Bánh
được làm sẵn, để lộ thiên hứng bụi, chảo dầu chiên đen kịt, bát đĩa để
cách nước cống chỉ vài cm…Nhìn thấy cảnh này, không ít tín đồ của bánh
tôm Hồ Tây phải kinh hãi.
Trước
đây, tại Hà Nội, hầu hết các hồ đều có bánh tôm, nhưng riêng bánh tôm
hồ Tây là đặc biệt và nổi tiếng hơn cả. Bởi vậy, dần dần, bánh tôm hồ
Tây được xem là đặc sản của Hà Nội.
Tuy
nhiên, hiện nay, nhiều cửa hàng nhỏ, lẻ gắn thương hiệu “bánh tôm hồ
Tây” mọc lên nhan nhản, nhưng vì ham lợi nhuận, những cửa hàng này luôn
xem nhẹ khâu an toàn thực phẩm, bất chấp những ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng. Tại một số cửa hàng, nếu được tận mắt chứng kiến khung
cảnh “hậu trường” của món bánh tôm, chắc chắn không ít người phải kinh
hãi.
Dọc
tuyến đường dẫn vào Phủ Tây Hồ ngay bên bờ hồ Tây, Hà Nội, những cửa
hàng bánh tôm mọc lên san sát, cửa hàng nào cũng có những dòng giới
thiệu lớn: “Đặc sản bánh tôm Hồ Tây”. Trong vai một thực khách muốn
thưởng thức món bánh đặc sản Hà Thành, tôi tạt vào một quán ăn chỉ cách
phủ Tây Hồ vài bước chân.
Đập
vào mắt là một mâm bánh tôm cỡ lớn đặt ngay cạnh lối ra vào quán. Những
chiếc bánh tôm vàng ươm được xếp lần lượt trên một chậu nhôm không hề
có dụng cụ che đậy, để “lộ thiên” sát mép đường đi mặc cho hàng đoàn xe
máy đi qua, xung quanh, vài chú ruồi vo ve thưởng thức. Nhìn kỹ trên mâm
bánh tôm còn có sợi tóc không rõ của ai được cuốn quanh con tôm màu đỏ
gạch.
Sau
khi khách gọi một đĩa bánh tôm suất 2 người ăn (6 chiếc, giá 14.000
đồng/chiếc), bà chủ quán tầm ngoài 50 tuổi hồn nhiên dùng tay không bốc
những chiếc bánh tôm đang “trưng bày” thả vào chảo dầu để chiên lại.
Chảo dầu sâu lòng, thoạt mới nhìn qua cũng có thể thấy đã khá lâu không
được kỳ cọ, dầu dùng để chiên bánh trong lòng chảo cũng đen kịt.
Khi
tôi thắc mắc về việc dùng dầu đã qua sử dụng để chiên bánh có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe, bà chủ trấn an: “Cháu cứ yên tâm, dầu này đều là dầu
mới, cô chiên mẻ này mới là mẻ thứ 2, vẫn còn thơm, ngon chán”(?).
Trong khi đó, vài phút sau, có 4 khách bước vào quán gọi bánh tôm, bà
chủ lại hớn hở bốc bánh cho vào chảo dầu đặt sẵn trên bếp mà trước đó đã
chiên bánh cho chúng tôi. Cô T. bán nước chè ngay đối diện cửa hàng
này tiết lộ: “Lấy đâu ra dầu mới, dầu đó họ cứ đặt trên bếp cả ngày từ
sáng đến tối, chỉ cần khách đến là đặt bánh vào chiên, có khi còn được
tận dụng ngày này qua ngày khác”.
Cách
đó vài mét, một hàng bánh tôm khác cũng “trưng” cả mâm bánh hứng bụi để
“hút” khách. Dụng cụ chế biến bánh tôm tại đây không sạch sẽ hơn là
bao. Vẫn những chảo dầu đen kịt mà khi bật bếp để chiên lại bánh đã
thoang thoảng mùi khét. Dưới nền đất, còn có một can dầu đã qua sử dụng
được dùng gần hết. Những lọ nhựa lớn để đựng gia vị như đường, hành khô,
nột ngọt…dầu mỡ, cáu bẩn bám quanh miệng.
Kinh
khủng hơn là khu vực chế biến, cung cấp nguồn nước cho cả quán. Tại
đây, bát đĩa bẩn chất đống chỉ cách rãnh nước cống vài…cm.
Lạ
một điều là tất cả những khâu “hậu trường” của bánh tôm hầu như đều có
thể dễ dàng quan sát nhưng thực khách vào thưởng thức vẫn khá đông, nhất
là những ngày lễ, ngày nghỉ.
PV ghi lại những cảnh “hậu trường” của đặc sản bánh tôm Hồ Tây:
Những quán bánh tôm mọc lên san sát ở đường vào phủ Tây Hồ, Hà Nội
Mâm bánh đều được để "lộ thiên" không dụng cụ che đậy, hứng đầy bụi đường.
Quan sát kỹ, món đặc sản Hà thành ngoài tôm còn có cả...tóc.
Chảo dầu chiên bánh đen kịt vì đã được sử dụng nhiều lần.
Những chảo dầu chiên bánh này còn được tận dụng từ ngày này qua
Chảo dầu chiên bánh đen kịt vì đã được sử dụng nhiều lần.
Những chảo dầu chiên bánh này còn được tận dụng từ ngày này qua
ngày khác để... tiết kiệm chi phí.
Dưới sàn nhà, một can dầu qua sử dụng đã dùng gần hết.
Những lọ nhựa đựng gia vị chế biến đầy dầu mỡ, cáu bẩn.
Bát, cốc uống nước chất đống để cạnh rãnh nước thải chỉ vài cm.
Dưới sàn nhà, một can dầu qua sử dụng đã dùng gần hết.
Những lọ nhựa đựng gia vị chế biến đầy dầu mỡ, cáu bẩn.
Bát, cốc uống nước chất đống để cạnh rãnh nước thải chỉ vài cm.
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)