Do
lượng người đổ về TP. HCM ngày một tăng cao nên đã xảy ra "cháy" vé
tàu, xe ở một số địa phương, hành khách buộc chấp nhận để nhà xe nhồi
nhét.
Mấy
ngày qua, dọc tuyến QL 1A, hàng ngàn lao động quê Thanh Hóa vất vả chờ
đợi, đón xe vào Nam để làm việc. Do nhu cầu đi lại của người dân quá
lớn, nên các nhà xe chạy tuyến Bắc - Nam đẩy giá vé lên cao bất thường,
chưa kể hành khách còn phải chịu đựng cảnh chật chội do các nhà xe đua
nhau nhồi nhét khách. Trước Tết Nguyên đán, giá vé xe từ Thanh Hóa vào
TP. HCM và các tỉnh phía Nam khoảng 600.000 - 700.000 đồng/vé, nhưng
hiện đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
Tại
nhiều điểm xe khách thường dừng đỗ bắt xe dọc QL1A đã xuất hiện tình
trạng “cò” xe hoạt động công khai. Thông thường, các xe khách chạy tuyến
bắc - nam chủ động thỏa thuận giá với hành khách, nếu khách đồng ý thì
nhà xe mới cho lên. Thế nhưng các “cò” đứng ra vẫy xe, đưa ra giá vé
thấp cho khách lên xe. Khi xe chạy, khách bị buộc trả thêm số tiền mà
nhà xe đã “mua khách” từ “cò”.
Nhiều hành khách ở Thanh Hóa mệt mỏi đón xe vào Nam.
Muốn đi tàu phải ngồi ghế phụ
Tại
tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ ngày 15.2 lượng người vào Nam bắt đầu tăng
dần. Tuy nhiên, lượng vé tại ga Huế hầu như đã hết. Theo số liệu của
Phòng vé ga Huế, từ ngày 9/2 đến nay đã bán tổng cộng hơn 5.046 vé và
trên 100 ghế phụ mỗi ngày. “Từ nay đến ngày 21/2 chiều Huế đi TP.HCM
không còn vé. Chúng tôi chỉ bán vé đi sau ngày 21/2, nếu muốn đi tàu thì
hành khách chỉ còn mua vé ghế phụ”, bà Ngô Thị Thuyết, Đội trưởng Đội
bán vé ga Huế, cho biết.
Trong
khi đó, tại Bến xe (BX) phía nam TP.Huế lượng khách đến mua vé vào Nam
cũng tăng đột biến. Theo ông Phạm Xuân Sơn, Phó giám đốc Công ty quản lý
BX Thừa Thiên - Huế, trong ngày 15.2 có trên 200 lượt xe rời bến đi vào
các tỉnh phía nam, trong đó tuyến Huế - TP.HCM có trên 30 lượt xe. Ông
Sơn cũng cho biết các hãng xe có tuyến Huế vào nam đã bán hết vé đến
ngày 21/2. Để phục vụ đủ vé cho khách bến xe phía nam, ngành GTVT Thừa
Thiên - Huế đã có phương án dự phòng trên 30 đầu xe.
Do
nhu cầu đi vào các tỉnh phía nam lớn, nên ở đường tránh TP.Huế đoạn
TX.Hương Thủy, cầu An Lỗ và tại BX các huyện đã xuất hiện nhiều xe dù.
“Các xe dù núp bóng dưới danh nghĩa xe hợp đồng, các hãng du lịch để đón
khách với giá gần gấp đôi nhưng người dân vẫn chấp nhận vì ngại lên BX
do khoảng cách xa”, ông Sơn nói.
Hành khách đón xe tại Bến xe phía nam TP.Huế vào Nam.
Huy động xe buýt giải tỏa khách
Ngày
16.2, ông Phạm Văn Phương, Trưởng BX khách Cà Mau (Cà Mau), cho biết
trong ngày lượng khách đổ về bến để đi TP.HCM và một số tỉnh Đông Nam bộ
tăng gấp đôi so với 15/2. Theo ông Phương, tất cả các hãng xe tại BX đã
hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu đi lại của hành
khách. Ngoài số lượng trên 400 xe phục vụ hành khách thường xuyên của
70 doanh nghiệp đăng ký hành nghề dịch vụ vận tải hành khách tại tỉnh,
Ban điều hành BX đã điều động 25 xe giường nằm và trên 20 xe buýt 27 chỗ
ngồi để giải tỏa hành khách tại bến. Tuy nhiên, theo quan sát, đến 14
giờ ngày 16/2 vẫn còn gần 1.000 hành khách vật vạ chờ xe tại bến.
Phà kẹt, đò ngang tăng giá
Từ
13-16/2, bến phà Vàm Cống qua sông Hậu Giang ở hai phía bờ H.Lấp Vò
(Đồng Tháp) và TP.Long Xuyên (An Giang) luôn xảy ra kẹt xe do lượng
khách từ các tỉnh, thành kéo về vui Tết, hành hương ở núi Sam, núi Cấm
(An Giang) và Kiên Giang rất đông. Ngày 16/2, lượng sinh viên, học sinh,
công nhân, viên chức... từ An Giang, Kiên Giang đón xe lên TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai... làm việc, học tập cộng với lượng xe khách viếng núi
Sam, núi Cấm xong quay trở về qua phà Vàm Cống đã gây quá tải, kẹt xe từ
11 giờ trưa đến 13 giờ. Kẹt xe kéo dài nên nhiều hành khách sau khi ăn
uống quăng bừa xuống đường gây mất vệ sinh...
Theo
ghi nhận của PV, những ngày qua hầu hết các bến đò ngang trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đều tự ý tăng giá tiền chở xe gấp đôi. Đơn
cử, tại bến đò ngang qua sông Bạc Liêu - Cà Mau (đoạn thuộc ấp Nước Mặn,
xã Hưng Hội, H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) thường ngày thu tiền mỗi chiếc xe
gắn máy qua sông chỉ 5.000 đồng, nay tăng lên 10.000 đồng. Mặc dù người
dân tỏ ra rất bức xúc nhưng không thấy ngành chức năng và chính quyền
địa phương kiểm tra, xử lý việc tăng giá bất thường này.
Theo Thanh Niên Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)