Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Phóng sự ảnh về nhóm bặm trợn hộ tống ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đánh người vỡ đầu ở Bắc Ninh


Sáng nay (17/8), Đại đức Thích Tâm Mẫn đã về tới địa phận huyện Tiên Du, Bắc Ninh trong hành trình “nhất bộ nhất bái”. Dù gặp mưa khá lớn trên đường, trang phục ướt sũng nước nhưng Đại đức Thích Tâm Mẫn vẫn không hề ngưng bước.

Nhưng điều khiến nhiều người bất bình và khó hiểu là nhóm người mặt mũi bặm trợn đi bên cạnh nhà sư này sẵn sàng dùng dùi cui và nắm đấm để ngăn không cho người dân gần vị sư.
Một người dân địa phương không may "phạm húy" khi muốn gần nhà sư đã bị đánh vỡ đầu trong sáng nay.
Trên quốc lộ 1A, đoạn đi qua huyện Tiên Du, hàng trăm Phật tử địa phương đã giăng kín hai bên đường để đồng hành cùng vị sư này.
Nhưng, đi bên cạnh nhà sư là những người để đầu cạo trọc, mặc thường phục, xăm trổ ở tay và có nhiều hành vi không đẹp mắt.
Họ cấm không cho người dân quay phim, chụp ảnh Đại đức Thích Tâm Mẫn.
Dùng dùi cui và "nắm đấm" để dẹp đường và hộ tống.
Bất kỳ ai đến gần nhà sư sẽ bị đoàn người này chửi bới, đánh đập.
Nhiều người dân địa phương tỏ ra khó hiểu với hành động của những người tự xưng là đệ tử Đại đức Thích Tâm Mẫn.
Vẻ khổ hạnh của Đại đức Thích Tâm Mẫn trái ngược với hành động của nhóm "tháp tùng".
Bất kỳ ai đi dưới lòng đường sẽ bị đám tháp tùng "đe dọa".
Không may, anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Mão, Tiên Du) đã bị một số đối tượng đi bên cạnh nhà sư đánh chảy máu đầu. Trong ảnh: Anh Cường đang ngồi kể cho bà con địa phương nghe chuyện bị nhóm đi bên cạnh nhà sư đánh chảy máu đầu.
Theo lời anh Cường, khi đang cùng những người dân khác quan sát nhà sư từ xa, anh thấy một số người dân bị đám người "hộ tống" Đại đức Thích Tâm Mẫn đánh, anh đã lại gần khuyên can và hỏi lý do. Ngay sau đó, anh bị khoảng 5 người xông vào đấm và đánh bằng dùi cui khiến đầu anh bị chảy máu.
Dòng Phật tử nối đuôi nhau đi phía sau nhà sư để tỏ lòng thành kính. Xung quanh Đại đức Thích Tâm Mẫn có nhiều người mặc thường phục, đầu cạo trọc tháp tùng. Theo chứng kiến của phóng viên, người dân hiếu kỳ  ở địa phương phải đứng cách xa nhà sư ít nhất 100m về phía trước. Bất kì ai đến gần đều bị một số người có gương mặt bặm trợn đánh đuổi bằng nắm đấm và dùi cui.
Người dân địa phương chỉ dám nhìn nhà sư "nhất bộ nhất bái" từ xa.
Dẹp đường.
Sự phát nguyện khổ hạnh của nhà sư đã khiến cho các Phật tử địa phương hết sức xúc động.
Trước đó, trả lời trên một tờ báo mạng, Đại đức Thích Tâm Mẫn cho biết “nhất bộ nhất bái” (đi 1 bước, lạy 1 lạy) là một pháp tu của Phật giáo với mục đích sám hối tội lỗi, cầu nguyện hòa bình, chí đạt quả Phật, hóa độ chúng sinh. (Rồi có hóa độ được ai không? Hình ảnh ông thầy chùa này phản cảm quá. Mình đạo Phật mà không ngộ được chút nào -DCT)
Tuy nhiên, nhà sư không cho biết lý do vì đâu ông thực hiện cuộc phát nguyện này.  :))
Hành trình “nhất bộ, nhất bái” của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bắt đầu từ chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) từ năm 2009 và dự kiến kết thúc ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh).
Nhóm người mặt mũi bặm trợn đi bên cạnh hoàn toàn đối nghịch với sự khổ hạnh của nhà sư.
Khoảng 10h30', Đại đức Thích Tâm Mẫn tạm dừng hành trình. Ngay lập tức, một đệ tử đưa mũ bảo hiểm, chở nhà sư đi. Người dân địa phương truyền tai nhau về ý nghĩa tốt đẹp của hành trình nhất bộ nhát bái. Tuy nhiên, họ cũng bất ngờ và bàn tán xôn xao về những hành động khó hiểu của nhóm người "hộ tống".
Theo Thảo Lăng - GDVN

7 nhận xét:

  1. Lại chuyện lạ!:(

    Trả lờiXóa
  2. Phóng sự ảnh mà sao Ròm hổng thấy hình vậy há hehe

    Trả lờiXóa
  3. Nói chung là thầy này cũng lắm chuyện chứ chả vừa hihih
    Năm 2009 e đi ra Phú Yên tận mắt thấy cảnh chán chường, vậy từ 2009 mà đã từ Hóc Môn đi đến Phú Yên rồi sao ta, báo viết chắc lộn năm rồi.
    Vì cái chuyện hồi tâm, sám hối, cầu bình an nhân loại của Thầy cũng đã làm liên luỵ đến bao nhiêu người rồi nói chi đến phổ độ chúng sanh.... haizzz

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu dám đi ở trong này. Du côn kiểu đó công an không tha đâu!

      Chắc lên xe lửa ra Phú Yên luôn.

      Xóa
  4. Câu chuyện của 2009
    Nếu chưa tiếp xúc cái cách thầy làm trước mỗi chặn đường thầy bước 1 bước lạy 1 lạy sẽ k biết chuyện trong đó như thế nào đâu Chị hiih
    Ở PY, thầy chỉ lạy buổi sáng, trưa chiều về nghỉ, chỗ thầy đi giờ phải được quét dọn sạch sẽ vào buổi trưa chiều hôm đó, thầy về chỗ nghỉ có xe chở đi, chỗ thầy lạy sẽ có người quét dọn, và giữ k ô uế cho đến sáng mai thầy lại ra chỗ đó đi và lạy tiếp, chỗ nào không quét sạch và không có ai canh giữ để xe đi trên đường làm bắn nước dơ thì k lạy đâu... (khác với lúc trước, chỗ có nước thầy cũng k tránh, cũng vẫn lạy)
    Đường quốc lộ mà phật tử các chùa quét buổi chiều xong thì đứng canh luôn (nhưng chỉ tới 5g chiều) không cho ai đi qua lại chỗ đó, rồi sáng hôm sau lại quét tiếp, sạch sẽ rồi mới chở thầy tới đó bước lạy...
    Khi ra đến ngoài kia chắc là đệ tử "CÁ" đi theo canh hihih nên mới có võ công như thế
    Về đệ tử của thầy, nói chung đệ tử theo thầy đổi hoài àh... có 1 đứa xưa kia chọi gạch trúng đầu thầy vì thấy ghét, sau đó quy y theo Thầy, nhưng sau này thấy thầy ở PY thì lại k thấy đứa đệ tử kia đâu, còn lại là thay đổi liên tục cho nên mới có cảnh trên. Đứa nào đứng xem thầy bước lạy mà có ý kiến là đệ tử nó đá cho văng răng cửa áh...
    Nói chung là... thầy về đọc kinh tích đức, phổ độ chúng sanh - giảng kinh Phật em thấy còn có ý nghĩa hơn là đi bộ đến Yên Tử... không biết có khi nào lần này ra Bắc lại làm PR cho vụ cả vùng Yên Tử đang được đề cử từ danh nhân văn hoá thế giới với lại di sản vật thể hông ta ???

    Trả lờiXóa
  5. Tụi nó CA k àh chị ơi hihih

    Trả lờiXóa

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)