Phiên thảo
luận tổ về công tác phòng chống tội phạm, thi hành án chiều 26/10 “khơi”
ra câu chuyện quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc
độc sau 2 năm có hiệu lực vẫn chưa thể triển khai. Mọi điều kiện đã được
hoàn tất trừ… nguồn thuốc.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nêu vấn đề, việc thi hành án tử hình thời gian qua được quyết định chuyển từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc.
Luật vừa mới sửa nhưng đến nay có nguy cơ không thực hiện được vì không
có thuốc. Các nước sản xuất loại thuốc này không xuất bán khi biết mục
đích Việt Nam muốn nhập về để… xử phạt tử hình người phạm tội.
Ông Thảo cho rằng một lần nữa phải sửa luật theo hướng quy định áp dụng song song cả 2 hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc.
Về
lâu dài, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp cho rằng cần xây dựng
luật theo hướng giảm tối đa các loại tội có hình phạt tử hình. Chỉ những
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng hình phạt này, còn lại có
thể giảm xuống hình phạt tù chung thân nhưng là “chung thân thực chất” –
chung thân không được giảm án.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý (trái) tại phiên thảo luận chiều 26/10.
Chủ
nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý (đại biểu tỉnh Nghệ An) cũng lật lại
câu chuyện, khi đề xuất sửa luật thi hành án hình sự, Chính phủ nêu quan
điểm tha thiết đề nghị chuyển từ xử bắn sang tiêm thuốc độc.
Các lý do đưa ra khi đó là hình thức xử bắn tốn kém, trường
bắn hạn chế, đặc biệt là việc gây áp lực nặng nề cho lực lượng thi hành
án. Tiêm thuốc độc khi đó được giới thiệu với rất nhiều điểm ưu việt như
đơn giản, thi hành dễ dàng, tiết kiệm hơn và không gây áp lực tâm lý
cho cán bộ thi hành án.
Khi
Quốc hội chấp nhận thông qua việc sửa luật, Chính phủ đã nhanh chóng
triển khai các điều kiện để thực hiện thi hành án bằng tiêm thuốc độc.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã xây dựng, đầu tư nhiều phòng thi hành án
với trang bị, điều kiện hiện đại theo mô hình của Mỹ. Hàng trăm cán bộ
cũng được đào tạo, huấn luyện để thực hiện việc tiêm thuốc độc.
“Riêng
Bộ Quốc phòng, theo báo cáo, chỉ có 2 bị án bị tuyên phạt tử hình cũng
đã xây dựng được 3 cơ sở để thi hành án. Việc chuẩn bị rất công phu, tốn
kém” – ông Lý kể.
Chuẩn
bị bài bản, nhanh chóng nhưng đến khâu cuối cùng mới “ngã ngửa” vì
không có thuốc độc để thực hiện, không mua được ở đâu vì “không ai bán
thuốc cho mục đích sát hại người cả”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật cũng thông tin, Nghị định của Chính phủ
để hướng dẫn thực thi luật quy định cụ thể 3 loại thuốc độc sử dụng
trong thi hành án từ hình. Khi đó, Bộ Công an nói trách nhiệm thuộc Bộ Y
tế, Bộ Y tế cũng “không chịu”, cho rằng đó là việc của Bộ Công an.
Một nhà thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc được xây dựng tại Nghệ An với kế hoạch đi vào hoạt động vào tháng 6/2012.
“Đó
là do các cơ quan của Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong việc thi
hành các quy định của pháp luật. Sao phải đặt vấn đề nhập thuốc từ nước
ngoài? Việt Nam không thể sản xuất được loại thuốc này? Vấn đề là quan
điểm của Chính phủ không rõ ràng. Cần xem xét, đánh giá lại thái độ
nghiêm túc với công việc quốc gia”, ông Lý bức xúc.
Với
đề xuất một lần nữa sửa luật, quy định lại hình thức tử hình bằng xử
bắn khi chưa lần nào thực hiện được luật mới, theo Chủ nhiệm UB Pháp
luật là tính huống “hài hước”, “trớ trêu”.
Theo
thống kê, hiện có hơn 420 người đã có án, chỉ chờ ngày thụ án nhưng vẫn
không thể thi hành được, gây áp lực cho các trại giam.
Trả
lời câu hỏi có nguồn thuốc “nội”, bác sỹ Nguyễn Minh Hồng (Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, đại biểu
tỉnh Nghệ An) khẳng định việc sản xuất các loại thuốc độc này không khó
khăn. Vấn đề nằm ở cơ chế.
“Một
nắm lá ngón còn có thể giết người nhưng không ai làm và không ai dám
làm thuốc độc để hạ sát người nếu không có chủ trương, chỉ định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền”, ông Hồng giải thích