Có lẽ một trong những nguyên tắc phổ cập nhất trong nhiếp ảnh, hay cụ thể hơn là trong bố cục một bức ảnh là "qui luật 1 phần 3" (rule of thirds).
Ai đọc cụm từ "qui luật 1 phần 3" hay "rule of thirds mà thấy lạ tai, thì chắc là mới làm quen với nhiếp ảnh, nên tôi xin được nôm na như sau:
Với qui luật này, người ta dùng những đường thẳng chia một khung ảnh ra thành 9 phần bằng nhau, tức là 2 đường thẳng đứng và 2 đường nằm ngang, nhìn các hình dưới đây là hiểu liền! Trong hình trống dưới đây, 4 đường thẳng giao nhau tại 4 điểm.
Dưới đây là vài hình lấy trên internet tiêu biểu cụ thể hơn về bố cục cuả một tấm ảnh, do những phó nhòm có tay nghề
Hình 1: Ở đây, người ta chụp con ong, chứ không phải chụp hoa!
Hình 2: Hình này coi thật ... mát con mắt, vì bố cục tuyệt vời!
Hình 3: Một ví dụ kinh điển về "qui luật 1 phần 3"
Theo qui luật lập ra bằng kinh nghiệm, thì con mắt người ta có khuynh hướng nhìn vào những ...chỗ nào là "1 phần 3" cuả hình, nhất là ở 4 giao điểm.
Ví dụ ở hình 1 là ảnh con ong hút mật ở cụm hoa, khi hỏi chỗ đầu tiên mà người ta hướng mắt vào nhìn, thì hầu hết mọi người đề trả lời là họ chú ý đến con mắt cuả con ong.
Ví dụ ở hình 1 là ảnh con ong hút mật ở cụm hoa, khi hỏi chỗ đầu tiên mà người ta hướng mắt vào nhìn, thì hầu hết mọi người đề trả lời là họ chú ý đến con mắt cuả con ong.
Người ta nhìn vào con mắt nó, rồi sau đó mới đến các phần khác cuả con ong, còn chẳng mấy ai để ý đến cụm hoa cả!
Ở hình 2, đa số người xem bảo những chỗ người ta chú ý nhìn là cái mũi con thuyền máy, và thứ đến là cái mỏm núi nhỏ trong dãy núi ở xa xa...
Còn cảm giác thoải mái cũng là do đường chân trời nằm ngang theo đường 1 phần 3, dải nước cũng nằm trong đường 1 phần 3, và bãi cát cũng giới hạn bởi đường 1 phần 3. Nếu bây giờ không có những 1 phần 3 đó nưã, thì đa số thấy khó chịu cho con mắt!
Cũng vậy, ở hình 3, người ta chỉ chú ý đến cái cây, đến đường chân trời, và bóng dáng mặt trời đang lặn (hay mọc).
Cũng vậy, ở hình 3, người ta chỉ chú ý đến cái cây, đến đường chân trời, và bóng dáng mặt trời đang lặn (hay mọc).
Thực ra, "qui luật 1 phần 3" trong nhiếp ảnh không phải do lý luận mà đặt ra, mà là do kinh nghiệm cuả hầu hết mọi người, thấy như thế thì công nhận như thế.
Trong khi đó, đa số phó nhòm non tay nghề, thường có thói quen đặt chủ đề vào chính giưã ống nhắm, chứ không nghĩ gì đến những phần 3 trong khung ảnh, nên ít người chụp được ảnh đẹp là vì thế.
Do đó mới có những phần mềm để xử lý hình ảnh, cho phép người ta cắt xén (crop) tấm hình đã chụp, đưa chủ đề vào những chỗ 1 phần 3, để ... hấp dẫn người xem hơn!
Gần đây, các nhà sản xuất máy ảnh lại còn cho phép phó nhòm làm hiện ra những đường 1 phần 3 trong khung nhắm (gọi là grids), để dễ bố cục tấm ảnh sẽ chụp, chứ không phải chờ cho đến khi chụp xong, mới dùng phần mềm xử lý!
Trong khi đó, đa số phó nhòm non tay nghề, thường có thói quen đặt chủ đề vào chính giưã ống nhắm, chứ không nghĩ gì đến những phần 3 trong khung ảnh, nên ít người chụp được ảnh đẹp là vì thế.
Do đó mới có những phần mềm để xử lý hình ảnh, cho phép người ta cắt xén (crop) tấm hình đã chụp, đưa chủ đề vào những chỗ 1 phần 3, để ... hấp dẫn người xem hơn!
Gần đây, các nhà sản xuất máy ảnh lại còn cho phép phó nhòm làm hiện ra những đường 1 phần 3 trong khung nhắm (gọi là grids), để dễ bố cục tấm ảnh sẽ chụp, chứ không phải chờ cho đến khi chụp xong, mới dùng phần mềm xử lý!
Để giúp các bạn làm quen hơn với "Qui Luật 1 Phần 3" trong nhiếp ảnh (Rule of Thirds in Photography), mời các bạn quan sát những hình mẫu dưới đây lấy trên internet.
Tôi tin rằng xem xong, các bạn sẽ từ từ bỏ được thói quen cố hữu là nhắm chủ đề mình chụp để ngay chính giưã ống nhắm cuả máy ảnh, thay vì dùng các "đường phần 3" hay những giao điểm cuả nó.
Nói khác đi, khi chụp hình, hãy chú ý đến bố cục cuả nó ngay trước khi bấm nút chụp, chứ không phải chỉ giơ máy lên chụp bưà bãi, rồi sau này mới dùng phần mềm để xử lý.
Nào mời các bạn xem:
Những chủ đề có thể chỉ là những vật đơn giản thôi,
nhưng bố cục cuả ảnh nói lên được trình độ cuả người chụp hình!
Bạn chú ý nhất đến điểm đẹp nào cuả con hạc đầu vương miện (crown crane) này?
Tấm ảnh đã "photoshopped" này càng đẹp hơn nhờ bố cục, phải không?
Một đặc điểm tương phản rất dễ thấy, lại được chú ý hơn!
Ai thích chụp hoa, hãy nhớ đã xem ảnh này nhé!
Bức ảnh sẽ mất nhiều "mãnh lực", nếu để cỗ máy nông nghiệp vào chính giữa.
St
Tôi tin rằng xem xong, các bạn sẽ từ từ bỏ được thói quen cố hữu là nhắm chủ đề mình chụp để ngay chính giưã ống nhắm cuả máy ảnh, thay vì dùng các "đường phần 3" hay những giao điểm cuả nó.
Nói khác đi, khi chụp hình, hãy chú ý đến bố cục cuả nó ngay trước khi bấm nút chụp, chứ không phải chỉ giơ máy lên chụp bưà bãi, rồi sau này mới dùng phần mềm để xử lý.
Nào mời các bạn xem:
Những chủ đề có thể chỉ là những vật đơn giản thôi,
nhưng bố cục cuả ảnh nói lên được trình độ cuả người chụp hình!
Bạn chú ý nhất đến điểm đẹp nào cuả con hạc đầu vương miện (crown crane) này?
Tấm ảnh đã "photoshopped" này càng đẹp hơn nhờ bố cục, phải không?
Một đặc điểm tương phản rất dễ thấy, lại được chú ý hơn!
Ai thích chụp hoa, hãy nhớ đã xem ảnh này nhé!
Bức ảnh sẽ mất nhiều "mãnh lực", nếu để cỗ máy nông nghiệp vào chính giữa.
Huynh cũng đồng ý cái"Qui luật 1/3 trong nhiếp ảnh"(Vốn xuất phát từ hội họa)nhưng một số sách về nhiếp ảnh sau này lại phủ định nó. Các tác giả theo trào lưu mới cho rằng không cần bó buộc như vậy vì sẽ kềm chế sức sáng tạo của người cầm máy. Huynh cũng có post bài tương tự như em về những quy luật ấy(theo kiểu cổ điển)
Trả lờiXóaNói chung là do mình sắp thành người thiên cổ nên thích cách cổ điển hơn :)
Xóacứ theo quy luật này em thấy ok nhất rồi
Trả lờiXóa:)