Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thế nào là chìm xuồng?


Kết luận về vụ chết người ở công an Bến Cát: Nạn nhân chết là do tự tử

Thứ Tư, 29/08/2012 22:54

Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao cho rằng anh Nguyễn Công Nhựt không bị tra tấn, dùng nhục hình; nạn nhân chết là do tự treo cổ vì ân hận và lo sợ bị tù tội

Sau nhiều tháng điều tra, Cơ quan Điều tra (CQĐT) VKSND Tối cao vừa ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt (quản lý kho thành phẩm của Công  ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam)  tại trụ sở Công an huyện Bến Cát - Bình Dương vào ngày 25-4-2011.
Việc lưu giữ anh Nhựt là sai
Theo kết luận, ngày 21-4-2011, anh Nhựt được công ty cử đến Công an huyện Bến Cát để hỗ trợ điều tra vụ công ty bị mất trộm lốp xe. Trong thời gian điều tra, anh Nhựt vẫn được công ty chấm công. Các cán bộ, điều tra viên làm việc với anh Nhựt gồm 3 người, trong đó có nguyên thiếu tá Nguyễn Thành Phú (người đã bị loại khỏi ngành do bị phát hiện gạ tình với vợ anh Nhựt trong thời gian anh lưu lại Công an Bến Cát).
Cũng  theo kết luận, anh Nhựt lưu lại trụ sở công an là nguyện vọng của anh, nguyện vọng này được ban chuyên án điều tra vụ mất cắp lốp xe Kumho họp xem xét vào 20 giờ ngày 21-4-2011. Ông Nguyễn Duy Đắc, Trưởng Ban Chuyên án, đã có bút phê: “Đồng ý đề xuất. Kính chuyển Trưởng Công an huyện Bến Cát xem xét giải quyết theo thẩm quyền”.
Vợ chồng anh Nguyễn Công Nhựt - chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Sau đó, ông Trương Văn Dũng, Trưởng Công an huyện Bến Cát, có bút phê: “Công an huyện Bến Cát đồng ý cho mượn trụ sở, giao đồng chí Lê Xuân Lập (là cán bộ Công an huyện Bến Cát) bố trí nơi ăn ở cho anh Nhựt”. Ông Lập đã báo cơm tại nhà ăn và bố trí phòng họp của Đội CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội cho anh Nhựt ở. Đến sáng 25-4 thì phát hiện anh Nhựt chết trong tư thế treo cổ bằng dây điện thoại trên khung cửa sổ phòng họp.
Từ lời khai của anh Nhựt, công an đã bắt 29 đối tượng tham gia trộm cắp lốp xe Kumho. Ban chuyên án cho rằng lý do lưu giữ anh Nhựt tại Công an Bến Cát là nhằm bảo vệ người tố giác tội phạm và thuận lợi cho quá trình điều tra. Tuy nhiên, CQĐT VKSND Tối cao nhận định lý do này là “không có cơ sở” bởi “việc lưu giữ anh Nhựt tại Công an huyện Bến Cát từ ngày 21-4-2011 đến ngày 25-4-2011 mà không có lệnh tạm giữ, tạm giam, không thông báo cho VKSND huyện Bến Cát là hình thức câu lưu, hạn chế quyền tự do của công dân là việc làm chưa đúng quy định của pháp luật”.
CQĐT VKSND Tối cao quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” nhưng kiến nghị Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương tổ chức kiểm điểm, xử lý các vi phạm của lãnh đạo, điều tra viên, cán bộ Công an huyện Bến Cát theo đúng quy định của pháp luật và thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn lực lượng Công an tỉnh Bình Dương để phòng ngừa các vi phạm, tội phạm trong hoạt động tư pháp.
Tự tử vì ân hận và lo sợ
Cũng theo kết luận của CQĐT VKSND Tối cao, dựa trên kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội - Bộ Quốc phòng về hồ sơ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, anh Nhựt tự tử, không bị dùng nhục hình. Ngoài ra, dựa vào kết quả giám định của Phòng Giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng, “thư tuyệt mệnh” là do anh Nhựt viết ra.
Lý do anh Nhựt tự tử vì anh ân hận làm trái quy trình xuất lốp xe của công ty, vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng trong công ty câu kết trộm cắp lốp xe. Cụ thể, anh Nhựt khai với công an là ngày 5-11-2007 đến cuối năm 2010 đã tự ý sử dụng máy tính văn phòng làm lệnh xuất khoảng 20-30 lần, số lượng khoảng 1.000 lốp xe, trái với quy trình xuất hàng tại công ty (Công ty Kumho quy định không được xuất hàng tại máy tính văn phòng mà phải xuất hàng tại máy tính ở kho).
Theo CQĐT VKSND Tối cao, trong “thư tuyệt mệnh gửi vợ”, anh Nhựt cũng bày tỏ ân hận vì vô tình tiếp tay cho người khác vi phạm pháp luật và lo sợ phải ngồi tù từ 15-20 năm. 
Vợ không tin chồng tự tử
Ngày 29-8, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) cho biết: “Một lần nữa tôi khẳng định chồng tôi không tự tử vì sợ tội, bởi anh chẳng có tội gì để mà sợ. Nếu là tình nguyện hợp tác điều tra, sao công an tịch thu điện thoại của anh không cho gọi về gia đình, đến giờ vẫn chưa trả cho tôi? VKSND Tối cao kết luận nhiều vấn đề chưa được chính xác, tôi sẽ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội làm rõ vấn đề này”.
NHƯ PHÚ

--------------------------

Xử án như vậy xã hội không loạn mới là chuyện lạ - DCT

Bút tích của anh Nhựt (trái) và lá “thư tuyệt mệnh” (phải)
Điểm “nhấn” thứ 1: Tại sao các báo khác nhau lại đăng tải cùng 1 hình như nhau. Câu trả lời: hình từ một nguồn do công an cung cấp.
Điểm “nhấn” thứ 2: tại sao lại cắt đứt văn bản?
TRÍCH…
Nhưng nếu cần chụp lại 1 tấm hình và đăng tải với mục tiêu giúp cho người đọc “nhìn rõ mọi sự” thì chúng ta cũng có thể có một bức hình như sau:
Hình trên đây là Giấy Xác Nhận công tác của anh Nguyễn Công Nhựt với chữ viết và chữ ký rõ ràng.
Bây giờ hãy thử phóng lớn những hình ảnh có được để xem “công tác giám định chữ viết theo trưng cầu giám định của cơ quan điều tra tại Phân viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và Cơ quan Giám định Tư pháp Trung ương, Bộ Y tế” nó như thế nào?
1. Chữ ký:
3. Những chữ “ng”:



4. Những chữ “y”:





Một vài hình ảnh để giúp các bạn đọc thử làm “công tác giám định chữ viết theo trưng cầu giám định của cơ quan điều tra tại Phân viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và Cơ quan Giám định Tư pháp Trung ương” xem kết luận của bạn có giống như của công an chăng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)