Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Tết


Jan 20, '12 2:14 PM
for everyone
So với năm ngoái, Hội Hoa Xuân năm nay có nhiều điểm mới lạ

Rất nhiều người bị cây chanh thiên “thu hút”. Ảnh: Ánh Nguyệt
Hội Hoa Xuân Nhâm Thìn 2012 đã mở cửa đón người dân vào thưởng lãm kỳ hoa dị thảo tại Công viên Tao Đàn, quận 1-TPHCM.
Đến khu vực trưng bày cây quý hiếm, nhiều người hỏi nhau “trái bưởi này sao dài quá vậy” khi nhìn thấy trái chanh khổng lồ của nghệ nhân Bùi Văn Sang (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Không ít người tỏ ra nghi ngờ vì “trái chanh gì mà to đùng, giống như đồ giả gắn vào cho đẹp!”.
Nhiều loại cây quý hiếm
Theo anh Sang, đây là cây chanh thiên mà cha anh - cố nghệ nhân Mười Lời - đem về từ Huế. Chanh thiên trồng ngoài đất có thể cho trái nặng đến 5 kg nhưng đem trồng trong chậu thì rất khó ra trái to.
Đến nay, anh Sang chỉ mới trồng và “kích thích” được 3 chậu chanh thiên ra trái to. Bên trong trái chanh, phần chủ yếu là ruột trắng, múi chanh không to lắm. Cây chanh thiên trong Hội Hoa Xuân đang có 2 trái, tuy nhiên một trái đã bị rụng cuống trong quá trình vận chuyển.
Ngoài cây chanh thiên, khách tham quan còn bị thu hút bởi 2 cây phong lá đỏ có hình dáng kỳ lạ như rạn san hô. Cây phong lá đỏ này được tìm thấy năm 2004 tại một vùng đồi núi ở tỉnh Đắk Lắk. Cây sống ngầm dưới lớp đất dày 10 – 25 cm, bị mối đất ăn vào thân cây cùng với ảnh hưởng của những trận cháy rừng tự nhiên hằng năm đã “tạc” nên hình thù kỳ lạ cho cây.
Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Hồ, đến nay chỉ còn khoảng 80 cây phong lá đỏ dạng này và không thể nhân giống được một cách bình thường như những cây phong khác.
Bên cạnh đó, bộ sưu tập thông quý hiếm nằm trong sách đỏ cũng thu hút nhiều khách tham quan, gồm thông 5 lá (loài đặc hữu của tỉnh Lâm Đồng), thông đỏ, du sam, thông tre và bộ sưu tập gần 70 loại cây bắt mồi…
Hội Hoa Xuân năm nay còn có sự góp mặt của cây bạch đào hơn 50 năm tuổi của nghệ nhân Bùi Văn Sang trong khu hoa ôn đới, cạnh tháp Chàm. Bạch đào cho hoa giống như đào phai nhưng cánh hoa trắng muốt. Cho đến nay, loài hoa này đã gần như tuyệt chủng. 
Non bộ - tiểu cảnh: Nhiều hàng khủng
Được đánh giá là đẹp vượt trội so với năm trước, khu trưng bày non bộ - tiểu cảnh có khoảng 200 hiện vật, trong đó tiểu cảnh – non bộ lớn nhiều gấp 3 lần năm ngoái với nhiều dáng, thế đặc sắc mới mẻ, có thể kể đến như Cuồng phong, Chiều hạ vàng, Sơn thị tình lam, Nguồn Xuân bất tận, La hà thạch trận… Khu vực này đặc biệt thu hút phái nam và những người có tuổi đến ngắm nghía.
Một trong những tiểu cảnh nổi bật nhất trong khu này là tiểu cảnh hình rồng bằng thân gỗ sao nguyên khối dài 10 m, nặng 7 tấn tên gọi Thiên long lạc cảnh của nghệ nhân Đỗ Duy Đạo (tỉnh Lâm Đồng).
Trong hơn 10 năm làm nghề “đục đẽo”, lần đầu tiên anh Đạo gặp được thân gỗ dài lành lặn đã thành lõi.
“Bỏ ra 10 tháng trời để làm tiểu cảnh phía trên, tìm phần đầu rồng và chân rồng gắn vào, ngày nào tôi cũng cặm cụi làm đến 21 giờ. Đã vậy lúc đục đẽo, cưa cây, tôi còn bị cây đổ xuống đầu, phải may 14 mũi. Đến khi hoàn thành tiểu cảnh, tôi sụt mấy cân… ” - anh Đạo kể.
Hoa: Không nhiều nhưng vẫn nổi bật
Năm nay do mùa mưa kết thúc quá muộn, nhiều vườn mai ở miền Tây bị nở sớm, sâu bệnh, dự đoán chất lượng cho hoa giảm 10%-15% so với các năm trước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm, những đại gia chơi mai ở Tân Châu (An Giang) như Cao Minh Phương, Đặng Châu Phương… vẫn mang đến Hội Hoa Xuân những cây mai “chiến” nhất.
Nghệ nhân Đặng Châu Phương cho biết: Để mai không nở sớm khi gặp thời tiết bất lợi thì phải bảo đảm gốc mai không bị quá khô cũng không quá ướt. Ông dùng chậu có lỗ thông dưới đáy, đặt chậu mai lên bục để bảo đảm nước tưới vào sẽ có đường thoát ra, đất không bị quá ẩm.
Đặc biệt, năm nay, bộ môn mai của Hội Hoa Xuân có sự góp mặt của giống mai rất đặc biệt có tên Tư Bèo. Đây là giống mai được cấy ghép theo phương pháp bí truyền của gia đình ông Cao Minh Phương. Giống mai này cho nút rất to, mỗi nút có hàng chục nụ hoa. Cánh hoa rất dày, cứng nên rất lâu tàn, có thể nở rực rỡ suốt Tết.
Ngoài mai của các đại gia Tân Châu còn có sự góp mặt của nhiều nghệ nhân chơi mai ở địa phương khác như ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phan Văn Lớn, Nguyễn Văn Đúng (Đồng Tháp)... Năm nay, 3 ông đã thuê 3 xe tải chở 20 cây mai đủ kích cỡ về Hội Hoa Xuân cho người dân TP thưởng lãm.
Hoa ôn đới năm nay tuy ít hơn năm ngoái nhưng lại được bài trí rất đẹp và thoáng đãng tại khu vực tháp Chàm, có thể kể đến như trạng nguyên, phong lữ, mai địa thảo, đỗ quyên, thu hải đường, địa lan, hoa ly…
Chỉ có điều thiệt thòi cho người dân TP là sự vắng bóng của lan rừng do thời tiết thất thường. Để bù lại, khu vực trưng bày lan Đài Loan được điểm tô rất nổi bật với nhiều chủng loại đặc sắc.
Rực rỡ hoa nền
Năm nay, Ban Tổ chức Hội Hoa Xuân Nhâm Thìn 2012 đã bố trí khá nhiều điểm cho người dân đến chụp ảnh lưu niệm. Hút khách nhất là khu vực 2 cây mai xanh đang trổ bông tím dày đặc ở gần khu vực hoa ôn đới.
Thảm hoa tulip nhiều màu sắc đang độ mãn khai thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp hình lưu niệm và hàng trăm tay máy đến săn ảnh hoa đẹp.
Một điểm lạ năm nay là sự hiện diện của những “cây hoa” lan vũ nữ khổng lồ nở vàng rực rỡ. Thật ra, đó là những cành lan vũ nữ được gắn vào một trụ cây và được “phù phép” giống như cây hoa thật.
Đây là kinh nghiệm được Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP học hỏi từ những lần tham gia triển lãm tại Đài Loan.
Ánh Nguyệt - Thiên Kim
Blog EntryJan 20, '12 1:58 PM
for everyone

Bên cạnh những cây bánh tét quen thuộc của Nam bộ, nhiều gia đình ở TP HCM năm nay cũng gói bánh chưng như miền Bắc. Cả nhà quây quần bên bếp lửa, canh nước, vớt, rửa, ép bánh... trong đêm 26 Tết, tức 19/1.

Xóm nhỏ trên đường Hưng Phú, phường 9, quận 8, TP HCM, rộn ràng tiếng cười và không khí Tết bên những nồi bánh chưng, bánh tét.
Luôn phải túc trực để canh lửa. Khi sôi nước, lửa không cần lớn mà vừa phải để bánh chín đều.
Từ lúc nước sôi, nồi bánh chưng cần khoảng 11 tiếng đồng hồ để chín, bánh tét thì khoảng 7 giờ. Nước phải sôi liên tục, khi vơi phải châm thêm nước vào nồi.
Công đoạn vớt bánh đem lại nhiều niềm vui.
Bánh chưng xanh là món không thể thiếu trong dịp Tết của miền Bắc, những năm gần đây đã trở nên quen thuộc với người miền Nam.
Sau khi vớt bánh là công đoạn rửa bánh cho sạch bằng nước lạnh.
Xếp bánh vào rổ cho ráo nước.
Mâm bánh chưng, bánh tét chuẩn bị cho ngày Tết.
Công đoạn cuối cùng là ép bánh thật chặt.
Kiên Cường
Blog EntryJan 20, '12 1:54 PM
for everyone

Không mua hàng trong siêu thị hay quầy hàng, người dân các huyện ngoại thành chuộng sắm Tết tại chợ quê. Các mặt hàng như hoa tươi, chuối xanh, ống giang, mật mía ở phiên chợ đều rẻ hơn nhiều so với nội thành.

Còn 5 ngày nữa là đến Tết, người dân quê ngoại thành Hà Nội đang rộn ràng mua sắm. Các chợ lúc nào cũng tắp nập khách.
Còn vài ngày nữa là đến Tết, người dân quê ngoại thành Hà Nội đang rộn ràng mua sắm. Các chợ lúc nào cũng tấp nập khách.
Chợ quê thường không có quầy hay ki-ốt mà họp ngay trên đường, hoặc bãi đất trống. Các món hàng bày trên rá, rổ, để trên mặt đất để người mua lựa chọn.
Chợ quê thường không có quầy hay ki-ốt mà họp ngay trên đường, hoặc bãi đất trống. Các món hàng bày trên rá, rổ, để trên mặt đất để người mua lựa chọn.
Chuối xanh bán tại chợ quê thường có giá rẻ hơn so với bán ở phố. Giá mỗi nải chuối đẹp dao động từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng.
Chuối xanh bán tại chợ quê thường có giá rẻ hơn so với bán ở phố. Giá mỗi nải chuối đẹp dao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng.
Tại chợ Tết ở ngoại thành, những hàng hóa được bán chủ yếu để phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân, trong đó có rế lót nồi hoặc trầu cau.
Tại chợ Tết ở ngoại thành, những hàng hóa được bán chủ yếu để phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân.
Hoa tươi cũng là một trong những mặt hàng hút khách tại chợ quê vào dịp Tết. So với mức giá tại các chợ nội thành, giá hoa tại chợ ngoại thành
Hoa tươi cũng là một trong những mặt hàng hút khách tại chợ quê vào dịp Tết. So với mức giá tại các chợ nội thành, giá hoa tại chợ ngoại thành "mềm" hơn.
Tại chợ Phùng (Đan Phượng- Hà Nội), hoa cúc vàng có giá bán phổ biến 20.000- 25.000 đồng một chục bông.
Tại chợ Phùng (Đan Phượng- Hà Nội), hoa cúc vàng có giá bán phổ biến 20.000- 25.000 đồng một chục bông.
Những loại
Những loại "phụ kiện" dùng để gói bánh cũng được bán nhiều. Trong ảnh là ống giang để làm lạt buộc bánh chưng, bánh tẻ. Giá mỗi ống khoảng 5.000- 10.000 đồng.
Mật mía đề gói bánh mật, nấu chè con ong. Giá mỗi kg mật dao động khoảng
Mật mía đề gói bánh mật, nấu chè con ong. Giá mỗi kg mật dao động khoảng 20.000 đồng.
Khuôn làm bánh gai, bánh mật cũng được bán nhiều tại các chợ quê. Khuôn làm từ lá dừa tươi, mỗi chiếc có giá khoảng 200 đồng đến 400 đồng.
Khuôn làm bánh gai, bánh mật cũng được bán nhiều tại các chợ quê. Khuôn làm từ lá dừa tươi, mỗi chiếc có giá khoảng 200 đồng đến 400 đồng.
Người dân đổ xô mua quất để bày mâm ngũ quả. Tại chợ quê, quất không đẹp, song bù lại, giá rẻ hơn so với phố, phổ biến 3.000- 5.000 đồng một chục quả
Người dân đổ xô mua quất để bày mâm ngũ quả. Tại chợ quê, quất không đẹp, song bù lại, giá rẻ hơn so với phố, phổ biến mở mức 3.000- 5.000 đồng một chục quả.
Các sản vật bán ở chợ chủ yếu do người dân trồng được, là cải bắp giá 4.000 đồng một kg...
Các sản vật bán ở chợ chủ yếu do người dân trồng được, là cải bắp giá 4.000 đồng một kg...
... cà rốt bán theo cân. Giá mỗi cân khoảng 7.000- 10.000 đồng
... cà rốt bán theo kg. Giá mỗi kg khoảng 7.000- 10.000 đồng.
Dịch vụ đổi tiền mới cũng xuất hiện nhiều tại các chợ quê. Phí đổi tiền tại quê thường rẻ hơn so với trong nội thành.
Dịch vụ đổi tiền mới cũng xuất hiện nhiều tại các chợ quê. Phí đổi tiền tại quê thường rẻ hơn so với trong nội thành.
Hà Đan - Bách Hợp
VideoFeb 17, '11 10:29 PM
for everyone
Đại Thế Giới - Quận 5 - Saigon


Blog EntryDec 31, '10 11:47 PM
for everyone
 
Mến chúc các bạn của tôi một năm mới

thành công,
dồi dào sức khỏe,
vạn sự như ý.
Blog EntryFeb 22, '10 8:25 PM
for everyone
SGTT - Mùng 3 tết, ở tiệm phở trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, khi bưng phở ra cho khách, chủ quán đều mở lời trước: ngày tết, em xin thêm 2.000 đồng để cho mấy cậu giữ xe, vì người phụ việc về quê nên phải mướn thêm người giữ xe. Mùng 4 tết, quán kem – cà phê trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, trên phiếu tính tiền có thêm khoản phụ thu, nhân viên phục vụ nhã nhặn giải thích: ngày tết, quán xin thêm 3.000 đồng/mỗi ly nước để tặng thêm cho nhân viên. Không chỉ mình tôi mà gần như tất cả các khách hàng mà tôi quan sát, đều rất vui vẻ trả thêm khoản này.
Ở Việt Nam ít có thói quen trả tiền “bo”. Người bạn tôi ở Mỹ về quê ăn tết bảo, nếu tính theo kiểu Mỹ, tiền “bo” khoảng 10% thì xem ra chi phí cộng thêm của mấy quán ăn kia khá rẻ. Người bạn này cho rằng: chắc tại mọi người đều quen khách hàng là thượng đế, mà quên mất sự thông cảm cho những người chấp nhận không có tết để có thêm khoản tiền lương. Sự đánh đổi của họ, cần phải được bù đắp bằng lương cao hơn ngày thường, chứ nếu bằng thì xem ra chưa thoả đáng.
Gần 40 năm ăn tết ở Sài Gòn, đây là năm đầu tiên tôi nhận ra Sài Gòn đang thay đổi cách ăn tết thật rõ. Đường phố Sài Gòn từ trưa 30 đã vắng lặng, những ngày tết ít khói bụi, ít ồn ào, yên ắng khác hẳn ngày thường. Những dịch vụ ăn uống ngày tết nổi tiếng là “chặt chém” tuy vẫn còn ở vài nơi, nhưng đang dần dà chuyển biến văn minh lịch sự hơn. Giá cả hàng hoá không còn chuyện tăng gấp 2 – 3 lần nữa, mà mức tăng cũng chỉ còn 20 – 30%, nếu nghĩ sâu xa, có thể hiểu và thông cảm cho người buôn bán đã quên đi ăn tết để mà vui vẻ tặng thêm một vài ngàn cho mớ rau, con cá, con gà mua ngày tết…
Có điều, với một số người, tết Sài Gòn đang ngày càng buồn hơn. Mẹ tôi – nay đã ngoài 70 và các bạn của bà chỉ biết gọi điện thoại chúc nhau mấy ngày tết, rồi xem tivi, rồi dọn mâm cúng ông bà. Họ chẳng biết làm gì vì con cháu đã đi du lịch hết, muốn đến nhà nhau chơi không có ai chở đi. Mà đi thì cũng lo – tết khoá cửa đi hết cả nhà, lỡ có khách đến? Người trẻ xem tết là cơ hội nghỉ ngơi, là dịp đi du lịch xa thật vui; còn người già nghĩ đến bàn thờ, nghĩ đến tết theo thói quen tụ họp gia đình, đón khách đến thăm… giờ lại loanh quanh trong nhà.
Lê Ni
Blog EntryFeb 20, '10 10:17 PM
for everyone
Sau khi làm đẹp cho nhà mình trong ba ngày xuân, không ít người đem mai tàn, hoa héo vứt ra đường...

Những năm gần đây, cùng với sự sung túc hơn về kinh tế, các gia đình cũng chọn chơi mai chậu nhiều hơn mai cành, dù giá có khi đắt hơn gấp bội. Mai chậu chơi xong có thể gửi người có nghề chăm sóc để sang năm chơi tiếp. Tuy nhiên, cũng có không ít người thích chơi mai cành do phù hợp với túi tiền, và cũng do suy nghĩ chơi một lần rồi... vứt, sang năm tìm nhành khác mới lạ hơn!
Mô tả ảnh.
Sau Tết, mai chỉ còn là củi trong sự hờ hững của người đời! Ảnh: HC
Có những người sau khi chơi   xong hoa Tết, đem xếp ngay ngắn bên các thùng rác công cộng để công  nhân   vệ sinh đến đưa đi Có những người sau khi chơi xong hoa Tết, đem xếp  ngay ngắn bên các   thùng rác công cộng để công nhân vệ sinh đến đưa đi
Có những người sau khi chơi xong hoa Tết, đem xếp  ngay ngắn bên các   thùng rác công cộng để công nhân vệ sinh đến đưa đi
Có những người sau khi chơi xong hoa Tết, đem xếp  ngay ngắn bên các   thùng rác công cộng để công nhân vệ sinh đến đưa đi
Có những người sau khi chơi xong hoa Tết, đem xếp ngay ngắn bên các thùng rác công cộng để công nhân vệ sinh đến đưa đi.
Quả thực sau mấy ngày xuân, hàng loạt nhành mai chỉ còn lại thân cây khô khốc cùng mớ lá non đã bị vứt ra đường không thương tiếc giữa sự hờ hững của người đời. Và không chỉ mai, rất nhiều loài hoa khác như cúc, mãn đình hồng, thược dược... mới vài ngày trước còn rực rỡ là thế, nay cũng lặng lẽ nối bước nhau chui vào thùng rác.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Nhưng cũng có không ít người đem vứt ra đường, mặc cho phố phường ngổn ngang, nhếch nhác!
Vẫn biết trong cõi nhân sinh, chuyện hoa nở rồi hoa lại tàn là điều không thể tránh khỏi. Và một khi nó đã không còn tác dụng thì việc bị thải loại cũng là điều đương nhiên. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là thái độ của người đời khi thải một thứ từng cháy hết mình để làm đẹp cho nhân gian, cho mỗi gia đình và mỗi người.
Có người cẩn thận đem những nhành mai, chậu cúc, chậu hồng đã tàn xếp ngay ngắn bên cạnh thùng rác công cộng để chờ công nhân vệ sinh đến đưa đi. Nhưng cũng có không ít người mặc xác hoa tàn, chậu đổ ngay trước cửa tiệm, hoặc đem vứt ra đường, mặc cho nó ngổn ngang, nhếch nhác và cứ coi việc dọn dẹp là trách nhiệm của ai đó chứ không phải của mình.
Mô tả ảnh.
Và công nhân vệ sinh lại phải tảo tần dọn dẹp cho thói vô ý thức của nhiều người!
Đó không chỉ là thái độ ứng xử với hoa mà còn là thái độ ứng xử với cộng đồng. Chỉ biết đẹp nhà mình trong mấy ngày Tết, còn sau đó mọi sự tàn tạ, nhếch nhác trút hết ra đường nhất quyết không thể là thái độ ứng xử đúng đắn của một người có nếp sống văn minh giữa một đô thị văn minh.
Và những công nhân vệ sinh môi trường lại phải tần tảo dọn dẹp cho thói vô ý thức của người đời!
  • Hải Châu
Blog EntryFeb 18, '10 11:14 PM
for everyone
1.
Xin chúc tất cả các đồng chí: Dù thất bại hay thành công, dù lông bông hay đang làm việc, dù đang ăn tiệc hay ở nhà, dù già hay trẻ, dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng, dù là rồng hay là tôm, dù đang bia ôm hay trà đá, dù có hút thuốc... lá hay là không, dù có công hay có tội, dù bơi lội hay karate, dù đi xe hay đi bộ... Năm mới Canh Dần vui vẻ hạnh phúc!!!
2.
Năm mới:
Đau đầu vì nhà giàu! Mệt mỏi vì học giỏi! Buồn phiền vì nhiều tiền! Ngang trái vì xinh gái! Mệt mỏi vì đẹp giai! Và mất ngủ vì không có đối thủ!


3. Chúc mừng năm mới! Khoẻ hơn Lý Đức. Mạnh hơn Geogre W.Bush. Giàu hơn Bill Gates. Quyến rũ hơn Don Juan. Bí mật hơn... Bin Laden. May mắn hơn Xuân Tóc Đỏ.
4.
Công thức nấu món đêm 30 tết:
1. Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán…rồi để cho ráo nước
2. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
3. Trộn đều với : – Một chút tin yêu – Một chút kiên nhẫn – Một chút can đảm – Một chút cố gắng – Một chút hy vọng – Một chút trung thành
4. Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước
5. Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch "Những điều tâm niệm của ḿnh".
6. Vớt ra, xây nhỏ, đổ tất cả vào "Nồi yêu thương" và nấu với lửa "Vui mừng".
7. Đem ra ăn với "Nụ cười" trong chén "Bao dung"..

5.
Chúc các bạn có nhiều người để ý. Tỏ tình nhiều ý. Tiền nhiều nặng ký. Công việc vừa ý. Miệng cười mắt ti hí. Sống Lâu Một tí.
6.
Năm mới phát tài, phát lộc, phát tướng, phát tình nhưng đừng phát phì!
7.
Năm mới 2010: Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ...

8
.
Tôi cầu xin Trời: Hãy mang niềm vui và sức khỏe đến cho các bạn của con mãi mãi. Trời nói: chỉ có thể 4 ngày! Tôi nói: được, Ngày Xuân, Ngày Hạ, Ngày Thu, Ngày Đông. Trời lại nói: vậy 3 ngày thui. Tôi cũng nói: Được, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Trời nói: Không được, vậy 2 ngày. Tôi nói: Được, ngày sáng và ngày tối. Trời nói: Không được, chỉ một ngày duy nhất. Tôi lại nói: cũng được. Trời ngạc nhiên hỏi: Ngày nào? Tôi nói: ngày mà tất cả bạn bè tôi còn sống! Trời khóc… và nói: Sau này tất cả bạn của ngươi ngày ngày đều khỏe mạnh và vui vẻ. Happy New Year!


Những lời chúc "thi vị" nhất:
1.
Chúc nhau sống khỏe như trâu
Sống dai như đĩa, sống lâu như rùa
Tiền tài danh vọng tứa lưa
Gia đình đầm ấm cho vừa lòng nhau
2.
Kỉ Sửu qua
Canh Dần tớiVạn điều mớiTriệu điều vuiKhông điều xuiTỷ điều phát Xuân bát ngátChén rượu sayTiền đầy tayVàng đầy túiHappy new year!!!
3.
Chúc thuyền trôi dạt bao lâu
Tìm ra bến đỗ bên nhau trọn đời
Thuyền ai còn lững lờ trôi
Ghé vào bến ấy cho vơi bớt sầu

Chúc người xa xứ bao lâu
Một mùa xuân mới thắm bầu quê hương
Dù cho cách trở đôi đường
Quê hương vẫn mãi ngọt đường mía lâu

Chúc em nhanh chóng qua cầu
Tuy rằng trơn trượt nhưng cầu dễ đi
Mong em chẳng ngại ngùng chi
Bên kia có kẻ ngu xi đợi chờ

Chúc kẻ khờ mãi ngu ngơ
Đời là bể khổ đừng vơ thêm vào
Thông minh có được chi nào
Chỉ thêm phiền phức ruớc vào không hay

Chúc mình năm mới gặp may
Nhà ai vẫn mãi bóng ngây đợi chờ
Tuy rằng năm trước thờ ơ
Năm nay phải ráng qua vơ được nàng.

4.
Chúc mọi người đẹp như hoa Hồng
Thành công như hoa Cúc
Hạnh phúc như hoa Mai
Phát tài như hoa Pháo
Độc đáo như hoa Lan
An khang như hoa Huệ
Trí tuệ như hoa Sen.
5.
Nhân dịp năm mới
Tui xin nhắn nhe
Được nhiều hạnh phúc
Ngàn lần chúc phúc
Cho được bình an
Tài lộc bạc vàng
Nhiều vô số kể
Ai mà ở rể
Mẹ vợ sẽ cưng
Ai đang lừng khừng
Đầu năm sẽ cưới
Có niềm vui mới
Vào cuối năm nay
Sinh đứa con trai
Tuổi nhằm Mậu Tý
Cười nhe cả lợi
Nằm đợi mà ăn
Không có nhăn nhăn
Như…ba má nó
Nhà nào gặp khó
Sẽ lại qua mau
Tìm được sang giàu
Làm ăn chân chính
Tiêu xài nhín nhín
Để vợ nó vui

6.
CHÚC NĂM MỚI 2010:
- Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
- Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
- Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
- Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
- Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
- Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
- Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời bạn được thêm hân hoan.
- Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

7.
Năm mới, chúc bạn 4 chữ vàng để sống:
Sống cho lẽ PHẢI
Sống cho chân THẬT
Sống biết kiên NHẪN
Sống bằng lương TÂM.
Tóm lại là: PHẢI THẬT NHẪN TÂM

8.
Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa
Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ
Khỏe mạnh như chim đại bàng
Giàu sang như chim phụng
Làm lụng như chim sâu
Sống lâu như chim đà điểu!

9.
Chiềng làng chiềng xã,
Thượng hạ đông tây, Xa gần đó đây, Vểnh tai nghe chúc:
Tân niên sung túc,
Lắm phúc nhiều duyên, Trong túi nhiều tiền, Tâm hồn vui sướng.

Thu Linh sưu tầm
Blog EntryFeb 17, '10 12:55 AM
for everyone
Chỉ cần nói hai từ lì xì là ai cũng nhớ tới cái phong bao màu đỏ xinh xắn bên trong đựng tiền hoặc sang cả hơn là đựng...chữ. J.Chevallier, tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới nhận xét rằng: Chiếc phong bao nhỏ nhắn và cách gói quà của người phương đông rất giàu ý nghĩa biểu tượng và nó thể hiện đẹp nhất ý nghĩa của đời sống con người.
Cai phong bao li xi va chuyen mot von bon loi
Quầy bán phong bao lì xì tại Hội chợ Tết Việt 2005
Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn.
Lì xì theo cách nói của người Quảng Đông có nghĩa là là tiền mừng nhân một dịp đáng mừng nào đó. Người Việt Nam chúng ta có rất nhiều dịp để mừng nhau: Mừng cất nhà mới, mừng đám cưới đám hỏi, mừng bé ra đời, mừng thôi nôi vv... và tất nhiên là mừng tuổi nhau lúc giao thừa. Đối với cư dân lúa nước, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua các tập tục rất rõ nên kèm theo cái phong bao lì xì là lời chúc: năm mới chúc bác (anh, chị...) khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Nghĩa là mong muốn mọi sự sinh sôi, nảy nở, một vốn bốn lời. Như vậy, số tiền ít ỏi nằm trong cái bao lì xì được coi là đồng vốn ban đầu và người ta tin rằng nó sẽ đẻ ra những đồng tiền khác trong suốt một năm. Bây giờ người ta hay chúc nhau bằng thiệp có in chữ thếp nhũ vàng tấn tài, tấn lộc cũng nhằm chỉ cái chuyện đi buôn một vốn bốn lời, giàu có sung túc.
Cai phong bao li xi va chuyen mot von bon loi
Tết xưa
Chuyện sinh lời hay tín ngưỡng phồn thực không chỉ áp dụng đối với người lớn. Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị lì xì cho bé bao giờ cũng kèm theo câu chúc: Chúc bé hay ăn, chóng lớn; chúc em ngoan, học giỏi. Ở cấp độ này, số tiền lì xì lại chuyên chở một nét nghĩa của chữ phúc. Nó không phải là đồng vốn để sinh lời mà là cái phúc con cháu đầy đàn, hồng hào khoẻ mạnh. Hàm nghĩa của lời chúc ở đây chính là: những cái tốt như vậy sẽ được nhân lên nhiều lần trong suốt một năm nay. Theo nhạc sĩ Nguyễn văn Tý, tác giả Dư âm thì: "Nên giữ tục lì xì miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ mà chỉ tập hư cho chúng ăn xài".
Người Việt chúng ta có học phong, học thống truyền đời nên cái bao lì xì được coi là sang cả thường đựng chữ chứ không đựng tiền. Các chữ mừng tuổi thường là bộ tam đa (3 cái sự nhiều được người đời ao ước: Phúc, Lộc, Thọ) hoặc các chữ Hiếu, Thuận, Nhân, Hoà, Phú v.v...Ý nghĩa của các chữ này cũng không nằm ngoài khát vọng vươn tới sự giàu sang, yên ổn. Nếu lì xì bằng tiền thì đó là đồng tiền vốn may mắn tượng trưng cho yếu tố vật chất còn cái phong bao lì xì đựng chữ tượng trưng cho tri thức, cho yếu tố tinh thần. Hai yếu tố này bổ sung cho nhau tạo nên một lời cầu chúc cho sự may mắn, hoàn hảo.
  • Quang Anh
Blog EntryFeb 14, '10 11:22 PM
for everyone
Cả năm chỉ có duy nhất 1 ngày, vào đúng ngày đầu tiên của năm mới. Thành phố ồn ã, chen chúc ngày thường hôm nay bỗng thức dậy êm ả, tĩnh lặng. Dưới ánh nắng rực rỡ phố bỗng thêm dài, thêm rộng. Không gian thành phố cũng thoáng hơn, trong veo hơn, và ngây ngất lạ thường!
Một số hình ảnh hiếm hoi mà phóng viên VTC News ghi nhận được  cảnh đường phố vắng lặng tại TP.HCM trong ngày đầu năm mới:

Ngã tư Phú Nhuận ngày thường vốn là trọng điểm kẹt xe của TP.HCM, nhưng sáng nay chỉ lác đác vài người đi trên đường. 

Lúc 8h30, trạm xe buýt này trên đường Điện Biên Phủ cũng chỉ mới có 2 vị khách ngồi đợi xe. 
Các cửa hàng, quán ăn thì dường như không có khái niệm Tết, lúc nào cũng đông đúc khách dù chỉ mới sáng sớm mùng 1 Tết. 

Nhóm PVXH
Dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu vuông, bưởi hồ lô… là những món quà thú vị dịp tết Canh Dần. Không chỉ đem đến nét mới lạ, những trái cây độc đáo này còn khẳng định sức sáng tạo và bàn tay khéo léo của người nông dân Việt Nam.
Ngoài những món truyền thống không thể thiếu, ai cũng muốn có những phẩm vật mới lạ với ý nghĩa tốt lành để dâng cúng tổ tiên, giới thiệu với bạn bè những ngày đầu xuân. Nắm bắt tâm lý đó, nhiều doanh nghiệp và nhà vườn đã tung ra các sản phẩm mới lạ để phục vụ nhu cầu sắm Tết.
Sau dưa hấu vuông, xuân này nhà vườn miền Vĩnh Long, Cần Thơ... lại tung ra một loại dưa hấu đặc biệt khác: dưa hấu có hình thỏi vàng. Dưa hấu thỏi vàng có vỏ vàng ruột đỏ. Còn dưa hấu vuông có hai loại vỏ xanh và vỏ vàng, đều ruột đỏ.
Một cặp dưa hấu hình thỏi vàng có giá ngang ngửa cả cái Tết củangười nghèo.
Anh Lê Minh Tuấn, người bán dưa cho biết: "Dưa hấu có hình thỏi vàng được làm bằng khuôn trông giống thỏi vàng ngày xưa. Kích thước của một trái là 14 x 14 cm, cân nặng khoảng 2,5kg và có thể giữ lâu". Quy trình sản xuất dưa thỏi vàng khó hơn dưa vuông nên số lượng không nhiều.
Dưa hấu vuông sành điệu
Vì có hình dáng độc đáo nên giá dưa thỏi vàng cũng "cao chót vót". Hiện trên mạng internet, một cặp dưa hấu hình thỏi vàng được rao bán với giá 5,5 - 6 triệu đồng. Dưa hấu vuông thì giá "mềm" hơn, từ 2,5 - 3 triệu đồng. Nhìn bảng giá, không ít người chép miệng: một cặp dưa hơn cả cái tết của nhà nghèo.
Năm nay, bưởi hồ lô cũng lần đầu được bày bán tại TP.HCM. Đây là giống bưởi năm roi do nhà vườn cách tân lại hình dáng cho giống trái hồ lô, một vật khí mà theo quan niệm dân gian, có thể hóa giải hung khí và tăng cường sức khoẻ.
Bưởi năm roi hình hồ lô - một nét mới của Tết Canh Dần
Bưởi hồ lô xuất xứ từ nhà vườn Võ Trung Thành ở Hậu Giang. Theo đại diện đơn vị bán bưởi, số lượng bưởi hồ lô được bán ra thị trường năm nay khoảng 600 cặp. Những trái bưởi hồ lô có chữ nổi tài - lộc giá bán 550.000đ/cặp, còn bưởi không có chữ thì rẻ hơn, 420.000đ/cặp.
 
Một số siêu thị năm nay cũng bày bán hộp trái cây 12 quả táo với 4 giống khác nhau là táo gala, táo đỏ, táo vàng và táo xanh rất đẹp mắt, giá từ 145.000đ - 154.000đ/hộp.
 
 
Theo Dân Trí
Blog EntryJan 31, '10 12:47 PM
for everyone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục từ này nói Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất của người Việt; xem các nghĩa khác tại Tết (định hướng).
Bình hoa mai ngày Tết
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành.[1] Hai chữ "Nguyên đán" () có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年).
Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Lịch sử

[sửa] Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.[2] Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.[1]
Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). [3]
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại.[4] [5]Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

[sửa] Những nét chính về Tết

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ, theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào ....

[sửa] Sắm tết

Bài chi tiết: Chợ Tết
Tranh Đông Hồ trang trí ngày Tết Nguyên Đán
Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để cúng tổ tiên...[2]. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ bán hàng trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên phải mua để dùng cho đến khi họp chợ trở lại đưa đến mức cầu rất cao. Người Việt có câu mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày 3 tháng 01 âm lịch) Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa tết, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài ... Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm vui xuân.

[sửa] Dọn dẹp, trang trí

[sửa] Mâm ngũ quả

Bài chi tiết: Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất. Có thể thay thế bằng cam, quýt, trứng gà (lê-ki-ma), hồng xiêm. Chuối xanh cong lên ôm bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lê tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài.

[sửa] Cây nêu

Bài chi tiết: Cây nêu
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

[sửa] Tranh tết

Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).
Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.[6]

[sửa] Câu đối Tết

Bài chi tiết: Câu đối
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ[7].Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

[sửa] Hoa tết

Hoa đào Nhật Tân thuở xưa
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...

[sửa] Hoa đào

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.[8]

[sửa] Hoa mai

Hoa mai ngày Tết tại miền Nam Việt Nam
Miền Trungmiền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

[sửa] Cây quất

Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.[9]

[sửa] Những giai đoạn chính trong tết

Các ông đồ viết chữ lên giấy dó
Tranh "múa rồng"

[sửa] Ngày 23 tháng Chạp

Bài chi tiết: Táo quân
Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

[sửa] Ngày 25 tháng Chạp

Đây là ngày dựng Cây nêu. Theo phong tục của một số dân tộc, trong đó có người Kinh, cây nêu vừa biểu trưng cho sự tôn kính trời đất, vừa là biểu trưng cho sự tiễu trừ ma quỷ.

[sửa] Ngày 27 tháng Chạp

Theo phong tục của người Việt là ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các món đồ tế lễ trong dịp Tết. Cũng trong ngày này, nguời ta thường đi thăm mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

[sửa] Ngày 30 tháng Chạp

Bài chi tiết: Tất niên
Có thể là ngày 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ "Chính Tý" (0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là "Giao thừa". Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng ông Ba mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang.

[sửa] Giao thừa

Bài chi tiết: Giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): Theo tục lệ cổ truyền thì giao thừa được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con , bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

[sửa] Ba ngày đầu năm

Bài chi tiết: Tân niên
Ngày 1 tháng Giêng được coi là ngày được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất. Vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng "tân niên", ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ còn sống, họ đến chúc tết cha mình theo tục: "Mùng một tết cha.
Ngày 2 tháng Giêng: ngày này cũng có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mùng hai tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
Ngày 3 tháng Giêng: Sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mùng ba Tết thầy.
Trong những ngày này người ta đi thăm viếng nhau.

[sửa] Xông đất

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng). Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày mùng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.[10] Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.[10] Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà.

[sửa] Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

[sửa] Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

[sửa] Thăm viếng họ hàng, hàng xóm

Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm già đình họ hàng .... Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.
Đến thăm những người hàng xóm của mình, những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.

[sửa] Mừng tuổi

Lì xì (利市, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

[sửa] Hóa vàng

Ngày 5 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tổ tiên về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc bộ, người Việt có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.
Tục hóa vàng ngày mùng 3, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn.[11] Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tục "hoá vàng" dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian.[12]

[sửa] Khai hạ

Ngày 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, Người Việt làm lễ hạ cây nêu, gọi là lễ khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới.

[sửa] Ẩm thực ngày Tết

Thành ngữ Việt Nam có câu Đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "trẻ có bát canh, già được manh áo mới". Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có:

[sửa] Những tập tục, sinh hoạt ngày Tết

Bài chi tiết: Du Xuân
Cúng tất niên
Phong bì lì xì treo trên cây mai
  • Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.
  • Dọn dẹp nhà cửa trước Tết, do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị "rông" cả năm; (rông: được hiểu như sự xui xẻo).
  • Sêu Tết, miền Nam gọi là đi tết, là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới. Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái. Bổn phận này bao gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. Sêu có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.
  • Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.
  • Treo cờ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam, ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. Các công sở, công ty, trường học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm bích trương "Chúc mừng năm mới" và các loại cờ ngũ sắc.
  • Đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ... đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì "khai thương", (mở hàng lần đầu tiên trong năm)... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để khai nghề, làm lấy ngày. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người ta thuờng chợ Tết cùng với du xuân (đi chơi Tết).
  • Các trò chơi dân gian như, bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi; chơi tổ tôm điếm; chơi cờ nguời và nhiều trò dân gian cổ truyền khác.
  • Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu ... tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết với những phần "lễ" và phần "hội" chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú.
  • Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt các bộ bài trong lễ hóa vàng.
  • Cúng đưa, hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.
  • Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ): Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miễn Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra "tiền định" cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.
  • Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày tết cổ truyền. Từ năm 1994, tại Việt Nam gần như không còn vì pháo nổ đã bị cấm do tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Thay vào đó, chính quyền tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức.
Hình tượng quả dưa hấu khổng lồ cuối đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Kỷ Sửu.

[sửa] Lễ hội Tết

  • Từ năm 2004, tại Đường hoa Nguyễn Huệ ở Thành phố Hồ Chí Minh và từ năm 2008, tại Hà Nội có Lễ hội phố hoa Hà Nội để trang hoàng hoa cho khách thưởng ngoạn.
  • Nhiều địa phương có tỗ chức các Hội chợ tết cho người dân. Tại Hà Nội, vào ngày 5 Tết, lễ hội Quang Trung được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa.

[sửa] Tín ngưỡng

[sửa] Điềm lành

  • Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
  • Chó lạ vào nhà: Tục ngữ Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang.
  • Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
  • Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.
  • Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến.[18] Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

[sửa] Kiêng kỵ

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
  • Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
    Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
  • Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió...[19]
  • Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.[19]
  • Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.[19]
  • Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
  • Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy
  • Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
  • Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
  • Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.

[sửa] Tết của người Việt Nam tại nước ngoài

"Hội tết sinh viên" ở Little Saigon, California, Hoa Kỳ
Khu "Phước Lộc Thọ", Little Saigon, trong ngày diễn hành Tết, năm 2008
Người Việt sống ở nước ngoài nếu không có điều kiện về Việt Nam trong dịp Tết cũng tổ chức những hoạt động trong dịp Tết Âm lịch mang đậm truyền thống văn hóa Việt. Nhiều nơi có đông người Việt sinh sống như tại Mỹ, Úc, Pháp, Nga, Đức... người Việt sinh sống tại đây ăn Tết với bánh chưng gói và bán sẵn cũng như các món ăn được đưa từ Việt Nam sang như nước mắm Phan Thiết, cho đến củ tỏi, củ hành, rau húng, rau thơm... Nhiều gia đình cũng lập bàn thờ Gia tiên, bàn thờ cũng có mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt Tết, hương trầm, rượu, kim ngân..., có gia đình treo cả câu đối, và một lọ hoa tươi giống như đón Tết cổ truyền tại Việt Nam.
Nhiều nơi, cộng đồng và các hội đoàn người Việt, các chùa Phật giáo, các giáo xứ Công giáo có tổ chức Hội tết và ca nhạc văn nghệ Tết. Sứ quán Việt Nam và các lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài cũng có tổ chức các hoạt động vui Tết đón xuân cho kiều bào như các buổi tiệc nhỏ hay văn nghệ Tết, như tại Thái Lan, Canada [20].... Các khu thương xá của người Việt, các khu chợ Việt như Little Saigon tại California, Hackney (hay được gọi là “khu Việt Nam” tại London), Cabramatta (còn gọi là Saigonmatta) ở Sydney, Úc... cũng có bán các mặt hàng mứt, bánh chưng, hạt sen, lá dong tươi để gói bánh chưng, gạo nếp, xôi gấc, dừa khô, măng khô... được chuyển từ Việt Nam sang [21]. Chợ hoa cũng có bán cành đào, cành mai, dưa hấu nhập từ các nước châu Á sang để trưng bày trong nhà.
  • Tại Mỹ, trước Tết Nguyên đán, kiều bào và du học sinh thường kết hợp tổ chức lễ hội mừng Tết lớn cho cộng đồng người Việt và cả cộng đồng người bản xứ. Đặc biệt hơn ở Việt Nam là nơi đây, vào ngày Tết được quyền đốt pháo nên các khu chợ Việt như chợ Lion, khu Little Saigon tràn ngập xác pháo giữa đêm giao thừa cho đến trọn ngày mồng 1 Tết [22]. Hàng năm, vào ngày Tết, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đồng người Việt tại khắp nơi, với các xe hoa và đoàn múa, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức [22]. Hội chợ tết cũng diễn ra khắp nơi với các phần đốt pháo, múa lân, ca nhạc văn nghệ, tái hiện các làng quê Việt xưa, thi đố vui để học, thi hoa hậu áo dài, thi đấu võ, thi thiếu nhi tài năng,...[22]. Như tại Garden Grove, trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức "Hội Tết Sinh viên" hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay [23] [24] . Hội Tết Sinh viên năm 2010 sẽ có chủ đề là "Xuân yêu thương" và được tổ chức trong 3 ngày 12-13-14 tháng 2 năm 2010 [25]
  • Tại Úc, hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành Tết và Hội Tết của cộng đồng người Việt tại khắp nơi, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, như tại Sydney, Melbourne với hàng trăm ngàn người tham dự [26]. Các hội tết cũng có các món ăn Việt, những trò chơi dân gian, những gian hàng chợ tết, bắn pháo hoa, múa lân, tái hiện văn hóa Việt xưa...

[sửa] Thi ca

Câu đối Tết Bính Tuất (2006)
Tết, và các tục lệ, được nhắc đến rất nhiều trong ca dao Việt Nam:
Mùng Một thì ở nhà cha,
Mùng Hai nhà vợ, Mùng Ba nhà thầy
Mùng Một tết cha,
Mùng Hai tết mẹ, Mùng Ba tết thầy
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Mong cho Tết đến dựng nêu ăn chè
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Tết cũng là đề tài cho nhiều văn, thi sĩ:
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
...
(Vũ Đình Liên)
Tết Nguyên Đán
Hết một năm rồi, tiếng pháo đưa
Gió xuân thổi ấm chén đồ tô
Ngàn cửa muôn nhà vừa rạng sáng
Đều đem đào mới đổi bùa xưa.
(Trần Trọng San)
Hay câu đối Tết như:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
(Nguyễn Công Trứ)
Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại, kẻo ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào.
(Lưu truyền là của Hồ Xuân Hương)

[sửa] Nhạc Tết

Dịp tết là dịp vui vẻ nên không thể thiếu âm nhạc. Trong Tân nhạc Việt Nam có rất nhiều ca khúc sáng tác về chủ đề Tết và mùa Xuân. Trước đây có nhiều ca khúc xưa nổi tiếng như Ly rượu mừng, Đón xuân của Phạm Đình Chương, Xuân và tuổi trẻ của La Hối, Xuân họp mặt của Văn Phụng..... [27]. Trong thời chiến tranh Việt Nam, có những ca khúc hùng ca cho người chiến sĩ, nung đúc tinh thần họ như bài Xuân chiến khu của Xuân Hồng, nhưng cũng có những ca khúc buồn nói về sự xa cách như Xuân này con không về. Gần đây, nhiều ca khúc vui tươi đã được sáng tác như Thì thầm mùa xuân của Ngọc Châu, Hoa cỏ mùa xuân của Bảo Chấn, Ngày tết quê em của Từ Huy... Nhưng từ năm 2000 trở lại đây thiếu vắng những bài nhạc Xuân mới tạo được sự nổi tiếng mà thường là các ca sĩ chỉ hát nhạc cũ và phối âm lại [28]. Ngoài ra, tết cũng là dịp để các nghệ sĩ thực hiện những show ca múa nhạc tết và hài kịch phục vụ người ái mộ [29]. Các hãng sản xuất phim cũng có phim Tết đặc biệt.

[sửa] Những ngày đầu năm theo 12 con giáp

Trong bảng này tính các năm từ 1996 đến 2019.
Chi Con vật tương ứng Ngày tháng Dương lịch
Chuột 19 tháng 2 năm 1996 7 tháng 2 năm 2008
Sửu Trâu 7 tháng 2 năm 1997 26 tháng 1 năm 2009
Dần Hổ/Cọp 28 tháng 1 năm 1998 14 tháng 2 năm 2010
Mão (Mẹo) Mèo 16 tháng 2 năm 1999 3 tháng 2 năm 2011
Thìn Rồng 5 tháng 2 năm 2000 23 tháng 1 năm 2012
Tị Rắn 24 tháng 1 năm 2001 10 tháng 2 năm 2013
Ngọ Ngựa 12 tháng 2 năm 2002 31 tháng 1 năm 2014
Mùi 1 tháng 2 năm 2003 19 tháng 2 năm 2015
Thân Khỉ 22 tháng 1 năm 2004 8 tháng 2 năm 2016
Dậu 9 tháng 2 năm 2005 28 tháng 1 năm 2017
Tuất Chó 29 tháng 1 năm 2006 16 tháng 2 năm 2018
Hợi Lợn/Heo 17 tháng 2 năm 2007 5 tháng 2 năm 2019

Blog EntryDec 31, '09 3:29 PM
for everyone
Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu một số địa chỉ bạn có thể cùng gia đình, người thân đến thưởng thức món ngon, xem ca nhạc, tham gia các trò chơi… vào tối nay (31.12) để cùng nhau đón thời khắc giao thừa của năm 2010.
K-DO Bakery & Café (205 - 207 Hai Bà Trưng): Đêm tiệc tất niên bắt đầu từ 19h hôm nay đến 00h ngày 1.1.2010. Trong không khí tràn đầy âm nhạc sôi động, mọi người sẽ được thưởng thức những món pizza, spaghetti, bò hầm tiêu... hay các món nước uống pha chế tại chỗ với frapped coffee, fruity frizzy. Nếu muốn làm ca sĩ bạn có thể lên sân khấu cất cao bài hát chúc mừng năm mới. Đó sẽ là món quà bất ngờ và quý giá nhất của bạn dành cho những người mình yêu quý nhất. K-DO Bakery & Café còn tổ chức chương trình rút thăm may mắn với nhiều phần quà dễ thương mang ý nghĩa kỷ niệm cho khách tham dự.
Nhà hàng Lion 11 (Công Trường Lam Sơn, Q.1): New Year Party với buffet trên 40 món Âu – Á. Thức uống các loại như bia tươi phục vụ suốt bữa tiệc. Chương trình ca nhạc, trình diễn ảo thuật, rút thăm may mắn. Giá vé 549.000 đ/người lớn, 279.000 đ/trẻ em.
Khách sạn Continential (132 Đồng Khởi, Q,1): Tiệc buffet đón mừng năm mới tại nhà hàng sân vườn khách sạn, chương trình Dạ tiệc giao mùa với sự góp mặt của ban nhạc Flamenco, độc tấu saxophone, ca sĩ Philippines, biểu diễn nghệ thuật trà, và các chương trình giải trí như xiếc, ảo thuật, múa bụng Ả rập, xổ số may mắn... Ẩm thực với thực đơn nhiều món chọn lọc như ngỗng quay, gà tây nhồi nấm, thỏ sốt rượu vang, pate gan, BBQ… Giá vé 750.000 đ/người lớn, 400.000 đ/trẻ em.
Khách sạn Thiên Hồng (52 – 56 Tản Đà, Q.5): Dạ tiệc giao thừa từ 22g30 – 00g30 ngày 1.1.2010 tại nhà hàng lầu 9 với nhiều món ăn chọn lọc. Giá vé 229.000 đ/người lớn, 149.000 đ/trẻ em.
Khách sạn Sài Gòn (41 - 47 Đông Du, Q.1): Từ 19g30 tại nhà hàng Saigon Paris lầu 9 giới thiệu chương trình New Year Party. Thực đơn set menu tùy chọn các món Âu, Á. Khách đến tham dự sẽ được mời thưởng thức món cocktail Saigon, quà tặng đặc biệt cho các bé... Giá vé 220.000đ/khách.
Khách sạn Rex (141 Nguyễn Huệ, Q.1): nhiều chương trình diễn ra tại các nhà hàng Hoa Mai, Vườn Hồng, nhà hàng Cung Đình, cà phê Thiên Đường. Nhà hàng Cung Đình: chương trình ca múa nhạc dân tộc, thực đơn đặc biệt theo set giá từ 450.000 đ – 680.000 đ/khách (bao gồm một ly rượu vang). Vườn Thượng Uyển tổ chức Dạ tiệc mừng xuân với tiệc buffet các món hải sản cùng nhiều chương trình giải trí, rút thăm trúng thưởng, miễn phí rượu vang, nước ngọt. Giá vé 1.600.000 đ/người lớn, 810.000 đ/trẻ em.
Khách sạn Majestic (1 Đồng Khởi, Q.1): Gala Dinner bao gồm buổi tiệc Buffet buffet Âu, Á và thức uống miễn phí suốt tiệc gồm cùng các chương trình giải trí chọn lọc tại Prima Ballroom – Breeze Sky Bar đón giao thừa mừng năm mới, thời gian từ 19g15 – 00g30 đêm Giá vé 1.390.000 đ/người lớn, 690.000 đ/trẻ em.
Khách sạn Palace (56 Nguyễn Huệ, Q.1): Chương trình Happy New Year Saigon từ 20g00 – 24g00 tại Palace Ballroom. Tiệc khai vị với thực đơn 8 món và rượu champagne. Nhập tiệc với thực đơn buffet 6 món. Thực đơn tráng miệng 7 món với rượu mạnh whisky, cognac, trà hoặc cà phê. Khiêu vũ với chương trình ca nhạc trữ tình cùng dàn nhạc Jazz với những tiếng hát phòng trà được ưa chuộng, trình diễn của ban nhạc Philippines…Giá vé trọn gói: 850.000 đ/khách.
MT
Blog EntryDec 26, '09 7:09 PM
for everyone
(Dân trí) - Thời tiết những năm gần đây diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường khiến hàng trăm hộ trồng mai tại TPHCM thấp thỏm lo âu. Tết Canh Dần đến gần, nhiều chủ vườn mai mất ngủ canh từng nụ hoa.


Sau một năm bị thất bát vì triều cường, các hộ trồng mai đất rất mong chờ vào mùa vụ năm nay. Tuy nhiên các trận triều cường liên tiếp diễn ra ở TPHCM khiến các chủ vườn mai không khỏi lo lắng.

Tạị khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức từ tháng 9 đến nay đã phải gánh 3 trận triều cường lớn, nhỏ. Anh Trương Văn Dự, người trồng mai tại đây, cho biết: “Triều cường vừa rồi làm thiệt hại khoảng 60% cho 15 hộ/60 hộ trồng mai tại đây. Đa số cây mai do ngập nước lâu ngày nên bị hư lá, lên nụ, ra hoa và đã thành trái”.

Theo anh Dự trước đây những trận triều cường mức độ nhỏ và thời gian rút nước nhanh, thời tiết thuận lợi vì thế người trồng mai có thể tính toán được kế hoạch để gieo trồng mai có hiệu quả. Tuy nhiên khoảng 3-4 năm gần đây, các vụ vỡ đê gây ra triều cường lớn liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, ngoài ra còn nhấn chìm cả chục héc ta vườn mai vàng phục vụ tết, điển hình là vụ mai dịp tết Kỷ Sửu.

Đại diện Hội nông dân phường Hiệp Bình Phước cho biết Hội thường tổ chức những lớp học cho bà con nông dân để có kinh nghiệm phòng trừ. Tuy nhiên đối với các trận triều cường diễn ra vừa qua thì cũng chỉ có thể vận động người dân cố gắng đắp đê cao và kiên cố hơn chứ không thể làm sao hơn.

Được biết toàn phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức hiện có khoảng 200 hộ trồng mai với tổng số 56 ha. Vì lo lắng về vấn đề triều cường và thời tiết thất thường nên đa số các hộ trồng mai chưa dám bỏ nhiều vốn để đầu tư vào loại hình canh tác này.

Không giấu được sự lo lắng cho vụ mai năm nay, chị Nguyễn Thị Hòa chủ vườn mai tại khu phố 5 cho biết: Triều cường năm nay vẫn cao lắm, lên tận các hộ dân cư sinh sống. Vì thế vườn mai bị ngâm nước lâu ngày khiến cây mai ra nụ và nở sớm khiến khó có thể đạt năng suất như mong đợi. Năm trước đã bị thất bại, chỉ mong gỡ gạc vào năm nay, vậy mà…”.

Được biết để có một cây mai bán vào dịp tết, người trồng mai phải mua giống với giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Tùy theo mức độ diện tích của vườn mà thuê người làm, tiền công thuê mỗi năm cho một người gần 10 triệu chưa kể công sức gia đình bỏ ra. Ngoài ra chủ vườn mai còn phải chịu tốn kém về tiền thuốc men, phân bón… Vì thế mỗi khi nghe tin có triều cường hay trời se lạnh, ai cũng cảm thấy lo lắng.

Theo anh Minh, người trồng mai ghép (mai chậu) tại Hiệp Bình Chánh, trồng mai ghép ít chịu ảnh hưởng của triều cường. Việc mai nở sớm cũng không ảnh hưởng vì cây mai có nhiều nụ nên vẫn có hàng chạy Tết. Tuy nhiên càng gần Tết người trồng mai càng phải chịu khó chăm sóc nó như đứa trẻ, theo dõi, canh mức nước tưới cho phù hợp, bón phân, tỉa lá…

Tuy nhiên những người trồng mai ghép như anh Minh vẫn rất lo lắng về thời tiết thất thường. Chỉ cần sau khi cây mai thảy lá mà trời se lạnh thì nụ hoa sẽ “nín” ngay.

Chị Hòa lắc đầu ngao ngán: “Cái gì còn có thể phòng bị, chứ thời tiết thì không biết sao mà lường. Chúng tôi chỉ biết thầm mong trời thương thôi”.

Hoài Lương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)