Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/5 tại TAND TP Hà Nội, cụ bà Nguyễn
Thị Cải 81 tuổi run rẩy đứng trước vành móng ngựa, bên cạnh là 5 cô con
gái và con dâu trong vai trò đồng phạm. Ở hàng ghế bị hại là người con
trai Hoàng Văn Đích (SN 1967) và con dâu Nguyễn Thị Thường (SN 1973),
người đã tố cáo mẹ và các chị em phá hoại tài sản.
Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt bà Cải 9 tháng tù hưởng án treo,
các con của bà 6 tháng tù hưởng án treo. Vợ chồng người con trai không
đồng ý, kháng cáo đòi tăng nặng hình phạt với mẹ và các chị em.
Miếng đất chia cắt tình mẫu tử
Từ sáng sớm¸ bị cáo Nguyễn Thị Cải (SN 1932, ngụ thôn Xuân Lai, xã
Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cùng 5 người con dâu, con gái đồng
phạm, đang trong thời gian tại ngoại, dắt díu nhau lên xe buýt chạy hơn
30km sang TAND Hà Nội dự phiên tòa lần hai.
Bà lão bị con trai đòi bỏ tù
Trước đó, khoảng 8h sáng ngày 23/12/2011, bà Cải cầm búa đinh đến
nhà con trai đập phá tường công trình phụ nhà con vừa mới xây xong, mục
đích đòi lại phần đất của mình. Con dâu đang ở trong nhà, thấy mẹ chồng
đập phá liền chạy ra giằng co, khiến mẹ chồng ngã dúi dụi xuống nền đất.
Tiếng bà lão hô hoán truyền tai đến các con dâu, con gái; liền kéo
đến. Thấy mẹ ngã, chị dâu đang cầm búa đinh trên tay, tưởng chị dâu đánh
mẹ nên cả 5 cô con dâu, con gái xông vào đánh tới tấp khiến chị dâu
nhập viện cấp cứu, tổn hại sức khỏe 4%.
Hai ngày sau đó, bà lão cùng các con gái, con dâu tiếp tục kéo đến
nhà con trai đập phá tài sản, phá hủy tan tành mái chuồng ngựa, kéo đổ
sập gian nhà cấp bốn chuyên nuôi nhốt gia súc, đập phá hoàn toàn khu vực
nhà vệ sinh mới xây. Theo định giá, tài sản bị hủy hoại trị giá 8 triệu
đồng. Bà mẹ và 5 người con bị truy tố tội hủy hoại tài sản.
Trong phiên tòa phúc thẩm, bà mẹ ngồi lọt thỏm ở hàng ghế bị cáo,
nghểnh đôi tai nghễnh ngãng lên nghe tòa xử án. Nhiều lần HĐXX và vị
luật sư khuyên nhủ con trai bà nên rút bớt một phần kháng cáo về mặt
hình phạt, nhưng vợ chồng anh Đích khăng khăng giữ nguyên yêu cầu.
Họ còn yêu cầu tăng thêm mức tiền bồi thường vì cho rằng số tiền
thiệt hại lớn hơn mức định giá rất nhiều; rồi vợ mình bị đánh toác đầu
phải nằm viện điều trị, lẽ ra tòa còn phải xử mẹ mình tội cố ý gây
thương tích.
Vị thẩm phán trầm ngâm: “Đây là vụ án rất đau lòng, một chuyện rất
nhỏ nhặt mà phải kéo nhau lên đến tòa phúc thẩm. Bị hại là phận làm con,
lẽ ra phải phụng dưỡng mẹ lúc về về già, sao nay lại muốn đẩy mẹ mình
vào tù?”.
Vị thẩm phán hỏi tiếp: “Anh có biết những người kia là ai không?
Anh có muốn mẹ mình vào tù nữa không?”. Đích trả lời: “Tôi biết và tôi
rất muốn. Đến nước này thì không còn mẹ con, anh chị em gì nữa hết”.
Lặng nghe những lời con trai mình như cứa đứt từng khúc ruột, người
mẹ ngồi lặng im, sụt sùi nước mắt. Xét thấy không có căn cứ xem xét
những kháng cáo của bị hại, HĐXX phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Trong lúc
nói những lời cuối cùng trước tòa, bà Cải ngậm ngùi khẩn khoản: “Thôi
thì tòa xử sao, tôi xin theo vậy”.
Bước ra khỏi phòng xét xử, người sụt sùi đau đớn, kẻ mắt vằn lên những tia máu đỏ, đòi “kháng cáo lên tòa án cấp trên nữa”.
Mỗi người một lý lẽ
Sau phiên tòa ấy, Xa lộ Pháp luật tìm về Sóc Sơn thăm cụ Cải. Trong
căn nhà cấp 4 cũ nát bên bờ đê, cụ ngồi một mình trơ trọi, mắt đượm
buồn. Bà kể, trước đây vì nhà nghèo nên không cho con cái học hành được
đến nơi đến chốn. Miếng đất bao năm vợ chồng bà sinh sống, sinh ra 7
người con, trước đây chỉ là một cái hồ nước nằm bên bờ đê.
Mảnh đất rộng chưa đầy 4m ở giữa hai ngôi nhà này khiến tình mẫu tử sứt mẻ
Chồng mất hơn 30 năm nay, một mình bà nuôi đàn con khôn lớn, dựng
căn nhà gỗ bốn gian rồi cưới vợ cho Đích. Được một thời gian sau cụ gọi
tất cả con cái lại, chia cho Đích một nửa phần đất, còn một một nửa cụ
cho đứa con gái út để hai mẹ con sống cùng nhau.
“Chồng tôi chết thì đấy là đất của tôi, tôi cho nó bao nhiêu là quyền của tôi, vậy mà…”, cụ Cải sụt sùi nước mắt.
Cụ kể về những ngày vất vả kiếm từng đồng tiền nuôi con, từ chuyện
cụ đi làm thuê, đi ở thuê, đến chuyện xây dựng gia đình cho từng đứa
con. Cụ trầm giọng chua chát: “Thằng Đích nó chui ra từ cây chuối, nó tự
lớn lên, tự lấy vợ chứ nó có nhớ gì đến cha mẹ đâu…”.
Một người con gái của cụ cho biết chuyện tranh chấp đất đai đã xảy
ra từ bảy năm trước, suốt bảy năm qua Đích vì hậm hực với mẹ mà không
thèm hỏi thăm quan tâm, còn bỏ luôn cả anh em, họ hàng, việc họ cũng
không đả động đến.
“Anh ấy vì miếng đất mà cắt đứt tình nghĩa mẹ con. Vợ anh ấy ghê
gớm quá, mà anh ấy thì đầu óc cũng không mấy minh mẫn. Vợ bảo gì cũng
làm nên mới vậy”, người em gái cho biết.
Người con đòi đẩy mẹ vào tù thì lại có quan điểm khác. Tìm sang nhà
Đích, người này cho rằng cách đây 20 năm, khi cưới vợ xong một thời
gian, anh được mẹ cắt cho nửa miếng đất. Nhà có 3 anh em trai thì anh cả
ở phần đất hương hỏa tổ tiên để lại, anh trai thứ hai cũng được ở một
phần đất của bố mẹ trước đây mua được ở trong xóm.
Đích là con út nên được sống trên phần đất của bố mẹ đang ở. Vợ
chồng sớm tối làm ăn, kinh tế ngày càng khá giả nên xây được căn nhà hai
tầng. Mấy năm nay vì anh em trong nhà cho rằng anh trai cả hoàn cảnh
gia đình khó khăn, nhà có hai đứa con trai nên không có điều kiện mua
đất cho con.
Thấy phần đất ở giữa nhà Đích và nhà em gái Đích còn khoảng 4m, bà
Cải quyết cắt cho cháu nội con trai anh cả một miếng để làm nhà. Trước
đây Đích không đồng ý vì anh cũng có con trai. Sau này chính quyền xã và
phòng tài nguyên môi trường huyện về vận động khuyên bảo, anh đồng ý
cắt 4m, hiện con trai của anh cả đã ra dựng nhà ở.
Cách đây hai năm, do bí bách không có đất xây nhà vệ sinh và công
trình phụ, Đích lấn sang một phần đất để xây thì mẹ huy động con dâu và
con gái sang đập phá.
“Đất đai chúng tôi đã cắt rồi, tại vì vợ tôi bị đánh đến nhập viện,
công trình phụ vợ chồng tôi xây lên bị phá bỏ hết nên mới ra nông nỗi
như vậy. Suốt bảy năm qua vì miếng đất này mà vợ chồng tôi bị anh em
trong nhà cô lập, nhìn thấy con cái vợ chồng tôi không ai hỏi han gì, họ
xem như chúng tôi đã chết, vì miếng đất mà mấy chị em trong nhà bất hòa
rồi xúi giục nhau tìm mọi cách để phá rối”, Đích phân trần.
Trên một nền đất nhỏ, một bên là mẹ, một bên là con trai mà xa cách
như xa vời, sâu thăm thẳm. Mỗi người đều có cái lí cho riêng mình, vì
miếng đất khiến tình mẫu tử lại xa vời hơn cả người dưng nước lã. Mắt bà
Cải lòa đi, bà dụi dụi mắt tiễn khách mà không nói được lời nào. Bản án
9 tháng tù treo sẽ nhanh qua, nhưng vết thương lòng không biết đến bao
giờ mới nguôi ngoai?
Theo Xa lộ pháp luật
Cảm ơn bạn hiền đăng câu chuyện quá hay này nhe. Đọc câu chuyện cậu con trai đòi xử phạt mẹ mình thêm năng mình xoa bụng, xoa tay hài lòng và thầm cảm ơn Đảng ta vô cùng.
Trả lờiXóaQua câu chuyện đầy tính Đảng nó cho thấy những gì Đảng dẫn dắt và mở mắt cho dân ta sáng dạ sáng lòng nó vẫn cứ còn âm vang mãi. Dân mình mà đặc biệt là dân ngoài ngoải là tuyệt đối trung thành sống như ý Đảng. Ngày xưa Đảng dạy người người, nhà nhà đấu tố lẫn nhau. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh em đấu tố lẫn nhau.Mục đích và ý nghĩa tối cao của công cuộc đấu tố là làm sao chỉ rõ được những kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của cách mạng vô sản, kẻ làm cản trở xã hội ưu việt của ta lên XHCN. Và cái mục tiêu cuối cùng vĩ đại trên mọi cái vĩ đại là làm sao xã hội cộng sản tương lai do đảng ta dẫn dắt và dựng xây chỉ tuyền mỗi con người mới XNCH.
Từ câu chuyện đầy tính "Đảng" văn trên nó cho ta thấy cái anh Đích trên đích thị là anh Đích con người mới XHCN. Anh là niềm vinh dự và sự tự hào cao cả của Đảng ta. Người đã dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác. Bất kể là ai, ngay cả mẹ Cải của mình. Anh Đích của Đảng đã dũng cảm gìn giử và giương cao ngọn cờ CNXH, sẳn sàng đấu tố và đấu tố mãi mãi.
Ngày nay thông qua báo chí tự do giết, cướp hiếp, lộ hàng,.... của Đảng ta những tấm gương sáng ngời như cái anh Đích ấy thật là một sản phẩm kỳ diệu của công cuộc XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XHCN ngày càng nhiều và đầy rẩy khắp chốn. Càng nhiều anh Đích ấy mục tiêu và định hướng XHCN càng trở nên hiện thực hơn bao giờ hết-nơi mà làm như cứt nhưng hưởng thụ thì tùy thích. Hình mẫu ấy ở các vị công bộc, các vị quan chức,...