Bên cạnh những lỗi về dấu câu, ngắt đoạn thì sách tham khảo do các nhà xuất bản uy tín “ngọng chính tả” cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
"Thước đo" hay "thướt đo"?
Không riêng “Vở luyện tập Tiếng việt 1, NXB Đà Nẵng” có những sai sót giật mình mà ngày càng xuất hiện nhiều lỗi sai ngớ ngẩn trên sách dành cho học sinh tiểu học.
Trong cuốn “Vở thực hành tiếng Việt 1”, chủ biên TS. Trần Thị Minh Phương (NXB Giáo dục Việt Nam) cũng mắc những lỗi sai tương tự.
Trong phần lấy ví dụ cho vần “ướt”, tác giả đã dẫn ra ví dụ minh họa là “thướt đo”. Nhiều bậc phụ huynh khi đọc xong vẫn không hiểu nghĩa của từ “thướt đo” là gì? Trong khi đó từ chính xác và có nghĩa phải là “thước đo”.
Trong cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2”, chủ biên: Nguyễn Hải Mi – Trần Thị Hồng Thắm (Nhà xuất bản ĐH Sư phạm) cũng mắc lỗi sai về từ, người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.
Những hạt sạn không hề nhỏ ngay trong những cuốn sách của các nhà xuất bản có uy tín trong nước dành cho các học sinh lớp 1, 2 cũng mắc những sai sót “ngớ ngẩn” này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn khi tìm sách tham khảo cho con.
Liệu rằng với những sai sót này sẽ khiến bao nhiêu trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp.
Đọc đứt hơi vì lỗi chấm phẩy
Hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao dành cho học sinh bậc tiểu học xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Nếu trước kia mỗi môn học chỉ có một quyển sách giáo khoa kèm theo một quyển sách bài tập thì giờ đây học sinh tiểu học có hàng chục đầu sách như: sách bài tập thực hành, sách luyện tập, sách luyện từ và câu…Tuy nhiên, chất lượng của những đầu sách này lại không được như mong đợi.
Trong cuốn sách Bài tập thực hành Tiếng Việt 2 ( NXB Đại học Sư phạm), bài 4 xuất hiện một mẩu truyện, trích nguồn trên internet và đã được dùng làm đề bài cho học sinh.
Tuy nhiên, dường như nội dung của mẩu truyện này được sao chép y nguyên trên mạng mà không qua chỉnh sửa, biên soạn lại. Ngay câu đầu tiên của mẩu truyện đã mắc phải lỗi câu nghiêm trọng mà trẻ em đọc xong cũng đứt hơi vì mệt. Xin được trích lại nguyên văn câu đó.
“Từ ngày khai giảng năm học mới, mọi người trong khu phố không còn thấy bé Tin – 3 tuổi chạy lon ton nô đùa khắp nơi hay khóc nhè mỗi khi mẹ đánh đòn vì không chịu ăn nữa.”
Bên cạnh những loại sách phục vụ cho việc học tập trên lớp thì những loại sách giải trí giúp bé thông minh cũng bị mắc những lỗi sai tương tự. Trong cuốn sách tập đọc lớp 2, viết dưới dạng truyện tranh cũng khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ.
“Tôi đang nắn nót viết từng chữ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu”.
Đọc xong ví dụ này, một phụ huynh đã phải thốt lên bởi không thể hiểu "chữ Cô-rét-ti" là chữ gì. Thậm chí, phụ huynh này còn phải đọc đi đọc lại mới chợt nhận ra biên tập viên đã quá cẩu thả khiến người đọc không thể nhận ra "Cô-rét-ti" chính là một nhân vật của truyện. Phải chăng nên đặt một dấu phẩy (,) vào trước từ Cô-rét-ti để các em nhỏ “tập đọc” có thể hiểu đúng và đầy đủ nghĩa hơn?
Không riêng “Vở luyện tập Tiếng việt 1, NXB Đà Nẵng” có những sai sót giật mình mà ngày càng xuất hiện nhiều lỗi sai ngớ ngẩn trên sách dành cho học sinh tiểu học.
Trong cuốn “Vở thực hành tiếng Việt 1”, chủ biên TS. Trần Thị Minh Phương (NXB Giáo dục Việt Nam) cũng mắc những lỗi sai tương tự.
"Thướt đo" là cái gì? |
Cuốn sách do những tác giả có trình độ tiến sĩ biên soạn và do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành |
Trong phần lấy ví dụ cho vần “ướt”, tác giả đã dẫn ra ví dụ minh họa là “thướt đo”. Nhiều bậc phụ huynh khi đọc xong vẫn không hiểu nghĩa của từ “thướt đo” là gì? Trong khi đó từ chính xác và có nghĩa phải là “thước đo”.
Trong cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2”, chủ biên: Nguyễn Hải Mi – Trần Thị Hồng Thắm (Nhà xuất bản ĐH Sư phạm) cũng mắc lỗi sai về từ, người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.
"Năng nỉ" hay "năn nỉ"? |
Cuốn "Bài tập thực hành tiếng Việt 2" do NXB ĐH Sư phạm xuất bản |
Những hạt sạn không hề nhỏ ngay trong những cuốn sách của các nhà xuất bản có uy tín trong nước dành cho các học sinh lớp 1, 2 cũng mắc những sai sót “ngớ ngẩn” này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn khi tìm sách tham khảo cho con.
Liệu rằng với những sai sót này sẽ khiến bao nhiêu trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp.
Đọc đứt hơi vì lỗi chấm phẩy
Hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao dành cho học sinh bậc tiểu học xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Nếu trước kia mỗi môn học chỉ có một quyển sách giáo khoa kèm theo một quyển sách bài tập thì giờ đây học sinh tiểu học có hàng chục đầu sách như: sách bài tập thực hành, sách luyện tập, sách luyện từ và câu…Tuy nhiên, chất lượng của những đầu sách này lại không được như mong đợi.
Trong cuốn sách Bài tập thực hành Tiếng Việt 2 ( NXB Đại học Sư phạm), bài 4 xuất hiện một mẩu truyện, trích nguồn trên internet và đã được dùng làm đề bài cho học sinh.
Tuy nhiên, dường như nội dung của mẩu truyện này được sao chép y nguyên trên mạng mà không qua chỉnh sửa, biên soạn lại. Ngay câu đầu tiên của mẩu truyện đã mắc phải lỗi câu nghiêm trọng mà trẻ em đọc xong cũng đứt hơi vì mệt. Xin được trích lại nguyên văn câu đó.
“Từ ngày khai giảng năm học mới, mọi người trong khu phố không còn thấy bé Tin – 3 tuổi chạy lon ton nô đùa khắp nơi hay khóc nhè mỗi khi mẹ đánh đòn vì không chịu ăn nữa.”
(Ảnh chụp từ sách Bài tập thực hành tiếng việt 2 ,NXB Đại học Sư phạm) |
Nếu chỉ đọc một lần nhiều người lớn cũng không thể hiểu được "Cô-rét-ti" là cái gì? |
Bên cạnh những loại sách phục vụ cho việc học tập trên lớp thì những loại sách giải trí giúp bé thông minh cũng bị mắc những lỗi sai tương tự. Trong cuốn sách tập đọc lớp 2, viết dưới dạng truyện tranh cũng khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ.
“Tôi đang nắn nót viết từng chữ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu”.
Đọc xong ví dụ này, một phụ huynh đã phải thốt lên bởi không thể hiểu "chữ Cô-rét-ti" là chữ gì. Thậm chí, phụ huynh này còn phải đọc đi đọc lại mới chợt nhận ra biên tập viên đã quá cẩu thả khiến người đọc không thể nhận ra "Cô-rét-ti" chính là một nhân vật của truyện. Phải chăng nên đặt một dấu phẩy (,) vào trước từ Cô-rét-ti để các em nhỏ “tập đọc” có thể hiểu đúng và đầy đủ nghĩa hơn?
- Theo Nhung Vũ - Thùy Trần (VTC News)
Nền giáo dục này thì... khó nói lắm chị ơi hihih
Trả lờiXóaNản toàn tập! :(
Xóa