Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Du lịch (2)


Mar 24, '12 3:28 PM
for everyone
Cuối xuân, cảnh mây bồng bềnh luồn qua các khe núi bao phủ quanh mái nhà ở huyện Y Tý (Lào Cai) lại khiến nhiều người thốt lên khen ngợi.

Một góc bản làng trên đỉnh núi nơi mây luồn qua.

Mây bồng bềnh trắng muốt tạo cảm giác như quấn quanh chân người...

... hay bay là là trên những thửa ruộng bậc thang.

Mây trong nắng sớm...

... như bọt trắng dưới nền trời xanh.

Cảnh sắc miền Tây Bắc bỗng trở nên thơ mộng

Mây bao phủ một ngôi trường học trên sườn núi.
Theo Ngôi sao


Why I’ll Never Return To Vietnam.

By NomadicMatt – Published September 19, 2010

Back in 2007, I took a trip to Vietnam and upon leaving I swore I would never go back to Vietnam. The only way I would give this place a second chance was if I meet a girl who really wants to go to Vietnam or maybe there is a business trip that takes me there. Who knows! But for the time being, I never want to return. And the reason for that is one of my most often asked question. People e-mail me several times a week asking why, on my about page, do I single Vietnam out as being my least favorite country. What could be so bad about it?

The simple answer is that no one ever wants to return to a place where they felt treated poorly. When I was in Vietnam, I was constantly hassled, overcharged, ripped off, and treated poorly by the locals.

I met street sellers who constantly tried to overcharge me. There was the bread lady who refused to give me back the proper change, the food seller who charged me triple even though I saw how much the customer in front of me paid, or the cabbie who rigged his meter on the way to the bus station. While buying t-shirts in Hoi An, three women tried to keep me in their store until I bought something, even if that meant pulling on my shirt.

On a trip to Halong Bay, the tour operator didn’t have water on the boat and they overbooked the trip, so people who paid for single rooms suddenly found themselves with roommates…sometimes in the same bed!

One of the worst experiences came while in the Mekong Delta. I was catching a bus back to Ho Chi Minh City. I was thirsty, so I went to get a common drink in Vietnam – water, lemon, and some powdery, sugary substance in a plastic bag. The woman making this concoction looked at me, laughed at her friends, and then started laughing at me while clearly not putting in all the ingredients into this drink. I wasn’t born yesterday and I knew I was being blatantly ripped off. She was cheating me right to my face.

“She’s telling her friends she’s going to overcharge and rip you off because you’re white,” said a Vietnamese American who was also on my bus. “She doesn’t think you will notice.” “How much should this really cost?” I asked my new companion. I gave the vendor the correct change, told her she was a bad person, and walked away. It wasn’t much money I cared about but the utter disrespect she showed me.

I wondered if it was just me. Perhaps I simply had a bad experience and Vietnam was really great and amazing. Maybe I just had bad luck. Maybe I just caught people on an off day. However, after talking to a number of other travelers, I realized that we all had the same stories. Hardly anyone had a good story. They all had tales of being ripped off, cheated, or lied to. They all had horror stories. They too never felt welcome in the country.

Lý Do Tôi Sẽ Không Bao Giờ Trở Lại Việt Nam.

Bài viết cuả Nomadic Matt – Đăng tải ngày 19-9-2010

Trở lui năm 2007, tôi đi du lịch Việt Nam và sau khi rời nơi này, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ còn một cách tôi thay đổi ý kiến là nếu tôi có một cô gái nào đó nằng nặc đòi đi Việt Nam hay rất có thể là sẽ đi với mục đích kinh doanh. Biết đâu đấy! Nhưng vào lúc này, thì không bao giờ muốn quay lại. Và lý do là vì tôi bị hỏi nhiều nhất là một câu. Người ta mỗi tuần e-mail cho tôi nhiều lần hỏi tại sao, trên trang mạng cuả tôi, rằng phải chăng tôi đang nhắm vào Việt Nam cho là nơi tôi ít ưa thích nhất? Tại sao lại có chuyện tồi tệ như vậy nhỉ?

Câu trả lời đơn giản là không ai muốn trở lại nơi mà mình cảm thấy bị đối xử tệ cả. Khi tôi còn có mặt ở Việt Nam, tôi bị thường xuyên quấy nhiễu, bị tính tiền quá mức, bị bóc sạch, và bị người điạ phương đối xử tồi tệ.

Tôi đã gặp những người bán hàng rong lúc nào cũng muốn tính tiền quá giá. Chỗ này là chị bán bánh không chịu thối tiền lẻ, chỗ kia là anh bán thức ăn đòi tiền giá gấp 3 so với giá mà người khách đến trước tôi phải trả, hay một anh tài xế taxi “vặn vẹo” cái đồng hồ tính tiền để đưa tôi đến trạm xe buýt. Trong khi mua vài cái áo thun ở Hội An, có 3 chị bán hàng cố giữ tôi trong cưả tiệm cho đến khi phải mua món gì đó, cho dù giữ bằng cách níu lấy áo tôi.

Trong chuyến đi Vịnh Hạ Long, người điều khiển “tour” không trữ nước uống trên tầu, và bán vé nhiều hơn khả năng tầu dự kiến chở, nên người mua vé ở phòng riêng, bỗng thấy mình ở chung với người lạ khác … , đôi khi lại nằm chung giường nưã!

Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất là trong chuyến đi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôi đón xe buýt về Thành Phố Hồ Chí Minh; thấy khát nước, thì đi kiếm một thức uống thông thường ở Việt Nam là nước, chanh, trộn với bột gì đó, và cái gì ngọt ngọt như đường, tất cả đựng trong một cái túi ny lông. Người phụ nữ pha chế nước nhìn tôi, rồi quay sang cười với bạn cuả ả, rồi lấy tôi làm cái đích để cười ồ trong khi không cho đủ thứ vào pha chế như bình thường. Tôi đâu phải đưá con nít mới sinh ra hôm qua, mà không nhận ra ngay mình đang bị lột tiền. Chị này đúng là đang ăn gian “thẳng vào mặt tôi”.

“Chị ta bảo với bạn cuả chị rằng chị ta sẽ tính tiền tôi quá giá, và “lột” tôi, vì tôi là dân da trắng,” một người Mỹ gốc Việt cùng đi xe buýt nói với tôi như vậy. “Chị ấy tưởng là anh không biết đấy!” Anh ta nói tiếp.
Tôi bèn hỏi ông khách mới quen : “Vậy đúng ra thì tôi phải trả bao nhiêu?” Nói rồi tôi móc tiền lẻ ra trả, nói rằng chị ta chơi xấu đấy, rồi bỏ đi. Tôi không quan tâm lắm đến chuyện tiền bạc, nhưng đặt nặng cái thái độ thiếu tôn trọng tôi cuả chị này.

Tôi thắc mắc không biết có phải riêng tôi không. Chắc lằ tôi chẳng may gặp chuyện không hay, chứ thực ra Việt Nam phải có nhiều thứ to lớn và đáng kinh ngạc chứ. Thôi thì cứ cho là xui xẻo đi. Chắc là có một ngày xấu thì mới gặp người như vậy. Tuy nhiên, sau khi kể chuyện với nhiều du khách khác, thì thấy mọi người đều gặp như vậy cả. Hiếm hoi lắm mới có người kể chuyện vui; mà chỉ toàn những chuyện bị lột tiền, bị lường gạt, bị dối trá. Chuyện họ kể đều là kinh hãi. Chẳng ai trong họ có lúc nào cảm thấy mình được hoan nghênh đến xứ này cả.

I witnessed other people having problems in Vietnam. I saw friends of mine getting ripped off. Once my friend bought bananas and the seller walked away before giving change back. At a supermarket, a friend was given chocolate instead of change. Two of my friends lived in Vietnam for 6 months, and even they said the Vietnamese were rude to them despite becoming “locals”. Their neighbors never warmed up to them. They were always outsiders. Strangers to even those they saw everyday. Wherever I went, it seemed my experience was the norm not the exception.

Tôi đã chứng kiến những người khác cũng gặp vấn đề ở Việt Nam. Tôi đã thấy bạn cuả tôi bị lột tiền. Một lần bạn tôi mua chuối thì người bán đi luôn mà không thối lại tiền thưà. Tại một siêu thị, một người bạn khác nhận được tiền thối là cục sô cô la. Hai trong số bạn tôi sống ở Việt Nam đã 6 tháng, mà họ cũng nói người Việt vẫn “thô lỗ” với họ măc dầu họ cũng là dân “điạ phương” như ai. Hàng xóm vẫn chẳng bao giờ thân mật với họ. Mãi mãi, họ vẫn là người ngoài, vẫn là người xa lạ, dù ngày nào cũng gặp nhau. Bất cứ đến đâu, có vẻ như trải nghiệm này là qui luật, chứ không phải ngoại lệ.
I’ve encountered many people who thought the people in Vietnam were really nice. They enjoyed their travels and I’ve often wondered why there is such a disparity in experiences.

I’ve noticed one common trait among the travelers who have liked it and who have hated it. Most of the people who had a good experience traveled in luxury, while those that didn’t were backpackers and budget travelers. It’s a curious thing to think about and reinforced by a story I once heard.

Tôi đã gặp nhiều người cho rằng người Việt thực ra rất dễ thương. Họ thú những chuyến du lịch đến đây, và tôi vẫn thắc mắc tại sao lại có những trải nghiệm khác biệt như vậy?

Tôi nhận ra một nét chung cuả những du khách thích Việt Nam và những người lại ghét. Hầu hết du khách có trải nghiệm tốt là đi du lịch hạng sang, trong khi xấu là nhóm “Tây ba lô” và đi du lịch tiết kiệm. Kể ra cũng là chuyện là lạ để suy gẫm, và cũng là dẫn chứng mạnh mẽ cho câu chuyện tôi có lần nghe được.
While in Nha Trang, I met an English teacher who had been in Vietnam for many years. He said that the Vietnamese are taught that all their problems are caused by the West, especially the French and Americans, and that Westerns “owe” the Vietnamese. They expect Westerners to spend money in Vietnam, so when they see travelers trying to penny pitch, they get upset and thus look down on backpackers and treat them poorly. Those who are spending money, however, seem to be treated quite well. I don’t know if this is true or not but given what I had seen, it did make some sense.Trong khi ở Nha Trang, tôi có gặp một giáo viên dạy tiếng Anh đã ở Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được “nhồi vào sọ” rằng tất cả mọi trở ngại cuả họ đều là gây ra bởi phương Tây, nhất là Pháp và Mỹ, và rằng người phương Tây “mắc nợ” người Việt(!!!) Họ trông đợi Tây thì phải xài tiền ở Việt Nam, nên khi thấy du khách mà “chi ly” thì bất mãn và như vậy là khinh rẻ dân “ba lô” và xử tệ với họ. Còn ai xài tiền, thì lại được “xử đẹp”. Tôi không biết điều này đúng hay sai, nhưng căn cứ vào những gì mắt thấy, chuyện đó có phần đúng.

I’m not here to make judgements about Vietnam or the Vietnamese. I only have my travel experience.

However, the stories and anecdotes I’ve heard from other people only seemed to reinforce my experience and feelings. After three weeks in Vietnam, I couldn’t get out fast enough. Why would I want to stay in a country that treated me like that? Why would I ever want to go back? There are rude people everywhere yet it was so disproportionately bad that if I never went back to Vietnam, I wouldn’t feel too bad about it. (Unquote).
Tôi viết ra đây không phải là để phán xét về nước Việt hay người Việt, mà chỉ nói lên kinh nghiệm du lịch cuả tôi.

Tuy nhiên, những mẩu chuyện và giai thoại tôi nghe được từ thiên hạ chắc chỉ là củng cố những kinh nghiệm và cảm nghĩ cuả tôi. Sau 3 tuần ở Việt Nam, tôi thấy lẽ ra phải chuồn về lẹ hơn mới phải. Tại sao tôi lại muốn ở lỳ lại một xứ sở đối xử với tôi như vậy nhỉ? Tại sao lại tính muốn trở lại nơi này nhỉ? Đâu đâu cũng toàn những người “bất lịch sự”, sự việc tồi tệ quá mức như vậy, mà nếu không bao giờ quay trở lại thì có phải là mình quá quắt không?
(Dịch: Ototot)
http://www.nomadicmatt.com/travel-blogs/why-ill-never-return-to-vietnam/


Ngày 27/6/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Khu di tích Thành nhà Hồ (thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Thành được Hồ Quý Ly (1336 – 1407) cho xây dựng vào năm 1397, theo hình chữ nhật; chiều dài gần 900m, rộng gần 700m, bằng những phiến đá lớn đẽo gọt vuông vức chồng khít lên nhau một cách tự nhiên, không dùng chất kết dính. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bằng đá, thuộc hàng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam, với tổng khối lượng đá được sử dụng khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp. 

Như vậy, đến nay, Việt Nam đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Thành nhà Hồ.

 
Bình minh trên cổng Tây Thành nhà Hồ.
Cổng phía Đông Thành nhà Hồ với mái vòm đá đồ sộ.
Cổng phía Bắc thành nhà Hồ.
Cổng phía Bắc thành nhà Hồ vẫn còn khá nguyên vẹn.
Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ.
Cổng phía Nam là cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của Thành nhà Hồ, với cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m và hai cửa bên cao 7,8m, rộng 5m.
Cổng phía Nam của Thành nhà Hồ với tam quan được xây dựng bằng những tảng đá hình múi cam, xếp chồng khít lên nhau mà không dùng tới chất kết dính.
Những chứng tích để xây dựng và bảo vệ Thành nhà Hồ được trưng bày phía trước cổng phía Nam.
Trục đường giao thông chính phía trong Thành nhà Hồ ngày nay vẫn là đường đi học của thế hệ trẻ .
Tường Thành nhà Hồ được xây dựng bằng những khối đá lớn cỡ 2m x1m x 0,7m chồng lên nhau. Qua hơn 6 thế kỷ, bức tường đá ấy vẫn còn hùng vĩ và vững chắc.
Một đoạn tường thành đã bị hư hỏng nặng bởi thời gian và sự thiếu trách nhiệm của những người sống trong vùng di sản, đang cần được trùng tu, nâng cấp.
Nhân dân địa phương vẫn canh tác nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực trên mảnh ruộng trong Thành nhà Hồ.

Ảnh: Anh Tuấn
Blog EntryDec 10, '11 4:45 PM
for everyone


Biển Cổ Thạch là nơi tôi đi nhiều lần nhưng nhớ đời nhất chuyến tháng 6.2009 - đi từ tối thứ Sáu đến chiều CN về: trời hỡi, không biết nhằm ngày gì mà cả khu du lịch vượt tải đông nghịt người!

Thật ra thì lộ trình chuyến đi này đầy đủ là Cổ Thạch - Thày Thím - Mũi Né; đi hai ngày hai đêm.

Khởi hành lúc 8 giờ tối bằng xe 50 chổ, sau khi ghé vài điểm dừng chân trong đêm cho khách ăn đêm, đi toilet... thì tới Cổ Thạch vào lúc 5 giờ sáng.

Vừa xuống, tôi giật mình nhìn quanh vì thấy các xe khách đậu đông nghịt. Mọi người lục tục kéo nhau vào nhà nghỉ Bảy Hiệp, Phước Thạnh gần đó; hỏi sơ qua: giá phòng 2 người hôm nay tăng vọt lên 300K/ngày (thông thường là 200K, ngày thường rẻ hơn nữa).
Như thường lệ: dãy khách sạn nhà nghỉ trên này không nằm trong đích nhắm của mình nên chúng tôi đi bộ xuống dốc hỏi nơi thường ở là phòng trọ Minh tâm ngay bờ biển. Khu này cũng kín chỗ, còn một phòng 2 người giá chả khác gì trên kia. Trời hỡi: cái phòng bé tẹo chỉ đủ kê cái giường đôi và cái bàn, tường có cái quạt treo, toilet - nhà tắm chung nhưng giá hét ra lửa!

Loay hoay một hồi với cái giá chổ nào cũng cao (cầu vượt cung mà, chắn thiên hạ ai cũng vừa trúng số), tụi tôi bèn quay lên ngồi quán cà phê cóc hỏi dò mấy anh xe ôm. Vậy là có chổ, he he: Ở bải biễn lên dốc, quẹo trái là con đường đất đi ra đồi cát. Tụi tôi rẽ trái vào Hoàng Nguyên thuê... cái lều giá chỉ 80K/ngày!

Dạng nhà dân: phòng trọ của họ chỉ có 1 nhưng đã có người thuê; được Trời phò hộ nên họ có mảnh sân vườn rất rộng, có chổ có mái che, thoáng mát, rất nhiều võng, trồng nhiều cây phong cảnh hữu tình.

Xem ra cái lều cũng thành một cơ ngơi riêng chủ yếu để nằm ngủ nghỉ chứ đi du lịch: cả ngày lăn lộn nơi đây nơi khác cho thỏa tầm mắt thì không cần bận tâm tới một nơi ở khang trang tiện nghi làm gì.
 
An cư xong thì tính chuyện thăm biển cái đã: phía sau vườn có con đường mòn dẫn ra một ngả 3, nếu queọ trái thì ra biển, quẹo phải thì ra con đường đất có dốc khá cao > đường này nếu đi tới khoản 2 Km sẽ ra đồi cát, lăng Ông Nam Hải (có thể đi xe ôm: 10K)

Cổ Thạch vẫn như lần trước, lần trước nữa... Tụi tôi không khoái khoản bãi trước dãy nhà trọ, nó đông người, cát có lẫn rác (may là rác không nhiều). Nếu muón sạch đẹp hoang sơ thì xuống dốc biển là bạn rẻ phải chừng trăm mét (bãi kéo dài hàng cây số), qua các đoạn có đá rồi thì thích tắm chổ nào thì nhào xuống chổ đó thôi. Nơi này phía trên có bãi sỏi bảy màu đủ mọi hình thù, bạn có thể nhặt tùy thích kẻo 100 năm nữa sẽ hết sạch đấy!

Biển Cổ thạch thoai thoải, không sâu, sóng trung bình nhưng cát khá nhuyễn. Vì vậy những đợt sóng xô vào gần bờ sẽ cuộn cát lên khiến nước đục, cát bám đầy trên áo tắm của các bạn đấy.

Nếu cứ đi thẳng đến cuối bãi sẽ tới bãi đá và bụi rậm rồi tới đồi cát, xem như ngỏ này là ngỏ tắt, gần hơn đường đã kể trên. Đồi cát Cổ Thạch không bao la như Mũi Né nhưng ngồi trên ấy, chân vùi xuống cát lạnh ngắm biển ngắm trời cũng tuyệt lắm. Bạn cũng sẽ thấy những chú cá voi vui đùa ngoài kia, thỉnh thoảng phun lên những cột nước trắng xóa.
 
Đặc sản biển nơi này độc đáo nhất là sò Điệp bán ngay đường xuống biển hay khu chợ phía trên. Sau khi người bán làm sạch thì nướng chín bằng lửa than, quết mỡ hành, chấm muối tiêu chanh. Mèn ơi, nó lai dai mềm mềm nghọt thịt vị đặc trưng hải sản không thể lẫn lộn với đám nghêu sò ốc hến khác được. Nếu muốn mực thì có ngay: mực tẩm sa tế nướng sơ qua rồi chặt nhỏ bày trên đĩa; nhâm nhi với lon 333 nhìn biển bao la thật tuyệt cú mèo!

Chợ khu trung tâm vui lắm nhất là ngày thứ bảy Chủ Nhật; người ta bán đủ thứ khô đặc sản tại đây, có cả nho, táo xanh nếu đúng mùa thu hoạch. Có nồi niêu dất các loại, có vòng cổ sò ốc, san hô. Quán ăn ngoài trời bán đủ mọi thứ nhưng bạn cần hỏi giá trước. Lưu ý là vùng biển: hải sản địa phương sẽ rẻ hơn thịt heo gà đó nhé. Vì vậy đừng có ngạc nhiên khi bánh xèo... độn mực trong khi hủ tiếu chỉ có 3 miếng thịt vịt toàn xương! Chợ này có thể xôm tụ tới tận nữa đêm đó.

Đôi khi có một ban nhạc "Hai lai" nào đó được nhà trọ thuê sẽ xập xình cho khách du lịch coi miễn phí. Tụi tôi không khoái ồn ào nên trở ra bãi biển; không quá tối vì ánh đèn ngoài hiên của các nhà trọ soi sáng cả khoản trời. Bên trái, lần theo các cụm đá lớn men ra phía ngoài: sóng biển vổ ì ầm tung bọt trắng xóa lên các cụm đá ngoài xa.

Gió dạt dào, biển ngoài kia được tô điểm bằng muôn vàn ánh sao sáng lấp lánh. Đó là hàng trăm, hàng ngàn chiếc thuyền thúng câu mực trong đây để buổi mai chúng ta ngồi nhấm nháp.

Để cúng hay vãng cảnh chùa: từ dưới biển lên dốc bạn quẹo phải chổ có công viên khá đẹp đang xây dở dang. Đường vào chùa cũng bán hương và đồ lưu niệm, trước kia dãy nhà trọ cũ yên vị trên con đường này đấy: lộ xộn, siêu bình dân vì chủ yếu dành cho người hành hương. Sau này địa phương giải tỏa ráo, các nhà trọ xây dựng mới trên cung đường chính nên Cổ Thạch mới có được dung nhan như ngày nay.

Vào chùa đốt hương khấn vái nên vào chính điện, các nhánh rẽ nhỏ khá nhiều trong khuôn viên chùa dẫn vào các tượng Phật dưới thấp, trên mỏm đá cao..., nơi nào cũng lốc cốc tiếng mỏ cúng chùa.

Nếu chú ý, bạn sẽ thấy một nhánh rẽ bên trái đi quanh co dần dần lên núi. Từ nơi này: ra khỏi khuôn viên chùa đi ngược về hướng cổng chào khu du lịch Cổ Thạch thì bạn sẽ tới những hòn cổ thạch lớn (cái này bạn cũng thấy trên đường đi vào), đừng quên chụp vài tấm ảnh kỷ niệm nhé: cảnh vật đẹp tuyệt nhưng nên đi ban ngày vì rất vắng đấy.

Từ đường trung tâm cũng có nhánh rẽ qua khu resort bên cạnh nhưng nơi này khá vắng, không thấy khách Tây.

Theo tôi:
- Biển Cổ Thạch bình thường như bao biển khác - so với độ trong của biển Mũi Né thì không bằng.
- Cảnh đẹp nhiều: có núi, có biển, có đá tảng, có nhiều cây, có đồi cát... Nói chung là rất đẹp.
- Cái thu hút nhất tôi nghĩ là do cái... chợ: đông vui, hải sản ăn tại chổ đầy dẫy, chợ bán khuya, hợp sớm - 4 giờ sáng ra uống cà phê, ăn bánh mì chả cá giá bèo (nếu không ăn gà, heo, bò) và không quá nói thách.

Điền Gia Dũng
Blog EntryOct 8, '11 1:18 PM
for everyone
Nếu có dịp đến bang Michigan Hoa Kỳ thì đừng có mải mê tận đẩu tận đâu mà quên mất đảo đá Turnip ở hồ Huron - một trong Ngũ Đại Hồ của Mỹ nhé. Là một khối đá khổng lồ, có hình dáng như cây nấm khổng lồ, đảo đá Turnip thu hút sự hiếu kỳ của nhiều khách du lịch. Từ hàng ngàn năm qua, mỗi đợt triều cường lên, xuống đã làm xói mòn khối đá Turnip khổng lồ này và tạo nên hình dáng lạ kì như ngày nay. Hãy tranh thủ đến Huron để có cơ hội tận mắt ngắm nhìn một trong những kiệt tác mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho loài người chúng ta nhé!
Khối đá Turnip ấn tượng nằm chơ vơ giữa biển nước trong xanh, trông như một hòn đảo nhỏ trên hồ nước Huron mênh mông.
Không chỉ có dáng hình đặc biệt, hòn đảo Turnip còn có rất nhiều cây xanh, thậm chí cả những cây gỗ lớn mọc tươi tốt trên đảo.
Vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ, thanh bình của hòn đảo Turnip đang ngày càng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và thư giãn.

  st
Blog EntryOct 2, '11 11:34 PM
for everyone
Khá nhiều lần xuyên Việt qua đây nhưng chưa lần nào có thời gian rẽ ngang , rẽ dọc. Đối với tôi, đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua khu vực Tây nguyên đã quá đủ cho chí tang bồng. Tây Nguyên, tôi còn trở lại…
Photo by: Shotgun911
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 1)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 2)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 3)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 4)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 5)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 6)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 7)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 8)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 9)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 10)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 11)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 12)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 13)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 14)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 15)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 16)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 17)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 18)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 19)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 20)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 21)
Tây nguyên 1 thoáng - Tin180.com (?nh 22)
tg

Theo blog.yume
Blog EntryAug 21, '11 4:46 PM
for everyone
Cũng lâu lắm không trở lại dambri,  thời gian cũng đủ nhơ nhớ quên quên cái thác cao nhất xứ Lâm Đồng này. Mối e ngại cái thác đã đậm màu khai thác du lịch này, may quá, đã bị bớt đi phần nào vì 2 điều thú vị.
Thứ nhất, mùa này mưa nhiều, thác dambri quá ư là đầy nước. Chưa bao giờ thấy dambri  ngồn ngộn ồn ào nước như thế. Không còn nhận ra con thác du lịhc quen thuộc mà cứ ngỡ gặp một cái thác nguyên sơ nào gữa đại ngàn.  Lối xuống thác mịt mờ hơi nứơc giăng giăng. Chân thác vắng tanh vì hoặc ngừơi ta chả dại gì xuống thác  lúc này hoặc chỉ đi phía bên thang máy. Cây cầu nhỏ dưới chân thác mịt mờ trong bụi hơi sương và bọt, cảnh như liêu trai vậy. Nước  dâng cao và chảy rất xiết, cắt luôn con đường băng lên cầu qua bên kia thác. Ku tí tui và những ngừơi đồng hành quyết định lội qua con nứơc chảy xiết để thử cảm giác. dòng nứơc mạnh hơn hình dung. và khi lội qua đựơc con nứơc đang ầm ào lao qua như luôn chực thì khi len đến gần chân thác hơn, lại bị sức ép của nước, không khí loãng hơn nên càng  khiến khó thở, nói  lúc nào cũng như hét hụt hơi trong tiếng ầm ào nên càng tức ngực. Những con nứơc cứ quật liên tục rát ràn rạt trên ngừơi, theo từng hồi , nhịp ngắn dài cứ như đang ở tâm bão vậy.  Và chút máu phiêu lưu đã đựơc bù đắp. Ngồi xếp bằng trên mỏm đá sát chân thác, giữa từng con nứơc quật liên hồi chực chờ xô ngã, mịt mờ hơi nứơc và ầm ào  gào reo, cảm giác thật thú vị dần đến sau thóang âu lo.
Tiếc là không đem máy ảnh theo vì chúng xúyt bị ướt nhẹp sau những con mưa và bụi nứơc từ thác văng vào. Mô Phật, nói dại chứ lỡ mà có lũ quét, lũ ống tràn về thì chắc entry này là entry thành kính phân ưu mất rồi. hihi
 
 
 
Gọi là cáp treo, nhưng nó giống cái ròng rọc có điện vận hành qua lại, có cabin chờ khách tối đa khỏang 10 người. giá vé 40.000 ngàn/ngừơi. Đây cũng là phương tiện duy nhất đề băng qua bờ bên kia vào thác Dasara.
 
 
Băng qua một đoạn chứng hơn 200m,  men theo dòng suối  phủ đầy cây rừng, ngó phía tay phải là thấy thác Dasara. Không to như Dambri nhưng lại có nét đẹp riêng, khi giữa ngút ngàn cây xanh, ba tầng thác đổ xuống giữa những cây rừng nguyên sinh  nhuốm vẻ nguyên sơ hơn Dambri.
 
 
 
 Nước từ thác Dasara  đổ ra hòa nhập cùng nứơc từ thác Dambri.
 Chiều tối, ngâm mình dầm dề trong nước thác, thấm cái lạnh khi đêm sửa soạn về ở đây thì thật là thú vị giữa rừng già.
 



Thứ 2, trứơc khi vào thác, đã  đi theo đường đất dốc và trơn trợt mà lần lên trên phía ngọn thác, tìm đường đến chùa A di đà. Đường đi đến chùa phải lên hết  mấy con dốc trơn, băng qua mấy ngọn đồi , một  bên là rừng già, một bên là đồi chè, cà phê...bạt ngàn với vài nếp nhà cô lẻ ven con suối dưới chân đồi.
 Những con suối nước ào băng tràn đường đi, như muốn thử sức ông già  DD 70 đã gần 30 tuổi.
Chùa có rất nhiều ngừơi dân tộc Mạ tu hành, nằm giữa khu dân tộc ít ngừơi nên kiến trúc khá ngộ, rất chị là đậm nét dân tộc. Từ cổng tam quan đến các tòa nhà bên trong khuôn viên.

 
Ngay cả tượng ngừơi trong tác khu tiểu cảnh cũng vậy. Đất chùa khá rộng, phủ hết một ngọn đồi đầy chè và cà phê. Bước vào khuôn viên chùa là đã nghe những âm thanh lộc cộc đều đặn của các cây chuông gió của ngừơi dân tộc được làm  bằng tre dựng khắp khuôn viên chùa. Nghe thô thô, mộc mộc mà ngồ ngộ, có lúc như tiếng mõ trâu vậy.
 
 



Chùa Một Cột miền cao nguyên nè.
người dân tộc đang làm trong  chùa
 
 
tô cơm chùa
 
 
Một chốn rất hợp cho ngừơi tu hành. Có lẽ kinh phí chùa có hạn, nếu không thì ý tưởng làm một ngôi chùa đậm nét dân tộc sẽ còn hay ho hơn.
 chủ tiểu đang đánh răng sau giấc ngủ trưa.
vài miếng cơm chay  lót dạ sau hơn nửa ngày bụng trống không. chèn ui là ngon.
 Hình này là chôm của mí bạn trên in tẹc nét, vì chưa có đủ thời gian tha thẩn quanh ngôi chùa này, và quan trọng là thời tiết không đẹp. Đã đội mấy cơn mưa núi ào ạt  trứơc khi đến cổng  chùa. Hẹn lòng sẽ nhất định quay lại trong một không gian- thời tiết khác, để có thể chộp được nhiều hình ảnh đẹp hơn, và, để có thể thong thả hơn mà loanh quanh.

- Đi qua chiếc cầu gỗ được công nhận là dài nhất Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh.

Không phải ngẫu nhiên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố và xác lập động Thiên Đường đạt  2 kỷ lục: Cầu gỗ dài nhất (hệ thống hành lang đường dẫn trong hang động Thiên Đường được làm bằng chất liệu gỗ Táu có chiều dài gần 1.000m, chiều rộng 2,1m) và động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất..., mà chính vì Quảng Bình là vùng đất mà Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là “địa phương có hệ thống hang động mang giá trị hàng đầu thế giới” cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển du lịch. 
 
Đường xuống hang theo cầu thang gỗ sâu 70 mét.

Vượt qua chặng đường dài 2 km dưới tán rừng hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ thẳng ngọn che khuất ánh nắng, bạn sẽ đặt chân tới dãy núi đá vôi sừng sững. Từ đây, tiếp tục leo 524 bậc thang thoai thoải là đến cây cổ thụ hóa thạch bên vách đá, trông xa như hang động nhỏ đã có niên đại hàng ngàn năm về trước.

Điều kỳ lạ, trên thân cây hóa thạch hiện nay có khá nhiều loại thực vật sống ký sinh, đáng kể là dương xỉ cổ đại.

Theo lối rẽ phải khoảng 20 mét, bạn đến cửa động Thiên Đường, vốn là vòm hang thấp lè tè chỉ vừa đủ cho hai người đi lại. Tiếp đến một cầu thang gỗ dẫn xuống nền hang cách cửa động khoảng 70 mét, đồng thời không gian bỗng mở ra ba hang khô rộng mênh mông, được chia cắt  bởi những khối thạch nhũ mọc lên chen chúv khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần. 

Nếu hang thứ nhất chung quanh toàn những lớp trầm tích và đá tảng nằm ngổn ngang thì hang thứ hai gồm vô số những cụm thạch nhũ nguyên thủy tạo thành một bức tranh khổng lồ, kỳ vỹ.

Còn hang thứ ba, là những khối thạch nhũ tạo hình đặc sắc nằm riêng lẻ như một bảo tàng điêu khắc, có một không hai.

Động Thiên Đường dài 31 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, từ nền hang lên tới trần động cao 60 đến 80 mét, được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 với sự giúp sức, dẫn đường của ông Hồ Khanh, một người xuất thân là dân đi tìm trầm hiện sinh sống tại Xuân Sơn - Bố Trạch - Quảng Bình, nhưng rất đam mê khám phá, thám hiểm. 

Vì quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh nên ngay từ đầu các nhà thám hiểm đặt tên là Thiên Đường.

Một số hình ảnh tuyệt đẹp:
 
Cây cổ thụ hóa thạch nằm trên độ cao 210 mét so với mặt biển, tạo thành cửa hang độc đáo

 
Toàn cảnh hang số 2 với vô số thạch nhủ muôn hình vạn trạng

 
Nhiều cụm thạch nhủ tạo thành một bức tranh hoành tráng.

 
Thạch nhủ từ trẩn hang trổ xuống tạo hình hoa lá độc đáo.

 
Khối thạch nhủ tựa chuông đồng khổng lồ.

 
Thạch nhũ mọc lên  chen chút khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần

 
Cây hoa huệ, một tác phẩm độc đáo trong hang 3

 
Nhà rông Tây Nguyên được thiên nhiên điêu khắc trải qua hàng trăm triệu năm

 
Nhũ đá tiếp tục tạo hình.

Trần Thế Dũng
Blog EntryJun 28, '11 6:18 PM
for everyone
 Đưa các cháu đi biển Phan Thiết chơi, ở Ánh Dương. Từ ga xe lửa đến resort đi taxi khoảng 400.000 đ.

   Phan Thiet 2011
Mướn phòng thế này 1.100.000 đ / đêm.
Bé Trúc con của đứa em út Ba mẹ nó lo buôn bán không đi được. Dì Tư đi nó mới được đi nên dì tư ráng lết!

Phan Thiet 2011
Hồ bơi trước phòng

Photobucket
Cả đám chơi nước. Chờ đông đủ đi ăn cơm chiều.

Phan Thiet 2011
Chụp mặt trời lên lúc 5g30

Phan Thiet 2011
Thuyền thúng trở về
    Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Bác đi thuyền thúng này kinh nghiệm đầy mình, lưới bác dính đầy cá to
Phan Thiet 2011
Anh này chắc là con trai của bác ấy.

Phan Thiet 2011
Lưới dính toàn cá lớn

Phan Thiet 2011
Giũ lưới và cá rơi đầy trên cát

Phan Thiet 2011
Thu hoạch

Phan Thiet 2011
Bỏ vào rổ cân. Đợt đầu bán được 600. 000.
Chắc mỗi chuyến đi biển trúng cá cũng lượm tiền triệu.


Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Thúng này cũng ra khơi từ 4g30 nhưng lúc về toàn cá nhỏ

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Mấy đứa bé phụ giũ lưới

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Mớ này khoảng 20 kg. Bán được vài trăm ngàn chắc cũng đủ nuôi sống họ một ngày

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Ông chủ thuyền thúng này chia 4 phần cá cho 4 đứa bé phụ giũ cá khi nãy

Phan Thiet 2011

Em nhỏ này đang "lãnh lương".
Sáng  ra biển làm kiếm mớ cá vầy cũng đủ tiền mua sách vở học.

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011

Phan Thiet 2011
Thay đồ đi ăn sáng.
Nhà hàng nơi đây nấu ăn ngon. Mỗi phần ăn trưa là 120.000đ. Ăn sáng 40.000đ


Phan Thiet 2011
Bơi trong hồ

Phan Thiet 2011
Ra biển chơi cát. Bé Hằng làm dáng!

Biển Phan Thiết khá dốc, khó tắm.
   
Blog EntryMay 24, '11 6:02 AM
for everyone



Bạn sẽ làm được gì nếu chỉ có vỏn vẹn 12h “lạc” giữa mùa giảm giá ở Singapore? Đi Sing bây giờ dễ như Sài Gòn đi Hà Nội nên “cẩm nang 12h” này có lẽ sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn chưa đạt tới cấp độ “ma xó” ở cái xứ mà mùa hè là lúc mà shopping đứng trên cả… ăn và ngủ!

1. Tàu điện (không phải lúc nào cũng ngầm) MRT, là phương tiện được khuyên dùng để có thể đi lại nhanh nhất ở xứ này. Đừng nên quen thói hú một tiếng, vẫy một cái là có taxi. Muốn đi lại bằng taxi kiêu kỳ thì phải…xếp hàng, còn vẫy dọc đường có khi bị… từ chối bởi… không đúng tuyến hay lý do linh tinh khác mà lái xe đưa ra (mà bằng tiếng Singlish thì rất là… khó nghe!). Tóm lại, hãy làm quen với phương tiện đi lại văn minhtàu điện.

MRT - Một trong những hệ thống tàu điện hiện đại nhất MRT - Một trong những hệ thống tàu điện hiện đại nhất

Sự văn minh thể hiện không chỉ ở những toa tàu bóng loáng, những nhà ga tầng tầng lớp lớp lên lên xuống xuống nhộn nhịp mà còn ở… mức độ tiếng ồn ở các nhà ga đông đúc vào giờ những cao điểm. Nhà ga vài trăm người không ồn bằng… một bàn nhậu 4-5 người ở Sài Gòn hay Hà Nội. Cảm giác cô độc giữa đám đông cũng là một trải nghiệm lý thú với những ai thích suy ngẫm, còn những tâm hồn ồn ào thì rất có thể sẽ trở thành vật thể lạ nếu cứ oang oang giữa đường giữa chợ như khi… ở nhà.
Trở lại chuyện shopping. Nếu đã quen được với các tuyến tàu điện thì việc đi từ chỗ này sang chỗ kia sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Việc làm quen với chiếc máy bán vé tự động không có gì khó, nhìn qua là biết. Và nhớ là khi tới bến, nhớ trả lại vé để lấy lại đồng 1 đô-la Singapore “deposit”!

2. Vivo City là khu vui chơi và mua sắm cũng mới khánh thành chưa lâu và là điểm thu hút rất đông du khách đến… shopping (tất nhiên) hay là chỉ đơn giản nhàn tản ngắm nghía cho thoả con mắt, sau khi đã đi chơi ở đảo Sentosa (khu Vivo City nằm ngay đầu đường ra đảo Sentosa), hay rảnh rang chạy qua bên kia đường Sentosa Gateway xem bảo tàng của bia Tiger (ngay đối diện) để biết thế nào là phim 4 chiều (4D).

Vivo City Vivo City

Khu Vivo City này hàng hoá đúng là trên trời dưới đất, cái gì cũng có. Với dân mê hàng hiệu thì cứ gọi là… chết vì ngợp. Rất tiếc người viết không thể đưa ra đây cả một danh sách kèm giá cả các mặt hàng được, tóm lại là có đủ thứ, hàng điện tử cao cấp, mỹ phẩm, quần áo, rạp chiếu phim, nhà hàng, nhà sách cực lớn, cửa hàng băng đĩa, khu vui chơi. Tiện lợi nhất là cả khu Vivo City này nằm ngay bên trên ga tàu điện HarrbourFront, cũng là ga cuối của tuyến North East (trên bản đồ hướng dẫn thường được tô màu tím). Nhanh chân mua sắm và định hướng vị trí nhà ga, ta chỉ có 12 giờ.

3. Rời Vivo City, từ ga HarbourFront, đi tàu điện, vẫn theo tuyến “màu tím” ta có thể tới 2 trung tâm mua sắm nữa mà khách từ Việt Nam sang rất mê, đó là Sim Lim Square chuyên bán đồ điện tử và Mustafa Centre, một “của hàng bách hoá tổng hợp” đông nghẹt người từ sáng đến khuya, rất được ưa chuộng vì giá cả khá mềm. Xuống ga Little India, lang thang qua mấy chợ trời bán hàng giảm giá (cũng đáng tham khảo) là tới Sim Lim. Ở đây, tầng tầng lớp lớp là hàng điện tử từ cực kỳ cao cấp tới cả… đĩa DVD in lậu (nhưng mà giá cũng chẳng rẻ!).

Sim Lim Square - Trung tâm bán đồ điện tử luôn đông nghẹt khách Sim Lim Square - Trung tâm bán đồ điện tử luôn đông nghẹt khách

Không khó khăn để có thể gặp… người quen ở chốn này, mà rất có thể người đang nói tiếng Việt mà bạn vừa đi lướt qua là một quay phim, nghệ sĩ nhiếp ảnh hay nhà sản xuất phim có tiếng của Việt Nam đang săn hàng mới hay trò chuyện với mối quen ở đây. Sim Lim, ở một góc độ nào đó, có mối quan hệ cũng ở mức… thân thiết với không ít người ở Sài Gòn, dù là dân làm ăn buôn bán, nghệ sĩ hay đơn giản là một khách shopping ngẫu nhiên.

Lại lên tầu đến ga Farrer Park thì xuống, nhìn phía… không xa lắm, chỗ nào đông nghịt người thì đó là Mustafa Centre. Nơi này thì… khỏi nói, ồn ào hơn cả… ở Việt Nam, mua bán nhộn nhịp, cười nói rổn rảng thắm tươi. Ta có thể mua thẻ sim điện thoại giá rẻ (có sẵn tiền trả trước, thường là khoảng 18 hay 20 đô-la Singapore) mà không phải xuất trình passport như với những đại lý khác. Suýt quên, trên đường đi từ ga Farrer Park đến Mustafa Centre, nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy một cửa hàng nhỏ nhỏ mà rất đông người ra vào, ở đối diện một nhà thờ Hồi giáo. Cửa hàng ấy tên là “Cheapest In Singapore” - Rẻ nhất ở Singapore, bán những món đồ rất tiện dụng với giá cực rẻ, chẳng hạn một cái radio FM bỏ túi, kiêm luôn đèn pin, kiêm luôn vòng đeo cổ xinh xinh, giá quy ra tiền Việt Nam chỉ khoảng 2-3 chục ngàn. Có nhiều món kiểu như thế, đáng mua làm quà, để tiết kiệm.

Mustafa Centre - Nơi cái gì cũng có Mustafa Centre - Nơi cái gì cũng có

Ở Mustafa muốn mua cái gì cũng có, nhất là ai mê băng đĩa thì có thể mua được nhiều đĩa phim, đĩa nhạc hay với giá rẻ hơn ở các nơi khác — mà là đĩa gốc, không nói đĩa chép. Tất nhiên “rẻ” ở đây không phải là so với giá ở Việt Nam. Đặc biệt, nếu thích xem phim Ấn Độ, gồm phim nói tiếng Hindi (là chủ yếu, với các ngôi sao Bollywood) hay Tamil (tiếng nói của đa số dân gốc Ấn sống ở Sing) thì nơi đây là… thiên đường, có thể mua phim của Malaysia, Indonesia. Thái Lan, Philippines nữa. Do sở thích của người viết là băng đĩa nên nói về cái này hơi nhiều, mong người đọc thông cảm. Chỉ xin tóm lại Mustafa Centre là nơi mà với người mới đến Singapore lần đầu thì rất nên… tham khảo, còn đã đi nhiều lần thì đây dường như là… chốn quen. Nhưng xin nhắc, là bạn phải luôn ý thức mình chỉ có…12h thôi đấy, còn phải trừ hao thời gian đi bộ ra ga tàu nữa.

4. Có một nơi mà nếu vì kẹt thời gian phải bỏ qua thì rất là… tiếc, đó là hệ thống CityLink, chuỗi trung tâm mua sắm dưới lòng đất. Xuống tàu điện ở ga City Hall (tuyến màu xanh lá cây, tức tuyến East - West) và chịu khó vừa đi bộ vừa chạy, có thể vừa shop được ở chuỗi cửa hàng City Link với quần áo và mỹ phẩm rất nhiều, và có một cửa hàng băng đĩa lớn của hệ thống HMV. Đi tiếp là sẽ tới trung tâm mua sắm cực lớn Suntec City, cứ thế mà miên man, nhưng xin nhớ, chỉ có 12 giờ.

CityLink - chuỗi trung tâm mua sắm dưới lòng đất CityLink - chuỗi trung tâm mua sắm dưới lòng đất

5. Đường Orchard nhộn nhịp là nơi khiến những con tim mê shopping… rung động nhất. Với khu vực này, nếu không kịp đến thì thôi, còn đã cố mà đến thì lại càng phải tính toán cho sít sao quỹ thời gian bởi rất có thể bạn sẽ lạc từ chỗ này sang chỗ kia giữa lớp lớp tầng tầng những của hàng, giữa chằng chịt đường hầm, đường nối các shopping centre. Du khách Việt vui tính hay tự hào là mình có toà nhà “Nghệ An” ở đây, chính từ cái tên của một shopping centre là Ngee Ann City. Ở trong đấy có nhà sách Kinokunya có diện tích lớn hàng đầu vùng Đông Nam Á Gần đây đã có thêm cửa hàng mới của Kinokunya, không biết có lớn hơn nữa không thì người viết chưa đến nên chưa biết.

Đường Orchard - Luôn chằng chịt tầng tầng lớp lớp các cửa hàng Đường Orchard - Luôn chằng chịt tầng tầng lớp lớp các cửa hàng

Kể như thế, tưởng tượng lại đã thấy… hụt cả hơi rồi. Xem lại cuốn sách mỏng hướng dẫn mua sắm ở Sing vào màu sale off (phát miễn phí khắp nơi) mới thấy giật mình vì để đi hết những chỗ đó người ta cần sơ sơ cũng 2-3 ngày mà cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” thôi. Nhưng với người nhanh trí một chút, khéo định hướng một chút, và xác định rõ ràng mình cần gì, muốn mua gì, không phải thích đâu sà đó, thì 12 giờ cũng đủ để đến các nơi quan trọng vừa kể. Và nếu còn thời gian, muốn mua quà giá rẻ lại đẹp và ngon (bánh kẹo chẳng hạn) thì bớt vài phút tạt qua khu chợ đêm ở Chinatown (ga Chinatown, ga Outram Park). Xung quanh khu này có nhiều những khu mua sắm kiểu chợ An Đông, giá cả cũng rẻ, cũng nên… tham khảo.

12 giờ mà được vậy kể là nhiều lắm rồi đấy.

Nguyễn Minh's Blog
Blog EntryMar 31, '11 10:43 AM
for everyone
Thiệt kì diệu và đầy bí ẩn khi bạn đặt chân đến khu vườn bí mật mang tên Bruno Torf tại thị trấn nhỏ Marysville ở thành phố Melbourne, phía Nam Châu Úc. Rất nhiều du khách đã tìm đến đây rất đông để tìm hiểu xem thực hư thế nào?
Khi đến đây thật ra chẳng có ma nào nhưng người ta không khỏi thán phục khi tham quan những tác phẩm tuyệt vời do một họa sĩ điêu khắc tên Bruno Torf làm nên. Khu vườn điêu khắc của Bruno Torf ngày càng nổi tiếng. Khi đến đây bạn như lạc bước vào không gian của một khu rừng nhiệt đới huyền ảo với nhiều bất ngờ khi thấy thấp thoáng đâu đó có bóng người nhưng khi đến gần thì mới vỡ lẻ đó là tác phẩm điêu khắc tuyệt vời.
Hãy đến Bruno Torf để khám phá hơn 300 bức tranh và tác phẩm điêu khắc tuyệt vời với nhiều cung bậc cảm xúc nhuốm màu sắc kì bí. Những câu chuyện cổ tích về những con ma cây, người đá như hiện ra qua từng tác phẩm tuyệt vời, làm cho bước chân phiêu lưu của bạn cứ dấn tới, cứ tiếp tục bước đi.


















































Các bạn thấy phục nhà điêu khắc này chưa? Tất cả đều được điêu khắc đấy . 
(Theo Vfej)
Blog EntryJan 22, '11 10:18 AM
for everyone

Ở miền Tây, cu rừng là một trong vài loại chim thường được nuôi làm cảnh. Để có được chú cu rừng gáy hay, dáng đẹp, người ta phải đi gác (bẫy) rất công phu.



Ông Tám Chinh ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên – An Giang là một trong những người chơi chim cảnh nghệ thuật có tiếng ở An Giang và cả ĐBSCL. Trong các loài chim cảnh, hiểu biết sở trường và là niềm đam mê lớn nhất của ông chính là cu rừng. "Để gác cu rừng, việc đầu tiên là phải huấn luyện cu mồi" - ông Tám Chinh cho biết.
Ông Tám Chinh và con cu mồi chiến của mình
 
Khổ luyện chim mồi
 
Theo ông Tám Chinh, cu mồi không thể nuôi từ con non mà phải là con bỗi rừng đã biết gáy thuần thục. "Nuôi cu mồi phức tạp hơn những loài khác rất nhiều. Gác được cu bỗi rừng về nuôi dưỡng phải 6 tháng đến một năm mới có thể thành con mồi. Trong quá trình đó, phải tập cho cu mồi làm quen với chủ, làm quen với người lạ và biết gáy đủ các "bài". Điều quan trọng là phải huấn luyện cho cu mồi không sợ rừng, dù nó đã bị nuôi nhốt trong nhà cả năm trời" - ông Tám Chinh tiết lộ.
 
Dù dày công khổ luyện cả năm trời, thậm chí lâu hơn nhưng khi ra "chiến trường", cu mồi hay dở mới thật sự lộ diện. Vì thế, cu mồi hay rất hiếm, phải được sàng lọc trong nhiều lần "ra trận mạc". Những con cu mồi đi gác không thành công thì được cho là bị "bể". "Cu mồi bị "bể" thường là do gặp phải diều hâu khi đang xung trận" – ông Tám Chinh khẳng định.
 
Chỉ vào chiếc lồng sắt có một chú cu rừng đang cúi gập đầu gáy liên tục, ông Tám Chinh cho biết đó là con mồi chiến nhất trong số 40 con ông đang nuôi dưỡng. "Con này đã từng chạm trán với diều hâu, bị thương nặng gần chết mà vẫn sống sót. Điều đáng nói là sau khi thoát chết, vài tháng sau, tôi đem ra rừng gác, nó vẫn gáy vang trời. Đó là con mồi duy nhất không bị "bể" sau lần chết hụt dưới móng vuốt diều hâu" – ông Tám Chinh quả quyết.
 
Từ nhỏ, ông Tám Chinh đã đi theo những người lớn tuổi trong vùng để gác cu. Đến năm 17 tuổi, ông đã thông thạo hết mọi ngón nghề, nhất là biết cách đặt lục (bẫy làm bằng sắt) gác cu rừng. Để có thể "hành nghề", ông phải bán 3 chỉ vàng mua cu mồi và lục.
 
"Hồi đó, rừng còn hoang sơ lắm, muốn đi gác cu thì phải thức dậy từ 1 giờ sáng, đem cà-men cơm theo. Cả nhóm 4-5 người băng rừng, lội núi đến nơi thì mặt trời đã chói chang rồi. Vậy là lấy cơm ra lót dạ rồi mới tiếp tục lội vô rừng tìm nơi có cu gáy để gác. Cực lắm nhưng vì đam mê tiếng cu gáy, chúng tôi không quản gì” - ông Tám Chinh nhớ lại.
Ông Tám Chinh đặt bẫy lục để gác cu rừng
 
Kỷ niệm nhớ đời
 
Cũng vì ghiền tiếng cu gáy nơi hoang dã mà ông Tám Chinh phải mang một kỷ niệm buồn thê thiết và đến giờ vẫn còn ân hận. Đó là năm 1979, trong một lần ông đi gác cu ở rừng xa, cha ở nhà đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời. Tối mịt trở về, không còn được gặp mặt cha lần cuối khiến ông ray rứt mãi. "Lần đó, tôi giận mình quá, quyết định thả hết mấy chục con cu mồi mà mình dày công nuôi dưỡng. Tôi gác luôn cả thú đam mê của mình được vài năm nhưng rồi không chịu nổi, lại đi gác cu rừng" – ông Tám Chinh tâm sự.
 
Hàng chục năm gác cu rừng, ông Hai Tấn, 52 tuổi,  bạn nghề và là hàng xóm của ông Tám Chinh, cũng có đầy ắp kỷ niệm. "Trước đây, nhà tôi nghèo khó lắm, dù rất mê gác cu nhưng đành chịu vì không đủ tiền mua nổi con mồi. Sau đó, tôi tích cóp nhiều năm mới cùng ông Việt, người cùng xã, hùn tiền mua được một con cu mồi. Có chim mồi rồi nhưng tôi lại bị bệnh đau khớp hành hạ, không đi lại được. Ghiền quá, tôi bèn bảo ông Việt lấy xe chở vô bìa rừng xem gác cu. Nhưng gác cu thì phải đi vô tận rừng xa nên tôi không thể đi vào xem được. Tức quá, tôi lần dò đi theo rồi đi được lúc nào không hay! Từ đó, bệnh khớp của tôi cũng dần dần thuyên giảm, không còn đau nhức gì nữa" - ông Hai Tấn nhớ lại. Thấy gác cu "trị” được bệnh của chồng, vợ ông Hai Tấn đã "bật đèn xanh" mua một con mồi để ông đi gác ở những cánh rừng gần nhà!
 
Theo chân ông Tám Chinh đi gác cu vài lần, quả thật tôi cũng bị lôi cuốn bởi thú chơi dân dã này. Đi sâu vào rừng, chọn chỗ xong, ông Tám Chinh treo chiếc bẫy lục lên cây. Con mồi bên trong bẫy liên tục gáy vang như khích bác đối thủ và mời gọi bạn tình. Chẳng mấy chốc, một chú cu rừng lao tới đáp xuống bẫy gáy trả rồi nhào vô đá con mồi. Chiếc bẫy liền sập xuống, nhốt cả chú cu rừng vào trong...
 
Ông Tám Chinh cho biết gác cu chỉ từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. "Lúc này, cu bắt đầu tách bầy, chia lãnh địa và kết bạn sinh sản. Cu trống rất hung hăng, hiếu đá. Chỉ cần nghe tiếng một con cu lạ gáy trong lãnh địa là nó lập tức bay về đánh đuổi để bảo vệ lãnh địa và giành bạn tình. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 âm lịch, chúng nhập đàn đi kiếm ăn chung và thay lông, không còn cảnh "nội chiến" nữa" - ông Tám Chinh giảng giải.
Chẳng mích lòng ai
 
 
Ông Tám Chinh cho biết ông đam mê đờn ca tài tử, chơi gà chọi... nhưng không có gì qua được thú gác cu rừng. "Chơi gà chọi thì bị vợ con phản đối dữ quá vì tối ngày cứ ôm gà đi kiếm chỗ đá; còn đờn ca tài tử thì mỗi lần muốn chơi phải nhậu lai rai... Vậy là, tôi chọn thú gác cu rừng. Lúc nào rảnh rỗi thì ngồi nghe cu gáy, khi ghiền xem chúng trổ tài thì xách đồ nghề ra rừng gác. Đây là một thú chơi chẳng mích lòng ai" - ông Tám Chinh giải thích.
 
Còn ông Hai Tấn thì khẳng định vì đam mê tiếng gáy của cu rừng nên nhiều người như ông đã bỏ thời gian nghiên cứu về tập quán sinh sống của chúng.
 

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG
Blog EntryJan 13, '11 7:29 AM
for everyone
SGTT.VN - Không theo tour tuyến, không kế hoạch cụ thể, chỉ với chiếc xe gắn máy, bạn có thể thong dong cỡi khám phá một Đà Lạt vừa thơ mộng vừa nhộn nhịp trong những ngày giáp tết.
Tham quan vườn hoa, đầy sắc màu và chủng loại trên xứ lạnh. Ảnh: Minh Cúc
Bạn có thể nhờ chủ khách sạn tìm giúp hay ra thẳng chợ thuê một chiếc xe gắn máy với giá trung bình 150.000 đồng/ngày. Từ đây, mọi ngõ ngách của thành phố Đà Lạt hiện ra, trải dài theo bước xe lăn bánh. Nhiều người nhận xét: “Tham quan Đà Lạt kiểu này mới thú!”
Thưởng thức đặc sản xứ lạnh
Từ lúc xế chiều cho đến đêm, hoạt động ẩm thực mới trở nên rộn ràng, tấp nập. Bắt đầu từ phố đi bộ cho đến khu chợ đêm Đà Lạt đầy những món ăn vặt. Có lẽ giữa buổi chiều se lạnh nên hương vị của chiếc bánh mì Đà Lạt nho nhỏ kẹp thịt nướng, xíu mại thơm giòn ngon hơn hẳn chiếc bánh mì ở Sài Gòn rực nóng.
Bởi thời tiết xứ lạnh mà sản sinh ra nhiều món nóng đặc sản. Món bánh tráng nướng trên bếp than, tráng lên vài quả trứng cút, con ruốc, thêm hành, tương ớt, vừa thổi vừa ăn. Món này được những người bán ở Sài Gòn thừa nhận “học nghề” từ Đà Lạt. Bắp nướng, khoai nướng trên bếp than hồng vừa sưởi ấm cho người bán vừa toả hương thơm thu hút thực khách. Ưu thế món nóng được tận dụng với các thau ốc luộc nghi ngút khói hoặc món sò nướng mỡ hành tí tách, toả hương phưng phức trên bếp than. Chưa kể đến các xe bán hàng nướng như chân gà, lòng gà, xúc xích... mời gọi. Thưởng thức các món nướng trên mà thiếu một ly sữa đậu nành nóng là chưa trọn vẹn. Thức uống được nhiều người ưa thích là đậu nành phải pha thêm chút đậu xanh mới thật ngon.
Nói đến món nóng hợp khẩu mùa lạnh phải kể đến lẩu. Đà Lạt có lẩu bò, lẩu dê là chủ yếu và người bản xứ Đà Lạt, cả du khách đều ưa thích dê bảy món. Không hẹn mà nên, hầu như các quán dê nổi tiếng ngon đều tập trung trên đường Trần Hưng Đạo như Lộc Lệ Dung, Phúc Nguyên, Diệu Thông… Quán Lộc Lệ Dung có món bánh mì càri dê khiến bạn khó quên. Quán Phúc Nguyên có món lẩu dê mà hương vị của nó khó có thể tìm thấy ở Sài Gòn. Rồi nào là gỏi dê, dê tái, dê nướng, dê hấp, càri, lẩu ngọc dương, hấp dẫn.
Thong dong phố núi
Tham quan vườn cải. Ảnh: Minh Cúc
Dọc theo đường Nguyên Tự Lực là hàng loạt các cửa hàng bán đặc sản kèm theo dịch vụ tham quan và hái dâu miễn phí. Các cửa hàng ở đây đón khách như đón người thân, với ấm trà atisô pha sẵn, dĩa khô nai, các loại bánh mứt mời khách dùng thử thoải mái. Vườn dâu tây trái đỏ mọng núp dưới tán lá xanh mời gọi du khách hái…
Đến thành phố hoa có thể ghé cửa hàng của công ty Rừng hoa Đà Lạt để ngắm các loại hoa tươi, hoa sấy khô hoặc tham quan khu triển lãm ở vườn hoa thành phố.
Các chủ vườn mến khách sẵn sàng cho bạn vào tham quan trang trại trồng hoa, trồng rau, thoả thích tung tẩy trên những luống rau xanh non mơn mởn, những búp hoa đang sẵn sàng trổ ngay dịp tết. Giáp tết là mùa duy nhất trong năm, cây địa lan nổi tiếng khó trồng sẽ trổ bông. Anh Hai, một số nhà vườn trồng địa lan hiếm hoi khoe: “Năm nay địa lan có giá”.
Những dốc phố hết lên rồi xuống, có đoạn vắt cong khiến rong ruổi đạp xe dạo phố, ngắm cảnh thật nên thơ. Đà Lạt về đêm thật ấn tượng và lãng mạn với những ánh đèn lấp lánh toả ra từ các khu nhà kính trồng hoa, trồng rau tựa như đêm hoa đăng.
Bỏ qua những hạt sạn nhỏ phát sinh từ dịch vụ du lịch đối với du khách thì người Đà Lạt khá thân thiện, có thể trò chuyện cởi mở cùng bạn ngay lần đầu gặp. Và, khi bạn lạc đường, người Đà Lạt nào cũng đều sẵn lòng chỉ đến nơi đến chốn.
bài và ảnh: Minh Cúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)