Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Người Trung Quốc 'sống khắc khổ' nhất thế giới


(VietQ.vn) - Không chắc chắn về tương lai, không tin vào hệ thống phúc lợi xã hội, giá cả nhà đất đắt đỏ... người Trung Quốc đang dành phần lớn tiền của mình để lo cho hậu sự. 


Theo số liệu mới nhất từ quỹ tiền tệ thế giới IMF cho thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của Trung Quốc cao nhất thế giới, hơn 50%, trong khi mức trung bình của toàn cầu chỉ 20%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ lệ tiết kiệm cao có thể làm tổn thương nền kinh tế của Trung Quốc bởi vì việc này sẽ làm giảm chi tiêu và tiêu thụ.
Anh Song đang tiết kiệm gần như hoàn toàn tiền lương để mua nhà
Anh Song đang tiết kiệm gần như hoàn toàn tiền lương để mua nhà
Hàng tháng, khi anh Song Xiaoxu được tiền lương của mình, nơi đầu tiên anh ta đi đến là các ngân hàng. Song mới 25 tuổi nhưng đã hình thành thói quen tiết kiệm hơn một nửa tiền lương của mình, khoảng 65% tổng lương, nhằm chuẩn bị chi tiêu cho những khoản đột xuất trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn đài CCTV, Song Xiaoxu, nhân viên bán hàng, cho biết, "Tôi đã làm việc trong hai năm. Giờ là lúc tôi phải ổn định nhà cửa. Tôi đang lập kế hoạch để mua một căn hộ ở đây nhưng nó quá đắt đối với những người như tôi. Cả gia đình tôi, bao gồm cả ông bà tôi, tất cả đều tiết kiệm tiền cho tôi mua nhà. Và sau đó tôi vẫn sẽ phải tiết kiệm tiền để trả tiền thế chấp".
Người Trung Quốc tiết kiệm nhất thế giới
Song là một trong hơn một tỷ người Trung Quốc đang ngày đêm tiết kiệm tiền . Giá nhà đất đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Kể từ năm ngoái, chính phủ đã ra chính sách để hạ nhiệt thị trường nhà đất quá nóng. Theo đó, người mua nhà sẽ đặt cọc một nửa số tiền phải trả.
Anh Han Peng cho biết: "Hãy để tôi minh họa việc phải tốn kém bao nhiêu để mua được nhà. Tôi đang đứng trên 1 mét vuông đất. 1 mét vuông trong một căn hộ ở Bắc Kinh này sẽ có giá 30 ngàn nhân dân tệ.
Tuy nhiên, mức lương trung bình hàng tháng ở thủ đô là ít hơn 5 ngàn nhân dân tệ ... có nghĩa là, sau một tháng làm việc và không hề chi tiêu gì, tôi chỉ mua được nhiều nhất 1/6 của 1 mét vuông đất. Vậy nên chẳng ai muốn tiêu tiền nữa."
Giá 1 mét vuông đất là 30 nghìn tệ còn 1 tháng lương chưa đầy 5 nghìn tệ
Theo tờ Tân Hoa Xã, chi phí nhà ở đắt đỏ không phải là lý do duy nhất. Zhao Longkai, nhà kinh tế của Đại học Bắc Kinh, cho biết: "Các lý do cơ bản cho tiết kiệm cao là do không chắc chắn về tương lai. Nếu không có một hệ thống phúc lợi xã hội đầy đủ , nhiều người sẽ tiết kiệm tiền riêng của họ cho tuổi già, chi phí y tế. Mặt khác, họ còn phải chăm lo cho bố mẹ già và con trẻ đang ở tuổi phát triển... Điều này rất đúng với thế hệ trung niên, lực lượng mua sắm và tiêu thụ chính của xã hội".
Nhưng điều này không phải là việc dễ dàng đối với thế hệ trẻ. Giống như những thanh niên khác, Song đã từng đi thẳng đến trung tâm mua sắm, quán bar, rạp chiếu phim ngay sau khi anh nhận lương. Tuy nhiên, những áp lực của cuộc sống đã khiến anh đặt các nhu cầu giải trí, mua sắm về phía sau quyết tâm chi tiêu tiết kiệm.
Chính phủ nói rằng điều quan trọng là phải biến tiết kiệm thành tiêu thụ tại thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng làm thế nào có thể đạt thử thách này còn phụ thuộc việc trấn an tinh thần và nâng cao niềm tin của người dân một đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hỗn loạn và đầy căng go.
Anh Trịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment bằng chữ có dấu .
Không dùng chữ Việt bị biến dạng (như nhìu, dzo)