo và GS lại hỏi đám SV cái keo đã đầy chưa?
Tất cả đều trả lời là keo đã đầy .



Tức thì GS chế vào keo hai tách cà phê.


         
Và dĩ nhiên là cà phê đã choán kín khoảng trống giữa các hạt cát !


Các sinh viên đồng thanh cười to !


Đợi chúng cười xong, Giáo Sư mới nói :
"Tôi muốn ví cái keo như cuộc đời của các em 

Những quả banh golf       tượng trưng cho những điều quan trọng với bản thân các em như gia đình, con cái, sức khỏe, nói chung là những gì làm các em đam mê.
Cuộc đời của các em có thể nói là đầy đủ nếu các em mất mọi thứ nhưng vẫn giữ được những yếu tố quan trọng này.


Những viên bi
     là những thứ thiết yếu khác như công việc làm, nhà cửa, xe cộ  vv... 


Cát
  tượng trưng cho những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Nếu tôi đổ cát vào keo đầu tiên hết  thì sẽ không có chỗ cho các viên bi hay quả banh golf.. 
Trong cuộc sống cũng vậy.
Nếu chúng ta cống hiến  hết năng lực và thời gian cho những việc nhỏ thì chúng ta sẽ không bao giờ có ch cho những điều thực sự quan trọng.

 HÃY CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG ĐIỀU THIẾT YẾU  TẠO NÊN HẠNH PHÚC CHO TA 
Hãy nô đùa với con cái (hoặc cháu chắt -nội/ngoại,trai/gái,xa/gần !!) 
Hãy đi khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 2 lần.
Hãy đi giải trí cuối tuần với chồng hoặc vợ của mình, hãy cùng tập một môn thể thao.

Hãy giúp người bạn đời của mình rửa chén, hoặc sửa vòi nước trong bồn tắm vv...


Các em h
ãy đặt vào keo đầu tiên hết là những quả banh golf , tức là tập trung năng lực và thời gian cho những điều quan trọng nhất trong đời người: gia đình, con cái, sức khỏe của các em!
Hãy thiết lập các ưu tiên, những gì còn lại chỉ toàn là cát mà thôi !

Một sinh viên giơ tay lên hỏi:

" Thưa Giáo Sư, thế tách cà phê tượng trưng cho điều gì ạ ?"

                                            
Giáo Sư mỉm cười và đáp:

" Câu hỏi hay đấy !
Đó là để chứng minh cho thấy ngay cả khi cuộc sống của các em đã hoàn toàn đầy ngập nhưng 
vẫn còn chỗ cho một tách cà phê nhâm nhi cùng một người bạn !

(st)
Hình ảnh chấn động tâm can của một cậu bé Nhật
Cậu bé Toshihito Aisawa đang đi tìm cha mẹ và người thân.

Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.
Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình.
Cầm chặt hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân, cậu bé Aisawa suốt tuần qua đã mãi miết đi dọc khắp các hành lang ở những khu trú tạm trong thành phố quê hương Ishinomaki để tìm kiếm những người thân yêu của mình. Cậu bé dường như không biết mệt mỏi và không bao giờ hết hy vọng.
Lần cuối cùng, Aisawa nhìn thấy bố, mẹ, bà và anh họ của mình là khi cả nhà lèn vào một chiếc xe hơi và tìm cách chạy trốn những con sóng thần đen nghịt hung dữ. Nhưng chiếc xe của họ cuối cùng cũng chẳng thoát nổi. Những con sóng thần cao ngất đã nuốt chửng chiếc xe hơi trong vòng xoáy nước điên cuồng.
Aisawa đã thoát chết nhờ vào việc đập vỡ cửa sổ của xe và được các nhân viên cứu hộ lôi lên từ dòng nước trong tình trạng bất tỉnh.
Ngay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
 
Ảnh minh họa
 
Cậu bé Aisawa bên cạnh dòng chữ nhắn nhủ khiến bất kỳ ai cũng phải rơi lệ.

Hy vọng đã lóe lên khi cậu bé Aisawa đã được đoàn tụ với anh họ - người đi cùng xe với gia đình Aisawa trong cuộc chạy trốn vừa rồi. Aisawa nhớ lại những âm thanh ầm ầm ghê sợ của những mảnh vỡ đang bị cuốn trôi bên cạnh chiếc xe hơi của gia đình mình trong vòng xoáy của cơn sóng thần.
Khi một trong những mảnh vỡ tác động mạnh vào cửa kính xe hơi và làm nó rạn ra, Aisawa và anh họ Yuto đã dùng tay để đập vỡ nó và bơi ra ngoài.
“Sau đó, một thứ gì đó, có thể là cái cây, lao về phía chúng cháu và cháu đã phải bỏ tay anh Yuto ra,” Aisawa cho biết. Cậu bé đã bị dòng nước chảy siết làm cho tơi tả suốt nửa tiếng đồng hồ trên một mảnh gỗ trôi nổi. Quần áo của Aisawa bị mắc  vào một khóm tre và cậu được cứu khỏi dòng nước sau đó. Aisawa được đưa đến nhà người thợ cắt tóc 64 tuổi tên là Mitsunari Kitahara. Ông này là bạn của gia đình Aisawa.
 
Ảnh minh họa
 
Thành phố Ishinomaki tan hoang, đổ nát sau thảm họa kép động đất kèm theo sóng thần kinh hoàng hôm 11/3.

Theo lời ông Kitahara, cậu bé đã không thể hiện nỗi đau khổcủa mình khi đối mặt với thảm họa. “Nó vẫn giúp chúng tôi sắp xếp bàn ăn và làm việc vặt. Tôi chắc cậu bé đang trải qua thời điểm rất khó khăn nhưng tôi không thấy nó khóc”, ông Kitahara cho biết.
Dù không bộc lộ nỗi đau nhưng nếu nhìn thấy khuôn mặt buồn rầu của cậu bé, chẳng ai có thể cầm lòng được.
Khi sự choáng váng qua đi là lúc người dân Nhật phải đối mặt với thực tế đau đớn. Và hàng ngày, họ vẫn phải đối diện với nó. Ông Yoshikatsu Hiratsuka, 66 tuổi, và em gái của mình hàng ngày đều đến bên thi thể lạnh cóng được đắp một tấm chăn mỏng của người vợ đã chết của ông. Sau đó, hai anh em lại đến một đống gỗ cách đó không xa. Đây là nơi mẹ của ông Hiratsuka đang bị chôn vùi trong đó.
Ông Hiratsuka đã cố gắng lôi mẹ mình ra khỏi đống đổ nát nhưng nó quá nặng. “Mẹ, chắc mẹ phải lạnh lắm. Con xin lỗi con vẫn không thể giúp được mẹ,” ông Hiratsuka đã lẩm bẩm như vậy bên cạnh đống đổ nát.
Giống như hàng ngàn người khác ở các khu trú tạm đông nghẹt người, ông Hiratsuka và em gái đều đói và lạnh.

(st)

GuiGui Zheng là cô gái bị cụt hết cả 5 ngón bên tay phải. Tuy nhiên,  với nghị lực và ý chí phi thường, chỉ với 3 năm tập luyện, cô đã có thể đánh đàn piano điêu luyện. Video về phần biểu diễn của cô trên kênh truyền hình CCTV đã gây xúc động mạnh cho cư dân mạng tuần qua.
Blog EntryMar 25, '11 7:12 PM
for everyone
Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh  cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.  “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Đôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai:
“Đừng hành động khi đang giận dữ.” Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”
Một đêm vào năm 1935, thị trưởng thành phố New York đến dự phiên toà về đêm ở một khu phố rất nghèo nàn. Vụ kiện đầu tiên liên quan đến một bà lão ăn cắp bánh mỳ để nuôi các cháu bị đói. Đây là một vụ kiện nhỏ, ông thị trưởng xin chánh án cho mình ngồi ghế quan toà để xử kiện.
Toà tuyên án: “Tôi phạt bà 10 đô là thay vì 10 ngày tù giam. Bà có khiếu nại không?” Bà lão đang ngập ngừng suy nghĩ vì không biết lấy đâu ra 10 đô la để đóng phạt. Vừa lúc ấy ông thị trưởng rút trong túi ra tờ giấy bạc 10 đô la bỏ vào mũ của ông, sau đó chuyền chiếc mũ cho những người có mặt trong phiên toà, nói lớn “Đồng thời tôi xin phạt tất cả những người có mặt trong phòng xử mỗi người 50 xu vì tội: Đã sống trong một thành phố mà có một người già phải đi ăn cắp bánh mỳ để nuôi cháu”.Mọi người đều cười to với phán quyết kỳ quặc này, nhưng cũng vui vẻ đóng phạt 50 xu. Chiếc mũ được chuyền đi một vòng và cuối cùng chuyền đến tay bà lão phạm tội, bà lão lấy 10 đồng đô la đóng tiền phạt và còn lại 74 đô la 50 xu để mua bánh mỳ nuôi cháu.
Nghĩ đến người khác chính là bí quyết để chúng ta trở thành những con người cao thượng. Xã hội hiện tại làm cho con người chỉ biết nghĩ đến mình. Chúng ta lên án những hành vi phạm pháp, nhưng không hiểu được những nguyên nhân thật sự đẩy tội nhân đến chỗ tồi tệ, mà có khi lý do khiến họ sa ngã là vì sự thờ ơ, lãnh đạm và ruồng rẫy của chúng ta. Quan tâm đến những kẻ nghèo khó để chúng ta trắc nghiệm lòng thương xót, là cơ hội để thực hiện những nghĩa cử nhân từ. Khi lòng người mở rộng với kẻ cần sự cứu giúp, đó cũng chính là lúc người nhận được ánh sáng của tình yêu và niềm hạnh phúc ngọt ngào trong sự ban cho, chia sớt và quên mình.

(st)
Những bức ảnh về con kangaroo lao xuống biển tự tử mà một du khách vô tình chụp được đã khơi gợi những cảm xúc khác nhau cho người xem.

Trên một bờ biển ở Australia, một du khách trong lúc nghỉ ngơi tắm biển đã vô tình phát hiện ra chú kagaroo “trầm cảm”. Nó đứng trước biển rất lâu như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Sau khi quan sát một hồi, du khách này liền lấy máy ảnh để chụp lại những hành động của chú kangaroo này. Và bản thân anh cũng vô cùng ngạc nhiên về những hình ảnh sau đó mình chụp được.

Sau khi những bức ảnh được công bố, một nhà động vật học cho biết, động vật cũng có lúc bị trầm cảm, trong đó có những trường hợp sẽ chọn cách tự sát để kết thúc cuộc sống. “Mong rằng chú kangaroo đáng thương này sẽ tìm lại được niềm vui ở một thế giới khác”, “Động vật cũng có tình cảm như con người, bởi vậy hãy yêu thương và trân trọng chúng”… nhiều độc giả chia sẻ.
Du khách phát hiện ra chú kangaroo này đứng rất lâu bên bờ biển.



Hình như nó đang nghĩ ngợi điều gì đó.



Quay đầu lại, nó đã nhìn thấy người chụp ảnh mình, hoặc là đang lưu luyến cuộc sống này.



Có lẽ cái chết có chút đáng sợ?



Đang do dự.


Đột nhiên hạ quyết tâm, quay đầu lao ra biển



Nước bắn lên tung tóe



Không chút đắn đo bơi thẳng ra biển



Dần dần mất hút khỏi tầm mắt.



Con sóng xô bờ, chú kangaroo đã hoàn toàn biến mất và kết thúc cuộc sống khiến chú sầu cảm
LinkFeb 20, '11 10:15 PM
for everyone
Link: http://multiply.com/mail/updates/doanchithuy/1#_mainfilterhttp://bactu.multiply.com/journal/item/902/902
Dị Hương’ thực chất chỉ là một đoản thiên nặng mùi tình dục câu khách rẻ tiền, đánh lừa độc giả vốn đã quá ngán ngẩm với thứ văn chương “quốc doanh” được dán nhãn ‘định hướng’, ‘đổi mới’ giả cầy.

"Ông già Noel ơi, năm nay con không xin ông quà nữa mà con chỉ xin ông cho con được có bố như các bạn khác thôi. Con xin ông đấy, con chỉ cần có bố thôi...", lá thư của một cậu bé khiến "ông già Noel" Tuấn bùi ngùi cảm động.
Điều bé ước làm 'đau đầu' ông già Noel

Anh Tuấn (quê Đồng Nai) là một trong những tình nguyện viên chuyên quyên góp tiền, quà để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở khắp nơi. Anh cho biết, cứ đến mùa Giáng sinh, các thành viên nhóm tình nguyện lại khoác trên vai bọc quà trong bộ đồ ông già Noel màu đỏ đi đến từng con hẻm để phát quà cho các trẻ con em lao động nghèo hoặc mồ côi, bụi đời. Những ngày trước đó, nhóm cũng đã tổ chức cho các em vui chơi, ca hát, viết thư nói lên những lời ước nguyện của mình để gửi cho ông già Noel và Chúa Hài Đồng.
Cây thông biểu tượng của lễ Giáng sinh đính đầy nguyện ước đơn sơ của các em thiếu nhi. Ảnh: TT.
Theo đúng thông lệ, trước đêm Giáng sinh, các ông già Noel trong nhóm sẽ gom thư lại để mở ra xem rồi viết thư trả lời, đồng thời tùy theo nội dung lời ước của trẻ mà giúp các em được toại nguyện "trong khả năng túi tiền của mình".
Thông thường, trẻ em nghèo rất thích được ông già áo đỏ tặng các món quà như: búp bê, quần áo, giày dép, đồ chơi ...và đều được nhóm tình nguyện cân nhắc mua tặng. Tuy nhiên năm nay, có nhiều bức thư với nội dung "lạ" mà khi đọc xong, các ông già áo đỏ chỉ biết nhìn nhau xúc động, bởi điều ước của các em gần như nằm ngoài tầm với của các "ông già" tốt bụng. Những bức thư ấy, nhiều em tha thiết cầu xin ông cứu giúp gia đình mình đang trên bờ đổ vỡ, cứu một người thân bị tai nạn giao thông, bị bệnh hiểm nghèo hay một ông bố suốt ngày say xỉn đánh đập vợ con...
Như bức thư của bé Ngân, 10 tuổi (Bàu Cát, Đồng Nai) gửi đến đã làm nhóm các ông già Noel không cầm được nước mắt: "Con chỉ xin ông cho ba con bỏ tật nghiện rượu để không đánh đập mẹ con con nữa. Ngày nào ba con cũng nhậu xỉn về đánh con đau lắm, nhiều lúc con chỉ muốn chết thôi. Con hận ba lắm...".
Hỏi thăm bé Ngân, anh Tuấn biết được bố em làm nghề sửa xe máy, thu nhập bấp bênh lại nghiện ngập số đề. Sau khi cả gia tài đổ hết vào nghiệp đề đóm, người cha này chẳng thiết làm việc mà suốt ngày rượu chè say xỉn, đánh đập vợ con. Bé Ngân là con đầu lòng trong nhà có hai chị em. Hàng ngày cô bé phải cùng mẹ lên rẫy trồng cà phê kiếm tiền ăn học. Cứ tối về gặp lúc bố say xỉn lại lôi mẹ con em ra chửi mắng, đánh đập tàn nhẫn.
Một bức thư cảm động gửi Chúa Hài Đồng trong đêm Giáng sinh (xin được giấu tên của em). Ảnh: TT.
Một lá thư cảm động khác của bé trai tên Hải xin ông già Noel "hóa phép" cho bố được khỏi bệnh sau một tai nạn giao thông: "Ông ơi bố cháu vừa bị tai nạn giao thông nặng lắm mà bà cháu bảo chân của bố cháu không thể đi được nữa. Cháu xin ông hãy hóa phép cho bố cháu khỏi bệnh đi ông. Cháu yêu của ông. Ký tên Hải.".
Hay lời nguyện ước tha thiết với nét chữ run run màu mực tím của bé gái ở một xứ đạo gửi Chúa Hài Đồng: "Xin Chúa cho ba má con không còn cãi nhau, không phải ra tòa li dị. Mọi người sẽ không bao  giờ bỏ con trong căn nhà không có một chút tình thương nào đó mà mỗi đứa trẻ xứng đáng để nhận niềm vui đó!".
"Đọc xong mà bọn mình chỉ biết nhìn nhau đau lòng. Giá như mình có phép thuật thuật như những câu chuyện mà các em nghe kể về ông già Noel, mình sẽ giúp chúng toại nguyện, đằng này...", anh Tuấn thở dài xót xa.
Các ông già Noel tốt bụng này cho biết, thường thì những bức thư có nội dung như thế này, nhóm sẽ thay nhau viết thư trả lời an ủi bé đồng thời mua tặng kèm một món quà mà các em thích. Trong trường hợp biết rõ địa chỉ nhà của các em, nhóm sẽ nhờ các mạnh thường quân hoặc cán bộ hữu trách trong khu vực đến gia đình để can thiệp, giúp đỡ.
Nhiều điều ước của trẻ làm ông già Noel cũng cảm động. Ảnh: TT.
Bên cạnh những bức thư đầy tâm trạng, cũng có nhiều lá thư ngộ nghĩnh khiến ông già áo đỏ không nhịn được cười.
Bé Hà Dũng, học sinh lớp 2 gửi bức thư trang trí rất công phu với hình cây thông, trái tim viết: "Ông ơi con rất thích ăn cá mà mẹ con không chịu mua, còn con không thể đi bắt được. Con xin ông cho biển và sông cạn hết để con đi bắt được nhiều cá về kho cho cả nhà con ăn ông nhé. Con cám ơn ông!".
Hay một bé nắn nót dòng chữ: "Cháu chỉ xin ông cho cháu lúc nào cũng được điểm 10 nhưng không phải học bài vì cháu chẳng thích học bài tí nào, mệt lắm ông ạ! ông có nhận lời không thì nhắn tin cho cháu sớm nhé! Cháu yêu của ông!".
Lịch sử ông già Noel:
Vài khoảng thế kỷ thứ IV sau công nguyên, tại Thổ Nhĩ Kỳ có một vị tu sĩ Cơ Đốc giáo tên là Nicholas. Ông là người nổi tiếng về lòng đạo đức, sự hào phóng và rộng lượng với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Vị tu sĩ này đi khắp nơi tặng quà và làm mọi việc để đem đến hạnh phúc các em nhỏ, hoặc đôi khi chỉ bằng cách ném những món quà bất ngờ qua cửa sổ nhà các em.
Sau khi Nicholas qua đời, ông đã được phong thánh và trở thành đấng bảo trợ cho trẻ em và những người đi biển. Tại Hà lan, tên của thánh đọc là Sinter Nikolass và sau này được đọc ngắn lại là SinterKlaas. Khi người Hà Lan nhập cư vào Mỹ, tên gọi này được đổi thành Santa Claus như cái tên mà người ta vẫn dùng để gọi ông già Noel hiện nay.
Vào thế kỷ trước, trong một bộ phim hoạt hình về Giáng Sinh, Họa sĩ người Mỹ Thomas Nast đã tạo dựng nên hình ảnh ông già Noel vui tính, râu tóc trắng xóa, má đỏ hồng, mặc bộ đồ đỏ trắng, đi khắp ngõ phố mang quà đến cho trẻ em. Ông già Noel ấy dành cả năm để đọc thư trẻ em khắp nơi trên thế giới gửi đến, đồng thời ông còn tự tay sản xuất đồ chơi theo ý nguyện của các em. Và cứ vào đêm Giáng sinh, ông Noel lại cưỡi xe tuần lộc mang quà tặng cho những đứa trẻ qua đường ông khói hoặc đặt quà vào những chiếc tất được treo trên cây thông Noel.
Thi Trân
Blog EntryDec 23, '10 9:34 PM
for everyone
Những thảm họa thiên nhiên luôn là thử thách tàn nhẫn nhất với ý chí con người; nhưng cũng chính trong những thảm họa đó, mỗi chúng ta nhận ra những thứ vô giá nhất trên đời đều là những thứ không thể mất. Đoạn clip sau sẽ chứng minh cho bạn điều ấy: tình yêu thương là vô tận và bất diệt.

Đoạn clip trích từ bộ phim Chú chó Mari (hay Câu chuyện về Mari và 3 chú cún con) của đạo diễn người Nhật Ryuichi Inomata, được dựng lại từ một câu chuyện có thật tại Nhật Bản trong trận động đất khủng khiếp năm 2004.

Trong đoạn trích này, Mari, chú chó giống thuần chủng Akita Hokaido, mẹ của 3 chú cún con xinh xắn đã khiến người xem không thể không rơi nước mắt trước lòng trung thành của chú. Dự cảm được có động đất xảy ra nhưng không kịp cảnh báo, Mari đã xả thân cứu chủ, chính chú đã tìm được và báo cho nhân viên cứu hộ đến đưa 2 ông cháu cô chủ nhỏ Aya ra khỏi đống đổ nát.

Thế nhưng, những nhân viên cứu hộ đã không thể đưa Mari và 3 chú cún nhỏ cùng lên trực thăng thoát khỏi vùng động đất, vì nhiệm vụ chính của họ là cứu người ông đang bị mất máu quá nhiều. Họ buộc lòng phải bỏ lại những chú chó trong tiếng khóc xé lòng của cô bé Aya, cũng như nước mắt nghẹn ngào của tất cả những người trên khoang cứu hộ khi nhìn chú chó Mari trung thành đuổi theo máy bay với những bàn chân rướm máu...
Ca khúc Tsubomi (Người bạn của những giấc mơ) do Kobukuro thể hiện đã lọt vào top 100 của Nhật Bản trong năm 2007 nhờ clip cảm động và ý nghĩa này, nhưng cũng chính giai điệu nhẹ nhàng tha thiết của Tsubomi đã góp phần khiến Chú chó Mari dễ dàng lấy được nhiều nước mắt của người xem đến vậy.

Tình yêu thương là vô giá, bởi nó vô tận và bất diệt. Dù gian khó đến bao nhiêu, trong hoàn cảnh tàn khốc nhường nào, cũng đừng để cho mình đánh mất niềm tin vào tình yêu thương, bạn nhé!
Photo AlbumBí quyết sống cho người cao tuổiDec 23, '10 11:18 AM
for everyone
Blog EntryDec 19, '10 8:39 PM
for everyone
 Vào một ngày hè, tôi đang ngồi trên bãi biển ngắm hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng chăm chỉ đắp một tòa lâu đài bằng cát ở gần mép nước. Lâu đài rất công phu, có cổng, có tháp canh, có hào sâu chung quanh và những lối đi bên trong. Vừa khi chúng sắp hoàn tất công trình, một cơn sóng lớn ùa tới phá sập tòa lâu đài, chỉ còn lại một đống cát sũng nước. Tôi tưởng hai đứa trẻ sẽ òa lên khóc vì thất vọng trước chuyện xảy ra do công sức khó nhọc của chúng. Nhưng chúng đã làm tôi ngạc nhiên. Thay vì khóc lóc, chúng chạy ngược vào bờ, miệng cười to, bàn tay nắm chặt bàn tay và cùng ngồi xuống xây một tòa lâu đài khác.

          Tôi biết hai đứa trẻ vừa dạy cho tôi một bài học quan trọng. Tất cả mọi điều trong cuộc sống chúng ta, tất cả mọi cấu trúc phức tạp mà chúng ta mất nhiều thời gian và công sức để sáng tạo, chỉ là những lâu đài trên cát. Chỉ có mối quan hệ của chúng ta với người khác mới là bền vững. Không sớm thì muộn, sóng sẽ ùa vào phá sập những gì mà chúng ta cật lực dựng xây. Tới lúc đó, người nào có được bàn tay của người khác chìa ra, nắm chặt, người đó mới có thể cười lên được.
     
                      Theo “ Những câu chuyện về lòng thương người.” 
Blog EntryDec 9, '10 9:24 PM
for everyone
Nguồn: Unknown

Health / Sức khỏe:

1. Drink plenty of water. Uống nhiều nước.

2. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar. - Ăn sáng giống như vua, ăn trưa giống như ông hoàng và ăn tối giống như kẻ ăn xin.

3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that s manufactured in plants. - Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.

4. Live with the 3 E's -- EnergyEnthusiasm and Empathy. - Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái

5. Make time to pray.. Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.

6. Play more games. Chơi trò chơi nhiều hơn.

7. Read more books than you did in 2009. - Đọc nhiều sách hơn năm 2009.

8. Sit in silence for at least 10 minutes each day. - Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.

9. Sleep for 7 hours. Ngủ 7 giờ.

10. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile. - Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.

Personality / Nhân cách:

11. Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about. - Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.

12. Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment. - Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích cực.

13. Don't over do. Keep your limits. - Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.

14. Don't take yourself so seriously. No one else does. - Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn ‎đâu.

15. Don't waste your precious energy on gossip. - Đừng phí năng lực quý ‎ báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.

16. Dream more while you are awake. - Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.

17. Envy is a waste of time. You already have all you need.. - Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.

18. Forget issues of the past. Don't remind your partner with His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness. - Hãy quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho vợ/chồng của bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.

19.. Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others. - Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những người khác.

20. Make peace with your past so it won't spoil the present. - Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại.

21. No one is in charge of your happiness except you. - Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.

22... Realize that life is a school and you are here to learn. - Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime.. - Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...

23. Smile and laugh more.. - Mỉm cười và cười nhiều hơn.

24. You don't have to win every argument. Agree to disagree. - Bạn không buộc phải thắng mọi điểm đâu. Hãy đồng ‎ ý với việc không đồng ý.

Society / Xã hội:

25. Call your family often. - Hãy thăm viếng gia đình bạn thường xuyên.

26. Each day give something good to others. - Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác..

27. Forgive everyone for everything. - Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự.
.
28. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6. - Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.

29. Try to make at least three people smile each day. - Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.

30. What other people think of you is none of your business. - Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn
.
31. Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch. - Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.

Life / Đời sống:

32. Do the right thing! - Hãy làm chuyện đúng!

33. Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful. - Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.

34. GOD heals everything... - TRỜI chữa lành mọi sự…

35. However good or bad a situation is, it will change. - Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.

36. No matter how you feel, get up, dress up and show up. - Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện lên và khoe thiên hạ.

37. The best is yet to come. - Điều tốt nhất sẽ đến.

38. When you awake alive in the morning, thank GOD for it. - Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn TRỜI về điều ấy.

39. Your Inner most is always happy. So, be happy. - Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi...

Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:

40. Please Forward this to everyone you care about. - Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm
Blog EntryOct 17, '10 8:09 AM
for everyone
Đỗ Trung QuânPhiếm luận


Tin 9 ngư phủ làng Vũ Đại bị bọn Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc cầm giữ đã nhiều ngày loang về làng.

Trong 9 ngư phủ có chồng chị Dậu. Chị tất tả cắp rổ cún con đến đình đánh trống ầm ĩ. Bá Kiến và các cụ Tiên chỉ quát “Chuyện gì mà thùng thùng thế nhà chị kia?”

“Bẩm chồng con bị bọn thảo khấu bắt cóc đòi chuộc. Nhà con nghèo lại chưa bán được rổ cún này tiền đâu mà chuộc. Mong ơn trên cứu gỡ. Con đội ơn muôn phần”.

Chúa giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc? Nguồn: topnew.in
Bá Kiến cho gọi Madame Tư Hồng vào “Chị xinh đẹp, ăn nói duyên dáng ta cử chị đi thương thảo với bọn Cờ đen đòi người về. Chị nghĩ sao?” Madame Tư Hồng bảo “Đi thì em chả đi, thân gái dặm trường một mình, lỡ bọn Cờ đen nó làm ẩu thì còn gì cái tiết hạnh của em. Nhưng thương thảo từ xa là chuyện nhỏ, làng cứ cho bắc mấy cái loa lên em sẽ nói chuyện”.

Loa làng Vũ Đại treo lên ngọn tre. Madame Tư Hồng khăn áo đĩnh đạc bước lên bục “Làng Vũ Đại ta có đầy đủ bằng chứng về người và hải giới buông lưới của làng. Yêu cầu quân Cờ đen trả người ngay lập tức.”

Giọng đanh thép của Madam Tư Hồng qua 10 cái ampli khuyếch đại đắt tiền vang xa lồng lộng. Bọn cờ đen không thể không nghe thấy cho dù ở tận thâm sơn cùng cốc hay hoang đảo xa xôi.

Vài ngày sau có tin Cờ đen thả người. Chắc chắn không phải vì nó sợ, có lẽ vì giọng nói và nhan sắc mê  hồn của Madame Tư Hồng khiến chúng mê mẩn lòng mềm như bún đậu.

Người làng Vũ Đại đoán già đoán non nhưng ai cũng mừng cho nhà chị Dậu và những người khác có thân nhân bị bắt cóc. Tin loan về làng bảo rằng nó đã thả người, chỉ 48 tiếng là đoàn tụ.

Có người bàn bọn Cờ đen, cờ Đỏ nó thâm lắm, nó thả người khi mặt biển sóng to gió lớn có về được làng không chỉ giời biết. Giời thì biết nhưng ban cưú nạn của làng thì lắc đầu không biết, bảo tại thiếu cái la bàn và cái GPS định vị. Ai hỏi cũng gãi râu cười trừ.

Hòn Vọng Phu thời đại? Nguồn: Đoàn Cường, báo Tuổi Trẻ.
Nhưng đã hơn hai ngày. Phía mặt phá vẫn lặng thinh không thấy một bóng thuyền câu.

Chị Dậu vẫn cắp rổ chó con đứng ngóng về phía xa mù mịt. Cái bóng cô đơn in dài trên bãi cát làng. Người làng cảm thán cho chị Dậu buông tiếng thở dài “Tiên sư bọn Cờ đen, chả tin được nó đâu. Khéo làng ta lại có thêm vài cái hòn vọng phu mất!”


Đăng với sự đồng ý của tác giả. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
Blog EntrySep 12, '10 11:44 PM
for everyone
Ngày xưa ở 1 khu rừng nọ có 1 ngọn núi và 1 con sông nhỏ yêu nhau, cuộc sống của chúng cứ êm đềm trôi qua cho tới 1 ngày kia... mây đen không biết từ đâu bay đến ... rồi cả khu rừng ngập trong những cơn mưa tưởng chừng như không dứt. Núi vững chắc là vậy mà giờ đây run rẩy cố gắng giữ lấy từng hòn đá, viên sỏi khỏi những hạt mưa độc ác vồ lấy  chực vứt xuống lòng sông.
Mưa vẫn cứ rơi... con sông nhỏ thấy lòng ngày càng nặng nề, mệt mỏi, dẫu cố gắng thế nào nó cũng không thể ngăn được dòng nước ngày càng ngầu đục, những con sóng hung dữ thôi không xô vào sườn núi yêu thương... Núi ngày  một hao mòn, lòng sông ngày càng trĩu nặng... một ngày... mang theo nỗi đau phải rời xa ngọn núi - sông lặng lẽ ra đi ...
Hình ảnh: Quốc Minh
Rời khỏi khu rừng, sông hướng về phía Đông - nơi sáng sáng mặt trời xuất hiện. Nó cắm đầu chảy miết,  mong sao thoát được nỗi đau, nỗi nhớ trong lòng. Nó chảy mãi ... chảy mãi ...
Thời gian trôi qua, một ngày mỏi mệt, nó dừng lại và bất chợt nhìn lại phía sau. Nó kinh hãi nhận ra những nơi nó đi qua, cảnh vật thật hoang tàn,những cành cây ngọn cỏ yếu ớt van xin , những con người đau khổ vì mất nhà cửa , mất người thân nguyền rủa nó đã tạo ra lũ lụt...Để chạy trốn nỗi đau, nó đã vô tình gây ra biết bao nhiêu nỗi đau khác.
Nó lại lao đi, tránh xa, những cánh đồng, những nhà cửa ruộng vườn... nó khiếp sợ khi thoáng thấy bóng con người... con đường của nó ngày càng tối và hoang vắng...
Sông cứ chảy mãi như thế cho đến 1 ngày, nó buộc phải dừng lại bởi 1 con lạch nhỏ chắn ngang đường. Con lạch hỏi nó:
- Sông đi đâu mà vội vã thế?
-Tôi đang chạy trốn nỗi đau và sự hối hận!
- Tại sao lại phải chạy trốn trong khi anh có thể vứt bỏ nó ?
- Làm gì có nơi nào đủ lớn để có thể chứa nổi nỗi đau trong lòng tôi được?
Nói đoạn sông kể cho con lạch nghe câu chuyện của mình...
- Tôi biết có một chỗ đấy , nếu tin anh hãy đi theo tôi
Sông vốn không tin lời con lạch nhưng cũng không  thể cuốn phăng nó để tiếp tục đi nên đành nghe lời, nó hoà mình vào con lạch nhỏ, bất chợt... MẶN CHÁT! Sông lùi lại...
- Cái gì thế?
Biển đấy, đây là nơi chứa mọi nỗi đau trên đời, anh cứ trút hết những nỗi đau của mình vào đó đi, nó chẳng thấm gì đâu vì biển rộng lắm....

Bộ phim 2012, hay có thể hiểu là Đại họa năm 2012, do Roland Emmerich đạo diễn, Công ty Sản xuất và Phát hành phim Columbia Pictures phát hành và bắt đầu trình chiếu ở nhiều nước trên thế giới từ ngày 11-11-2009. Đây là một bộ phim rất được nhiều người quan tâm với nhiều lời bình luận khác nhau, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Mặc dù mới phát hành gần đây, nhưng bộ phim đã đem lại doanh thu rất lớn cho nhà sản xuất.

Phim diễn tả sự hủy diệt của trái đất do những thảm họa động đất và sóng thần gây nên. Bộ phim này lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm Những dấu vân tay của Thượng đê (Fingerprints of the Gods) của tác giả Graham Hancock. Và nó còn căn cứ vào lịch của người Mayan, theo lời dự đoán trong lịch này thì thế giới sẽ bị hủy diệt hoàn toàn vào ngày 21-12-2012.




Theo như những tình tiết trong phim 2012, nguyên nhân dẫn đến ngày tận thế của trái đất là sự tập hợp thành hàng của những thiên thể trong hệ mặt trời, điều này tạo nên những tia bức xạ ngắn trong ánh nắng của mặt trời và nó khiến cho trung tâm điểm của trái đất bị hỗn loạn, dẫn đến hàng loạt các trận động đất kinh hoàng diễn ra ở khắp nơi. Kéo theo đó là nhiệt độ của trái đất tăng lên đột ngột khiến băng ở hai cực tan nhanh, rồi sóng thần, lũ lụt diễn ra trên khắp địa cầu. Trước sức tàn phá kinh hoàng của những thiên tai, toàn bộ thế giới bị hủy diệt, những công trình đồ sộ, những tòa nhà kiên cố, ngay cả tượng Nữ thần Tự do, một biểu tượng của nước Mỹ cũng bị sụp đổ, và thậm chí ngay cả những đỉnh núi cao của dãy núi Hymalaya, mái nhà của thế giới, cũng bị nhận chìm trong dòng nước cuồn cuộn của những cơn sóng thần kinh hoàng. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc về sự vô thường của cuộc sống. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này có sinh ra thì sẽ có lúc bị mất đi, bị tàn hoại, dù cho những thứ đó có kiên cố đến mức nào, dù người ta có yêu quý và tự hào về nó đến đâu đi nữa cũng không thể nào nắm giữ, bảo tồn mãi mãi. Ngay cả mạng sống của mình còn chưa giữ được thì nói gì đến việc bảo vệ những vật bên ngoài thân. Vô thường là định luật chung của kiếp sống. Chính vô thường mà mọi sự vật hiện tượng hình thành và phát triển để rồi đi đến giai đoạn tàn hoại. Chúng ta không thể nào thay đổi được định luật này. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tìm cách kéo dài khoảng thời gian tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Những tác nhân chính dẫn đến sự tàn hoại của môi trường tự nhiên và suy nhược sức khỏe ở con người là do sự khai thác, phá hủy thế giới tự nhiên của con người; do khí thải công nghiệp, chất thải y học của loài người vượt quá sức chịu đựng của trái đất; do sự giết hại các loài động vật dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, khiến những trận thiên tai kinh hoàng xảy ra. Ở đây, bộ phim 2012 đã đóng vai trò như là một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người trong vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cần phải dừng lại việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, chấm dứt nạn phá rừng, hạn chế việc giết hại sinh vật, xử lý các chất thải, khí thải một cách hợp lý để giữ cho hệ sinh thái ở mức cân bằng. Nếu không thì chính chúng ta rút ngắn vòng đời của chúng ta, chính chúng ta bức tử trái đất, khai tử thế giới loài người.

Khi được các nhà khoa học dự báo ngày đại họa sẽ xảy đến cho trái đất, những nhà cầm quyền đã bắt đầu một cuộc chay đua với thời gian. Họ đã lập kế hoạch kiến tạo những con tàu đặc biệt để làm phương tiện di tản cho nhiều người thoát qua nạn đại hồng thủy, họ gọi những chiếc tàu đặc biệt này là Ark. Từ “Ark” này được lấy từ sự tích ông Noah đã dùng chiếc thuyền Ark để gia đình ông và các loài vật khác đi tránh nạn đại hồng thủy trong kinh Cựu ước. Theo như trong phim, người ta tạo ra những con tàu đặc biệt này để những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học hàng đầu và những người đặc biệt có thể lên những con tàu đặc biệt ấy để di tản. Vì sự kiện này mà nhiều nhà khoa học đã bị ám sát trước khi đại họa xảy ra vì họ tìm cách thông báo cho công chúng biết về đại họa và tiết lộ bí mật về kế hoạch kiến tạo và địa điểm của những con tàu. Ở đây, chúng ta nhận thấy một điều hết sức quan trọng, đó là trong nghịch cảnh, trong những lúc nguy kịch nhất mới thấy rõ lòng người. Những lúc nguy kịch ấy, những điều xấu xa nhất cũng như những điều tốt đẹp, cao cả nhất của con người mới thể hiện rõ, đó là thời điểm trọng đại để người ta thể hiện lòng vị tha quảng đại hay là sự ích kỷ to tướng của mình.

Chính trong thời điểm quyết định sự sống còn của bản thân, nhiều người đã bỏ mặc sự sống chết của người khác, giẫm lên trên sinh mạng của người khác để giành lấy cơ may sống sót cho riêng mình. Trong khi đó cũng có không ít người đã cứu giúp người khác với tất cả khả năng của mình cho đến  giây phút cuối cùng, thậm chí họ đã không màng đến sự sống chết của bản thân. Điển hình cho lòng vị tha, hy sinh quảng đại này là Tổng thống Wilson, người đã quyết định ở Thủ đô Washington D.C. để thông báo cho mọi người biết những thiên tai kinh hoàng sắp xảy ra và cũng là để chia sẻ nỗi đau thương, mất mát với mọi người trong khi người con gái và những quan chức thân cận của ông nài nỉ ông lên đường đi đến những con  tàu đặc biệt để di tản, và cuối cùng ông đã bị chết trong cơn sóng thần ghê rợn. Bên cạnh đó còn có Jackson Curtis, người đã bất chấp mọi nguy hiểm để đưa người vợ cũ và hai con của mình đi di tản. Và cũng chính Jackson đã bất chấp cả tính mạng, lặn xuống khoang tàu, gỡ những vật vướng kẹt ở các bánh răng để có thể đóng kín cửa con tàu lại, cứu mạng cho tất cả mọi người ở trên tàu. Vì nếu Jackson không làm điều đó thì con tàu không chạy được, nó sẽ bị chìm, tất cả mọi người và cả Jackson đều phải chết.

  



Chúng ta hãy nghĩ xem, vì mục đích gì mà chúng ta muốn tiếp tục duy trì sự sống của nhân loại? Và nếu chúng ta đánh mất nhân phẩm, đánh mất thiện tâm của mình, thờ ơ trước sự đau khổ, chết chóc của người khác thì chúng ta sống có ý nghĩa gì nữa không? Để làm một con người văn minh, để xứng  đáng là một con người thì chúng ta phải có lòng nhân đạo, và đối xử với nhau một cách văn minh, đầy tình người. Điều này đã được Adrian Helmsley, một nhà địa chất học và là người quan trọng trong nội các của chính phủ Mỹ, nhấn mạnh rằng: “Ngay khi chúng ta không còn tranh đấu cho lợi ích của người khác, thì lúc đó chúng ta đã đánh mất đi nhân phẩm của mình”.  Và ngay tại thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của số đông, đó là lúc đưa ra quyết định có nên mở cửa những con tàu Ark để cho rất nhiều người đang đứng trên bờ có thể lên tàu hay không, thì hầu hết mọi người nắm quyền lãnh đạo ở trên tàu đã tán đồng quyết định mở cửa tàu. Điều này muốn nói lên rằng, điều quý nhất ở con người đó là lòng nhân đạo, là tình người, chính điều này đã nâng con người lên một tầm cao mới, khác biệt với các loài động vật, nếu con người còn tồn tại mà mất hết nhân tính thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Sự xuất hiện hình bóng những vị Tăng sĩ người Tây Tạng ở trong phim cũng đã làm cho bộ phim thêm phần sâu sắc và giá trị. Trong đó, vị Rinpoche uyên bác đã nhắc lại lời dạy cốt tủy của bản kinh Kalamas với người đệ tử tên Nima khi vị đệ tử này nói lên sự hoài nghi về sự im lặng ghê rợm của núi rừng vào thời điểm đó: “Đừng tin vào bất cứ một điều gì, đơn giản chỉ vì con đã nghe người ta nói”. Và vị Rinpoche này đã lặp lại sự tích cổ trong nhà thiền, ngài đã rót cho Nima một ly trà cho đến khi nó tràn ra ngoài, và nói với Rima rằng: “Giống như ly trà này, tâm con đã đầy những định kiến, và phán xét. Muốn thấy được ánh sáng trí tuệ, thì trước tiên con phải làm cho ly nước của con trống rỗng đã”. Vâng, chúng ta không nên vội tin những lời đồn đại, bởi vì có nhiều thông tin bịa đặt, không xác thực, và bị phóng đại rất nhiều. Chúng ta nên học cách kiểm chứng các nguồn thông tin. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự lo sợ, hoang mang không đáng có. Và chúng ta nên gạt bỏ những ý kiến chủ quan, những định kiến của mình, cởi mở lòng mình để học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. Một điều đáng chú ý nữa là câu trả lời của Rima khi người gác cổng bến cảng yêu cầu anh ta không được dẫn theo những người khách lạ: “Tôi là đệ tử của một vị Rinpoche vĩ đại, tôi không thể làm điều đó. Tất cả chúng ta đều là con dân của bà mẹ trái đất”. Quả đúng như vậy, tất cả chúng ta là con dân của trái đất này, chúng ta phải biết bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau, phải đối xử thân thiện với nhau. Chúng ta là anh em của nhau. Và biết đâu trong vòng luân hồi sanh tử, chúng ta đã từng là cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt của nhau. Có ai nhẫn tâm bỏ mặc sự sống chết của người thân, của cha mẹ mình?




Hình ảnh một vị lão Tăng người Tây Tạng, ngài Rinpoche, sống trong một ngôi chùa hẻo lánh trên đỉnh Hymalaya ngồi tĩnh tại uống trà, trong khi mọi người đang chạy loạn, nước đang dâng lên cuồn cuộn, và khi nước ngập đến đỉnh Hymalaya, chuẩn bị nhận chìm ngôi chùa của mình, vị lão Tăng này đã đi đến bên Đại hồng chung, đánh lên những tiếng chuông hùng hồn và chốc lát sau thì tất cả đều chìm trong biển nước. Sức mạnh tâm linh, hay sự định tĩnh của những người tu hành đã thể hiện một cách ấn tượng. Dù phải đối diện với sự thật phũ phàng thế nào đi nữa, tâm họ vẫn luôn bình tĩnh, minh mẫn. Dù cái chết cận kề, họ vẫn không âu lo, vì họ hiểu sâu sắc định luật vô thường của kiếp sống. Và với họ, sự chết không có gì đáng sợ, bởi họ không luyến tiếc bất cứ thứ gì ở đời nữa. Chính vì thế mà trong những giây cuối cùng của sự sống, ngài Rinpoche đã đủ định tĩnh đánh lên những tiếng chuông Đại hùng, để cảnh tỉnh nhân sinh và đánh thức nhân tâm.

Và trong đoạn cuối của bộ phim, tác giả một lần nữa đề cao tính nhân văn, tình thương yêu của con người, mà cụ thể ở đây là tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ và con cái, khi người con gái của Jackson hỏi lúc nào thì họ về nhà, Jackson đã đáp lại rằng: “Chúng ta sẽ tìm một nơi nào đó để sống, ở đâu mà các thành viên trong gia đình được sống bên nhau, thương yêu nhau thì đấy chính là quê nhà”. Tình thương yêu chính là mái ấm che chở và nuôi lớn con người. Thiếu tình thương yêu thì con người bị cô đơn, lạc lõng.

Một điểm không kém phần quan trọng trong phim 2012 là câu kết của nó trong video clip quảng cáo cho bộ phim: “Sự kết thúc là một sự khởi đầu” (The end is just the beginning). Quả vậy, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi, chúng không hoàn toàn triệt tiêu mà chỉ là sự chuyển biến. Sự kết thúc của cái này sẽ tạo nên sự khởi đầu cho một cái kia. Đây cũng chính là ý nghĩa về sự tái sinh mà đạo Phật thường nhắc đến. Tất cả mọi thứ, dù hữu hình hay vô hình, có tâm thức hay không có tâm thức đều luôn vận động và biến đổi. Điều này không có gì huyền bí, siêu hình cả. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cũng cho thấy: “Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”. Trong phim 2012, khi những người di tản, thoát được nạn đại hồng hủy, họ đã bắt đầu một cuộc sống mới, và lịch sử lại bắt đầu tính từ năm thứ nhất.

Về ngày tận thế, trong Phật giáo không có những lời dự đoán nào, ngoài việc Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mọi vật đều vô thường, trái đất của chúng ta cũng không ngoại lệ; tuy vậy, chúng ta không nghĩ thế giới sẽ bị hủy diệt vào đúng ngày 21-12 -2012 như trong phim diễn tả.


Sự sống rất mong manh. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là đến năm 2012. Một khi chúng ta ý thức rõ sự vô thường của cuộc sống thì chúng ta sẽ biết quý trọng từng phút giây của sự sống và sử dụng chúng hữu hiệu hơn. Có lẽ đây cũng là thông điệp chính mà phim 2012 muốn gởi đến tất cả khán giả

Quảng Trí

Blog EntrySep 5, '10 7:26 PM
for everyone

Xuất thân từ một vùng thôn quê, cách thị xã Bạc Liêu 16 cây số, cậu học sinh lớp 11 năm nào, người từng định nhảy xuống biển bơi ngược về nhà trên chuyến tàu vượt biên, giờ đây, đã có thể hãnh diện tự tin ngồi đối thoại, thuyết trình cùng những nhà khoa học Mỹ về các đề án cải tiến kỹ thuật cho việc thám hiểm mặt trăng của cơ quan nghiên cứu không gian NASA.
Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước (giữa) cùng vợ, Tiến Sĩ Diệp Trịnh, và con gái út trong ngày nhận huy chương cho những đóng góp xuất sắc, lâu dài của ông cho kỹ thuật hỏa tiễn và những ứng dụng kỹ thuật mới cho phi thuyền Mặt  Trăng và Hỏa Tinh, tháng 5 năm 2010. (Hình: Gia đình cung cấp)
Cậu học sinh năm nào đó chính là Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước ngày nay.
Giản dị, chân chất, cởi mở là điều dễ nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc với tiến sĩ Trịnh Hữu Phước, người đang giữ nhiệm vụ trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.
***
“Tôi rời khỏi Việt  Nam  vào tháng 5, năm 1979, sau khi học hết lớp 11, tại Cà Mau. Ðáng lý ra phải đi chung với một số người trong gia đình, nhưng do trục trặc, cuối cùng chỉ có một mình tôi lên tàu. Trong lúc sợ quá vì không hề chuẩn bị tư tưởng cho việc ra đi một mình, trong người không có đồ đạc, tiền bạc gì hết, tôi đã định nhảy xuống bơi vào bờ.” Tiến Sĩ Phước bắt đầu câu chuyện với phóng viên Người Việt bằng cách kể lại chuyến vượt biên của mình cách đây hơn 31 năm.
Ra đi từ vùng thôn quê Bạc Liêu từ năm 16 tuổi, vượt qua nhiều gian nan để sinh tồn và học tập, hôm nay Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước đã là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Chủ tàu sợ lộ nên hứa với cậu bé Phước hãy cứ yên tâm đi, sang đến đảo ông sẽ giúp đỡ.
Tuy nhiên, như phần đông những thuyền nhân khác, chuyến hải hành tìm tự do của Phước cũng bị cướp. Vì thế, khi đến trại, chủ tàu đã không làm như lời hứa.
16 tuổi, một thân một mình, không có bất cứ hành trang tài sản gì trong người, Phước bắt đầu làm đủ mọi việc để có thể kiếm ăn cho chính mình, từ bán bánh mì đến lên rừng chặt cây làm giường cho người ta trên đảo Kuku, sau đó là Galang.
Thời gian này, Phước tình cờ gặp lại một người bạn học cùng lớp ở Bạc Liêu, qua đảo trước đó 2 tháng. “Trước khi rời đảo Galang sang Mỹ định cư, người bạn đó hứa sẽ tìm người bảo trợ cho tôi, bởi lúc đó tôi còn ở tuổi vị thành niên,” anh Phước kể tiếp.
Với sự giúp đỡ của người bạn này, một cặp vợ chồng thầy giáo người Mỹ, không có con ruột, chỉ có hai con nuôi người Korean, nhận bảo trợ cho Phước từ trại tị nạn Galang đến tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.
Sau 6 tháng sống trong sự bảo bọc của hai vợ chồng Mỹ tốt bụng, khi tròn 18 tuổi, Phước dọn ra ở riêng cùng một anh bạn quen lúc ở đảo.
Thời gian tiếp theo, Phước vừa đi học vừa đi làm. Sau 4 năm rưỡi đến Mỹ, anh lấy được bằng đại học về kỹ sư phi hành không gian (Aerospace Engineer). Ðó cũng là lúc anh nộp đơn xin vào làm cho NASA theo một thông báo tuyển người mà anh trông thấy được ở trường đại học của mình.
Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn, anh Phước không được chấp thuận bởi lý do “anh chưa phải là công dân Hoa Kỳ.”
Dẫu vậy, người phỏng vấn đã cho anh một lời hứa: giữ vị trí đó cho đến khi anh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðồng thời người này cũng khuyên anh trong thời gian chờ thi quốc tịch, hãy học tiếp bằng “master.”
Trịnh Hữu Phước chính thức về làm cho NASA sau khi tốt nghiệp cao học năm 1987, chuyên về phát triển động cơ hỏa tiễn “LOX-methan” - sử dụng nhiên liệu oxygen và methan lỏng - cho phi thuyền bay vào mặt trăng.
Như một sự sắp đặt của số phận, người bạn học ngày nào giúp anh đến Mỹ đã trở thành người bạn đời sau đó của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước. Ðiều đặc biệt, cả 2 người, anh Phước và chị Diệp, tên vợ anh, đều ở trong nhóm kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama.
Trong thời gian làm việc tại đây, hai vợ chồng anh đã tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ.
***
“Với người Việt Nam xưa nay, NASA vẫn là một điều gì đó khiến người ta ngưỡng mộ. Vậy bản thân anh cảm thấy như thế nào khi là một thành viên của NASA?” Tôi hỏi Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước khi anh đang say sưa nói về công việc của mình.
Anh cười thoải mái: “Tôi nghĩ bất kỳ ai cũng ít nhiều cảm thấy tự hào và hãnh diện về nơi làm việc của mình. Tôi cũng vậy thôi. Mà không chỉ người Việt Nam đâu, cả người Mỹ cũng cảm thấy tự hào khi làm việc cho NASA. Các con tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi nhìn thấy sự xuýt xoa của bạn học khi chúng khoe cả ba mẹ đều làm cho NASA.”
Chưa có con số thống kê chính xác xem có bao nhiêu người Việt Nam đang làm việc cho 8 trung tâm NASA trên toàn nước Mỹ. “Riêng tại Trung Tâm Alabama, nơi chịu trách nhiệm về chế hỏa tiễn hạng nặng thì có chừng 6, 7 người Việt, tính luôn cả 2 vợ chồng tôi, trong tổng số 7,500 người làm việc tại đó.” Anh Phước cho hay.
Từ lần thám hiểm mặt trăng lần cuối của Hoa Kỳ vào năm 1972, cho đến nay, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA mới lại bắt đầu nghiên cứu những cải tiến kỹ thuật về dụng cụ khoa học cho cuộc thám hiểm cũng như chế tạo phi thuyền một cách hoàn hảo thêm. Nhằm mục đích đến mặt trăng trong thời gian tới để khảo sát địa chất và những dữ kiện thiên nhiên như đo nhiệt độ lòng đất, độ động đất, độ từ trường... NASA chọn đề án chế tạo phi thuyền người máy Robotic Lunar Lander (RLL) để dùng cho cuộc thám hiểm này.
Trong đề án này, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn, chịu trách nhiệm đề án hai loại hỏa tiễn cho phi thuyền RLL. Trong đó, một loại dùng nhiên liệu lỏng điều khiển phi thuyền trong lúc bay và đáp xuống mặt trăng, một loại dùng nhiên liệu đặc để tạo ra phản lực làm giảm tốc độ của phi thuyền trước khi đáp.
***
Ðể có thể đảm đương nhiệm vụ tại trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama, không thể không nhắc tới quá trình học hành gian nan của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, đặc biệt là những ngày tháng vất vả để học tiếng Anh.
Anh Phước nhớ lại: “Tôi vào một lớp học ESL, học vài tuần cảm thấy không học nổi, vừa xin thầy giáo cho 'drop' lớp nhưng đồng thời tôi cũng xin thầy cho tôi được học dự thính để ngồi nghe xem thầy nói gì.”
Thấy người học trò chịu khó quá, thầy giáo dạy tiếng Anh đã cho anh một “đặc ân:” mỗi khi chuẩn bị kiểm tra viết bài luận, thầy cho anh biết đề trước một ngày để anh về “ì ạch viết. Sau đó học thuộc lòng và hôm sau vô chép lại theo trí nhớ!”
Với môn khoa học chính trị, “lúc đó mình mù mịt chẳng biết gì, thầy động viên nếu cố gắng làm bài đạt điểm B, thầy sẽ nâng lên thành A. Và thế là tui ráng được B.” Anh cười hồn nhiên kể lại việc học không dễ dàng của mình ở những năm đầu đến Mỹ.
“Người ta học 1, học 2, mình phải học gấp 10 lần, bởi ngôn ngữ này xa lạ với mình quá mà.” Anh thú nhận.
Trải qua những ngày tháng học hành khó nhọc như vậy, nên ngày nay, khi có thể tự tin cùng ngồi lên đề án, phác thảo mô hình thiết kế hỏa tiễn cho việc nghiên cứu thám hiểm không gian cùng những nhà khoa học tên tuổi của Mỹ, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cũng “cảm thấy có phần hãnh diện.”
***
Câu chuyện vượt biên, vượt khó, từ một vùng nông thôn Bạc Liêu tiến đến NASA, được vợ anh Phước kể cho 3 cô con gái họ nghe mỗi ngày.
Tiến Sĩ Phước nói một cách thú vị: “Các con tôi thường nói thời đại ba mẹ khác thời đại chúng con, hay chúng con đã nghe câu chuyện này cả ngàn, lần cả triệu lần rồi. Thế nhưng mỗi lúc cần viết một bài luận về câu chuyện thích nhất, bao giờ chúng cũng viết về câu chuyện của bố mẹ mình.”
Nhìn lại chặng đường đã qua, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cảm nhận: “Mỹ là vùng đất cơ hội. Nhiều người Việt mình đã thành công trong nhiều lãnh vực trên đất nước này. Nhìn lại những gì đã qua, tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với những người trẻ là hãy cố gắng học khi có điều kiện, bởi học vấn luôn là nền tảng để mình có thể tham gia vào nhiều lãnh vực.”
Blog EntryAug 28, '10 2:45 PM
for everyone

Chuyện này vẫn còn được lưu lại trong bảo tàng thuyền nhân ở Úc . 

Sau năm 1975 , làn sóng người Việt Nam ở miền Nam ồ ạt mua tàu, đóng ghe vượt biên . 

Trong số những người tới được Philippines đài BBC phỏng vấn một người Việt Nam vượt biển bằng mấy cái thùng phi kết lại với nhau thành bè:

- Thưa ông, sao ông gan như vậy, ông dám vuợt
 biển bằng những cái thùng phi?

Người đàn ông trả lời trên mặt vẫn còn vẻ kinh hãi :

- Tôi chưa gan lắm đâu, những người ở lại còn
 gan hơn tôi nhiều, ông à .


Lời bàn:Ngày xưa thì có lá gan mới ở lại, ở lại rồi thì phải bỏ lá gan đi để mà sống .

Blog EntryAug 24, '10 2:27 PM
for everyone
SGTT.VN - Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".
Cần tập viết đẹp, rõ, trân trọng mọi ký tự ngôn ngữ dù chỉ là dấu phẩy bé nhỏ. Ảnh: Lê Quang Nhật
Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm
Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?” Anh chồng lập tức trả lời “No, price too high” (không, giá quá cao). Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too high” (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. Nghĩa là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).
Còn có giai thoại: một cặp yêu nhau nhưng chàng trai rất nghèo, phải đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền cưới vợ. Những biến động xã hội nơi xứ người khiến thư từ đi lại thất thường. Sau mấy tháng bặt tin anh, cô gái viết thư sang cho biết cô không đủ kiên nhẫn chờ anh… Được thư, anh hốt hoảng viết vội ba chữ trả lời: “Đừng chờ anh!”. Thế là cô gái đi lấy chồng. Khi về nước anh trách cô gái bội ước. Cô gái đưa thư cũ của anh ra. Anh té ngửa: trong lúc đầu óc mụ mẫm mình đã viết thiếu một dấu phẩy. Thực ra, anh định viết “Đừng, chờ anh!”
Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô. Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!
Hiểu sai dấu phẩy, quan chủ khảo bị vài chục… gậy
Dấu phẩy nhằm tách biệt các phần câu. Nó cho phép diễn đạt chính xác điều muốn nói. Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra.
Trong Lều chõng, Ngô Tất Tố kể chuyện rằng, danh sĩ đời Lê, cụ Nguyễn Công Hoàn là bậc học vấn uyên thâm, chỉ vì cái tật đặt câu cầu kỳ, thành ra thi mãi không đỗ. Trong khi đó, con ông là Nguyễn Công Lân, sức học kém cụ rất xa, nhưng mà văn chương hoạt bát nên đã đỗ tiến sĩ.
“Khoa ấy […] ông Lân đã làm chủ khảo, cụ Nguyễn vẫn còn cắp quyển đi thi, và cũng lại hỏng như trước… (Xong việc trường thi, ông Lân về nhà thăm cha). Cụ Nguyễn hỏi:
– Khoa này có được quyển nào khá không?
– Có một quyển khá, chỉ vì phải câu tứ lục thất niêm, không thể lấy đỗ.
– Câu tứ lục ấy thế nào? Có nhớ không?
Ông con thưa rằng nhớ và đọc: “Lưu hành chi hoá tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất phục. Tạo tựu chi công tự Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng” – ông ngậm ngùi tiếc: “Nếu như hai câu dưới, họ đảo hai chữ Cảo Mân ra làm Mân Cảo thì hay biết chừng nào”… Không đợi con nói hết lời, cụ Nguyễn vác gậy phang luôn chừng vài chục gậy:… dốt nát như thế mà đi chấm trường, chôn sống biết bao nhiêu người. […]
Thì ra hai câu tứ lục ấy chính của cụ Nguyễn, ý cụ đặt như thế này: “Lưu hành chi hoá tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất phục. Tạo tựu chi công tự Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng” […] Bởi vì nhà Chu khởi ở phương Tây, đóng kẻ chợ ở đất Cảo, người ta chỉ có thể nói “Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, các phương Đông Nam Bắc đâu đâu cũng phục cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo”. Chứ ai lại nói “Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, phương Đông, cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, xứ Mân”… (Ngô Tất Tố, tác phẩm, tập 2, NXB Văn Học, 1977)
Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy
Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.
– Tôi muốn gửi một bức điện – cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule, nhân viên bưu điện.
– Cô vui lòng đọc nội dung – Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.
– “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)
Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule… Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo: “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…” Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.
Còn đây là giai thoại về hoàng đế Alexandre Đệ Tam (Nga) (qua tiếng Anh): từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi Siberia). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia). Thế là người tù này thoát tội. Đây là kiểu mơ hồ có trong mọi ngôn ngữ do dấu phẩy ngắt phần “không được” vào hai vế khác nhau của câu. Ví dụ:
Tiếng Việt: a) Khi uống bia, không được cho đường; b) Khi uống bia không được, cho đường; c) Khi uống bia không, được cho đường.
Tiếng Nga: a) Казнить, нелзя помиловаь (xử tử, không ân xá); b) Казнить нелзя, помиловаь (không được xử tử, ân xá).
Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra!
GS.TS Nguyễn Đức Dân
Ruby

Lễ Vu Lan,
 xin được cùng ai sướng vui khi còn được cài hoa hồng đỏ tươi lên ngực áo …

Ngắm phố xá đông rồi chợt nghĩ linh tinh…Nếu nhân ngày Lễ Vu Lan mọi người ra đường ai cũng cài hoa hồng lên áo, ta sẽ thấy trong muôn trùng con người chen chúc chộn rộn ngoài kia, ai đang cài hoa trắng và ai hoa đỏ, sẽ hiểu ai còn và ai mất mẹ bởi ai cũng làm con…và  biết đâu người ta sẽ nhìn nhau bằng đôi mắt cảm thông hơn, bớt dữ dằn hơn?


Nhưng không, mỗi ngày ra đường tôi vẫn thường  nghe 2 từ “ Đ.M “ hồn nhiên vang lên khắp nơi trên những môi người…người lam lũ bần hàn , kẻ trí thức giàu có, đàn bà cũng như đàn ông, già và trẻ, đau hơn là 2 chữ ấy phát ra từ một đôi môi thơ bé … 

Hình như nước ngoài khi chửi nhau họ dùng chữ “fuck you” . Cũng được thôi , tức nó thì chửi ngay nó , kẻ gọi là you nào đó.


Người VN sao khi chửi nhau lại động phạm tới mẹ của người ta ?
Người mẹ ở nhà có khi hơn tuổi mẹ của người đang chửi và bà chẳng có tội tình gì.


Có khi chẳng ai chửi ai mà chỉ là nói liệu, là thói quen, là 2 chữ đầu môi khi người ta thích thú việc gì, hoặc khi người ta bực bội việc gì , khi người ta đau và khi người ta sướng…mà những việc đó chẳng có việc nào có liên quan đến Má để mà mang Má ra đặt sau cái động từ fuck  ấy

Nghĩ lại về ý nghĩa của 2 từ Đ.M đó mới thấy nó quá hỗn hào , vô học và chẳng thể nào chấp nhận.


Lễ Vu Lan, tôi ước trên môi người ta hãy thôi đừng vang lên 2 từ  đó nữa, thì thôi tự sửa mình coi như một cách tu thân không cần đi lạy Phật ở đâu xa… hãy đặt trước chữ Má một từ hiền lành kính trọng hơn ...vì mẹ người ta cũng như mẹ của mình …

Xin đừng để tiếng chửi vô tâm đầu môi làm đau nước trong nguồn…

Xin biết nâng niu hoa hồng trên ngực áo -  của bạn và của tôi .

rubynguyenvn.multiply.com
Blog EntryAug 3, '10 11:40 AM
for everyone
 
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh:
-Dạ cháu không bà ạ!
Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. 
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy! 
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện. 
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!
----------------------------------
NGUỒN INTERNET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)