Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Lý giải về thành công và sức cuốn hút của Candy Crush

Với hơn 45 triệu người chơi hàng tháng cùng 600 triệu lượt chơi mỗi ngày, Candy Crush đang trở thành hiện tượng trên cả mạng xã hội cũng như các thiết bị di động.
Hiện tại, có lẽ cái tên Candy Crush Saga không còn lạ lẫm gì với người dùng Facebook nữa. Mang một cái tên rất ngọt ngào, trò chơi này đang lôi kéo tới 45 triệu người chơi hàng tháng cùng với 600 triệu lượt chơi mỗi ngày. Cách thức chơi của trò chơi này không có nhiều điểm khác biệt với các trò chơi ghép hình khác, tuy nhiên điều gì đã tạo nên thành công cho trò chơi trực tuyến này? Dưới đây là một vài lý do khiến Candy Crush Saga trở thành một trong những ứng dụng Facebook thành công nhất từ trước tới giờ.

1. Miễn phí

Giải mã hội chứng
Miễn phí ở cả phiên bản iOS, Android cũng như trên Facebook làm cho Candy Crush dễ tiếp cận người dùng.
Một ứng dụng miễn phí để chơi, chẳng có ai không muốn thử nó cả vì suy cho cùng người dùng cũng chẳng mất gì ngoài thời gian bỏ ra để chơi cùng với kết nối mạng (cho những người chơi trên máy tính). Đây là lý do cơ bản nhất khiến Candy Crush tiếp cận được với một lượng lớn người dùng.

2. Cách chơi đơn giản nhưng biến tấu đa dạng

Giải mã hội chứng
Candy Crush được đánh giá là trò chơi không phân biệt giới tính hay độ tuổi, bất kì ai cũng có thể chơi trò chơi này.
Giống như bao trò chơi ghép hình khác, người chơi chỉ cần ghép 3 vật thể cùng màu để tiếp bước trong trò chơi. Tuy nhiên, Candy Crush có nhiều chế độ, màn chơi khác nhau với độ khó ngày một tăng cao khiến người dùng không nhanh chán, các vật thể đặc biệt trong trò chơi cùng chế độ ghép đa dạng khiến cách chơi trở nên phong phú hơn những trò chơi ghép hình thông thường.

3. Sức mạnh đến từ mạng xã hội

Giải mã hội chứng
Giải mã hội chứng
Giải mã hội chứng
Giải mã hội chứng
Không những tích hợp cách thức chơi, "xin xỏ" trên mạng xã hội mà những trào lưu cũng khiến Candy Crush thu hút thêm người dùng mới.
Việc tích hợp mạng xã hội giúp cho Candy Crush trở nên rất hấp dẫn. Ngoài khả năng cạnh tranh cùng bạn bè, trò chơi tích hợp khả năng "xin xỏ", buộc những người dùng chơi không nạp tiền phải gửi yêu cầu tới bạn bè để có thêm lượt chơi, mở màn chơi mới cũng như có thêm "mạng" cho những màn chơi tiếp theo. Những thông báo Candy Crush nhiều tới mức nó đã trở thành một trào lưu chế ảnh trên các diễn đàn chia sẻ cũng như mạng xã hội.

4. Máy nào cũng chơi được

Giải mã hội chứng
Từ máy tính, điện thoại cho tới máy tính bảng, từ iOS cho tới Android... Có rất nhiều cách thức khác nhau để người dùng chơi trò chơi này mọi lúc mọi nơi. Việc sử dụng các thiết bị động để "hack" cũng khiến cho lượng người chơi Candy Crush trên di động cao hơn nhiều so với phiên bản máy tính. Minh chứng điển hình chính là việc Candy Crush trở thành ứng dụng đứng đầu chợ ứng dụng iOS cũng như Android trong khoảng thời gian dài.

5. Thu hút vì não chúng ta... thích thế?

Giải mã hội chứng
Não người dễ bị thu hút bởi những vật thể nhiều màu sắc và có đường nét gọn gàng.
Những vật thể đầy màu sắc cùng cách thức phối màu khiến người dùng dễ dàng bắt mắt hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Wiscousin thì não bộ của con người dễ bị thu hút bởi những vật thể xếp theo thứ tự, con người luôn cảm thấy khó chịu khi mọi thứ không... thành hàng. Đây là triệu chứng điển hình của con người cùng với lý do chúng ta hay dọn dẹp, không phải chỉ vì muốn mọi thứ sạch sẽ mà sự gọn gàng sẽ làm cho con người thư thái hơn. Candy Crush không phải là ngoại lệ, mỗi khi xếp được một số vật thể thành hàng, một cảm giác khoan khoái sẽ được não bộ tạo nên. Chính vì thế chơi Candy Crush cũng như những trò chơi "ghép hình" khác khiến cho con người... sướng hơn.
Hiện tại, cơn lốc Candy Crush vẫn còn đang tiếp tục hoành hành với hơn 400 màn chơi ở phiên bản máy tính, 365 màn chơi ở phiên bản di động. Rất nhiều người dùng đã "phá đảo" phiên bản di động, điều này một lần nữa cho thấy sức hút mạnh mẽ của trò chơi này. Bạn có đang "ngộ" Candy Crush không?
kenh14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)