Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Tiếng Việt (1)


Jul 16, '12 7:58 PM
for everyone
Đồng-hồ không người lái có cửa sổ của tôi chỉ ba giờ rưỡi chiều.Trong máy bay, ngồi nhìn ra cửa sổ bên ngoài, tôi lặng nhìn đất nước thân yêu, và tôi chợt thở dài. Thấy vậy, người hành-khách ngồi bên cạnh quay sang hỏi:- Trông anh có vẻ căng lắm? Ngồi trong nội-thất chiếc phi-cơ mà trông ông hình như bức-xúc làm sao?- Vâng thưa ông, tôi về Việt-Nam lần này là lần thứ nhất, sau bốn mươi năm xa nhà nên có phần hồi-hộp, tôi đáp.- À, ra thế, tâm-trạng ông hiển-thị trên nét mặt rõ lắm. Ông rời xứ lâu như vậy, tôi đoán lúc trước ông phải là du-sinh đi chuyên tu ở đâu đó; người Việt mình vốn trọng-thị vấn đề học-vị lắm mà.- Vâng, ông đoán không sai, lúc trước, tôi có được đi du-học bên Pháp, nhưng thú thật với ông, riêng tôi không coi-trọng bằng cấp cho lắm, nhất là thời-buổi này-tôi nói tiếp.- Tôi thống nhất ông, chủ-yếu là phải biết triển-khai tính năng-nổ, rồi tranh-thủ vào đó, khẳng định tài-nghệ mình thì mới thành công một cách tiên-tiến được.- Ông muốn nói là ông đồng ý với tôi, điều quan trọng là mình phải khai-triển tính siêng năng tháo vát, cố gắng sao cho tài-nghệ mình được công nhận để có thể thành công mỹ-mãn? tôi hỏi lại cho chắc.- Đúng vậy. À này, ông cũng nên cập-nhật lại ngôn-ngữ văn-hoá hiện-đại của mình đi thì hơn. Chúc ông thư-giãn và đi tham-quan tốt những cảnh-quan nước nhà.- Cám ơn ông.

Một lúc sau, gần đến
cửa khẩu Tân Sơn Nhất, người lái cho biết Trung tâm quản lý đường bay đã cho phép phi-cơ đáp xuống đường băng. Chúng tôi đã đến Sài-Gòn.Vào đến trạm kiểm tra, người cán-bộ hỏi tôi:- Hộ-chiếu đâu?- Dạ thưa, hộ-chiếu là gì ạ? tôi ngớ ngẩn hỏi lại.- Giấy tờ du-lịch do cơ-quan chủ quản cấp chứ là gì nữa? Xin ông nghiêm-túc một chút - người cán-bộ sẵng giọng.Tôi chìa sổ thông-hành ra.- Ông sống bên Mỹ à? Bang nào? người cán-bộ hỏi tiếp.- Dạ thưa, tiểu bang New Jersey.- Đem vào bao nhiêu kiều-hối?- Dạ thưa, kiều-hối là gì ạ? tội lại ú ớ.- Ông không biết từ này à? Ông đừng có linh tinh nữa, khẩn trương lên đi, người cán-bộ bắt đầu sốt ruột. Hoảng quá, chắc ông ta nói tôi vớ-vẩn và dục tôi phải nhanh lên. Nghĩ đến chữ "hối-xuất", tôi đoán mò.- Dạ, ngoại-tệ tôi có 1000 mỹ-kim.- Thôi được rồi, ông đi đi. Có vấn nạn gì thì cứ đến Phòng công-tác người nước ngoài mà hỏi.- Cám ơn Ngài.

Lấy hành-lý xong, qua trạm hải-quan, không có gì để khai quan-thuế, tôi bước ra ngoài. Tôi thở phào, nhẹ nhõm. Mới đến có vài giờ mà đã ấn-tượng như vậy.Dáo dác nhìn quanh, tôi vẫy một cái tắc-xi để về khách sạn.Thấy cái mặt "nai vàng ngơ ngác" của tôi, bác tài-xế chào hỏi:- Hoan nghênh ông, chắc ông là Việt-Kiều về thăm nhà? Lần này về, ông có dự-kiến làm gì không, em chỉ giúp cho? - Ờ, xem nào, ăn ngon thì ông đề-nghị đi đâu?- Muốn ăn ngon thì em xin đề-xuất nhà hàng này, em đảm-bảo chất-lượng, thực đơn cao-cấp, giá rẻ, ông có thể ăn uống vô-tư, chứ đừng có mà đi tìm những nơi hoành-tráng khác, có khả năng đắt khủng lắm, bình quân 100 Đô-La một người đó, nhất là nếu ông là người nước ngoài.- Ui chao, có thể trung bình 100 Đô? Quả nhiên đắt khủng khiếp thật.- Nhưng ngược lại, ông vào mấy tiệm chui thì cũng có khả-năng bị chũm lắm đấy.Đúng rồi, những nơi lén lút, không ai kiểm-soát, bị gạt là cái chắc.- Thi thoảng, ông có muốn đi tươi mát để hộ lý cho khoẻ không? bác tài hỏi tới.- Tươi mát? Hộ lý? ông muốn nói gì? Tôi hỏi lại- Thì chuyện quan-hệ đàn ông - đàn bà đó mà? Về Việt-Nam, ai mà không biết cái đó? bác tài cười mỉm chi.- Thôi, cám ơn ông, chắc không cần đâu. À về đến khách sạn tôi có xa không? tôi ngượng-nghịu đánh trống lảng.- Từ đây vào thành phố không có đường cao tốc, nhưng đi giờ này không sợ ùn-tắc đâu, nếu không gặp tai tệ nạn trong một sự cố giao-thông gì, sẽ nhanh lắm.- Không có xa-lộ, nhưng giờ này, nếu không gặp tại nạn xe cộ hay cản trở lưu-thông gì thì chả sợ kẹt đường, sẽ nhanh thôi. Tôi lẩm bẩm trong đầu như để học khoá cấp-tốc tiếng Việt mới.Bác tài-xế nói xong, phóng vun vút và chẳng bao lâu tôi về đến khách sạn. Đăng ký xong, tôi lên phòng nằm xem chiếu bóng hộp chỉ được năm phút là lăn quay ra ngủ một mạch đến sáng.Mấy hôm sau, một người bạn sinh-sống tại đây liên-hệ với tôi và đề-nghị:- Tụi tao có quy-hoạch một buổi tiểu-trà để chiêu-đãi mày thứ bẩy này nhé.- Cám ơn tụi mày đã định làm một buổi tiệc nhỏ để thết-đãi tao. Về đây chơi, có thổ-công như tụi mày thì nhất rồi. Tối hôm đó, tôi đến nơi hẹn. Nhà hàng này cũng nhỏ, nhưng rất sạch-sẽ, tươm-tất, có cả một ban nhạc sống nữa. Không biết mấy thằng bạn quỷ có mưu mô gì nhưng chúng đã bố-trí một cuộc gặp, cho tôi ngồi cạnh M., một cô gái xinh trẻ, rồi lấy máy ảnh kỹ-thuật số ra chụp tôi với em.


Nói chuyện, ăn uống một lúc, tôi làm ly cà-phê
cái nồi ngồi trên cái cốc, còn đang miên man suy-nghĩ thì M. lay tôi, gọi:- Anh ơi (cô ấy chỉ bằng tuổi con tôi mà dám gọi tôi bằng "anh"), anh đang tư duy gì vậy? Bên kia, mấy người nghệ-nhân đang chơi nhạc kìa, mình ra hát đôi đi, hay là anh thích múa đôi? Mấy thằng bạn cũng đốc vào nên tôi cũng đành ra sàn nhẩy với M.- Anh ơi, bên Mỹ, anh làm nghề gì, thu-nhập tầm được bao nhiêu? M. bắt đầu hỏi chuyện.Trời ơi, tiền lương tôi khoảng bao nhiêu, cô ấy hỏi làm gì? Tôi trả-lời qua loa cho xong, nhưng M. tiến-công tiếp:- Anh ơi, em phát-hiện là em cảm thấy rất hứng-thú với anh. Anh là đối-tượng của em rồi, em hồ-hởi quá. Hay là anh quản-lý đời em đi anh?- Tôi quản-lý đời cô hay cô quản-lý đời tôi đây? Nhưng thí-dụ như tôi chịu thì mình như thế nào? Tôi hỏi đùa.- Trước hết, mình phải tuyên-bố.- Tuyên bố gì?- Tuyền bố là lễ hứa-hôn đó anh. Sau đó, anh mua cho em một căn hộ; và lần hồi, mình sẽ đả-thông nhau, rồi mình sẽ...- Trời ơi, tôi làm gì có tiền mua nhà cho cô? - Em nghe nói bên Mỹ, ai cũng sở-hữu một căn hộ mà, anh bán nó đi rồi sang đây mua hộ cho em. Sang bên này, anh bảo-quản tốt cho em, em sẽ ủng-hộ anh triệt để. Anh xử-lý cho em đi, nhe?(Quan-hệ, ủng-hộ kiểu này thì hệ-quả chắc phải bị cao huyết áp, tai-biến mạch máu não sớm !!!) Cứ thế cô tích-cực tiến-công tôi hầu gia tăng sức ép đến mức tầm cỡ:- Anh ơi, anh đừng có chảnh với em mà, em giản đơn lắm.Chảnh? Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe chữ này, hỏi ra, mới biết là "làm bộ", "làm eo".Cuối cùng, M. đột-xuất ra chiêu độc:- Anh ơi, bú mồm em đi. Xốc quá, choáng quá, tôi bất-tỉnh tại chỗ.


Vài hôm sau, tôi muốn ra Huế chơi. Hỏi dưới văn-phòng khách-sạn xem trạm xe-lửa ở đâu, người
tiếp-viên cho tôi biết:- Cục đường sắt gần đây thôi. Ông đi bộ cho mát, hôm nay đài thuỷ-văn cho biết trời đẹp lắm. Ngoài nhà ga, tôi mua một vé đi Huế.- Một vé tầu-lửa đi Huế? Ghế mềm hay ghế cứng?- Cứng thì bao nhiêu? Mềm bao nhiêu? tôi hỏi lại.Rốt cuộc, giá không xê-xích bao nhiêu nên tôi mua ghế mềm, ngồi cho sướng ... bàn toạ. Đến nơi, tôi đi thăm vài danh lam, thắng cảnh xong, ngồi nghỉ chân một lúc rồi tôi phải hỏi một ông khách qua đường.- Xin lỗi ông, tôi đang đau bụng quá, gần đây có chỗ nào cho tôi đi không ạ?Ông khách chỉ sang bên nọ và trả-lời:- Cuối đường có cái nhà ỉa kia, ông lại đó đi. Nhưng còn tuỳ ông đi nặng hay đi nhẹ nữa, vì đi nặng thì dịch-vụ đắt tiền hơn.- Trời!!! ......... Đến đây, tôi chợt thức tỉnh. Hoá ra chỉ là một giấc mơ, nhưng sao hãi-hùng quá. Lâu lắm rồi, tôi không được về thăm nhà, bây giờ có về, không lẽ tôi phải có thông-dịch viên đi theo sao? Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời... Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa; đọc những bài thâu lượm trên Internet thì nhiều khi cứ phải đoán mò, và khó chịu làm sao khi đọc chữ "Y" cứ bị thay thế bằng "I". Nhưng điều tôi không thể hiểu nổi là tại sao có những tờ báo Việt-Nam bên Mỹ này cũng hùa theo cái "phong-trào" ấy, như để "khoe" là mình "văn minh hiện đại" (?)Vẫn biết sinh-ngữ nào chả biến-đổi cho thích-hợp với thời-đại nhưng sao thay đổi "khủng" quá? Không biết cụ Nguyễn Du hay cụ Trần Trọng Kim, nếu còn sống sẽ nghĩ gì về tiếng Việt mới này? Hay có lẽ chúng tôi quá "cổ hủ"? Dầu sao đi nữa, chúng tôi sẽ không cầm bút để viết lịch-sử Việt-Nam nên chúng tôi chắc chắn là sai lầm. Nhưng thôi, đất nước tôi không còn là đất nước tôi, tôi cũng không còn thẩm-quyền gì để phê-bình, tôi chỉ có quyền buồn (ít ra, cái tự-do này, không có chính-quyền nào có thể cấm-đoán được). Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ (?) trong bài "Thế-hệ bánh mì kẹp", chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại "tiếng Việt cũ" với bố mẹ, ông bà chúng tôi. Ôi, tiếng nước tôi.
 
 Yên Hà

nguồn
Blog EntryNov 12, '11 8:08 AM
for everyone

Nhiều biện pháp đang được các trường học ở tỉnh Phú Yên triển khai nhằm loại bỏ ngôn ngữ “chat” ra khỏi học đường

Đầu tháng 11, nhiều trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Sở GD-ĐT Phú Yên cho biết  đấy là “hàng phòng thủ cuối cùng” ngăn cản sự tấn công của ngôn ngữ “chat” vào trường học.
“Chat” vào cả bài thi
Cô giáo Trần Thị Nguyệt Ấn, Trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa), phát hoảng khi thấy trong bài kiểm tra của một học sinh có nhiều từ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ kỳ quặc. Những từ như zui zẻ (vui vẻ), buòn (buồn) thì còn đoán ra nhưng những từ như we, hok thì chịu thua.
Khi trả bài, học sinh này thừa nhận do quen “chat” với bạn nên khi làm bài tự nhiên ghi thế chứ không cố tình. Theo cô Ấn, trung bình mỗi lớp ở khối 9 của trường này có từ 4-5 học sinh thường xuyên sử dụng ngôn ngữ “chat” trong bài kiểm tra, bài thi. “Khi trả bài, không chỉ trừ điểm mà tôi còn nhắc nhở các em ngay tại lớp. Các em hứa sẽ sửa nhưng sau đó lại vi phạm”- cô Ấn nói.
Cô giáo dạy văn đang uốn nắn ngôn ngữ cho học sinh Trường THCS Hùng Vương, TP Tuy Hòa
Theo em Trần Đ.T, học sinh lớp 8B Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Tuy Hòa), khi làm quen với “chat”, em đã mất rất nhiều thời gian để hiểu và trao đổi với bạn, nếu không sẽ bị chê là quê, cù lần. Dùng riết rồi quen, nhiều khi viết ra mà không biết. Cô giáo Hoàng Hà, Trường THCS Lương Thế Vinh, nói học sinh thích cái mới và lạ nhưng không lường hết tác hại của nó. Ngôn ngữ “chat” cũng thế, lạ nên dễ thu hút nhưng khi đã dùng nhiều sẽ tạo thói quen, không ý thức được mình đang dùng thứ ngôn ngữ ấy trong trường hợp nào.
Thạc sĩ ngôn ngữ học Lý Thơ Phúc, giảng viên Trường ĐH Phú Yên, phân tích ngôn ngữ “chat” dựa vào sự tiện lợi, ngắn gọn nên học sinh rất thích và sử dụng thành phong trào. Điều lo ngại nhất là thứ ngôn ngữ này đã tràn vào trường học, đặc biệt là các trường phổ thông, ở lứa tuổi học sinh đang hoàn thiện nhân cách cũng như vốn tiếng Việt. “Nhà trường cần chấn chỉnh ngay bằng những biện pháp cụ thể, nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, đánh mất dần sự trong sáng của tiếng Việt” - ông Phúc nói.
Nỗ lực ngăn chặn
Ông Nguyễn Văn Tá, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, cho biết sở đang chỉ đạo các trường phổ thông triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn ngôn ngữ “chat”. Trước hết, giáo viên cần nói chuẩn, viết chuẩn rồi  tập cho học sinh sử dụng đúng câu, chữ; giáo dục các em ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua các giờ lên lớp hay buổi sinh hoạt ngoại khóa. “Cần ngăn chặn ngay bây giờ để khỏi ảnh hưởng xấu về sau” – ông Tá nhấn mạnh.
Ông Ngô Đình Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương, cho biết tại trường này, học sinh được quản lý chặt chẽ việc chơi game và đến tiệm net. “Chúng tôi cắt cử đội cờ đỏ của trường và lớp theo dõi ở các tiệm net. Khi thấy học sinh của trường đến chơi sẽ báo ngay về trường và chúng tôi sẽ mời phụ huynh đến làm việc nhằm kịp thời ngăn chặn các em nghiện game bạo lực cũng như ngôn ngữ chat”. Trường THCS Lương Thế Vinh thì phát động phong trào “rèn luyện tiếng Việt”, giáo viên tất cả các bộ môn khi giảng bài, viết bảng không được nói tắt, viết tắt, giúp học sinh ý thức hơn về sự trong sáng của tiếng Việt.
Cần phụ huynh hợp tác
Để ngăn chặn sự tấn công của ngôn ngữ “chat” vào trường học, theo ông Nguyễn Văn Tá, cần thiết phải có sự hợp tác của cha mẹ học sinh. Nhiều gia đình hiện nay đã có máy tính nối mạng để học sinh học tập, vui chơi trong khi nhà trường không thể quản lý các em khi ở nhà. Do vậy, cha mẹ khi thấy con sử dụng ngôn ngữ “chat” trong giao tiếp thì cần chấn chỉnh ngay để giúp con bỏ thói quen sử dụng loại ngôn ngữ này.
Bài và ảnh: HỒNG ÁNH
Blog EntryNov 12, '11 7:39 AM
for everyone
Ở nước ta đang tồn tại một loại ngôn ngữ ngoài luồng, tạm gọi là ngôn ngữ @, ngôn ngữ chat hay ngôn ngữ mạng, khởi phát từ internet và dần lan vào đời sống. “Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng” là câu nói vui của những người không còn trẻ, qua đó cho thấy sự chóng mặt của họ khi tiếp xúc với dạng ngôn ngữ này.

Khó thể khẳng định ngôn ngữ @ xuất hiện chính xác từ bao giờ nhưng chắc chắn là sau khi internet trở nên phổ biến ở nước ta. Giới trẻ đã và đang tự tạo ra thứ ngôn ngữ “đặc chủng”, tin nhắn cũng như blog là những công cụ mới nhất để họ thể hiện điều đó.

...

Kiểu viết tắt tiếng Anh như đánh đố hay kiểu viết tiếng Việt trại âm nghe lạ tai trên vẫn còn ở đẳng cấp la đà bởi dân sành điệu bây giờ là phải viết sao cho người khác đọc vô càng cảm thấy “lùng bùng” mới càng sành điệu.

“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). Hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.

...


Khi được hỏi vì sao thích dùng ngôn ngữ loại này thì phần lớn các em đều lắc đầu không giải thích, một số em khác nói đơn giản chỉ vì thấy vui vẻ, thoải mái khi nói như vậy, thế là bắt chước nhau nói thôi. “Nếu chat mà dùng lời lẽ nghiêm túc giống như… làm văn trong nhà trường thì sẽ rất “lúa” (nhà quê), khi đó không ai thèm chat với mình nữa”, nhiều em khác nói. Còn các bậc phụ huynh? “Thật không thể hiểu nổi thứ ngôn ngữ méo mó, được viết một cách vô tội vạ như vậy”, đa số phụ huynh bày tỏ.

Một giáo viên của trường Nguyễn Du, quận1, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, căn bệnh này sẽ rất khó trị”. Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM đặt vấn đề một cách nghiêm trọng hơn: “Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ”.


st
Blog EntryAug 30, '11 6:13 PM
for everyone
SGTT.VN - Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”. Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?
Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?
Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?
Dai, dài, nhưng an toàn!
Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong truyện Đôi mắt của Nam Cao đã nói thuộc lòng một bài ba giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công… “dài đến năm trang giấy”. Những người này cứ nói ra “là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…” (trích Đôi mắt, 1948). Cách nay 63 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Sáu, bảy thập kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ luỵ là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành “người có vấn đề”. Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục. Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ Hán – Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa.
Những lối nói dư thường gặp
Qua phim truyền hình và một số chương trình truyền hình gần đây, có thể bắt gặp những lối nói dư sau:
Dùng lặp hai từ Hán – Việt và thuần Việt đồng nghĩa: như “Nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại” (Chào buổi sáng, 6.5.2011). Tái xuất hiện là xuất hiện trở lại. Nói nạn rải đinh “xuất hiện trở lại” là đủ. Và “Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày” (Chào buổi sáng, 13.1.2010). “Cập nhật” là trong ngày. Nói “tin tức đầu tiên trong ngày” là đủ. Nguyên nhân chính của loại dư quá phổ biến này là trong nhận thức của người Việt hiện nay, nghĩa của nhiều yếu tố Hán – Việt đã “mờ” đi nên nhiều người không thấy “dư” nữa.
Lặp lại những diễn đạt đồng nghĩa: như “Mục đích cô đến đây để làm gì?” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 18, VTV3). Sao không biên tập thành “Cô đến đây làm gì?” cho gọn? Lại nữa: “Chắc có lẽ là vậy” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 19). “Chắc” và “có lẽ” là hai từ thể hiện hành vi phỏng đoán một khả năng không chắc chắn. Nói “Chắc vậy” hoặc “Có lẽ vậy” là đủ.
Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản.
Đưa vào lời nói những yếu tố đương nhiên tồn tại: như “Anh xin lỗi! Anh đã tát vào má em” (phim Sự quyến rũ của người vợ, VTV3, 1.6.2011). Một khi mở bàn tay đánh vào má thì gọi là “tát”, đánh vào mông gọi là “phát”, đánh vào mồm miệng gọi là “vả”, đánh vào tai gọi là “bạt”. Vậy nói “Anh xin lỗi! Anh đã tát em” là đủ.
Nói dư thành sai: như “Ở Việt Nam chủ yếu có mấy loại gấu? Gợi ý: hai, ba hay bốn?” (Đấu trường 100, VTV3, 30.5.2011). Đáp án (lời MC): “Hai. Không có thêm loại gấu nào nữa đâu”. Từ “chủ yếu” khiến câu hỏi định lượng này mang tính xác suất. Đáp án “hai” khiến người nghe nghĩ rằng còn một loại gấu thứ ba (thứ yếu) nữa. Dù 99,9% gấu ở Việt Nam là hai loại gấu ngựa và gấu chó thì vẫn có 0,1% thuộc loại gấu thứ ba. Nói như MC “Không có thêm loại gấu nào nữa đâu” là không chuẩn. Còn như, nếu chỉ có hai loại gấu thì từ “chủ yếu” làm câu hỏi trên sai.
Ví dụ khác: “Sáng tác này của Trần Hoàn vào năm nào: a) 1948, b) 1958, hay c) 1968?” Đội A: 1958. Lời MC: “Đáp án này hoàn toàn sai”; Đội B: 1948. Lời MC: “Vâng, hoàn toàn chính xác!” (Trò chơi âm nhạc, VTV3, 29.7.2011). Nếu 1948 là hoàn toàn chính xác, 1958 là hoàn toàn sai thì năm nào là chính xác không hoàn toàn, năm nào là sai không hoàn toàn? MC nói dư từ “hoàn toàn”.
Dùng chập những cụm từ đồng nghĩa: như “Một nữ tử tù trốn thoát, điều này chưa từng xảy ra bao giờ từ trước đến nay” (phim Nữ tử tù, VTV3, 17.5.2009). “Chưa từng” là chưa bao giờ và cũng là từ trước đến nay chưa xảy ra. Vì vậy, câu trên dư chập ba. Có ba cách nói ngắn hơn: “điều này chưa xảy ra bao giờ”; “điều này chưa từng xảy ra” và “điều này từ trước đến nay chưa xảy ra”.
Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lối nói dư thừa.
GS.TS Nguyễn Đức Dân
Blog EntryJan 14, '11 9:30 PM
for everyone
Tôi đang quan tâm đến các động từ tiếng Việt mà có thể dịch ra tiếng Anh là carry. Tôi chỉ ghi ra đây theo trí nhớ hiện thời. Bạn nào biết nhiều hơn, cả những từ ít dùng ở các địa phương khác nhau xin bổ sung giúp tôi nhé. Cám ơn các bạn.

1. ẵm

2. bế

3. bồng

4. bưng

5. cầm

6. cặp

7. cắp

8. cõng

9. đeo

10. đèo

11. đội

12. gánh

13. gùi

14. khiêng

15. khuân

16. mang

17. nách

18. ôm

19. quải

20. vác

21. võng (2 người)

22. xách

23. Na (mang - tiếng Quảng Nam)

24. Sương (gánh - tiếng Quảng Trị)

25. Bợ

26. Rinh

27. kẹp

28. điệu

29. Tha ( tha mồi )

30. Địu ( địu con lên rẫy )

31. Đỡ (dang tay ra đỡ đứa bé)

32. Gồng ( mang đi bằng cách móc vào đầu đòn gánh, từ ghép:Gồng gánh)

33. hãm (cái này ở quê em ngưòi ta hay dùng)

34. quắp hoặc quặp

35. Bê

36. rê

37. nê

38. Xốc (xốc bó củi lên vai)

39. Vần (mang các vật nặng bằng cách xoay, lăn : Vần các thùng hàng ra ngõ, từ này bắt nguồn từ tiếng Vận - chữ Hán : Vận chuyển)

40. Kiệu (kiệu con trên vai)

41. công kênh (mang người nào đó trên vai: Công kênh nhau trèo qua tường)

42. Nhấc (nhấc nồi cơm lên bếp)

43. Khênh (khiêng)

44. Đãy ( Đãy gạo lên núi)

45. Dìu (mang đi bằng cách cho dựa vào mình: Dìu người ốm về phòng)

46. Dắt (mang đi bằng cách nắm giữ: Dắt con đi siêu thị )

47. Dong ( mang đến một nơi nào đó : Dong tù về trại, dong trâu ra bãi)

48. Bè ( Thằng đó xỉn quá, bè nó về giùm tao... )

49. Kè ( giống như cặp : Cặp kè)

50. Đem ( Đem cái quạt ra cho mẹ)

51. Lăn ( lăn thùng phuy về nhà)

52. Giải (đem đi bằng cách cưỡng bức)

53. Đùa (đùa phân vào gốc cây)

54. xê

55. dịch (dịch chồng sách sang bên)

56. lôi

57. kéo

58. đẩy

59. nâng

60. bốc

61. dỡ

62. tải

63. cẩu

64. đội

65. đeo
http://ttvnol.com/tiengviet/175000
Sáu năm trước, ông từ bỏ vị trí kỹ sư trưởng với mức lương 6 con số một năm tại tập đoàn Siemens (Mỹ) để trở về Việt Nam… sửa lỗi tiếng Việt. Ông là Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện CNTT (ĐHQGHN).
Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt bắt đầu câu chuyện với những suy nghĩ trăn trở: "Ngày xưa điều kiện còn nhiều thiếu thốn nhưng như thời của ông cụ nhà tôi và biên tập viên của các nhà xuất bản làm việc hết sức nghiêm túc. Rất ít lỗi sai về chính tả. Nhưng hiện nay, ở nhiều ấn phẩm tái bản việc sai lỗi chính tả là không ít, thậm chí ngay cả với những nhà xuất bản lớn. Vậy đâu là vai trò của biên tập viên, của cả một đội ngũ các cán bộ xuất bản?".
Nói rồi ông lấy ra rất nhiều dẫn chứng về các lỗi phổ biến làm người sử dụng ngày càng khó phân biệt đúng sai. Nếu như cách đây 20-30 năm, học sinh phổ thông khó lòng viết sai chính tả những từ như “bổ sung”, “xử lý”, “cọ xát”,… thì ngày nay các chuyên viên hành chính ở các cơ quan nhà nước đã mắc các lỗi này ngày một phổ biến. Thậm chí nhiều văn bản công đã ban hành cũng mắc lỗi chính tả. Ông Việt cũng đưa ra nhiều con số khiến chúng ta phải giật mình. Theo kết quả nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau, nhiều trường hợp cách sử dụng sai lại chiếm hơn 70%, trong khi đó cách sử dụng từ đúng chưa tới 30%. Điều này cũng khiến chúng ta giật mình, hoang mang tự đặt câu hỏi là liệu đâu mới là cách sử dụng đúng, theo phần đông xã hội dùng (70%) hay theo từ điển có uy tín trong nước (30%).
Người đàn ông bỏ lương triệu đô để… sửa lỗi Tiếng Việt
Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, người từ bỏ mức lương triệu đô để về sửa lỗi tiếng Việt
Một công trình Xếp hạng văn bản tiếng Việt sẽ được công bố trong ngày 28/7 trước toàn thể công chúng và các cơ quan truyền thông. Công trình đặc biệt này thực hiện bởi bộ sản phẩm Công cụ Việt - chương trình phần mềm xử lý tiếng Việt được ông Việt và các cộng sự sáng tạo và hoàn thiện trong suốt ba năm qua. “Chúng tôi thực hiện rà soát lỗi chính tả trên hệ thống văn bản của 200 đơn vị. Kết quả khá bất ngờ và choáng váng. Nơi sai nhiều nhất lại rơi vào một bộ quan trọng bậc nhất. Báo chí cũng sai khá trầm trọng, có những tờ báo sai trên 20%”, tiến sĩ Việt nói.
Ý tưởng làm một bộ công cụ hỗ trợ việc đọc và viết tiếng Việt được tiến sĩ Nguyễn Ái Việt ấp ủ từ gần 20 năm trước. “Năm 1991, gia đình tôi chuyển từ Hungari sang Mỹ. Ở đấy, tiếng Việt đang dần xa lạ với các thế hệ Việt kiều trẻ. Vì thế mà cảm thấy xa lạ với quê hương. Tôi chợt nghĩ nếu có một công cụ gì đó giúp bà con đọc, viết và dịch tiếng Việt đúng và thuận tiện thì sẽ rất có ích”.
Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng về công cụ hỗ trợ tiếng Việt cho Việt kiều ở Mỹ. Trong thời gian này, ông trở thành kỹ sư trưởng của Siemens (Mỹ) với mức lương lên tới 6 con số, cùng các điều kiện sống đầy đủ. Năm 2004, ông nhận lời mời trở về Việt Nam làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông, từ bỏ mức lương cao ngất ở Mỹ.
Người đàn ông bỏ lương triệu đô để… sửa lỗi Tiếng Việt
Bộ công cụ Việt do TS Việt và các cộng sự thiết kế
Năm 2007, ông bắt đầu thực hiện dự án đã ấp ủ từ cách đó 16 năm: “Không chỉ hỗ trợ Việt kiều, ngay cả người dân trong nước cũng cần được hỗ trợ để viết tiếng Việt cho chuẩn”. “Ai cũng biết lỗi chính tả hiện nay rất trầm trọng.
Ai cũng nói tiếng Việt đang bị loạn. Đều chỉ là nói chung chung. Nhưng không ai nghĩ rằng công việc sửa lỗi sai chính tả là việc của mình. Mỗi cá nhân có ý thức trong việc viết đúng chính tả thì vấn đề sẽ được giải quyết.” Ông Việt tâm sự.
Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt cho biết, định kì vài tháng một lần, ông sẽ cho công bố bảng xếp hạng văn bản tiếng Việt mới nhất để mọi người ý thức hơn trong việc sử dụng đúng tiếng Việt.
Tiến sĩ Việt là con trai nhà văn Huy Phương. Từ bé, tiến sĩ Nguyễn Ái Việt đã được người cha của mình, nhà văn Huy Phương truyền cho lòng say mê với tiếng Việt. Ông luôn có ý thức sửa lỗi ngôn từ cho những người xung quanh. Nhưng chính điều này cũng khiến ông nhiều lần bị bạn gái giận. Cách đây 6 năm, ông từ bỏ vị trí kỹ sư trưởng với mức lương 6 con số một năm tại tập đoàn Siemens (Mỹ) để trở về Việt Nam… sửa lỗi tiếng Việt.
Theo Zing

Blog EntryJul 31, '10 4:05 PM
for everyone
THỪA MỘT CON THÌ CÓ

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!

Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau:”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.

Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gong đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.

Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.

Được lời như cởi tấm long, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.

Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.

Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.

Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:

- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…

Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:

- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?

Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:

- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.

Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:

- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!!!

(sưu tầm)
(Sóng Trẻ) - Từ ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết đang được các bạn trẻ, đặc biệt là các teen Việt “thiên biến vạn hóa” đến mức khó hiểu. Việc giới trẻ nói với nhau những câu tiếng lóng, những từ ngữ cải biến, pha tạp, làm méo mó đi ý nghĩa vốn có của ngôn ngữ (hay còn gọi là tạp ngôn)  đang trở thành mốt. Càng nói nhiều, hiểu nhiều “tạp ngôn” càng được cho là sành điệu, là xì tin.
“Biết chết liền”…
Để đọc được một mẩu đối thoại của giới trẻ hiện nay đã khó nhưng để biết được họ nói với nhau những gì thì còn khó gấp trăm lần. Hay nói cách khác là “biết chết liền” (có nghĩa là không thể hiểu được). Bởi từ lóng, câu lóng luôn được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, lắp ghép lẫn lộn và vô cùng đa dạng, phong phú, nó mang nhiều nghĩa và được hiểu theo từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau.
Từ “xõa” bản thân nó phải ghép với một từ khác mới có nghĩa, ví dụ “xõa tóc”. Nhưng với các bạn trẻ, nói “đi xõa” sau một kì thi cử đầy áp lực thì có nghĩa là đi xả hơi, đi chơi. Còn nếu nói “con bé kia xõa quá” tức là ám chỉ người con gái buông thả.
Có những từ muốn hiểu phải thông qua nghĩa của một từ khác liên quan.Ví dụ như “két” (1“két” bằng 20 “chai”, 1 “chai” có mệnh giá 1 triệu đồng. Từ đó ta biết được “két” đồng nghĩa với 20 triệu đồng).
alt 

Đây chỉ là hai trong số vô vàn những từ lóng đang được các bạn trẻ sử dụng. Nếu các bậc phụ huynh muốn hiểu con em mình nói gì thì phải “tra từ điển” hoặc vào “google.com” để biết thêm chi tiết.
“Tạp ngôn” phủ sóng khắp mọi nơi
Sở dĩ phải dùng từ “phủ sóng” là bởi “tạp ngôn” đang được thịnh hành như mạng điện thoại di động. Nó lan rộng trong giới trẻ ở mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, và không chỉ ở riêng lứa tuổi teen mà “mốt” ngôn ngữ ấy còn được các anh chị 8x ( từ 1986 đến 1989) ưa chuộng.

Chỉ cần vài phút lang thang trên một số diễn đàn, blog, hay website mạng xã hội đang được yêu thích như Facebook.com, sẽ thấy vô số ngôn ngữ kiểu mới do chính các bạn trẻ nghĩ ra. Ban đầu “mốt” ngôn ngữ chỉ thống nhất giữa những người chơi trong một nhóm, sau đó nhờ sự trợ giúp của mạng xã hội, “từ mới” trở nên phổ biến, việc dùng những câu lóng trở thành sở thích, niềm vui của các bạn trẻ. Thậm chí, nó chính là yếu tố giúp cho câu chuyện trở thành đề tài thú vị, hấp dẫn để bàn luận.

Không ít bạn trẻ được hỏi đều thừa nhận rằng mình “nghiện” Facebook bởi đó là nơi được kết nối với nhiều bạn bè, giải trí, được thể hiện bản thân… và đặc biệt ở Facebook, bạn sẽ lưu thêm vào “từ điển” của bản thân những từ ngữ mới nhất, nóng nhất, độc đáo nhất và được thoải mái nói những gì mình thích. Dần dần, việc nói những từ lóng trở thành thói quen của nhiều người.  
Nguyễn Trường An (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội): “Một ngày mềnh (mình) vào Facebook ít nhất 5 lần, chủ yếu để chém gió (tán gẫu, buôn chuyện). Đọc comment hài vật (rất hài hước) của bạn bè”.

Cũng phải thừa nhận rằng ngôn ngữ 9x ở một chừng mực nào đó rất xì tin, trẻ trung, mang nét vui tươi, thú vị.
Tuy nhiên, nếu ai không hiểu nghĩa sẽ như lạc vào “mê hồn trận” khi đọc những dòng “tạp ngôn” ngập tràn trên Facebook. Tiếng lóng phổ biến trong lĩnh vực giải trí được nhiều bạn trẻ yêu thích, đó chính là game và âm nhạc.

Trong thế giới game, “Noob” là khái niệm vốn rất quen thuộc với các game thủ Đột Kích, dù là Việt Nam hay thế giới. Từ này xuất phát từ “newbie” (lính mới, ám chỉ người mới chơi) nhưng qua thời gian, nó đã biến thể sang dạng khác là “noob”, đặc tả những game thủ chơi rất lâu mà trình độ vẫn không khá nổi, hay nói ngắn gọn là “gà”.

Game Dota đang thu hút rất nhiều người chơi, nếu nói “củ hành” thì có nghĩa là “giết”: “Củ hành thằng Troll mau, nó đang trong rừng” (Giết thằng Troll mau, nó đang trong rừng). Những từ lóng dạng này chỉ có những người chơi game mới có thể hiểu được.

Từ “tạp ngôn” đến … “tục ngôn”
Có nhiều từ mà các bạn trẻ rất hay dùng, nhưng nếu phân tích ra thì chẳng có nghĩa gì như “vãi chưởng”, “vãi lúa”, “vãi lều”…Có nhiều người không hiểu nhưng cũng a dua nói theo một cách máy móc và nói trong mọi trường hợp.

Việc nói tiếng lóng một cách tùy tiện như hiện nay đã tạo nên thói quen không tốt cho các bạn trẻ trong giao tiếp. Đôi khi không biết hết nghĩa nên nhiều bạn vô tình nói những câu mang nghĩa rất thô, rất bất lịch sự khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu.

Vân (sinh viên năm 2, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền) kể lại: “Mình thấy cô bạn cùng phòng hay nói “ĐKM” (một câu nói tục mà giới trẻ hay dùng) nên mình nói theo, ai ngờ bị bạn thân giận tím mặt. Hỏi ra mới biết nghĩa của nó rất thô”.

Do ảnh hưởng của bạn bè trên những mạng xã hội, những người trong hội, nhóm, những sách, truyện tràn lan trên thị trường nên việc sử dụng tiếng lóng ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu và trở thành thói quen của nhiều người.

Chi (ĐH Sư Phạm Hà Nội) tâm sự: “Sau khi đọc xong quyển Chuyện tình NewYork của Hà Kin, tớ bị nhiễm cách nói của Lavender, giờ không thể bỏ được”. (Lavender trong Chuyện tình NewYork hay nói những câu chửi thề như: “Damn”, “Chickenshit”, “Fuck”…)

Từ việc sử dụng tiếng lóng, tạp ngôn, rất nhiều bạn trẻ có thói quen nói tục. Đây là thói quen không tốt mặc dù những câu nói tục ấy đã biến hóa bằng cách viết bằng tiếng Anh, hoặc viết tắt : “ĐKM”, “MK”, “ĐM”, “VL”…

Những câu nói tuy không mất tiền mua nhưng trong từng trường hợp nó lại là thước đo văn hóa, phẩm chất đạo đức của con người. Việc giới trẻ sử dụng  tiếng lóng như một thứ “mốt” thời thượng khiến cho nhiều người sửng sốt và lo ngại cho ngôn ngữ Việt vốn được coi là giàu và đẹp. Tiếng Việt đang dần bị bóp méo ở nhiều góc độ, và pha tạp, lai căng dưới rất nhiều hình thức.
Thu Thảo - Báo mạng 28
Blog EntryMay 30, '10 2:32 PM
for everyone
Mặc dù đang theo học ở nước ngoài, tôi đã đọc tất cả những bài viết trên Diễn đàn Dân trí về chủ đề bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, tôi thấy đồng tình với ý kiến của nhiều tác giả và muốn nhấn mạnh thêm đôi điều.
Quả thật Tiếng Việt càng ngày bị bóp méo một cách khủng khiếp.


Đặc biệt với tầng lớp 9x và 10x, tiếng Việt được rút ngắn triệt để. Ví dụ 1 tin nhắn như sau (chị mua bánh mì cho em nhé) được chuyển thể sang ngôn ngữ 8x như sau: “Chj mua bah' mj cho em nak” ---> ngôn ngữ của 9x và 10x “C by bak' mj 4e nk” --> như thế này mà không phải người trong “ngành” thì có ngồi tra từ điển cả ngày cũng không dịch được. Cậu em trai mình nhắn cho mình vài cái tin hỏi thăm, mà sau khi đọc xong mình phải điện về hỏi em nhắn cái gì cho chị đấy.


Bản thân tôi hiện đang học ở nước ngoài, nhưng luôn muốn giữ nguyên cái tên Việt Nam của mình. Tại sao phải chạy theo mốt kiếm một cái tên tiếng Anh nghe cho thật là kêu để bằng bạn bằng bè. Chúng ta nên tự hào vì cái tên của mình chứ. Thứ nhất cái tên là món quà mà bố mẹ dành cho chúng ta, và cái họ là nguồn gốc của mỗi người, trân trọng cái tên cũng chính là trân trọng bố mẹ , trân trọng nguồn gốc của bản thân mình. Thứ 2: dù đi đến đâu, chỉ cần nhìn vào cái tên những người xung quanh sẽ biết “a, bạn là người Việt Nam”,  đó không phải là một điều đáng tự hào sao? Trừ khi bạn không muốn chấp nhận nguồn gốc của mình mà thôi. Nên với ý kiến của riêng bản thân mình, những sinh viên đã, đang và sẽ đi du học xin hãy giữ nguyên bản cái tên Việt Nam của mình, để cho họ thấy người Việt mình cũng tài giỏi chứ có thua kém gì ai đâu.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Cái tên chỉ là một  vấn đề nhỏ tôi muốn nói đến trong việc biết tự hào và coi trọng Tiếng Mẹ đẻ. Sử dụng Tiếng Việt trong văn nói và văn viết đang ngày càng biến tướng thành một ngôn ngữ tiếng Việt không phải, tiếng Anh cũng chẳng giống mà gọi là ký tự thì cũng không đành. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam mới có kiểu pha tạp ngôn ngữ như thế này.


Ví dụ: ý nghĩa và bản gốc “Chị có khỏe không? bao giờ chị được nghỉ hè thì về nhé. Bố mẹ nhớ chị lắm đấy. Đừng quên mua quà cho em nữa”.

Và đây là tác phẩm văn viết qua tay các em từ lớp 6 trở lên: “Cj c0' koe? 0? Ba0 gj0 Cj du0c ngj hE, b0^' mE. nk0' Cj lEm' dey'. don't 4get by quA` 4e nUk.”. Đây có phải là hồi chuông cảnh bảo cho sự suy thoái của tiếng Việt. Liệu rằng vài chục năm nữa, tiếng Việt có còn được gọi là tiếng Việt và có còn được viết ra đúng với cái hình dạng ban đầu của nó nữa hay không. Đúng như nhiều tác giả đã viết trên Diễn đàn, Tiếng Việt thể hiện con người, văn hóa, tinh hoa của dân tộc... nhưng cứ cái đà này khi nhìn vào Tiếng Việt chúng ta chỉ thấy có một đống lộn xộn chữ chữ số số rồi nửa tây nửa ta. Còn đâu là tinh hoa dân tộc, còn đâu là nét chữ - nết người nữa.

Không chỉ văn viết có vấn đề mà văn nói cũng đang chạy theo xu hướng không giống ai của văn viết. Có nhiều điều thật là lố bịch, rõ ràng mình là người Việt, tại sao trong 1 câu nói phải thêm vài từ tiếng Anh vào để nghe có vẻ tây tây. Giỏi thì nói cả câu đi để người nghe hiểu thì hiểu hẳn, mà không hiểu thì không hiểu luôn. Một số từ tiếng Anh phổ biến như OK, Sorry, Thank you... thì không nói làm gì vì nó đã trở thành từ phổ biến trên toàn thế giới rồi. Một số bộ phận bạn trẻ thì lại sính ngoại chê nội để chứng tỏ đẳng cấp

Ví dụ ý nghĩa nguyên bản “tớ bị ốm rồi, chắc mai phải nghỉ thôi, đừng quên xin phép cô giáo giúp tớ nhé, lại phải hủy buổi họp nhóm nữa, buồn quá”.

Chuyển thể sang văn nói  “tớ sick rồi, chắc mai off thôi, đừng có forget xin phép cô giáo for me nhé. Mai lại phải cancel offline rồi, so sad... :d”.

Văn nói nửa tây nửa ta kiểu này không chỉ phổ biến trong giới trẻ mà nó còn lan tỏa đến mọi nơi như nhà hàng, quán xá, cafe vỉa hè. “Chị book chỗ chưa “hay” anh chị order món gì ạ” ...

Các bạn trẻ bây giờ không chỉ nói nửa tây nửa ta mà còn có khả năng chửi nửa tây nửa ta, nghe đến là nực cười. Vừa cười mà vừa xót xa cho Tiếng Việt của ta quá.

Thiết nghĩ, một con người độc lập phải có một tiếng nói độc lập, một đất nước tự do độc lập cũng cần phải có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng. Có lẽ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cần có thêm 1 môn nữa là “giữ gìn sự trong sáng của quốc ngữ” để cho học sinh biết coi trọng, tự hào về Tiếng Mẹ đẻ và tự giác trau dồi cách nói cách viết tiếng Việt, đảm bảo cho mọi người Việt biết nói và viết đúng Tiếng Việt.

Có người cho rằng: “Tiếng Việt còn nước Nam còn, tiếng Việt mất nước Nam mất” - có đến như vậy không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đây là một vấn đề bắt buộc mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc.

                                                Le Huong
                                                clever garden1298@yahoo.com

LTS Dân trí - Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Mẹ đẻ và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn vừa là nghĩa vụ, vừa là niềm tự hào của mọi người công dân Việt Nam.


Từ mấy trăm năm trước, tiếng Việt đã đủ tinh tế để làm nên tác phẩm bất hủ là Truyện Kiều. Ngày nay, tiếng Việt đã đủ phong phú đến mức mọi giáo trình bậc đại học cũng như mọi công trình nghiên cứu đều có thể viết bằng tiếng Việt. Tất nhiên trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, bên cạnh việc quan tâm trau dồi tiếng Mẹ đẻ, chúng ta còn phải coi trọng việc học ngọai ngữ và sử dụng tốt ngọai ngữ, nhất là tiếng Anh.


Nhưng dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà không biết thể hiện đúng và nhuần nhị Tiếng Mẹ đẻ thì điều đó thật đáng buồn lắm thay, huống chi mới có chút ít vốn liếng ngọai ngữ đã tỏ ra ta đây, nói một câu tiếng Việt phải chêm vào vài tiếng Anh cho “oai” thì đấy chẳng qua cũng chỉ là một kiểu “trưởng giả học làm sang” mà thôi!
Blog EntryMay 29, '10 11:21 AM
for everyone
Mật ngữ và Anh ngữ 9X

Bất cứ ai xem qua mật mã và cách “giải mật” của teen cũng chép miệng: “Bó tay, chỉ có teen mới hiểu nổi. Chẳng biết chúng học ở đâu ra!”

Càng đi vào thế giới ngôn ngữ teen, chúng tôi nhận thấy cấp độ “quái” không chỉ đơn giản theo kiểu thay thế các nguyên âm và phụ âm lẫn nhau mà nay đã biến thể phức tạp hơn, nhìn vào trông như... mật mã!
Siêu mật mã!
 
Minh chứng cho tình trạng này là một đoạn “mật ngữ” được lan truyền trên các diễn đàn học sinh, kèm theo lời thách “đố ai hiểu được”. Chúng tôi trích đoạn đầu và nhờ đến phần mềm V2V dịch hộ. Kết quả (xem ảnh): Dù bản dịch của V2V chưa hoàn thiện, song vẫn đọc được và được hiểu thế này: “Vài điều muốn nói.
 
Có những điều không thể biết trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có một mối tình dài lâu, hai năm cũng là một khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ “bằng phẳng” cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát...
 
Trên diễn đàn, chúng tôi hỏi hai thành viên trẻ tại sao chọn cách diễn đạt bằng thứ tiếng Anh sai từ loại và ngữ pháp tai hại như vậy, những thành viên này đều trả lời rằng “9X quen dùng rồi”, “ngôn ngữ ấy đã phổ biến” và “vậy mới là... sáng tạo”.  
Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: “Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc...” mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?”.
 
Bất cứ ai xem qua cách viết và kết quả “giải mật” như trên cũng há hốc: “Bó tay, quả là... siêu mật mã, chỉ có teen mới hiểu nổi. Chẳng biết chúng học ở đâu ra!”.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không có tổ chức, cá nhân nào “dạy” lớp trẻ cách viết như vậy mà điều đó được hình thành và nâng cấp theo thời gian, từ chỗ dùng nguyên - phụ âm để thay thế lẫn nhau đến việc dùng các ký hiệu (symbols) hoặc các ký tự đặc biệt (special characters) để thay cho nhiều nguyên - phụ âm, theo thời gian trở thành quy ước chung và được công nhận.
 
Các thành viên trên diễn đàn teenviet... cung cấp cho chúng tôi một bảng “ngôn ngữ bất quy tắc” sau: A = Cl; B = 3 hoặc ß; C = (; D = ]); E = F_; G = (¬; H = †|; I = ]; K = ]<; L = ]_; M = /v\; N = ]\[; O = º; P = ]º; QU = v\/; R = Pv; S = §; T = †; U = µ; V = v; W = v\/; X = ><; Y = ¥. Nhìn vào đã thấy hoa mắt, làm sao có thể nhớ nổi những quy ước này!
 
Lắp ghép vô tội vạ
 
Không chỉ tiếng Việt, tiếng nước ngoài cũng được tuổi teen sử dụng thoải mái, vô tư trên không gian mạng. Những “no star where” (không sao đâu), “no table” (miễn bàn), “lemon question” (chanh hỏi = chảnh)... được cho là lạ của một thời nay đã “xưa rồi Diễm”, nhường chỗ cho những cụm từ và câu “sáng tạo” hơn, quái dị hơn.
 
Trên một diễn đàn học tập được lập bởi một nhóm học sinh phía Bắc, có đoạn hai thành viên tán gẫu với nhau:
 
- Meoiumanga: Chiều nay bị dò bài, không thuộc. Ugly tiger quá!
- PandaUc: No have spend, chuyện đó bình thường mà.
- Meoiumanga: Bài dồn dập thế này thì give me beg two word soldier black peace...
...
 
Dù biết tiếng Anh nhưng chúng tôi đã phải mất vài phút để hiểu các thành viên này nói gì. “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (ugly = xấu, tiger = con hổ); “no have spend” nghĩa là “không có chi” (no = không, have = có, spend = chi, ví dụ như chi tiền!). Đến câu cuối thì chúng tôi đành chịu, hỏi ai cũng không biết nhưng sau một hồi lang thang trên mạng lại bắt gặp lời giải nghĩa từ blog của một học sinh, là: “Cho em xin hai chữ binh huyền (bình) yên”. Hóa ra, give = cho, me = tôi, beg = xin, two = hai, word = chữ, soldier = binh (lính), black = đen (huyền) peace = yên (ở đây chữ “bình” được chiết thành “binh - huyền”, vì vậy sinh ra thêm hai chữ “soldier black”). Quả thật, vã mồ hôi vẫn hiểu không hết cách nói tiếng Anh của teen.
 
Đó là những cách nối ghép lạ và ít phổ biến. Thế hệ 9X giờ đây đã quen dùng những câu được cho là cửa miệng, được biến hóa bằng lối dịch “từ theo từ” (word by word) như: Like is afternoon: Thích thì chiều; No four go: Vô tư đi; Know die now: Biết chết liền; No dare where: Không dám đâu...
 
Nhiều thành ngữ (idioms) cũng được teen chế tác bằng cách dùng từ đồng âm (khác nghĩa) phăng loạn xì ngầu, chẳng hạn: Hổ phụ sinh hổ tử - Lân mẫu xuất lân nhi lẽ ra nguyên gốc phải là Like father, like son nhưng các teen biến thành Tiger minor birth tiger die; Thương ai thương cả đường đi, nguyên gốc phải là Love me, love my dog thì các teen diễn thành Love who love all sugar go... (trong tiếng Anh, sugar là đường ăn, chứ không phải đường đi!).
 
Ngoài ra, còn có những câu nực cười khác như là Sugar you you go, sugar me me go (Đường em em đi, đường tôi tôi đi); thậm chí tên một loại bột ngọt (mì chính) cũng được lồng ghép vào cụm từ “đường đường chính chính” để trở thành “sugar sugar ajinomoto ajinomoto”...! Phản cảm hơn, teen còn nghĩ ra những cách nói khá ngượng miệng, như “I wanna toilet kiss u”, tức là “Anh muốn cầu hôn em”.
 
Kỳ tới: Nguy cơ quên... tiếng Việt
Quý An - Nam Vương
  Hải Nguyễn
29/05/2010 09:17:55
Đây là một sự thật về sự ngu dốt của teen, chứ không phải là nguyên nhân thể hiện cá tính.
Lâm Chí Hùng
29/05/2010 10:00:22
Ôi trời. Đọc bài bài viết này tôi phải cười ra nước mắt. Không thể hiểu nỗi thế hệ trẻ bây giờ chúng đang nghĩ gì. Chắc mai mốt nước ta có thêm một ngôn ngữ mới quá giống như hồi trước từ chữ Hán rồi đến chữ Nôm, kế đến là chữ Quốc ngữ và có thể tương lai nó sẽ chuyển thành "Teen ngữ". Lúc đó chắc chết mất. Kinh khủng thật khi nghĩ tới "Teen ngữ".


“Giờ học sinh teen toàn cao thủ đỗ tốt nghiệp loại giỏi ở “Học viện mật mã” cả. Toàn viết loại chữ đọc xong chắc toét cả mắt (có khi lên mấy phẩy)...”. Đây là lời comment (bình luận) của một thành viên có nickname Longphi trên diễn đàn học sinh Trường THPT Quang Trung (Hà Nội). Quả thật, ai từng đọc cũng vã hết mồ hôi mới giải mã được tiếng lóng của tuổi teen bây giờ...
Giải mã ngôn ngữ 9x
Tôi thực sự choáng váng và bực mình khi nhận được tin nhắn của cô em họ 9x của mình. Phải vô cùng khó khăn tôi mới có thể hiểu được cô em đang muốn hỏi thăm tôi với những dòng tin nhắn như thế này: “Chj dzạo nè thía nào roài, zẫn lao dzô học hành à? Hok ju đzương ji dzáo seo?”
Tìm hiểu thêm tôi mới biết đây là “mốt” ngôn ngữ mới của dân 9x. Đọc một đoạn tin nhắn trên điện thoại di động, lướt qua vài blog hoặc diễn đàn của teen thì không khó gì bắt gặp những mẩu đối thoại kiểu như:
- Hey! Hum nay teo đen wé mài ui.
- Seo dzạ? Cóa chjện jì thja?
- Teo lèm mứt wuyen chjện của nhỏ Hương. Teo tju đzời dzới nó roài.
- Sax. Tưởng chjện jì. Thía thì mài mua cho nóa wuyen khác đê. Nó hok bít đâu mừ...
Lý giải hiện tượng ngôn ngữ kỳ quặc này. Các teen cho rằng đây là một phần hệ quả của việc nhắn tin bằng điện thoại di động. Để có thể viết tin nhanh chóng và thuận tiện thì “i” được chuyển thành “j”, “qu” thành “w”, “b” thành “p”, “o” thành “u”,... Ngoài ra, việc dùng các từ như: “nè” thay cho “này”, “thía” thay cho “thế”, “hok” thay cho “không”... là cách các teen tự sáng tạo ra, hay nói cách khác là nói chệch đi để nghe teen hơn.
Mô tả ảnh.
Tiếng Việt ngoại lai đang đi vào mọi ngõ ngách của đời sống teen

Các teen blogger chuyên nghiệp cũng khiến "khách tham quan" blog “không chuyên” vô cùng khó khăn với việc giãi mã các ngôn ngữ chuyên biệt này. Không hiểu vì nhiều teen không biết định dạng phông chữ tiếng việt trên blog hay vì có quá nhiều ký tự thuận tiện lại hợp “gu” mà trên blog của teen có thể tìm được những đoạn “mật mã” như thế này:
“ †|Cl¥ ]_Cl` (µ "])Cl] [†| (µº(" /º] §º ]º†|Cl][...??? ” (hay là cứ đánh cược với số phận). “3m thi 3m +)3cH tH3^? hI3^u +)uoc” (em thì em đếch thể hiểu được)...
Hay những dòng comment kiểu như: “To^j dda^u co lo^~j gj` co* chu*”( tôi đâu có lỗi gì cơ chứ). Hoặc: “nguoi` ngoai` hem hieu nhin` vao nguoi` ta ko nghi~ la` chung ta dang su dung tviet ma` la` tieng a rap(người ngoài không hiểu nhìn vào người ta không nghĩ chúng ta đang sử dụng tiếng Việt mà là tiếng Ả rập)!
Thậm chí, còn có hẳn một phần mềm chuyên dùng để giải mã ngôn ngữ của teen. Có một bản quảng cáo trên diễn đàn thế giới teen 9x như thế này: “phần mềm V2V (nghĩa là Việt sang Việt) phiên bản mới nhất 1.3. Nó sẽ là một công cụ "dịch" tự động rất hiệu quả cho bạn biết được chính xác ngôn ngữ mà teen đang sử dụng nói lên điều gì...
Điểm độc đáo của chương trình còn nằm ở chỗ, nó có khả năng dịch thành công khoảng 80% ngôn ngữ siêu việt (một loại ngôn ngữ của teen gần đây và với các ký tự được teen qui ước cho các chữ cái). Ngoài ra, còn có một bản hướng dẫn cài đặt cụ thể và địa chỉ để có thể tải miễn phí phần mềm “tiện lợi” này.
Anh ngữ” của dân 9x
Từ khi tiếng Anh trở thành “một phần thiết yếu” của cuộc sống học đường, như là việc luôn có mặt trong các kỳ thi tốt nghiệp thì teen 8x đã tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu hơn để học tiếng Anh. Cách đơn giản nhất là “chêm” các từ này vào ngôn ngữ hàng ngày. Các từ thông dụng nhất như: of, and, or, byebye, but...không còn lạ lẫm gì với 8x và 9x hiện nay.
Tuy nhiên, việc dùng “Anh ngữ” của teen Việt không chỉ đơn giản như vậy. Những câu kiểu như thế này, tôi đã phải mất một thời gian đầu ngỡ ngàng trước khi quen được nó: No table (miễn bàn), Sugar i i go, sugar you you go (đường tôi tôi đi, đường anh anh đi). I wanna toilet kiss you (anh muốn cầu hôn em). No four go (Vô tư đi), Know die now (Biết chết liền), Ugly tiger (Xấu hổ), Like is afternoon (Thích thì chiều), Sugar sugar a hero man (Đường đường một đấng anh hùng)
Nhưng những câu “chêm” tiếng Anh kiểu này giờ đây đã là “lạc hậu”, nhưng nó đã là những từ "nóng" mà teen của những năm 2007, 2008 dùng. Còn 9x ngày nay đang không ngừng lưu giữ, phố biến và quan trọng nhất là tăng cường sáng tạo để làm giầu thêm các từ “bồi” của mình.
Vào các blog của teen 9x hiện nay, có thể bắt gặp các bài viết với những tít: “update từ vựng kiểu teen ná. Nóng, nóng, vào học mau”. Và đây là một số cách dùng từ “chêm” tiếng Anh mới mà nếu teen nào không kịp học thì sẽ không thể hiểu bạn bè mình đang nói gì:
K teen (Kety teen): Những teen tạo trào lưu trong cộng đồng teen
Queen bee: Ong chúa – những cô nàng thủ lĩnh
Big headed kid: Những anh chàng, cô nàng teen tồ tẹt
Za: bánh pizza
Laters butters: Tạm biệt, hẹn gặp lại sau nhé
88: bye bye!
555: ha ha ha: là ngôn ngữ của teen Thái Lan vì số 5 trong tiếng Thái phát âm là “ha”
4EAE (forever and ever): Bây giờ và mãi mãi
Viết thế mới đúng "xì tin"
Trong diễn đàn của Trường THPT Quang Trung (Hà Nội), có một chủ đề thảo luận về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Một thành viên có nickname Gunshot bức xúc: “Tại sao các bạn trẻ giờ đây lại viết nhiều câu mà mình không tài nào dịch nổi. Nếu mình có quyền quản trị trong tay thì mình tin rằng tất cả các bài viết trong forum này sẽ được xóa khi sử dụng lối viết đó”.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, có người ủng hộ ngôn ngữ mới của teen, cho rằng đó cũng là một cách giải trí và thể hiện sự sáng tạo của teen. Jmdj, một thành viên comment: “tùy môi trường viết, nếu chat chít, viết chơi mà pha thêm tí xì-teen thì cung hay chứ.

Hải Nam, HS lớp 11, Trờng THPT Việt Đức (Hà Nội) cũng đồng ý với quan điểm trên: "Không nói như vậy thì lạc lõng lắm. Thậm chí, bây giờ có nhiều bạn còn khó khăn khi đọc tiếng Việt bình thường" - Nam nói.
Còn đa phần các thành viên đồng ý với ý kiến của Gunshot, rằng chúng ta nên giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt. Thành viên nickname Longphi viết: “Giờ học sinh teen toàn cao thủ đỗ tốt nghiệp loại giỏi ở “Học viện mật mã” cả. Toàn viết loại chữ đọc xong chắc toét cả mắt (có khi lên mấy phẩy)...” .
TS Hoàng Anh - Học viện BCTT là một chuyên gia ngôn ngữ học. Ông nói đã từng đọc một số bài thi mà HS đánh dấu (.) thay cho chữ trong, dùng chữ "of" thay cho chữ "của". TS Hoàng Anh cho rằng, việc lạm dụng thứ ngôn ngữ này quả là một điều nguy hiểm, khi mà thứ tiếng "lai căng" này được đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của các bạn trẻ.
 
Theo VietNamNet
Nổi cộm nhất phải kể hiện tượng pha phách tiếng Anh vào các thông tin cập nhật. Đọc báo mãi rồi cũng hiểu là những từ mới như show diễn như world cup có nghĩa gì, nhưng nhiều người chỉ tự hỏi, chẳng lẽ từ nay trở đi cứ phải chấp nhận chúng mãi coi chúng như tiếng Việt?
Khi còn chưa biết chính mình là gì

Với một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
Hiện tượng nói ở đây chỉ có thể giải thích: chính là khi bước vào giao lưu tiếp xúc với thế giới, chúng ta không có sự chuẩn bị cần thiết. Muốn nói và viết đúng thì khi còn đang cắp sách đi học, người ta phải được dạy kỹ về tiếng mẹ đẻ.
Song, đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam còn đang mò mẫm và chưa có bộ ngữ pháp nào được mọi người nhất trí là phản ánh đúng những quy luật nội tại của tiếng Việt. Luôn luôn nhắc nhở nhau phải giữ gìn bản sắc song bản sắc là thế nào thì lại chưa biết - cái đặc điểm chi phối quá trình giao lưu văn hóa nói chung cũng đang hiển hiện cả trong ngôn ngữ.
Ngoài ra, sự cẩu thả, lối làm lấy được, làm cho xong chuyện, bất chấp quy cách chuẩn mực, một khi đã lan tràn trong cách sống chung, thì trước sau nó sẽ chi phối cách nói và viết, làm sao khác được? Không phải giao lưu văn hóa là nguồn gốc của những lộn xộn trong ngôn ngữ hôm nay. Nó chỉ là điều kiện để những căn bệnh vốn có ở chúng ta có dịp bộc lộ.

Sau khi phác họa cái nguyên nhân gây ra những sự lộn xộn trong ngôn ngữ hiện thời, dưới đây tôi thử nêu vài hiện tượng nổi cộm nhất.

Nói ngọng

Khoảng những năm 50 của thế kỷ XX về trước, trong các gia đình Hà Nội, người ta đã có nỗi lo là lo con cái nói ngọng. Đáng nói làm gì thì đọc nàm gì, đáng giới thiệu với người khác tôi ở bên Hàng Lọng thì bảo tôi ở bên Hàng Nọng. Cái ngọng bấy giờ thật rõ quê mùa, mộc mạc.

Ngày nay, lối ngọng ấy hầu như đã được thanh toán, nhưng lại nảy nòi một lối ngọng mới: ngọng ngược. Sáng sáng, cái xe đạp bánh mỳ rong đánh thức cả khu tập thể bằng tiếng rao lanh lảnh "Bánh mỳ lóng đây!". Trưa trưa, mấy cô quang gánh qua nhà thiết tha mời mọc "Có ai ăn rượu lếp?". Bạn bè rủ nhau: "Ra làm chén lước đã". Đồng hương lâu này gặp nhau kể chuyện "Dạo lày thằng ấy ló trúng quả lắm!".
d
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Ảnh: Bulletin

Nhưng đây chưa phải là chỗ duy nhất phân biệt cái ngọng thời nay với cái ngọng thời xưa. Ít ra, còn phải lưu ý mấy "nét đặc thù" nữa.

Một là, trong số người bây giờ, có cả những người tạm gọi là rất có văn hóa. Cả một số học sinh cấp ba, một số sinh viên cũng nói ngọng. Người đang đi học, không được chữa chạy kịp thời, cố nhiên là nguồn bổ sung vô tận cho người đã ra trường ngọng một cách công khai thoải mái.

Hai là, không gian để người ta nói ngọng đang được mở rộng, cách nói ngọng đang xâm nhập cả vào những khu vực xưa kia nó bị cấm cửa. Người ta nói ngọng ở nơi công cộng, nhà ga, bến tàu, lúc về bên mâm cơm với gia đình đã đành, có người lại còn nói ngọng cả khi có việc lên đài, lên tivi nói cho cả triệu người nghe. Nhiều người Việt Nam ra nước ngoài vẫn nói ngọng trước sự ngạc nhiên của người nước ngoài học tiếng Việt, họ (những người nước ngoài ấy) tưởng đấy là một thứ tiếng Việt mà họ chưa biết!

Nỗi lo này có phần giống với nỗi lo của một người làm nghề nghiên cứu ngôn ngữ. Sau khi nhận ra rằng hình như bây giờ ai muốn nói ngọng thì tùy, không ai thấy ngượng vì nói ngọng và nghe người khác nói ngọng nữa, trong đầu óc anh chợt nảy ra một dự báo khoa học:

- Tôi chỉ sợ khi nhiều người nói ngọng quá thì lâu dần, lại hóa ra họ nói đúng, mà mình lại bị coi là nói ngọng không biết chừng. Bấy giờ khi mình nói mình đang làm việc ở Hà Nội, người ta sẽ bảo là ngọng rồi. Hà Lội mới đúng" - và câu đầu tiên của Truyện Kiều phải sửa thành:"Trăm lăm trong cõi người ta".

Hỗn hào, hổ lốn

Vừa đọc một cuốn tiểu thuyết ra đời cách đây vài năm mang tên Cơ hội của chúa, nhiều bạn đọc nhận ngay ra một đặc điểm: ngôn ngữ các nhân vật trẻ trong truyện phải nói là khá tạp, nhất là có pha thêm nhiều từ nước ngoài, mà đôi khi lại nói sai, và tác giả viết vào sách cũng sai luôn; cố nhiên là nhiều người tỏ ý than phiền và cho là ngôn ngữ một cuốn tiểu thuyết không thể hổ lốn như vậy.

Điều đáng nói ở đây: cuốn sách nói trên là một trong số nhỏ những tác phẩm mang được không khí làm ăn sinh sống ngày hôm nay vào văn chương.
Tạm rời trang sách nhìn rộng ra các loại sách báo, và lắng nghe lời lẽ mà hàng ngày chúng ta vẫn nói với nhau thì thấy ngôn ngữ xã hội cũng na ná như ngôn ngữ trong sách, tức là tùy tiện, lộn xộn, đại khái là so với tình trạng nhà cửa xây dựng chẳng theo một quy hoạch nào, hoặc các loại xe cộ đi lại chen chúc trên đường, thì cũng chẳng có gì khác!
Việc mở rộng giao lưu kinh tế xã hội trước sau ảnh hưởng tới văn hóa, mà trong văn hóa thì ngôn ngữ vốn là bộ phận năng động, nhạy cảm, xốp, dễ in dấu mọi thay đổi, vậy một ít sự hỗn hào vô trật tự là không tránh khỏi, có điều giờ đây nó đã kéo quá mức có thể chấp nhận.

… và lai căng, pha tạp

Nổi cộm nhất phải kể hiện tượng pha phách tiếng Anh vào các thông tin cập nhật. Đọc báo mãi rồi cũng hiểu là những từ mới như show diễn như world cup có nghĩa gì, nhưng nhiều người chỉ tự hỏi, chẳng lẽ từ nay trở đi cứ phải chấp nhận chúng mãi coi chúng như tiếng Việt?
Vả chăng tình hình có phải đã yên đâu, được đằng chân lân đằng đầu, chẳng hạn mới đây lại thấy có một chương trình ca nhạc mang tên Phương Thanh Live Show.
Sau khi phải hỏi cậu con trai hàng xóm xem mấy chữ đó có nghĩa là gì, tôi chỉ còn có cách tìm ra một đối tượng nào đó để trút nỗi bực mình: tại nhà trường không cho bọn tôi học tiếng Anh? Hay là tại ban tổ chức người ta không có lời dặn trước là ai không biết tiếng Anh thì đừng nên ngó ngàng tới băng quảng cáo âm nhạc thuộc loại thời thượng?

Một người bạn tôi biện hộ cho cái sự xâm nhập ồ ạt của tiếng nước ngoài vào tiếng Việt:

- Anh thử nghĩ xem: hàng ngày chúng mình đi xe Honda, Suzuki đi làm; ở nhà hay cơ quan thì xài tủ lạnh Sanyo hay Daewoo và dùng TV của Sony JVC. Chẳng những các xí nghiệp Việt Nam sản xuất bằng máy móc nhập từ nước ngoài, mà cho đến một lọ hồ hoặc cái kẹp tài liệu nhiều cơ quan đang dùng hiện nay đều là của Đài Loan, hay Nhật Bản.
Dân mê bóng đá bọn mình gặp nhau là bàn tán về M.U với lại AC, còn vợ con mình mê chuyện Càn Long, chuyện Hòa Thân... Trong hoàn cảnh ấy thử hỏi làm sao ngôn ngữ chúng ta sử dụng không cộm lên những từ bê nguyên xi từ nước ngoài cũng như những cách nói vốn có từ bên Tây bên Tàu cứ nhập lậu vào ngữ pháp ta lúc nào không biết?

Tôi công nhận anh bạn có lý, song vẫn cảm thấy ở đây có gì kỳ cục. Chẳng lẽ cùng với quá trình toàn cầu hóa, rồi ra ngôn ngữ các dân tộc sẽ pha trộn lung tung để trở nên những món cháo vữa? Không, không thể như vậy được!

Học làm sang

Từ đầu thế kỷ XX, khi bắt đầu phải tiếp xúc rộng rãi với văn minh phương Tây, nhiều thuật ngữ chính trị xã hội, nhiều danh từ trừu tượng vốn có từ tiếng Hán đã được du nhập vào tiếng Việt, quá trình này còn tiếp tục trong những năm cách mạng kháng chiến và kéo dài cho tới ngày nay.
Lấy một ví dụ chỉ gần đây trong nhiều bộ phim hai chữ nô tài mới được dùng thường xuyên. Lại như trường hợp lâm tặc tin tặc, cách tạo từ này cũng gần đây mới xuất hiện. Thôi thì trong lúc chưa có phương án tạo từ mới trong tiếng Việt, chúng ta đành tạm bằng lòng với sự vay mượn nói trên.
Song tình hình đáng báo động là ở chỗ không những từ vựng Hán mà cả cách kết cấu câu của chữ Hán đang lan tràn, ra phố thì thấy nào là cây dừa quán, cầy tơ quán, lẩu dê nhất ly, giở sách báo ra thì bắt gặp đương kim dẫn đầu giải, nữ nhà văn, Khổng tử truyện, Cỏ may thi tập.. Không ai tuyên bố rõ rệt, nhưng có thể đoán nhiều người cho rằng như thế là một cách làm sang, và gây được sự chú ý.

Việc sử dụng những kết cấu ngữ pháp của tiếng Hán như trên phải nói là đáng trách, nó xâm phạm vào những quy định phân biệt tiếng Việt với tiếng Hán tức là động chạm tới chỗ sống còn của ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng với một số người thì đây lại là một lỗi lầm không đáng kể vì nó không gây sốc và trong giao thiệp hàng ngày người nghe vẫn hiểu được ý người nói, thế là họ cứ tiếp tục!

Cố ý vọng ngoại

Các tài liệu lịch sử còn ghi rõ: Khoảng giữa thế kỷ XIX, trước sự bành trướng của thực dân Pháp, triều đình Tự Đức cũng đã tính chuyện cho dịch một vài cuốn sách kỹ thuật phương Tây nhưng vì không có người có trình độ dịch nên đành cho lưu trữ ở Viện Cơ mật. Còn ngày nay nhiều khi thấy trên mặt báo tên phim tên sách viết bằng tiếng Anh, tôi có đi hỏi, thì được nghe một số dịch giả thú nhận là không biết dịch thế nào cho ổn. Hóa ra xưa với ngày nay cách xa hơn một thế kỷ vẫn chung một bệnh!

Trong điều kiện kinh tế thị trường, báo chí cạnh tranh cao độ, không ai bình tâm ngồi nghĩ cách dịch cho xuôi một cái tên phim, thôi thì cứ chép đại ra, bạn đọc muốn hiểu thế nào thì hiểu (!)

Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở chỗ ấy. Theo sự quan sát của tôi, trong nhiều trường hợp, người ta có thể bắt gặp cả cái ý nghĩ sâu xa ẩn trong tâm lý của một số người khi viết nguyên văn tiếng nước ngoài lên mặt báo. Họ tự hào là được hưởng thụ những thành quả mới của nghệ thuật thế giới, và hình như phải nói và viết tên bài hát hay cuốn phim bằng chính tên gốc tiếng Anh hoặc giữ nguyên tên sách rồi đọc to lên bằng âm Hán Việt thì họ mới sướng.

Tức là, đứng ở góc độ cá nhân mà xét, họ vọng ngoại một cách sâu sắc, vọng ngoại tận trong tiềm thức. Hoặc, đơn giản hơn, họ không có ý thức đầy đủ về hành động nói và viết của mình. Họ không yêu tiếng Việt như họ vẫn tưởng.
Vương Trí Nhàn (Sách  Nhân nào quả nấy, NXB Hội Nhà văn, 2006)
PGS.TS. BÙI MẠNH HÙNG
Quán từ là một loại phương tiện ngôn ngữ đặc trưng đối với nhiều thứ tiếng trên thế giới và thường được đề cập đến trong khuôn khổ của một phạm trù rộng lớn hơn : phạm trù [± xác định] của danh ngữ, bởi vì nó thường được coi là phương tiện điển hình đánh dấu phạm trù ngữ nghĩa quan trọng này. Ngoài quán từ, còn có nhiều phương tiện ngôn ngữ khác cũng giúp ta phân biệt danh ngữ [± xác định]. Vì vậy nhận diện đúng bản chất của quán từ, phân giới thật rõ quán từ với những phương tiện ngôn ngữ ấy là một vấn đề không đơn giản.
Trong giới Việt ngữ học, khái niệm quán từ chưa bao giờ được giải thích một cách rõ ràng và chặt chẽ. Chính vì thế, việc xác định  quán từ còn nhiều chỗ chưa thỏa đáng. Bài viết này sẽ trình bày một quan niệm về quán từ, trên cơ sở đó thử góp phần làm sáng tỏ vấn đề: Tiếng Việt có quán từ hay không? Nếu có thì những phương tiện nào được coi là quán từ và tại sao?
•1.                  Trên thế giới, cho đến nay đã có khá nhiều lý thuyết khác nhau giải thích ý nghĩa và cách dùng của quán từ (x. Kramskij 1963, Hawkins 1978, Gak 1986). Tuy nhiên chưa có một lý thuyết nào có thể giải thích một cách đầy đủ tất cả các trường hợp sử dụng quán từ. Một lý thuyết nào đó có thể phù hợp với quán từ trong ngôn ngữ này, nhưng lại không phù hợp với quán từ trong ngôn ngữ khác. Sở dĩ như vậy vì hình thức biểu hiện và ý nghĩa của quán từ trong những ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau (1).
Quán từ thường được hiểu là một loại từ đi kèm với danh từ để phân biệt danh ngữ [± xác định]. Tuy nhiên đó là một cách hiểu rất  chung chung. Nó không cho ta một chỉ dẫn đủ rõ ràng để phân biệt quán từ với một số từ khác thuộc nhóm từ mà các tài liệu ngôn ngữ học thường gọi là determiner (chỉ định từ). Trong tiếng Anh, thuật ngữ determiner hiện được dùng để dán nhãn cho một lớp từ chủ yếu bao gồm: quán từ [+ xác định] (the) và [- xác định] (a/an, some),  tính từ chỉ định (this, that, these, those), chỉ định từ sở hữu (my, your v.v.) v.v. . Chức năng chủ yếu của determiner là giới hạn hay làm rõ hơn sở chỉ của một danh ngữ mà trong đó nó xuất hiện và cho biết danh ngữ đó là [+ xác định] hay [- xác định]. Như vậy, nếu hiểu quán từ theo cách trên thì phạm trù này có thể bao gồm cả các chỉ định từ khác như tính từ chỉ định, chỉ định từ sở hữu v.v. Hệ quả tất yếu là phải thừa nhận tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có quán từ, điều hoàn toàn trái ngược với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về phương tiện này.
Muốn xác định đặc trưng cơ bản của quán từ, cần tìm hiểu cách thức đánh dấu [± xác định] của nó. Quán từ thường hay bị lẫn lộn với tính từ chỉ định vì trong nhiều ngôn ngữ giữa hai nhóm này có mối quan hệ về cội nguồn và có vị trí cú pháp rất giống nhau. Chẳng hạn trong tiếng Anh, quán từ [+ xác định] the vốn bắt nguồn từ tính từ chỉ định that và trong tiếng Anh hiện đại đặc điểm ngữ pháp của chúng là giống nhau (2). Vì vậy nhiều tài liệu ngôn ngữ học đã cố gắng phân biệt hai loại phương tiện này.
Payne trong Từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học do Asher chủ biên có nêu cách hiểu về quán từ như sau: quán từ có chức năng biểu thị sở chỉ [+ xác định] hay [- xác  định]  mà không bao hàm bất kỳ một ý nghĩa nào về nơi chốn của sở chỉ (Payne 1994: 2850).
Các tác giả  Gundel, Hedberg, Zacharski (1993: 274 - 378) cũng cho ta một số gợi ý để phân biệt quán từ và tính từ chỉ định. Trên cứ liệu của nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha), các tác giả khẳng định: sở chỉ của những ngữ đoạn được dẫn nhập bằng một quán từ [+ xác định] tối thiểu phải được người nghe xác định được, nghĩa là biết được căn cước của nó, nhưng không nhất thiết phải được người nghe biết trước (3). Chúng tôi bổ sung thêm: sở chỉ đó cũng không cần phải nằm trong tầm quan sát của người nói và người nghe. Còn sở chỉ của một danh ngữ [+ xác định] được dẫn nhập bằng các tính từ chỉ định như  this (này), that (kia, ấy) nhất thiết phải quen thuộc đối vơi người nghe. Nếu sở chỉ chưa được đề cập trước đó thì cũng phải nằm trong tầm quan sát của người nói và người nghe. Li & Thompson (1975) cho rằng, tiếng Trung Quốc (Quan Thoại) không có quán từ [+ xác định]. Những từ như zhèi ("giá": đây, này) và nèi ("na": kia, đó) chỉ có chức năng chỉ định (demonstrative) (theo Dyvik 1984: 21). Thế nhưng trong (1981), các tác giả lại khẳng định: nèi trong tiếng Trung Quốc (Quan Thoại) bắt đầu hoạt động như một quán từ [+ xác định] (Li & Thompson 1981: 131 - 132). Những phân tích của  Gundel, Hedberg,  Zacharski cho ta hiểu được căn cứ mà Li & Thompson thay đổi quan điểm của mình. Theo các tác giả, người Trung Quốc có thể nói:
 Zuótian   wănshàng  wo shui-bù-zháo. Gébì-de    nèi   tiáo gou  jiáo   de    lihai
 Hôm qua  tối  tôi  ngủ không được  cạnh nhà  kia/đó con  chó sủa    dữ quá
Tối hôm qua tôi không thể ngủ được. Con chó nhà hàng xóm sủa dữ quá.
Trong ví dụ này ta thấy gébì-de nèi tiáo gou có sở chỉ là một con vật có thể chưa hề được nói đến trước đó trong câu chuyện của hai người và không nhất thiết nằm trong tầm quan sát của người nói và người nghe. Nếu nèi chỉ là một tính từ chỉ định  thì câu này sẽ sai ngữ pháp. Còn khi câu này đúng ngữ pháp thì nèi phải được coi là quán từ. Tương tự trong tiếng Anh, sở chỉ của một danh ngữ được dẫn nhập bằng một tính từ chỉ định nhất thiết phải biết trước  (hồi chỉ) hay nằm trong tầm quan sát của người nói và người nghe (trực chỉ): gần người nói (this) hoặc xa người nói (that). Chẳng hạn trong ví dụ: I have come to the conclusion that I will not extend my contract at the bank, the conclusion không thể được thay bằng that conclusion hay this conclusion. Điều đó đúng cho cả các tính từ chỉ định (demonstrative) trong tiếng Nhật, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha (Gundel,  Hedberg,  Zacharski 1993: 286).
Những phân tích của các tác giả trên chỉ giới hạn trong khuôn khổ phân biệt quán từ với tính từ chỉ định. Cần có một định nghĩa có thể phân biệt quán từ với tất cả các phương tiện có thể đánh dấu tính [± xác định] của danh ngữ.
Cho đến nay chưa có một tài liệu ngôn ngữ học nào nêu một định nghĩa như vậy. Tuy nhiên qua một số phân tích và nhận định của Lyons (1977: 655) và Downing &  Locke (1992: 431) ta có thể hiểu quán từ như sau: quán từ là một loại phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng để đánh dấu sự phân biệt [± xác định] của một danh ngữ mà bản thân nó không mang bất kỳ một thông tin nào giúp người nghe xác định được sở chỉ của danh ngữ đó. Thông tin cần cho người nghe để nhận diện sở chỉ được mã hóa trong những phần khác của danh ngữ hay được cung cấp bởi ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn nếu những người tham gia giao tiếp tin rằng có một và chỉ một cá thể đúng với thông tin để nói con vật nào đó là con kỳ lân thì tất nhiên trong bất kỳ ngữ cảnh nào chỉ cần dùng the unicorn để chỉ là đủ. Ta có thể nói như vậy về the sun hay the moon. Ngoài sự phân biệt [± xác định], quán từ còn có thể có ý nghĩa về số, giống .v.v. Nhưng những ý nghĩa được nói ở sau tuyệt nhiên không hàm ẩn một cái gì có liên quan trực tiếp đến sự đánh dấu [± xác định]. Như vậy, nếu một phương tiện ngôn ngữ  mà bản thân nó mang  ý nghĩa từ vựng  đánh dấu hiển ngôn về địa điểm, sở hữu, tính tổng quát .v.v. giúp người nghe xác định được sở chỉ của danh ngữ, làm cho danh ngữ có tính [± xác định] thì phương tiện đó không phải là quán từ nữa.
Khi bàn về quán từ cần phải làm rõ một vấn đề nữa là liệu nó có phải là một từ loại hay không. Trước đây có một số tài liệu coi quán từ là một từ loại, nghĩa là hệ thống quán từ bao gồm những từ có một đặc điểm ngữ pháp chung, phân biệt nó với những từ thuộc từ loại khác. Thế nhưng, quán từ trong nhiều ngôn ngữ thì không phải như vậy. Vì trước hết, như đã nêu ở trên, không phải article trong tất cả các ngôn ngữ đều là từ. Và ngay đối với những ngôn ngữ article là từ đi nữa thì nó cũng không nhất thiết lập thành một từ loại riêng. Trong cùng một ngôn ngữ nhưng các article hoặc thuộc các cấp độ khác nhau (có article là hình vị, có article là từ) và/ hoặc phân bố ở những vị trí cú pháp rất khác nhau như tiếng Bungari, tiếng Đan Mạch, tiếng Ả Rập v.v.; hoặc có vị trí cú pháp hoàn toàn giống với các nhóm từ khác không phải là quán từ. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, quán từ the, a/an, some được xếp vào từ loại determiner cùng với this, that, some (lượng từ), each, every vì chúng có đặc điểm ngữ pháp như nhau. Những từ này không thể cùng xuất hiện trong một danh ngữ và có thể thay thế cho nhau trong cùng một vị trí, ví dụ: kết hợp * a my friend hay * my a friend là không có trong tiếng Anh ( Lyons 1977: 453).
2.   Những hiểu biết chung về quán từ đã trình bày ở trên sẽ giúp ta nhận diện quán từ trong tiếng Việt.
2.1. Trong giới Việt ngữ học, có một số nhà nghiên cứu hoặc không nói gì đến vấn đề quán từ (Lê Văn Lý 1948, Emeneau 1951, Trương Văn Chình & Nguyễn Hiến Lê 1963); hoặc khẳng định một cách hiển ngôn rằng trong tiếng Việt không có quán từ, vì cho rằng tiếng Việt không có từ nào giống như quán từ (article) trong các tiếng châu Âu (Nguyễn Kim Thản 1997).
Tuy nhiên phần lớn giới Việt ngữ học đều nhất trí cho rằng tiếng Việt có quán từ. Chỉ có điều danh sách quán từ tiếng Việt trong các công trình khác nhau không được thống nhất. Nhiều nhà nghiên cứu thường xác định hệ thống quán từ tiếng Việt gồm có: những, các, một và quán từ zero (Nguyễn Tài Cẩn 1975, Phan Ngọc 1983, Đinh Văn Đức 1986, Diệp Quang Ban 1996 v.v.). Cao Xuân Hạo cũng có lúc cho những từ này là quán từ, nhưng gần đây ông nhận thấy những chỉ là một lượng từ thuần túy (Cao Xuân Hạo 1998). Có tác giả lại chỉ xác nhận tư cách quán từ của các, cái (Nguyễn Phú Phong 1996).
Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét những phương tiện thường được coi là quán từ hoặc có những đặc trưng dễ làm ta lẫn lộn với quán từ.
2.2. Từ các: Như nhiều người đã biết, các là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Trong ngôn ngữ gốc có khi nó được coi là đại từ với ý nghĩa "mọi...đều", có khi là một từ chỉ lượng (yếu tố chỉ số nhiều). Trong tiếng Việt, các không được dùng với cương vị đại từ (Nguyễn Tài Cẩn 1975: 254). Trong một bài báo gần đây, chúng tôi đã phân tích, trong tiếng Việt, những danh ngữ chứa các cho ta xác định rõ sở chỉ mà nó biểu hiện: toàn bộ những cá thể sự vật cùng loại trong một ngữ cảnh nhất định. Bản thân các không biểu thị trực tiếp và hiển ngôn ý nghĩa toàn bộ, toàn thể, một ý nghĩa vốn có trong từ các của tiếng Hán. Nó là phương tiện đánh dấu thuần tuý ý nghĩa [+ xác định] số nhiều, vì vậy có thể xem nó là quán từ (Bùi Mạnh Hùng 2000: 16-26). Các khác với tất cả, mọi, cả v.v.tất cả, mọi, cả v.v. là những phân lượng từ có ý nghĩa  chỉ tính toàn thể của đối tượng hay tập hợp (Cao Xuân Hạo 1998: 391). Và ý nghĩa này làm cho danh ngữ có tính [+ xác định], ví dụ: Tất cả giáo viên trong khoa đều đồng ý với ý kiến của anh ấy; Mọi người đều đến họp đúng giờ; Cả nước ôm em khúc ruột của mình.  Hầu như ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa như vậy mà không có ai xử lý chúng như là quán từ, như all, whole trong tiếng Anh v.v.  Ngoài ra còn có vô số những phương tiện khác làm cho danh ngữ trở nên [+ xác định] nhưng không thể coi là quán từ được có phần vì lý do như vậy: những thành phố có trên một triệu dân ở nước ta; người đứng sau cùng; vận động viên đoạt huy chương vàng giải này; người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng; Ai cũng thích no; Cái gì no cũng mua; Đâu cũng kẹt xe v.v. Nếu các trong tiếng Việt hiện đại có thể dùng với ý nghĩa "mọi...đều" như trong tiếng Hán thì chắc chắn nó không phải là quán từ.
2.3. Từ một: Một trong tiếng Việt được nhiều nhà Việt ngữ học nhất trí coi là quán từ [- xác định]. Trong nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bungari, tiếng Tây Ban Nha v.v. quán từ [- xác định], về mặt lịch sử, đã phát triển từ số từ có ý nghĩa "một" và đôi lúc nó vẫn còn có tính chất như số từ. Đặc biệt quán từ [- xác định] trong tiếng Anh, tuy về ý nghĩa đôi khi  giống số từ one, ví dụ: a hundred, a thousand v.v., nhưng do đã biến đổi hình thái và có hình thức khác hẳn số từ, nên việc coi a/anone là hai từ khác nhau không có gì phải bàn cãi. Còn đối với những ngôn ngữ mà quán từ [- xác định] và số từ có ý nghĩa "một" còn có hình thức giống nhau như tiếng Bungari, tiếng Việt v.v. thì việc xác định tư cách quán từ và vạch rõ ranh giới giữa số từ và quán từ [- xác định] nảy sinh từ phương tiện ngôn ngữ này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nghiên cứu sâu về nghĩa và cách dùng của phương tiện ngôn ngữ quan trọng này là một đề tài lý thú và hứa hẹn nhiều phát hiện bổ ích. Thế nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Vấn đề này cần được nghiên cứu trong một bài riêng. Ở đây chúng tôi chỉ nêu một số cách dùng của một có liên quan đến việc chứng minh tư cách quán từ của nó.
Dyvik có những phân tích rất đáng chú ý về từ một. Theo ông, trong tiếng Việt, có thể dùng một như một quán từ [- xác định], ví dụ: Tôi định mua một cái nhà; Hôm qua tôi nhận được một bức thư. Tuy nhiên, sau đó ông lại quả quyết rằng một không thể xếp loại như một quán từ [- xác định] bởi vì chức năng quán từ của nó bị giới hạn ở những vị trí cú pháp nhất định. Khi một xuất hiện trong danh ngữ ở vị trí đề / chủ ngữ thì nó không thể hoạt động như một quán từ [- xác định], mà chỉ như là một số từ. Nói cách khác,  một có thể có chức năng của một quán từ [- xác định] chỉ khi danh ngữ chứa nó không phải là đề / chủ ngữ. Để chứng minh, Dyvik đưa ví dụ: Một chiếc xe hơi tôi không thích lắm và cho rằng câu này được dùng thích hợp trong ngữ cảnh người nói được yêu cầu cho biết ý kiến về 5 chiếc xe hơi ở trước mặt, hay cho biết ý kiến về tình trạng khó khăn vì chỉ có một chiếc xe được tùy ý sử dụng. Rõ ràng ví dụ của Dyvik không hề có trong tiếng Việt. Trong ngữ cảnh thứ nhất, người Việt sẽ nói: Có một chiếc mà tôi không thích lắm. Trong ngữ cảnh thứ hai, người Việt có thể nói: Một chiếc thì  tôi không thích lắm (giá được hai chiếc thì hơn). Hơn nữa, việc từ một chỉ được dùng như là quán từ trong một số ngữ cảnh nào đó không thể là lý do phủ định tư cách quán từ của từ này.
Ở đây cần đề cập đến quan điểm của Nguyễn Phú Phong. Tác giả cho rằng một cũng như những vẫn là số từ trung hòa đối với nét [chỉ biệt]. Chỉ trong thế đối lập với cáicác, mộtnhững mới có được nét [-  chỉ biệt], một giá trị âm. Ngoài ngữ cảnh đối lập ra, mộtnhững không mang dấu ấn [- chỉ biệt] và là những số từ (Nguyễn Phú Phong 1996: 17).
Theo chúng tôi, cần phân biệt cách xử lý đối với nhữngmột. Trong khi lượng từ những có thể được dùng trong cả danh ngữ [+ xác định] lẫn danh ngữ [- xác định] mà hình thức và ý nghĩa của bản thân nó trong hai loại ngữ cảnh không hề thay đổi thì ý nghĩa và hình thức của một như là quán từ và một như là số từ có sự phân biệt khá rõ. Về ý nghĩa, quán từ [- xác định] một quy chiếu một cá thể bất định nào đó, còn số từ một có ý nghĩa định lượng, nhấn mạnh đến số một trong sự đối lập với các số khác. Về hình thức, chúng được phân biệt bằng trọng âm. Trong tiếng Việt hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo v.v. đều  nhất trí cho rằng hình thức ngữ âm của số từ một và quán từ [- xác định]  một được phân biệt với nhau bằng trọng âm: trong khi dùng, một quán từ không mang trọng âm, còn một số từ thường mang trọng âm (x. Cao Xuân Hạo 1991: 99, 1998: 387). Trong tiếng Trung Quốc (Quan Thoại), sự phân biệt về hình thức giữa số từ và quán từ cũng thường được xử lý như vậy (Li & Thompson 1981:132; Gundel, Hedberg,  Zacharski 1993:290). Chúng ta cũng có thể tham khảo cách xử lý đối với từ some trong tiếng Anh. Trong các sách ngữ pháp tiếng Anh trước đây người ta chỉ đề cập đến những quán từ như the, a/an. Nhưng gần đây ta thấy có một từ nữa được coi là quán từ, đó là some (quán từ dùng với danh từ không đếm được hoặc số nhiều (Payne 1994: 2850). Theo Lyons, nếu ngữ đoạn some students ngầm ẩn hay hiển ngôn đối lập với other students  thì some là chỉ định từ (determiner), còn nếu some students đối lập với all (the) students thì some là một lượng từ (quantifier). Cái thứ nhất trả lời cho câu hỏi which, cái thứ hai trả lời cho câu hỏi how much (many) (Lyons 1977: 455). Trong một số ngôn ngữ mà hình thức của số từ có ý nghĩa một và quán từ [- xác định]  chưa có sự phân biệt rõ về hình thức như tiếng Bungari, cũng có những ý kiến khác nhau xung quanh sự tồn tại của quán từ [- xác định]. Tuy nhiên phần lớn các ý kiến có xu thế khẳng định (x. Grozeva 1979, Kabakchiev 1990). 
Trong tiếng Việt, thông thường ta có thể xác định được rõ khi nào thì một được dùng như một số từ và khi nào nó được dùng như một quán từ. Có thể chỉ ra một số ngữ cảnh điển hình một được dùng như số từ. Chẳng hạn, trong một danh ngữ chỉ có một và danh từ [+hình thức - chất liệu] như: Tôi có (mỗi) một cái; Hắn mua một chiếc, còn tôi mua một chiếc; Góc này để một tấm, góc kia để một tấm; Bạn bè không còn một đứa v.v. thì  một không phải là quán từ. Bởi vì quán từ phải xuất hiện trong một danh ngữ quy sở chỉ vào một chủng loại nào đó, như: một con mèo (một con trong chủng loại mèo), một con cá (một con trong chủng loại cá), một cuốn sách (một cá thể trong chủng loại sách), tức danh ngữ phải có một định ngữ chỉ chủng loại. Trong khi đó danh ngữ một + danh từ [+ hình thức - chất liệu] chỉ biểu thị sở chỉ như một đơn vị phân lập, mà không hề cho ta biết nó thuộc chủng loại nào. Cái mà người nói quan tâm là đơn vị, chứ không phải là một cá thể nào đó trong chủng loại. Từ một còn được dùng như số từ trong những câu có ý nghĩa tính đếm, đối lập về lượng như: Một tuần tôi dạy ba buổi; Nó nhận không phải một mà là hai lá thư; Một con cá vàng giá 5 đồng; Hắn đi, tay cầm một chai rượu và mấy quả khế; Tôi có một chiếc xe đạp duy nhất; Việc này chỉ cần một người là đủ v.v. Ý nghĩa tính đếm được thể hiện rõ nhất khi một kết hợp với những danh từ chỉ đơn vị đo lường như chục, tá, trăm, ngàn, triệu, kilômet, lít, tạ v.v. hay trong dãy chữ số. Ngoài ra, ngay cả khi một được dùng như một số từ thì danh ngữ chứa nó cũng thường có một sở chỉ [- xác định], điều này trái hẳn với trường hợp từ những, một từ có thể xuất hiện trong vô số các danh ngữ [- xác định], cũng như trong vô số các danh ngữ [+ xác định].
Trong những trường hợp sau đây, một được dùng như một quán từ. Chẳng hạn: Cầu mong cho các em lấy được một người chồng vừa y. Ở đây rõ ràng không phải tất cả các cô gái có chung một ông chồng, mà mỗi người sẽ lấy một người đàn ông nào đó làm chồng. Người Việt thường không nói: (?) Cầu cho các em lấy được những người chồng vừa ý.
Một danh ngữ có một có thể là chủ ngữ/đề  trong loại câu tổng loại (generic sentence): Một người nghệ sĩ chân chính cần phải biết lắng nghe sự phê phán; Một người lính Xô Viết không bao giờ chịu lùi bước trước kẻ thù; Một người đưa thư cần có trách nhiệm với khách hàng. Một con cá heo trưởng thành thường dài độ 6 bộ v.v. Những danh ngữ làm chủ ngữ / đề trong những câu này chỉ một cá thể đại diện cho cả chủng loại. Một trong cách dùng này chỉ có thể là quán từ.
So sánh hai ví dụ sau đây ta cũng thấy từ một cũng không nhằm mục đích chỉ lượng, mà chỉ nhằm đánh dấu tính [- xác định] của danh ngữ: Bài viết của tôi sẽ được đăng trong một số tớiBài viết của tôi sẽ được đăng trong số tới. Số tới là một danh ngữ [+ xác định], chỉ số tạp chí phát hành gần nhất sau khi câu được nói ra. Còn một số tới là một danh ngữ [- xác định], chỉ một số tạp chí nào đó được phát hành sau khi câu được nói ra, có thể là số ngay sau đó, mà cũng có thể là sau vài số.
Tính chất  quán từ của một cũng được thể hiện rõ khi phân tích tính thiếu tự nhiên của những ví dụ sau đây:  
? Tôi đã đọc một lá thư  mà Hưng viết ngay trước  khi ra sân bay.
? Đó là một cuốn sách hay nhất của ông ấy.
? Đó là một vấn đề mà tôi quan tâm nhất hiện nay.
? Hôm qua tôi đã gặp một cô gái mà anh ấy yêu lần đầu.
Những định ngữ như: (mà) Hưng viết ngay trước  khi ra sân bay, hay nhất của ông ấy, (mà) tôi quan tâm nhất hiện nay, (mà) anh ấy yêu lần đầu... làm cho danh ngữ có tính [+ xác định]. Những câu trên bị coi thiếu tự nhiên vì trong tiếng Việt một không đứng trước trung tâm của những danh ngữ được xác định rõ như vậy. Trong câu: Hồi ấy hắn yêu một cô xinh nhất Hà Nội  người nghe sẽ phải hiểu xinh nhất theo một nghĩa tương đối, tức là cô gái ấy chỉ là một trong số những cô xinh nổi tiếng hồi ấy. Tương tự, câu Đó là một vấn đề mà tôi quan tâm nhất hiện nay; Hôm qua tôi đã gặp một cô gái mà anh ấy mới làm quen, chỉ có thể tiếp nhận một cách tự nhiên khi trong câu thứ nhất, người nói (tôi) cùng một lúc có nhiều vấn đề được coi là đáng quan tâm nhất; còn trong câu thứ hai, nhân vật được nói đến (anh ấy) vừa mới quen được nhiều cô (ít nhất là hai).
Khi xét đến cách dùng của từ  một, nhiều tác giả thường xác nhận sự mơ hồ của danh ngữ [- xác định] có một làm bổ ngữ cho vị từ, ví dụ: Cô ấy muốn lấy một người nước ngoài. Một người nước ngoài  trong những câu này có thể có sở chỉ (tiền giả định hay ngầm ẩn sự tồn tại một cá thể nào đó đáp ứng sự miêu tả theo đúng như danh ngữ [+ xác định], nghĩa là có một người nước ngoài cụ thể nào đó mà cô ấy muốn lấy) mà cũng có thể không có sở chỉ (cái người mà cô ấy muốn cưới làm chồng đang ở đâu đó mà cô ấy muốn tìm) (Lyons 1977: 190; Dik 1989: 146; Cao Xuân Hạo 1991: 56 ). Ở đây ta có thể thấy một sự khác biệt nữa về nghĩa có liên quan. Nếu khi danh ngữ  một người nước ngoài có sở chỉ thì lý do mà cô ấy muốn cưới người đàn ông đó có thể là do đặc điểm của sở chỉ được thể hiện ở định ngữ (nước ngoài) mà cũng có thể là một lý do khác (đẹp trai, tài năng, khỏe mạnh v.v.). Còn trong trường hợp một người nước ngoài không có sở chỉ thì người nước ngoài là tiêu chuẩn quan trọng nhất để cô ấy chọn chồng. Nếu bỏ một đi : Cô ấy muốn lấy người nước ngoài thì người nước ngoài là danh ngữ không có sở chỉ và đồng nghĩa với câu trên trong trường hợp thứ hai (không có sở chỉ). Sự đối lập về tính [- xác định] có sở chỉ và không có sở chỉ như trong loại ví dụ trên liên quan trực tiếp đến hàng loạt cơ chế bên trong câu nói như ngữ nghĩa của danh ngữ, vị từ, trạng ngữ, cũng như các yếu tố ngữ dụng như mục đích phát ngôn.... Như ta thấy, hai câu đầu tương ứng với cùng một câu trong tiếng Việt. Và trong tiếng Anh, tiếng Đức ta cũng chỉ có một câu tương ứng: I look for a student who speaks  Spanish (tiếng Anh); Ich suche eine Studentin, die Spanisch kann (tiếng Đức) (x. Grozeva 1979: 18). Trong tiếng Việt muốn đánh dấu rõ hơn danh ngữ [- xác định] không có sở chỉ, ngưòi nói phải dùng thêm một định ngữ chẳng hạn như nào đó ở sau: Tôi tìm một cô sinh viên nào đó (có thể) nói tiếng Tây Ban Nha.
2.4. Quán từ zero: Đây là hình thức vắng lượng từ (số đếm, những, vài, mấy  v.v.) và từ cái (chỉ xuất/ chỉ biệt) trước một danh ngữ có danh từ [+hình thức - chất liệu] làm trung tâm và danh từ [- hình thức + chất liệu] làm định ngữ. Nếu danh ngữ chỉ có một trong hai danh từ đó hoặc chỉ có danh từ [+ hình thức + chất liệu] thì nó không còn là danh ngữ có quán từ  zero nữa (4). Xét những ví dụ sau: Tôi đi mua trâu (trâu: bất định); Trâu nhà ông Nam đã ra đồng (trâu: xác định); Mời anh đến phòng khách (phòng khách: xác định), Nhà phải có phòng khách (phòng khách: bất định); con chỉ có ba chân; Có bức giá lên đến 10000 $;sinh viên phải thi lại; Có tuần tôi phải dạy 7 buổi; Có năm cả làng không có gì để ăn; Có khoa tuyển rất ít sinh viên. Ở đây, sự phân biệt [± xác định] phụ thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa của những từ ngữ xung quanh. Trong 4 câu đầu danh ngữ có thể là [- xác định] hoặc [+ xác định]. Còn trong những câu có kết cấu  ...các danh ngữ đều [- xác định] vì làm bổ ngữ cho một vị từ tồn tại. Nói cách khác những danh từ [ - hình thức + chất liệu] và [+ hình thức + chất liệu] không được đánh dấu về [± xác định]. Khi có quán từ zero thì tình hình khác hẳn, ss. người đưa thư  và người đưa bức thư, người bán vé  va người bán chiếc vé, người chèo đò va người chèo con đò...Người đưa thư: người lấy việc đưa thư làm một nghề, còn người đưa bức thư thì không hẳn nghề của anh ta là đưa thư, vì đưa bức thư biểu hiện một hành động cụ thể đối với một vật cụ thể và xác định v.v. . Trong tiếng Việt, khi nói Cuốn sách rất hay; Căn nhà đắt quá; Chiếc xe rất tốt; Con cá rất ngon v.v. thì người nói phải giả định rằng người nghe biết rõ nói về cuốn sách nào, căn nhà nào, chiếc xe nào, con cá nào. Như vậy hình thức bỏ trống trước "loại từ" đáng được coi là quán từ [+ xác định, + số ít]. Cần nhắc lại sự điều chỉnh xác đáng của Nguyễn Tài Cẩn về một nhầm lẫn của Lê Văn Lý. Lê Văn Lý đã gán vai trò diễn đạt ý nghĩa xác định trong những danh ngữ như cái bàn này, con ngựa có đuôi dài...cho "loại từ". Chính Nguyễn Tài Cẩn là người đầu tiên thấy được vai trò của hình thức bỏ trống trước "loại từ" (Nguyễn Tài Cẩn 1975: 224-225).
Hình thức quán từ zero trong tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên chưa có ai chú ý biện luận một cách đầy đủ. Bởi vì trên thực tế ta có thể gặp khá nhiều ví dụ phản chứng tư cách quán từ [+ xác định] của nó. Nói cách khác, việc thừa nhận quán từ zero không phải là một điều đương nhiên, không có gì phải bàn cãi. Dyvik có những nhận xét đáng được thảo luận ở đây. Theo ông, trong tất cả các tình huống, nơi nào tiếng Anh, tiếng Pháp có thể dùng quán từ [+ xác định, + số ít] thì  có thể dùng  "loại từ + danh từ" trong tiếng Việt. Nhưng trong một số trường hợp, "loại từ + danh từ" không thể được dịch bằng cấu trúc có quán từ [+ xác định]. Tác giả dẫn ví dụ: Con chim hót; Tôi nuôi con chim và được các thông tin viên cho biết những câu này có thể được dùng trong tình huống không có một con chim nào được xác định trước đó, hoặc được người nghe nhìn thấy hay nghe. Câu Con chim hót có thể được phát âm bởi một người đang nghe băng, và có thể dịch sang tiếng Anh là A bird is singing. Ngoài sự nhầm lẫn giữa hình thức quán từ zero và cái gọi là "loại từ" như Lê Văn Lý thì  Dyvik còn mắc một sai lầm khác của người nghiên cứu một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình: đã dựa vào những cứ liệu không đáng tin cậy. Trong những tình huống mà ông nêu ra, người Việt không dùng hai câu trên, mà dùng: Chim hót/ Có một con chim đang hót, Tôi nuôi chim/ Tôi có nuôi một con chim. Còn khi dùng quán từ zero với danh ngữ con chim thì chắc chắn sau đó phải có thêm những định ngữ, bổ/trạng ngữ kiểu như: Tôi nuôi con chim này đã ba hôm.
Không kể những câu sai ngữ pháp hoặc kém tự nhiên như những ví dụ của Dyvik và những câu kiểu như: ...* Con dơi thuộc loài có vú (Phải viết: Dơi thuộc loài động vật có vú); * Con mèo cũng thuộc về loài động vật như người (Phải viết: Mèo cũng thuộc về loài động vật như người) , ta phải cần xét kỹ những trường hợp sau đây.
Nhóm 1: Đây là cuốn sách; Đây  là con mèo; Tên gọi ngôi nhà trong tiếng Anh là house; Tên gọi cuốn sách trong tiếng Anh là  book.
Nhóm 2: Con chó chê khỉ lắm lông/ Chó thì chê khỉ ăn dông nói dài (Ca dao - dẫn theo Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê); Con ong làm mật yêu hoa/ Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời (Tố Hữu).
Nhóm 3: Anh cần cuốn sách nào?; Ở đây không có cuốn sách nào ca.
Nhóm 4: Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi ra trên những mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ (Tô Hoài); Thấy nhiều người mách rằng nhà nó có con chó cái khôn lắm (Ngô Tất Tố); Bính...quằn quại như con sâu rau bị xéo (Nguyên Hồng); Ông vừa mới mua được con mèo tam thể...Suốt buổi ông ngồi xổm trước  cũi để ngắm mèo (Nguyễn Công Hoan); Lại có người bên Hà Đông nghe nói bên Hà Tây có cái cầu cao lắm, cũng đi xem cầu (Nguyễn Văn Ngọc). Hắn khỏe như con trâu...; Nó là  đứa trẻ can đảm.
Nếu khẳng định trong tiếng Việt có quán từ zero thì phải giải thích cách dùng phương tiện này trong những ví dụ trên. Tính tự nhiên của các câu nói và uy tín của các nhà văn được trích dẫn buộc ta phải xét đến những cách dùng đặc biệt này.
Về nhóm 1: Hai ví dụ đầu trong nhóm 1 được dùng khi có ai đó chỉ vào một cuốn sách hay một con mèo và hỏi: Đây là cái gì?. Cuốn sách, con mèo được dùng để quy chủng loại sự vật khi sở chỉ tồn tại ngay trước mặt cả người nói và người nghe. Người nói chỉ ngay vào sở chỉ để nói. Trong trường hợp này, tiếng Anh sẽ dùng một danh ngữ [- xác định], ví dụ: This is a book; That is a cat. Thế nhưng người Việt dường như không nói: * Đây là một cuốn sách; * Đây là một con mèo. Có thể coi những danh ngữ  trong loại câu này được dùng để giải thích tên gọi của một chủng loại sự vật, mà cá thể trước mặt người nói và người nghe là một đại diện. Những danh ngữ trong tên gọi ngôi nhà  trong tiếng Anh là, tên gọi cuốn sách trong tiếng Anh là... (Người Việt ít khi nói: * tên gọi  nhà  trong tiếng Anh là;  tên gọi  sách trong tiếng Anh là .v.v) cũng được dùng trong lối giải thích từ ngữ. Tất cả các danh ngữ đang xét  trong nhóm 1 đều  có tính chất siêu ngôn ngữ.
Về nhóm 2: Những danh ngữ [+ xác định] con chó,  con ong, con chim trong nhóm 2 được dùng có tính cải dung (synecdoche - một loại hoán dụ) trong văn bản văn chương: lấy cá thể để thay cho chủng loại. Trong tiếng Việt, cách dùng có tính synecdoche này ít gặp trong ngôn ngữ thông thường. Nhưng trong tiếng Anh nó lại rất phổ biến, đặc biệt trong câu tổng loại: The cat  is  an animal; The lion is a friendly beast; The dog is a faithful animal.
Về nhóm 3: Những danh ngữ thuộc nhóm này bao giờ cũng được dùng trong những ngữ cảnh có tiền giả định về đối tượng được nói đến. Những câu trên bao giờ cũng dùng trong ngữ cảnh mà trước đó người nghe tỏ ý cần mua / mượn sách, hay hỏi về một / những cuốn sách nào đó.
Về nhóm 4: Những danh ngữ trong nhóm này đã bị tỉnh lược quán từ một. Như ta biết quán từ một không bao giờ có trọng âm. Nên trong một số ngữ cảnh như xuất hiện trong cấu trúc so sánh như + danh ngữ, kết cấu tồn tại có + danh ngữ  nó có thể bị nhược hóa đến mức zero. Cao Xuân Hạo cũng đã có nhận xét về hiện tượng nhược hóa của một trong những kiểu nói như: Có (một) điều là...; Được (một) cái là... phải (một) cái là..., Khốn (một) nỗi là...(Cao Xuân Hạo 1998: 387).
Như vậy những phản ví dụ trên chỉ được gặp trong những ngữ cảnh rất đặc biệt, có thể liệt kê và lý giải được. Không thể dựa vào những cách dùng đặc biệt này để phủ nhận hình thức quán từ zero trong tiếng Việt. Trong những ngôn ngữ mà hình thức quán từ được thể hiện rất rõ và được ngữ pháp hóa cao độ như tiếng Anh cũng có khi quán từ [+ xác định] được dùng không theo những cách thông thường. Chẳng hạn theo Lyons, trong tiếng Anh một danh ngữ [+ xác định] cũng có thể xuất hiện như một bổ ngữ của động từ to be, ví dụ: Giscard d' Estaing is the president of France. The president of France trong câu này không được dùng để quy chiếu một cá thể cụ thể, mà dùng với chức năng predicative để nói một cái gì đó về cá thể được quy chiếu bằng từ ngữ làm chủ ngữ (Lyons 1977: 185).
2.5. Từ cái: Mặc dù từ lâu Trương Vĩnh Ký đề cập đến từ này, phân biệt nó với danh từ cái, nhưng Nguyễn Tài Cẩn là người đầu tiên có những phân tích chi tiết về ý nghĩa và chức năng của nó. Theo ông, cái  là một yếu tố để dạng thức hoá danh từ. Tuy nhiên ông không coi cái là quán từ. Dựa vào những kết hợp như những cái hoặc các cái, tác giả xác định phạm trù [± xác định] diễn đạt bằng quán từ những, các và phạm trù [± chỉ xuất] diễn đạt bằng sự có mặt hay vắng mặt của cái là hai phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau. Như vậy sở dĩ Nguyễn Tài Cẩn không coi cái là quán từ chỉ vì ông đã coi những, các là quán từ mà những từ này lại có thể kết hợp với cái  trong một danh ngữ. Nếu coi cái là quán từ thì tiếng Việt sẽ có một lệ ngoại  không giống với bất kỳ một ngôn ngữ nào: hai quán từ có thể cùng xuất hiện trong một danh ngữ. Nói cách khác, ông không coi cái là quán từ chỉ vì những lý do thuần túy ngữ pháp (Nguyễn Tài Cẩn 1975: 240 - 250).
Chúng ta có thể giải thuyết cái như là quán từ mà không gặp trở ngại đó. Bởi vì như chúng tôi  đã chứng minh (Bùi Mạnh Hùng 2000), những không phải là quán từ, còn các không thể kết hợp với cái (* các cái là tổ hợp không có trong tiếng Việt: *các cái  thịt ấy, * các cái bánh này v.v.). Cái đánh dấu  tính [+ xác định] của danh ngữ, nhưng bản thân nó không hề mang thông tin giúp ta xác định được sở chỉ của danh ngữ đó, nghĩa là cái đáp ứng được định nghĩa về quán từ đã nêu ở trên, vì vậy cái phải được coi là quán từ. Việc cái có vị trí cú pháp trong danh ngữ khác với các quán từ khác là điều bình thường.
- Báo điện tử, kênh truyền hình quốc gia, thậm chí cuộc thi cấp quốc gia đều dùng sai tiếng Việt. Có thể là chính tả, có thể là dùng thừa từ, hay sự xô bồ, lấn lướt, đôi khi bỏ qua những sự bất nhất giữa khái niệm và nội hàm, giữa thực tế đời sống với hình thức biểu đạt thông qua vỏ ngôn ngữ.
Độc giả Phan Quốc Linh, TS Văn hóa học, gửi tới Bee bài viết "Người Việt đang ngày càng "dốt" tiếng Việt?"

Website điện tử


Đã đến lúc cần phải báo động về hiện tượng sai sót câu chữ, từ ngữ trên các trang website Việt. Đành rằng sự sai sót này là do vô ý, ít ra chính tôi tin như vậy; khổ nỗi do tính bất khả kháng này nên đôi lúc nó lại rơi vào những vị trí, những từ quan trọng trong câu, bài, làm sai lệch ngữ nghĩa. Đã có trường hợp sai sót oái oăm rơi vào những động từ (có/không có…), hoặc những từ chỉ phẩm chất, màu sắc, tâm trạng… Rồi có khi người đọc bắt gặp cả một nhóm từ, hay một câu, thậm chí hẳn cả một’’tổ hợp’’câu bị in lặp đi lặp lại.
Tôi đã đọc đâu đó một câu bát trong bài lục bát dự thi nọ được in đến…9 chữ! Thảng hoặc có bài vừa in hôm trước, hôm sau đã thấy xuất hiện cùng trên một website... Điều đáng tiếc là, theo tôi, gần đây những lỗi chính tả kiểu này có xu hướng ngày càng tăng.
a
Đã đến lúc cần phải báo động về hiện tượng sai sót câu chữ, từ ngữ trên các trang website Việt.

Kênh truyền hình Quốc gia

Người Việt ta có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là một nét đẹp truyền thống trong phong cách giao tiếp hàng ngày. Thiết nghĩ, với MC trên truyền hình, điều này lại càng quan trọng. Thế nhưng có một câu chào mà nhiều MC hay dùng, đáng tiếc là … không đúng. "Xin kính chào TẠM BIỆT và HẸN GẶP LẠI”, hầu như là câu chào cửa miệng của rất nhiều MC VTV.

"Tạm biệt" là từ Hán - Việt, từ đó có nghĩa là HẸN GẶP LẠI (lần sau). Như vậy chỉ có thể nói: "Xin kính chào tạm biệt"; hoặc: “Xin kính chào và hẹn gặp lại’’. Trường hợp nếu muốn dùng song song: "Xin kính chào tạm biệt - hẹn gặp lại”. (Nhìn đấy thì thấy là đã thay chữ VÀ bằng một dấu gạch  ngang (-), giải thích (dịch nghĩa) từ từ Hán –Việt sang từ thuần Việt, vẫn giữ được nội dung, không sai ngữ pháp).

Ngôn ngữ là ngôn ngữ đời sống,nghĩa là một từ, một tiếng nào đó khi chúng được nhiều người trong xã hội sử dụng thành thói quen, nó sẽ tồn tại. Nhưng với lời chào này, thực tế chỉ có một số MC sử dụng, không có tính đại chúng, ý tôi muốn nói là các MC có thể sửa lại, dùng cho chính xác. Có thể do các MC này không để ý, hoặc có thể họ không hiểu nội dung từ Hán-Việt đó. Trong thực tế đời sống hàng ngày của các dân tộc trên thế giới,cũng như các MC các nước khác,họ cũng chỉ nói đơn giản, ngắn gọn: Goodbye (tạm biệt-tiếng Anh), Đovisdane (tạm biêt-tiếng Bun)(***), Đovisdanhie (tạm biệt - tiếng Nga)(****)… Dĩ nhiên có nhiều lời chào khác nữa, đây chúng tôi chỉ xin nói về lời chào cùng một tứ, kiểu đồng dạng với kiểu mà ta đang bàn đến mà thôi.

Cuộc thi cấp quốc tế


Chắc nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên cuộc thi “Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt” do Việt Nam chúng ta đăng cai. Sự thành công của của cuộc thi không phải là đề tài hôm nay của chúng tôi. Các trang website Việt đã bàn không ít về nó. Tuy nhiên, điều mà tôi thắc mắc - nhưng chưa thấy ai nói tới, ấy là sự bất cập về mặt ý nghĩa, nội hàm của tiêu chí - ở ngay chính cái tít đầu đề, tên gọi của nó: "Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt”.

Chúng ta hãy thử phân tích, tìm hiểu nội hàm, tiêu chí các khái niệm này của cuộc thi. Trước hết, tạm bỏ qua đối tượng quý bà, viết lại khái niệm ở dạng đơn giản hơn một chút: Hoa hậu đẹp và thành đạt. Ở đây khái niệm ĐẸP và khái niệm THÀNH ĐẠT là hai khái niệm bình đẳng, ngang hàng về phương diện cú pháp, là hai bổ đề xác định nội dung cho khái niệm HOA HẬU. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm thành đạt lại không được Ban tổ chức (BTC) đề cập trong quá trình tiến hành, vì thực chất việc xác định sự thành đạt cũng không dễ dàng gì.

Thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới,với những tiêu chuẩn thành đạt không giống nhau và do chỗ mặt bằng đời sống, kinh tế - xã hội..., mỗi nước rất khác nhau, tiểu chuẩn đánh giá sự thành đạt, do vậy cũng khó mà lấy được một mặt bằng chung hy hữu.

Mặt khác, ĐẸP&THÀNH ĐẠT là hai khái niệm không cùng một chuẩn giá trị (cái đẹp mang giá trị thẩm mỹ, sự thành đạt lại theo tiêu chuẩn kinh tế - xã hội…) nên sẽ sinh ra tình trạng bất cập về tỷ lệ và chuẩn mực trong khi so sánh, đánh giá. Ví dụ có hai quý bà đều đẹp và thành đạt nhưng “đảo chiều" một chút - một người đẹp hơn nhưng kém thành đạt hơn người kia, vậy sẽ đánh giá, lựa chọn theo tiêu chuẩn nào đây: Chọn người đẹp hơn và kém thành đạt hơn người kia, hay là chọn ngược lại? Đây giống như một bài toán hằng đẳng thức có các dữ kiện không xác định nên sẽ không tìm được kết quả. Đây quả nhiên là điều rất khó cho sự lựa chọn khi mà các tiêu chí đánh giá không cùng bản chất, không đồng giá trị.

Như vậy, khái niệm THÀNH ĐẠT, một trong hai bổ đề để xác định HOA HẬU đã "gây khó", làm "nhiễu", là nguyên nhân khiến BTC không thể xác định được hướng đi theo như tiêu chí đã đưa ra ban đầu (được ghi rõ bằng tên gọi của cuộc thi). Chưa hết, nếu xem xét kỹ nữa, sau khi đã bỏ qua một bên khái niệm THÀNH ĐẠT, thì ngay việc dùng khái niệm ĐẸP ở đây, theo tôi, cũng không ổn nốt.

- HOA HẬU là người nữ đẹp nhất (của một cuộc thi người đẹp).

- ĐẸP (đâyđang nói đến phụ nữ), có nhiều cấp độ, thang bậc khác nhau: đẹp, đẹp lắm, rất đẹp…

Như vậy, với một khái niệm xác định (hoa hậu), như là một đơn nguyên, thì không thể đặt ngang hàng với một khái niệm khác, nếu khái niệm này không cùng một tính chất là một đơn nguyên xét về phương diện cấu trúc. (Tuy khái niệm HOA HẬU & ĐẸP có chung sự đánh giá là giá trị thẩm mỹ, nhưng HOA HẬU là cái đơn nhất, còn ĐẸP là cái có nhiều cấp độ xác định rộng hơn HOA HẬU, vì thế mà có câu: "đẹp như hoa hậu" (câu này cũng cho thấy HOA HẬU cũng chỉ là một “thành phần’’của cái rộng hơn nó - CÁI ĐẸP). Từ đó có thể suy ra, rằng với cách biểu đạt như đã nêu ra, Hoa hậu - đẹp và thành đạt” thì đẹp ở đây cũng có thể là đẹp nhất (HOA HẬU của cuộc thi), cũng có thể khác, không là đẹp nhất (không là hoa hậu).

Cũng may là, dù cho đưa ra một tên gọi, một tiêu chí như vậy - tuy không sai về mặt câu cú, ngữ pháp, nhưng lại bất cập về khái niệm biểu đạt, thế nên BTC trên thực tế cũng chỉ làm như một cuộc thi hoa hậu như từ tước tới giờ vẫn làm mà thôi.

Ở đây nếu nói BTC đã "nói một đường làm một nẻo" quả là không sai; nói BTC đã "giơ cao đánh khẽ" cũng đúng nốt, bởi cái tiêu chí đưa ra có phần "nặng ký" thật, nhưng chỉ thực hiện một phần thôi. (Cho phép tôi được mở ngoặc ở đây một chút, trên thực tế, kết quả của cuộc thi Hoa hậu này, theo tôi là thành công, gây được tiếng vang. Chỉ có điều là - đây cũng chỉ là ý kiến riêng cá nhân tôi,giá mà ngay từ ban đầu nếu BTC đưa ra được tiêu chí, đơn giản chỉ là “Hoa hậu quý bà", chẳng hạn thế, thì cũng đỡ bị eo sèo về câu chữ…).

Theo chỗ tôi biết, ở nhiều nước, ví dụ như ở Bun-ga-ri, nơi tôi đang sinh sống, họ chỉ dùng khái niệm ngắn gọn là “Hoa hậu quý bà". Với nội dung này, cuộc thi cũng không nằm ngoài những tiêu chí của cuộc thi hoa hậu nói chung. Chính xác hơn, đây là cuộc thi hoa hậu ở tuổi thiếu phụ (người đã qua tuổi thanh thiếu nữ), dĩ nhiên cũng có những đặc điểm riêng của nó.

Bun-ga-ri, tháng 02/2010
Tiến sỹ văn hoá học: Phan Quốc Linh
Blog EntryFeb 14, '10 11:50 AM
for everyone
Với những thế hệ người Việt xa xứ, không gì khó khăn và quan trọng bằng việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ bởi nhờ đó, bản sắc dân tộc mới không bị nhạt nhoà. Nhưng có ở xứ người mới thấy, hành trình này không giản đơn.


Thế hệ “gồi”
Hân (tên tiếng Đức là Hana) sing năm 1985, tại Stuttgart, Đức, bố mẹ là người Việt. Hân biết nói từ lúc được một tuổi rưỡi. Đến năm ba tuổi, Hân đã nói chuyện với cha mẹ bằng tiếng Việt khá tự nhiên. Đến tuổi này, giống trẻ em khác, Hân đi vườn trẻ và bắt đầu tập nói tiếng Đức.
a
Trẻ em Việt kiều mặc áo dài lên chùa tại Atlantta - Mỹ.

Khi cô bé đã nói được Đức khá chuẩn như bạn bè trong lớp thì cha mẹ phải thường xuyên sửa lại tiếng Việt của con mình cho đúng ngữ pháp tiếng Việt. Đây là một vấn đề song ngữ phổ biến nơi trẻ nhỏ Việt Nam ở hải ngoại. 
Cái biên cương ngăn cách các quốc gia về địa lý, những cột mốc vô hình trên bản đồ thế giới liệu có thể xoá nhoà được bản sắc của một dân tộc cho dù những thế hệ di dân đã vững chân trên đất mới?
Đến năm sáu tuổi, Hân vào tiểu học. Hết tiểu học, Hân lên trung học. Suốt 13 năm đi học, Hân chỉ học toàn tiếng Đức. Ở nhà Hân vẫn nói tiếng Việt với cha mẹ. Mỗi cuối tuần cô bé còn được gửi đi học thêm ở lớp tiếng Việt do người Việt tổ chức.
Mặc dù có cơ hội trao dồi tiếng Việt, nhưng đối với Hân, muốn diễn đạt một điều gì bằng tiếng Việt quả là khó hơn bằng tiếng Đức.
Nghe ai gọi điện thoại muốn nói chuyện với mẹ, thỉnh thoảng Hân trả lời là: “Con mẹ không có nhà”. Đúng ra phải nói là “Mẹ con không có nhà”. Lỗi ngữ pháp này xuất phát từ thói quen của trẻ Việt là nghĩ trong đầu bằng câu tiếng bản xứ trước, rồi sau đó mới dịch sang tiếng Việt. Người Việt ở hải ngoại gọi vui thế hệ như Hân là thế hệ “gồi” bởi các em dù không muốn cũng đã nói tiếng Việt như những người ngoại quốc.
“Đây” nói thành “tây”, “rồi” nói thành “gồi”… Nói lớ. Nói giọng nhẹ, có ngữ điệu. Tuy câu tiếng Việt không có ngữ điệu mà chỉ có thanh âm, các em vẫn lên giọng xuống giọng như nói tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp…
Người Việt ở hải ngoại có buồn không? Buồn lắm chứ vì những đứa con máu đỏ da vàng mình đẻ ra dần dần đã không thuộc về mình nữa. Vào thăm gia đình một chủ báo tiếng Việt, thấy anh ngập ngừng khi nhắc con chào khách: “Chào bằng tiếng Việt đi con”.
Nhưng cô bé xinh đẹp chỉ nói được đúng một câu “Chào!”, sau đó bắt chuyện với bạn của bố bằng thứ tiếng Anh của người bản ngữ. Anh tần ngần hồi lâu, rồi nói: “Mình viết nhiều sách tiếng Việt, nhưng rồi người đọc không phải con mình. Gắng dạy cho bọn trẻ học tiếng Việt, nhưng thực ra khó lắm”.
Thanh âm nhọc nhằn
Người Việt hải ngoại lao động cực nhọc hơn người trong nước mường tượng. Phong cách làm việc Tây phương thoả đúng nghĩa lao động: làm năm phút là năm phút, một tiếng là một tiếng. Sau giờ làm việc trở về, ai cũng mệt mỏi; khả năng kiểm soát, sinh hoạt với con cái giảm hẳn.
Sự mệt mỏi dễ dẫn đến sự dễ dãi rồi buông xuôi trước việc con cái nói ngoại ngữ thay vì tiếng Việt. Thời gian trôi qua, tiền lệ tạo thói quen. Thói quen nói ngoại ngữ làm thẩm năng tiếng Việt của đứa bé yếu dần.
Ở hải ngoại, ít có nơi tiếng Việt được đưa vào chương trình học phổ thông. Hầu hết các nơi dạy tiếng Việt đều do các cơ sở tôn giáo, hội đoàn người Việt tự nguyện đứng ra tổ chức. Học phí không đáng kể.
Giáo viên nghiệp dư, làm việc vì tấm lòng, gồm phụ huynh, tu sĩ, người tự nguyện. Ở hải ngoại không có một lực lượng ngôn ngữ học hùng hậu như ở Việt Nam. Người làm về ngôn ngữ học đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay.
Cái thất lợi lớn đầu tiên mà nhóm di dân thiểu số phải chấp nhận là khoảng cách địa lý. Người Việt thuộc nhóm này. Người thì ở trên núi, người thì ở miền xuôi, người thì ở thành thị, người thì ở thôn quê, muôn vàn cách trở.
Cái cộng đồng tiếng nói bị băm ra thành từng mảnh. Người Việt thiếu người Việt để giao tiếp, tiếng Việt kể như không còn đất dụng võ ngoài cái không gian bé nhỏ của gia đình.
Nhưng đó cũng vẫn không phải là nguyên nhân chính của việc tiếng Việt trở nên yếu thế ở xứ người so với các ngôn ngữ khác. TS tâm lý học Huỳnh Duy Quang ở Đại học Melbourne cho biết: “Nếu xét một cách sâu xa thì người Việt thường có tâm lý tự ti, không dám thể hiện bản sắc của mình khi va chạm với những nền văn hoá khác.
Đó chính là điều cản trở sự phát triển tiếp nối của ngôn ngữ khi nó bị tách xa cộng đồng. Tự hào về một ngôn ngữ mạnh là một điểm quyết định. Tiếng Ả Rập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà là các ngôn ngữ mạnh, gắn liền với những nền văn minh, lịch sử đáng kể của thế giới và được nhiều người sử dụng, chính điều này giúp ngôn ngữ đó có thêm sức sống”.
a
Trung thu 2009 tại chùa Tây Phương, bang Georgia, Mỹ.

Khát vọng tiếp nối
Người Việt có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến huy hoàng, rất đáng tự hào, tại sao phải mặc cảm? Người Việt đến xứ người với hai bàn tay trắng nhưng rất nhiều người đã có sự nghiệp, con cái được ăn học đàng hoàng, chẳng thua kém ai để phải mặc cảm, nhưng tại sao trẻ em vẫn yếu tiếng Việt?
Cái biên cương ngăn cách các quốc gia về địa lý, những cột mốc vô hình trên bản đồ thế giới liệu có thể xoá nhoà được bản sắc của một dân tộc cho dù những thế hệ di dân đã vững chân trên đất mới. Hãy đến để nghe những nơi người ta nói tiếng Việt ngọt lịm trong hàng quán ở các khu Little Sài Gòn, Virginia, Kansas, San Fransico hay San Jose (Mỹ).
Cũng những món ăn y như ở Việt Nam, người ta có thể vừa ăn vừa nghe ca sĩ Mỹ Linh hát “Hà Nội đêm trở gió” cũng như rất nhiều băng đĩa ca sĩ trong nước được bán ở đây. Có lẽ, món ăn và ngôn ngữ luôn nằm ở cùng một trục trặc của bộ nhớ.
Ở Kansas, có một điều ngạc nhiên là người ta tổ chức không chỉ lớp tiếng Anh cho người Việt lớn tuổi khó thích nghi môi trường mới, mà còn cả lớp tiếng Việt cho trẻ em người Việt.
Luật sư Megan Tan Minh Bùi cho biết, tuy bận nhiều việc, nhưng cô vẫn tham dự lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em vào cuối tuần. Tuy Bùi sang Mỹ từ khi 7 tuổi, nhưng đến nay, sau 30 năm, cô vẫn nói sõi tiếng Việt. “Đó là nhờ gia đình tôi luôn giữ nếp truyền thống, về nhà là nói tiếng Việt”.
Chiều cuối năm, luật sư Bùi lại thướt tha áo dài cùng mẹ đến một ngôi chùa Việt ở Kansas để cầu cúng cho tổ tiên ông bà, trong tiếng “Nam mô A di đà”, tiếng Việt lại thêm một lần được ngân lên, ngọt dịu.
TS. Vũ Quang Huy (từ Melbourne, Australia)
Blog EntryJan 8, '10 9:23 PM
for everyone
Ở Việt Nam, ca khúc chiếm một vị trí trọng yếu trong lĩnh vực âm nhạc. Một ca khúc gồm hai phần: nhạc và lời, có vai trò tương đương và ảnh hưởng lẫn nhau. Ca sĩ thể hiện tốt bài hát thì không chỉ hát đúng nhạc mà còn phải tôn trọng ca từ đã được nhạc sĩ chắt lọc.

Không hiểu vô tình hay cố ý, không ít ca sĩ, thậm chí là những danh ca gạo cội, đã quên mất tầm quan trọng của việc hát rõ ràng ca từ trong một ca khúc. Nghe kỹ phần biểu diễn của một số ca sỹ có thể thấy không ít lời hát dạng như: "Đấn nướng tôi, thon thả giỏn đàn bầu… Xin hán về người, đấn nướng ơi, xin hán về mè tổ cuống ơi…". Ca sĩ hát đúng nhạc nhưng buông câu, nhả chữ thì hoàn toàn sai. Tại sao họ không thể hát được đúng từng chữ: "Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu…" như đúng với nguyên tác. Có phải hát như vậy, giai điệu sẽ mềm mại hơn chăng?



Ảnh minh họa

Một lỗi thường gặp khác thì lại ảnh hưởng kiểu nối âm thường xảy ra ở các ca khúc quốc tế. Với các ca khúc tiếng Việt, ta có thể bắt gặp những trường hợp như sau: "Tấm - máo ấy, bấy lâu nay…" hoặc "Em bên - nanh chân bước đi, trong lòng nghĩ suy gì…". Tệ hơn nữa, có trường hợp còn cộng gộp cả hai lỗi trên: "Màu nắng hay là màu mắn - nem"…

Một thực tế là việc lái âm để phù hợp với nốt nhạc như kể trên sẽ dễ dàng hơn cho ca sĩ trong việc xử lý kỹ thuật thanh nhạc và giai điệu. Các ca sĩ đã quá dễ tính với mình trong việc luyện tập và trau dồi nghề nghiệp. Tuy nhiên ta có thể đặt một câu hỏi: Liệu có phải chính những ca sĩ bậc thầy đã không nghiêm khắc với thế hệ đi sau? Thậm chí, chính chúng ta, những fan của âm nhạc cũng đã quá dễ dãi mà bỏ qua để tình trạng này kéo dài nhiều năm nay.

Hiện nay, trong các trường nghệ thuật, việc giáo dục văn hóa cho ca sĩ bị coi nhẹ. Những bộ môn như triết học, mỹ học, lịch sử, cơ sở văn hóa… thường bị những ca sĩ tương lai bỏ qua. Chương trình học cấp ba ở các trường trung cấp nghệ thuật cũng bị lược bỏ để "tạo điều kiện trau dồi chuyên môn và rèn luyện tài năng". Như vậy, những kiến thức cơ bản để làm "một người bình thường" bị bỏ qua trong khi tài năng vẫn chưa tới đích. Nên chăng, những trường đào tạo ca sĩ ở Việt Nam cần đặt việc giảng dạy kiến thức văn hóa ngang hàng với luyện tập chuyên môn để có thể tạo nên một thế hệ ca sĩ xứng đáng. Ca sĩ có thể tránh được những lỗi trên nếu họ nhận thức đúng đắn được công việc họ đang làm và trang bị cho mình một phông văn hóa đầy đủ. Họ sẽ hiểu một điều rằng, buông câu, nhả chữ cho đúng với tác phẩm là tôn trọng tác giả và công chúng!

Ca hát không đơn thuần chỉ là một nghề, đó là một nghiệp. Con đường ca hát đầy khó khăn và đòi hỏi ca sĩ phải có một nghị lực phi thường. Những ca sĩ chưa đủ tài năng mà đã được đem ra khai thác sẽ gây hệ quả xấu cho chính họ, tạo cho họ những ảo vọng viển vông, nhận thức sai lệch không đúng đắn về âm nhạc.


Theo Hà Thủy Nguyên
SGTT - Không chỉ xảy ra trong trường học, tình trạng sai chính tả hiện đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, internet… và lây lan cả vào các cơ quan hành chính nhà nước.
Đại học phải dạy lại ngữ pháp tiếng Việt!
Những cuộc thi thực hành tiếng Việt là dịp để xác lập lại những nguyên tắc chính tả cho học sinh.
Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo, chủ tịch hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết, trong nhà trường hầu như giáo viên nào cũng thấy đau lòng trước vấn nạn học sinh viết sai chính tả ngày càng nghiêm trọng, “Học xong lớp 12 mà nhiều em viết một câu tiếng Việt không xong. Lên đại học còn phải dạy các em lại văn phạm tiếng Việt. Tôi tìm hiểu nền giáo dục nhiều nước trên thế giới đã hơn 50 năm rồi và thấy không có một nước nào mà sinh viên lại phải học lại văn phạm của tiếng mẹ đẻ cả”. Cô Nguyễn Ngọc Hà, giáo viên trường THPT Đa Phước (Bình Chánh) cho biết, không chỉ học sinh cấp ba mới: “Em không thích uống gụ (rượu – PV)…” mà trong một số cơ quan hành chính, bà từng đi liên hệ công việc cũng thường nghe: “Giấy tờ đã gồi (rồi – PV)”. “Lên đến cấp hai rồi mà nhiều em đọc chưa thông, viết chưa thạo, không phân biệt nổi chữ u và chữ n. Viết bản tự kiểm thành bản tự kỉm…”, bà Hà kể. Thầy Nguyễn Văn Hà, giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, mỗi lần chấm thi tuyển sinh, chấm khoảng 500 bài thì có 1/3 số bài viết sai chính tả trầm trọng. “Nhiều em viết chữ, viết câu còn tệ hơn cả học sinh cấp hai. Không viết hoa danh từ riêng, dùng dấu câu loạn xạ hoặc cả bài không có một dấu chấm…”
PGS.TS Lê Trung Hoa, giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, không ít lần tham quan các khu di tích, bảo tàng, triển lãm... nhìn vào các sổ ghi cảm tưởng, ông thấy ngỡ ngàng khi nhiều người, trong đó có cả những cán bộ quản lý có chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước, vô tư viết sai chính tả: xúc động viết thành súc động, chân thành viết thành trân thành, trân trọng viết là chân trọng, nhân dịp khai trương viết thành nhân dịp khai trươn... “Thậm chí có người sắp nhận bằng thạc sĩ ngôn ngữ học mà luận văn 132 trang thì có tới 138 lỗi chính tả”, ông Hoa kể.
Báo chí, cơ quan nhà nước cũng viết sai
PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, phó chủ tịch hội Ngôn ngữ học Việt Nam, chủ tịch hội Ngôn ngữ học TP.HCM cho biết, những khảo sát thực trạng về lỗi chính tả của học sinh, sinh viên và những giáo viên đi học lớp tại chức cho thấy sự vi phạm quy tắc chính tả nhìn chung vẫn khá trầm trọng. “Tôi nghĩ, hổng kiến thức về tiếng Việt không phải là nguyên nhân của sai chính tả. Nếu hổng kiến thức về tiếng Việt thì tại sao có không ít giáo viên dạy văn THCS, THPT vẫn viết sai chính tả giữa n với ng; t với c; s với x; r với gi và d; dấu hỏi, dấu ngã… Trong khi giáo viên toán THCS, THPT không viết sai, trình bày bảng đẹp”, ông Lệ nói. Cũng theo ông Lệ, trên báo chí, băng rôn tuyên truyền các chủ trương, chính sách nhà nước gần đây tình trạng viết sai chính tả cũng rất nhiều: “Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP.HCM: Nóng nòng (nóng lòng – PV) chờ hỗ trợ”, “Ngăn ngặn (ngăn chặn – PV) tham nhũng”…
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, viết sai chính tả không phải mới xảy ra mà đã xuất hiện từ lâu. “Một người ít học nếu viết sai có thể chấp nhận được nhưng một cử nhân, thạc sĩ hay cán bộ nhà nước mà viết sai chính tả, ngay cả những lỗi chính tả cơ bản thì đúng là tình trạng đáng báo động”, ông Hoa nói. Trong thời gian TP.HCM thực hiện cao điểm tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không ít lần ông Hoa thấy hỡi ôi khi đọc được những băng rôn kiểu như: Sông sâu chớ nội (lội), sẽ chia (sẻ chia), lạn lách (lạng lách)…“Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh nhiều người mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt thì họ lại xem đó không có gì. Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hoá Việt. Vì vậy viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần làm, phải làm ngay”.
bài và ảnh Trung Dũng
Blog EntryOct 8, '09 7:59 PM
for everyone
SGTT - Phát triển xã hội và quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng nhiều đến tiếng Việt. Bên cạnh những mặt tích cực, tiếng Việt đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng xấu.
“Đọc hiểu được, chết liền”
Giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt phải bắt đầu từ những nét chữ đầu tiên của học trò
“Thường xuyên tiếp cận với học sinh, tôi cảm thấy choáng trước sự sáng tạo của các em về ngôn ngữ. Thương và thông cảm lắm nhưng vẫn thấy giận. Giận bởi thái độ thiếu trách nhiệm của người viết đối với ngôn ngữ dân tộc, thiếu tôn trọng với đối tượng giao tiếp”. Cô Dương Thu Trang, giáo viên trường PTTH Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) đã thốt lên như vậy trước tình trạng tiếng Việt trong trường học đang bị học sinh “nỗ lực” sáng tạo những kiểu chữ, câu văn mà nói vui theo nhiều người là “đọc hiểu được, chết liền”. Cô Trang kể, trong một bài nghị luận về vấn đề “Học phương pháp học”, một học sinh lớp 12 đã tỉnh bơ viết: “em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có pùn ngủ mún chit cũng phải giải quyết hết bài tập”; một học sinh khác thì viết: “dùng riết vik sai chính tả lun”…
Thầy Nguyễn Văn Thạch, giáo viên trường PTTH Trần Khai Nguyên (TP.HCM) cũng có lần ngỡ ngàng khi đọc được trong bài kiểm tra của học sinh những “từ…lạ”: lun mún (luôn muốn), làm shao (làm sao)… “Tôi không thành kiến với cái gọi là ngôn ngữ chat của các em. Nếu dùng giới hạn trong những cuộc tán gẫu trên mạng thì có thể chấp nhận được nhưng nếu đưa những ngôn ngữ dị dạng đó vào trường học là điều không nên. Chưa kể các em sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến quen tay, quen miệng và khó tự kiểm soát được khi nói hay viết. Từ đó dẫn đến lười suy nghĩ tìm từ hay, ý đẹp và không nhận biết được giá trị văn hoá của tiếng mẹ đẻ”, ông Thạch bức xúc.
“Ngay trong luật Thương mại được Quốc hội ban hành cũng có cả một chương về dịch vụ logistics, mặc dù nhiều đại biểu đã đề nghị dùng cụm từ “dịch vụ hậu cần thương mại” để chỉ khái niệm này”
Sính ngoại ngữ, bóp méo tiếng mẹ đẻ
Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, giảng viên đại học Sư phạm TP.HCM cho biết tiếng Việt nổi tiếng đa dạng ngữ nghĩa và điều khiến âm điệu hay hơn các ngôn ngữ khác chính là vì có dấu. “Vậy mà hiện nay trong giới trẻ xuất hiện một tình trạng đáng buồn là không còn giữ được cái thuần Việt trong sử dụng tiếng Việt. Họ vô tư bóp méo, làm biến dạng tiếng mẹ đẻ, tự tạo ra những chữ không hề có trong từ điển tiếng Việt như rồi thì viết thành roài, không thành hông hoặc hem, biết thành bít…”, ông Thịnh nói. Ông Thịnh dẫn chứng thêm một số trường hợp khác tự chế ra những tiếng lóng chẳng giống ai và vô tư “bê” vào trong giao tiếp hàng ngày như: nộp tiền ngu (nộp lệ phí thi lại), đứt cước (hỏng việc hay thất bại), vitamin T (tiền); Trần Văn Chuồn (trốn, bỏ đi)…
“Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là văn hoá, là phẩm chất của người Việt. Anh không hiểu, không yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc thì anh không thể nói yêu nước, nói cái này cái nọ được”.
GS.TS Lê Quang Thêm,chủ tịch hội Ngôn ngữ học Việt Nam
“Khi tiếng mẹ đẻ được thay thế bằng tiếng của nước ngoài thì nguy cơ mai một của một nền văn hoá dân tộc là không tránh khỏi”.
GS.TS Trần Ngọc Thêm,đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
“Nói trơn miệng, đại ngôn tráng ngữ, nói tục, nói kinh dị, nói theo mốt... đang trở nên quá phổ biến. Chưa bao giờ, tiếng Việt bị suy thoái như ngày nay. Tâm hồn nghèo nàn, trí tuệ cạn kiệt là đồng loã của sự phá hoại tiếng Việt”.
GS.TS Văn Giá,khoa sáng tác văn học,
đại học Văn hoá Hà Nội
“Không cẩn thận, tiếng Việt sẽ trở thành mớ hổ lốn, không mang dấu ấn văn hoá, dẫn đến tầm thường hoá ngôn ngữ như một thứ mốt”.
TS Hoàng Anh,giảng viên ngôn ngữ học,
học viện Báo chí và tuyên truyền
PGS.TS Trần Thị Ngọc Lang, viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ cho biết, vấn đề mà bà cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học lo lắng là việc sử dụng thái quá tiếng nước ngoài, nhất là trong giới trẻ. Nếu bất chợt nghe những người trẻ trí thức nói những câu sau hẳn nhiều người sẽ giật mình vì “hàm lượng” tiếng nước ngoài quá cao: “Me không lốp du, du gô đi cho khuất mắt me” (tạm dịch: tôi không yêu bạn, bạn đi đi cho khuất mắt tôi), “hôm qua tụi mình vô thư viện học mấy môn chemistry (môn hoá học) và mathematics (môn toán)”… “Việc lạm dụng quá mức tiếng nước ngoài, không đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng là một biểu hiện coi thường và tẩy chay tiếng mẹ đẻ”, bà Lang nói.
Văn bản nhà nước cũng “lai căng”
Sính ngoại ngữ một cách vô tội vạ, gây phản cảm, đánh mất tính thẩm mỹ của ngôn ngữ, trong khi hoàn toàn có thể dùng từ ngữ của tiếng Việt, không chỉ xảy ra phổ biến trong giao tiếp và trên văn bản của người dân mà ngay cả trong nhiều văn bản hành chính nhà nước cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những từ nước ngoài như: building, villa (nhà cao tầng, biệt thự), website (trang điện tử), festival (liên hoan)… “sự lạm dụng, “lai căng” như vậy chẳng những làm mờ đục tiếng Việt mà còn làm giảm hiệu quả các mệnh lệnh nhà nước bởi đại đa số người dân không biết tiếng nước ngoài nên dễ thực hiện sai”, ông Thịnh nói.
Cũng chung nỗi lo tiếng Việt đang ngày càng “lai căng”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm uỷ ban văn hoá, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho biết ngay trong luật Thương mại được Quốc hội ban hành cũng có cả một chương về dịch vụ logistics, mặc dù nhiều đại biểu đã đề nghị dùng cụm từ “dịch vụ hậu cần thương mại” để chỉ khái niệm này. Bên cạnh đó, chỉ cần dạo quanh một vài góc phố ở bất kỳ đô thị nào cũng có thể thấy hàng loạt biển hiệu, biển quảng cáo hoàn toàn viết bằng tiếng Anh hoặc viết tên tiếng Anh ở bên trên và to hơn tên tiếng Việt rất nhiều. “Điều này rõ ràng vi phạm pháp lệnh Quảng cáo mà chẳng có ai quan tâm điều chỉnh. Thậm chí, đã có lúc hàng loạt tên đường ở một thành phố lớn viết toàn bằng tiếng Anh, đến mức lạc vào đó, người ta cứ ngỡ đang ở nước nào”, ông Thuyết nói.
bài và ảnh Trung Dũng
Blog EntryOct 4, '09 11:23 PM
for everyone
Bệnh sai chính tả trong trường học

“….Cho đến nay, thì bệnh sai chính tả đang trở thành căn bệnh trầm trọng trong nhà trường, từ cấp tiểu học, đến bậc đại học và cả sau đại học! Người viết sai chính tả, không chỉ là học sinh, sinh viên, mà còn là giáo viên phổ thông và giảng viên ở các trường đại học.

Trong các loại lỗi chính tả, thì nặng nhất là viết sai phụ âm đầu: lầm lẫn giữa l với n, ch - tr, s - x, r - d - gi. Đây là loại lỗi phổ biến của học sinh, sinh viên, giáo viên miền Bắc. Tiếp đó, là lỗi về viết hoa: viết hoa rất tuỳ tiện, hoặc không viết hoa sau dấu chấm và khi viết tên riêng.

Bên cạnh đó, là viết sai vần, sai dấu ghi thanh: lẫn lộn giữa các dấu "sắc" - "hỏi"- "ngã"- "nặng"( người miền Trung, miền Nam thường mắc loại lỗi này). Càng ở các lớp dưới, thì sai chính tả càng nhiều. Các trường ở nông thôn, miền núi, hải đảo sai chính tả nhiều hơn các trường ở thị xã, thành phố. Có học sinh lớp 12 (một trường quốc lập) viết: "Trúc sinh trúc mọc bên đình,/Em sinh, em đứng một mình cũng sinh".

Tôi thường chấm thi môn Văn trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH- CĐ, rất sửng sốt thấy nhiều thí sinh viết sai chính tả một cách loạn xạ, nhiều khi tới mức ngô nghê, tức cười. Thế mà các em này cũng tốt nghiệp THPT, và còn đỗ vào các trường ĐH- CĐ để học các môn khoa học xã hội- nhân văn, khi yêu cầu đầu tiên là phải thông thạo về các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ!

Sinh viên các trường ĐH-CĐ nói chung viết sai chính tả đã là điều không thể chấp nhận; nhưng không ít sinh viên các khoa KHXH & NV, trong đó có cả khoa Ngữ văn, khoa Báo chí cũng rất... "hồn nhiên" viết sai chính tả.

Một sinh viên sư phạm sắp ra trường mà trong một giáo án tập giảng, sai tới 19 lỗi chính tả! Cách đây hơn chục năm, trên báo Hà Nội Mới có thông tin: Một học sinh lớp 9 đã sửa nhiều lỗi chính tả trong một luận án tiến sĩ! Chuyện thật, mà cứ như bịa! Ngay ở Đài Truyền hình Việt Nam, mà "bắn" chữ cũng phạm nhiều lỗi chính tả. Có lần, một phóng sự của nhà đài có hàng chữ: "Kinh tế chang trại"(!); và nhiều lỗi chính tả khác...

Bệnh sai chính tả trong trường học trước hết là do chất lượng yếu kém của việc dạy và học môn Văn và tiếng Việt ở các cấp phổ thông, mà chủ yếu là từ lỗi phát âm của nhiều giáo viên, nhất là các giáo viên sinh ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một số giáo viên dạy Văn mà phát âm các tiếng có phụ âm đầu l và n còn ngọng líu ngọng lô, huống chi giáo viên dạy các bộ môn khác.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân thuộc nhận thức phiến diện và sai lạc của không ít giáo viên các cấp. Họ coi chính tả là chuyện... nhỏ, viết thế nào thì viết, miễn sao nói được nội dung!

Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt tri thức văn hoá của người viết. Viết sai chính tả làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm người đọc hiểu sai ý định của người viết và gây phản cảm khi tiếp nhận văn bản. Nhà trường là nơi dạy người, dạy chữ; do đó giáo viên và học sinh, sinh viên không thể viết sai chính tả.”

Đào Ngọc Đệ (Hải Phòng)


Tôi là người Việt tha hương. Tôi lớn lên ở hải ngoại từ khi còn nằm nôi băng tã. Ngoài giờ học Anh văn, mỗi tuần tôi cũng phải học thêm tiếng Việt từ A-B-C đến 1-2-3, đọc các báo và sách vở Việt Nam để học, để hiểu, để viết và để biết thế nào là đúng chính tả và như thế nào là sai chính tả (hiện tại tôi biết tôi còn viết sai nhiều lỗi chính tả lắm lắm). Thế là cứ mỗi cuối tuần tôi tình nguyện làm việc ở các Hội Người Việt để trau dồi nói tiếng Việt, viết tiếng Việt, và thay vào đó thì tôi dạy tiếng Anh cho người cùng quê hương cùng dòng máu đỏ da vàng. Tôi đã về quê hương và làm việc ở Sài Gòn, và tôi đã thấy những trường hợp y như tác giả Đào Ngọc Đệ đã nói qua chủ đề trên. Thiết nghĩ, nếu chúng ta coi thường “các lỗi sai chính tả” thì làm sao chúng ta dạy bảo và nhắc nhở các con em của chúng ta ở trong trường học, ở nhà, và ở ngoài xã hội đây? Nếu ta giao thiệp với những người Tây-Âu-Mỹ bằng/qua giấy tờ có những lỗi sai chính tả thì họ sẽ coi thường chúng ta và ngược lại cũng là ta coi thường họ. Có buồn hay không?

Trân trọng và thân ái,

Thanbsysi

(Copy ở một diễn đàn)

________________

Sai chính tả thì nên sửa. DCT rất hay sai chính tả nên đọc nhiều để đừng lẫn lộn khi viết. Mà sai chính tả cũng không tức bằng ngọng chữ, người ta "ngọng" líu lo, thời thượng là phải vậy! Chán nản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)